Hôm nay,  

Truyện Hồng Bàng

22/06/202415:57:00(Xem: 1874)

Bản Đồ Tiên Rồng

 

Đối chiếu truyện Biểu Tượng Tiên Rồng được truyền khẩu trong đồng bào của làng nước Việt Nam, và Truyện Hồng Bàng của Nhà Văn Trần Thế Pháp in trong sách Lĩnh Nam Chích Quái vào năm 1370 – 1400, thì chúng ta nhận thấy có nhiều điều khác biệt, và có thể nói rằng chính ông Pháp đã làm lung lạc tinh thần dân tộc tự chủ của bao lớp người Con Cháu Tiên Rồng trẻ tuổi.  

 

Tuy rằng ông Pháp đã giải thích nguồn gốc dân tộc, nhưng lại lấy khuôn mẫu chế độ “Phụ Hệ” của Trung Quốc là trọng nam khinh nữ trong cốt Truyện Hồng Bàng, mà xa lìa tư tưởng “Mẫu Hệ” trong truyền tích Tiên Rồng, giải thích ông bà Khởi Tổ hay Tộc Tổ của dân tộc Việt Nam.  

 

I. Đọc Truyện Hồng Bàng

 

Truyện Hồng Bàng để lộ âm mưu đồng hóa Tộc Việt với Tộc Hoa. Ông Pháp cố ý gán ghép Truyền Thuyết Tiên Rồng của dân tộc Việt Nam – Tiên và Rồng là hai biểu tượng linh thiêng của Vật Chất và Tinh Thần là nhu cầu của con người.

 

Mặc dù ông Pháp cũng cho rằng Tiên Rồng là tượng trưng cho Hai Ông Bà Khởi Tổ/ hay Tộc Tổ của Dân Tộc Việt Nam. Nhưng sau đó ông Pháp kể lai kể lịch về gốc gác dân tộc, và làm sai lạc truyền thuyết của dân nước, theo kiểu nói thêm một/ hay bớt một trong ngành tình báo phản gián Hoa Nam!

 

1. Ông Bà Tộc Tổ

 

Chúng ta thấy rằng tác giả Trần Thế Pháp đề cao người đẹp họ Âu (Âu Cơ) thành ra tên Bà Tổ của Tộc Việt. Theo khảo cổ học thì vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, vào khoảng 2300 năm sắc dân Âu Việt tràn vào thôn tính vùng đất Lạc Việt và thành lập ra một nước Âu Lạc.

 

Vì thế ông Pháp đã ghép chữ cho hai họ Lạc Việt và Âu Việt thành ra tên của hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ, để đặt làm tộc tổ của Trăm Việt.

 

Từ câu truyện Tiên Rồng truyền miệng của dân tộc Việt Nam trong hệ thống làng nước theo cha truyền con nối, thì Truyện Hồng Bàng của Trần Thế Pháp cũng ghi lại địa giới rộng lớn của Tộc Việt. Nhưng ông Pháp lại cho đó là thuộc quyền cai trị của Vua Hán đã có từ bao ngàn năm trước đó.

 

Truyện ông Pháp gán ghép nguồn gốc người Hoa cho thành ra Tổ của người Việt, rồi sau đó tác giả lại đánh lận con đen, lấy vùng đất ngàn năm Sông Dương Tử mà người Việt sinh trưởng bao thời trước, thành ra đất của người Hoa.

 

Ông Pháp quả đã hành nghề “cò đất” trong đội ngũ tư bản đỏ nhằm buôn bán đất nước Việt Nam cho ngoại bang Trung Quốc chăng?

 

Có lẽ là như vậy! Trong truyện Hồng Bàng tác giả Trần Thế Pháp mô tả Sùng Lãm gốc Hoa, nhưng là người gian manh háo sắc vô lương tâm, dùng thủ đoạn chiếm đoạt người vợ của anh chú bác ruột, rồi khi hắn đã có gia đình, thì hắn lại bỏ bê trách nhiệm nuôi nấng vợ con.

 

Mặt khác, Âu Cơ cũng thế, tuy là người Tộc Hoa, nhưng lăng loàn mất nết và trốn chồng theo trai!

 

Ở điểm này, Trần Thế Pháp dùng hình ảnh hai vị khởi tổ của Tộc Việt để bài bác là những người khiếm khuyết đạo đức. Ông Pháp muốn tạo ra thế hệ tiếp nối chỉ biết sống vô ơn bạc nghĩa, chỉ lấy vật chất để đo lường giá trị con người... mà quên đi tình nghĩa đồng bào ruột thịt, quên quê hương dân tộc, quên Chính Thuyết Tiên Rồng, quên những lời dạy của Tổ Tiên rằng “Chỉ thấy con người, và chỉ lấy con người làm tiêu chuẩn căn bản để nhận diện, để định nghĩa hay để đo lường giá trị con người!”

 

Cũng theo ông Pháp, toàn thể dân Việt lại chỉ nhận biết mình thuộc dòng giõi người Hoa, muốn theo mẹ Âu Cơ đi về Bắc quốc. Nhưng về không được nên mới ở lại nước Nam.

 

Đang khi vua nước Nam lại đã nhẫm tâm mà bỏ nước về thủy phủ, phó mặc cho mẹ con nàng Âu Cơ chia nhau cai trị dân Nam. Đọc Truyện Hồng Bàng chúng ta thấy ẩn chứa mưu đồ xâm lược và đồng hóa nguồn gốc của dân tộc Việt Nam, nhằm thực hiện câu thần chú “Đồng Trụ Chiết – Giao Chỉ Diệt” của Mã Viện, thời Đức Trưng Nữ Vương ngày trước!

 

Tác giả Trần Thế Pháp đã xuyên tạc Chính Thuyết Tộc Việt, đã đánh cướp Đất Nước Việt, mà còn nặng lời nhục mạ Dân Tộc Việt.

 

Đây chính là nhát búa tạ bổ vào đầu chúng ta, mỗi khi đọc Truyện Hồng Bàng, thế mà sách sử Hà Nội tới ngày nay vẫn chưa nhận ra những điều sai trái này, vẫn tán tụng “kỳ tài Trần Thế Pháp” và thực thi Lời Thề Mã Viện?

 

2. Lịch Sử Cận Kim

 

Bao trăm năm qua, đã biết bao nhiêu khoa bảng anh tài, biết bao danh nhân thi sĩ... nhưng chưa thấy ai biết suy nghĩ, biết tổng hợp cho chúng ta bài học sống động hiện thực của Chánh Thuyết Tiên Rồng, và cũng chưa thấy ai đặt vấn đề sai trái của nhà văn Trần Thế Pháp... buồn sầu lắm chăng?

 

Bởi thế mà chúng ta ngày nay cần tìm hiểu tường tận, đích xác, đúng thực về nguồn gốc dân tộc của mình, và những sự kiện liên quan giữa dân Việt với sắc dân khác, đặc biệt với người Tộc Hoa, nhằm loại bỏ âm mưu đồng hóa.

 

Nhất là chúng ta lại bị người Việt Nam như Trần Thế Pháp đã dùng bút chép sử nối giáo cho giặc đâm trúng tim Đồng Bào của chúng ta, vậy có nỗi đau thương khốn khổ nào hơn chăng?

 

3. Nội Dung Hồng Bàng

 

Câu chuyện khởi đầu trong Truyện Hồng Bàng là Vua Đế Minh, cháu ba đời của Viêm Đế, đi thăm dân vùng Ngũ Lĩnh, lấy Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục, và được Đế Minh cho làm vua. Vùng đất nước này là phía hướng đông giáp Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến Hồ Động Đình, nam đến nước Hồ Tôn Tinh.

 

Lộc Tục lấy con vua Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm thay cha làm vua, lấy hiệu là Lạc Long Quân. Sùng Lãm cướp vợ yêu của Đế Lai tên là Âu Cơ, nhưng tác gỉa thời sau, như Học Giả Trần Trọng Kim vì xấu hổ nên đã sửa lại rằng, Âu Cơ con Đế Lai thay vì là vợ của Đế Lai.

 

Âu Cơ sinh cái bọc chứa 100 trứng, nở ra trăm con trai. Sùng Lãm đi vắng, Âu Cơ dẫn bầy con về Bắc quốc, nhưng về không được, đành trở lại.

 

Sùng Lãm liền chia con làm hai, 50 đứa theo Sùng Lãm xuống thủy phủ, 50 đứa theo Âu Cơ ở lại trên đất để cai trị dân… Một trăm đứa con trai đó là những vị tổ đầu tiên của Trăm Việt (Bách Việt).

 

Cũng theo Truyện Hồng Bàng thì Sùng Lãm và Âu Cơ sinh ra 100 đứa con trai trở thành thủy tổ của sắc dân Trăm Việt, và trong đó có dân tộc Việt Nam. Bà nội của Sùng Lãm có tên là Vụ Tiên sinh sống ở vùng núi Ngũ Lĩnh.

 

Mẹ của Sùng Lãm tên là Long Nữ (nàng họ Long) là con của vua Động Đình dưới thủy phủ. Ông tổ, ông nội, ông cha của Sùng Lãm đều là người thuộc giống dòng Tộc Hoa, và Sùng Lãm lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân (Tiên Rồng gom lại thành một).

 

Âu Cơ (nàng họ Âu) cũng là người Tộc Hán, vợ của Đế Lai, cho nên Âu Cơ muốn dẫn trăm con về Bắc Quốc mà không thành. Trong số 100 con trai lại được chia đôi: 50 theo Sùng Lãm về ở thủy phủ, 50 theo Âu Cơ ở lại nước Nam và chia nước mà cai trị.

Dưới sự cai trị của người thuộc dòng dõi Tộc Hoa đó, đại chúng Việt chỉ là đám dân đen nghèo khổ, ngoan ngoãn phục vụ thiên triều Trung Quốc và bị vua quan Âu Cơ hành hạ, áp bức, bóc lột.

 

Địa phận vùng đất của Tộc Việt là vùng phía nam sông Dương Tử và nam Ngũ Lĩnh. Vùng đất này thuộc quyền của vua Tộc Hoa, nhưng sau chia lại cho Lộc Tục nên mới trở thành miền đất của Tộc Việt.

 

4. Ý Tưởng Phò Tàu

 

Truyện Hồng Bàng ghi lại nhiều chi tiết của truyền thuyết Con Cháu Tiên Rồng đang lưu truyền phổ quát trong toàn thể người dân Việt từ bao ngàn năm trước, nhưng mô tả thêm lai lịch của các nhân vật theo óc suy luận thuần túy “duy vật biện chứng” để trở thành phiếm luận “Phò Tàu!”

 

Từ ngàn xưa, dân tộc ta xưng mình là Con Cháu Tiên Rồng, thì Truyện Hồng Bàng cũng phải xác nhận điều này, nhưng tác giả chế tạo thêm ra bà nội và mẹ của Sùng Lãm. Bà nội của Sùng Lãm cũng có tên với chữ Tiên, là Vụ Tiên, và mẹ của Sùng Lãm có họ là Long – Long Nữ (Long là Rồng, theo giọng Tộc Hoa phát âm ra).

 

Từ ngàn xưa, dân tộc ta tin rằng mình phát xuất ở vùng Ngũ Lĩnh thuộc Hồ Động Đình. Truyện Hồng Bàng cũng đã xác nhận là quê hương của Vụ Tiên và của Long Nữ.

 

Và từ ngàn xưa, dân tộc ta tuyên xưng là họ Lạc (Mẹ Tiên) thì Truyện Hồng Bàng giải thích là phát xuất do tên hiệu của Lạc Long Quân (Cha Rồng), để đem chế độ mẫu hệ của Tộc Việt gán ghép trở lại thành phụ hệ của Tộc Hoa.

 

Cũng theo Truyện Hồng Bàng thì chồng của Âu Cơ là Đế Lai, “Nhớ đến chuyện ông nội là Đế Minh nam tuần gặp Tiên Nữ,” nên Đế Lai cũng đi theo và như vậy Âu Cơ đã không thể là Tiên.

 

Từ ngàn xưa, dân ta quan niệm biểu tượng Rồng là Cha, ở dưới nước, thiên biến vạn hóa, và Tiên là Mẹ, ở trên đất dưỡng nuôi bảo bọc. Truyện Hồng Bàng cũng làm nổi bật những đặc tính này nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ.

 

Biểu tượng 50 con theo Mẹ, 50 con theo Cha là truyền thuyết Việt. Tuy nhiên, Truyện Hồng Bàng lại cho rằng 50 đứa theo cha về luôn thủy phủ, giao quyền cai trị dân Việt trong tay 50 đứa theo bà mẹ người Hoa. Như vậy thì làm sao vẫn còn đủ 100 để làm tổ cho Trăm Việt (Bách Việt).

 

Hơn thế nữa, 50% Tiên = 50% Rồng là nguyên lý Quân Bình Định Lượng Tỷ Lệ, không theo phẩm hay không theo lượng, mà tính theo tác nhân. Ví dụ, một em bé sinh ra thì có môt nửa của cha và một nửa của mẹ - mặc dù tinh trùng của cha ít hơn noãn sào của mẹ, đó là tính theo tác nhân với quân bình định lượng, cũng như quân bình định lượng tỷ lệ của H2O hay những nguyên tử khác vậy.

 

Tiếp đến là câu Cha Rồng dặn rằng: “Khi cần thì gọi, ta về ngay” cũng là xác định nền tảng của Truyền Thuyết Tiên Rồng thì Truyện Hồng Bàng cũng lặp lại ba lần trong ba trường hợp khác nhau.

 

5. Sự Kiện Đương Thời

 

Truyện Hồng Bàng xác định địa vực của Bách Việt là toàn thể vùng Nam Dương Tử và Nam Ngũ Lĩnh. Dầu trái với tham vọng quyền lực của người Hoa, Truyện Hồng Bàng cũng phải ghi lại tỉ mỉ biên cương của Tộc Việt, và như thế, chắc chắn, đây là sự kiện hiển nhiên đương thời.

 

Truyền thuyết mọi người dân đều có cùng nguồn gốc Tiên Rồng, đều từ Một Bọc Trăm Con, là của dân ta. Dầu trong suốt bài, Truyện Hồng Bàng chỉ quanh quẩn với dòng họ một triều vua, thì câu cuối lại phải liên kết Bọc Mẹ Trăm Con với Bách Việt: “Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt vậy.”

 

Như thế Truyện Hồng Bàng mặc nhiên xác nhận là đã có hai tộc dân Việt và Hoa khác nhau, với hai nền văn hóa khác nhau, và đã sinh sống trên hai vùng đất khác nhau.

 

Xét về phương diện lãnh thổ, Truyện Hồng Bàng xác nhận truyền thuyết Tộc Việt phát xuất từ vùng Hồ Động Đình, sau đó phát triển trên một vùng rộng lớn, bao gồm từ Nam Dương Tử xuống tới Bắc Trung Phần Việt Nam ngày nay. Với việc đồng hóa nguồn gốc Bách Việt thành con cháu của Lạc Long Quân, Truyện Hồng Bàng đã phải xác nhận ảnh hưởng lớn mạnh của Lạc Việt thời ấy.

 

Tham khảo sách sử trong Thư Viện Hoa Kỳ ngày nay, chúng ta nhận ra rằng mấy ngàn năm trước khi tiếp xúc với Tộc Hoa, chẳng những xã hội Tộc Việt đã phát triển ổn định và thịnh vượng về dân số, mà còn mở rộng vùng địa bàn sinh sống, đặc biệt dân ta đã có nếp sống xã hội nông nghiệp và ngư nghiệp hiện đại.

 

Chớ nào cần phải có Truyện Hồng Bàng dẫn giải nguồn gốc, hay quan lại Trung Quốc trong Truyện Sĩ Nhiếp sang đô hộ và dạy dỗ dân ta cách thức làm nông nghiệp hay bắt ốc mò cua?

 

Xã hội Việt đã tiến triển và trổi vượt về Nếp Sống Việt và Văn Hóa Việt, được ghi nhận và lưu truyền qua kỹ thuật tinh xảo về đồ đồng. Cả đến thời nay thạp đồng Đào Thịnh hay trống đồng Ngọc Lữ của Việt Nam vẫn là những tuyệt tác vô song!

 

II. Chính Thuyết Tiên Rồng

 

Bởi thế giờ đây chúng ta có dịp bình thân – khai trí – mở tâm – thông tuệ, và ngồi ôn lại dĩ vãng của dân tộc mình, thưa chuyện với các Đức Thánh Vương Quốc Tổ, Thần Linh Sông Núi và Hồn Thiêng Dân Tộc đã trải qua bao ngàn năm văn hiến kể từ ngày dựng nước.

 

Chúng ta cùng nhau rút tỉa những tinh hoa văn hóa của dân tộc trong những truyện truyền khẩu ở trong Làng Nước Việt mà hình thành ra (1) Bộ Ba Nền Tảng: Tiên Rồng (nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp) Trầu Cau (nguyên lý Thân Thương) Chử Đồng (nguyên lý Bình Đẳng) (2) Bộ Bốn Sống Thực: Tiết Liêu (Lập Nước) An Tiêm (Lập Làng) Vọng Phu (Lập Gia) Trương Chi (Lập Thân) (3) Bộ Hai Phục Hưng: Mỵ Châu (Sách Lược Giữ Nước) Phù Đổng (Sách Lược Cứu Nước).

 

Và nhìn lại từ Chính Thuyết Tiên Rồng của Tộc Việt, Truyện Hồng Bàng đã có nhiều điểm thêu dệt khác biệt, nhằm xuyên tạc truyền thuyết và lịch sử của dân tộc ta. Theo truyền khẩu phổ quát trong toàn dân, thì Tộc Việt do Bọc Mẹ Trăm Con, có Mẹ là Tiên có Cha là Rồng.

 

Truyện Hồng Bàng lại chép rằng, cha là Sùng Lãm mẹ là Âu Cơ. Bên dòng họ nội của nhân vật Sùng Lãm là người Hoa, và phía Âu Cơ cũng thuộc Tộc Hoa. Và 100 đứa con trai, chỉ có bà nội mang họ Long – Long Nữ – đang khi bà cố nội có tên Tiên (Vụ Tiên). Như vậy thì không đúng với truyền thuyết Mẹ Tiên Cha Rồng.

 

Bởi vì biết dân Việt chú trọng phía họ mẹ (mẫu hệ), thì Truyện Hồng Bàng thêu dệt rằng, bà nội và bà cố nội có tên Tiên, rồi để tạo ra chính mẹ Âu Cơ lại là người Hoa. Truyện Hồng Bàng lại chú trọng phía họ cha (phụ hệ), gom cả Tiên lẫn Rồng vào một dòng máu, vào một biệt hiệu là Lạc Long Quân; đang khi mẹ Âu Cơ lại không dính dáng gì với truyền thuyết Tiên Rồng.

 

1. Truyền Thuyết Dân Tộc

 

Theo truyền thuyết của dân tộc ta, thì toàn thể mọi người trong nước là Đồng Bào, là anh em ruột thịt với nhau – đồng là cùng, bào là bọc – cùng do Một Bọc Trăm Con, do Mẹ Tiên Cha Rồng sinh ra. Truyện Hồng Bàng lại có một trăm đứa con của Sùng Lãm đã thuộc về dòng dõi mấy đời cha ông người Hoa tiếp nối nhau làm vua, và chia nước mà cai trị.

 

Đây chính là biểu trưng của nhóm đặc quyền như trong chế độ tư bản hay tư bản đỏ thời nay, chớ đâu phải là “tinh thần đồng bào” ghi trong Chính Thuyết của dân tộc Việt Nam?

 

Truyện Hồng Bàng cho dù có kết thúc bằng câu “Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt,” thì câu truyện này ghi nhận rằng quanh Sùng Lãm đã có dân chúng của Tộc Việt sống đông đúc và xây dựng thành một quốc gia độc lập và rộng lớn.

 

Như thế, thì làm sao 100 đứa con của Sùng Lãm, lại có thể là thủy tổ của những người đang sống trước họ, hoặc đang sống dưới quyền cai trị của họ.

 

Cũng theo chính tác giả thì đã có 50 con theo Sùng Lãm về ở dưới thủy phủ, và chỉ còn 50 đứa ở lại trên mặt đất. Vậy làm sao còn đủ 100 con để gọi là tổ cho Bách Việt hay Trăm Việt?

 

Từ khởi thủy cho tới thời điểm hai ngàn năm cách nay, xã hội Việt thiên về mẫu hệ, con cháu dòng họ đều lấy bên họ mẹ làm chính. Không ai có thể chối cãi sự kiện dân Việt Thời Hùng sống trong chế độ mẫu hệ, cũng như cuộc sống xã hội nằm trong ảnh hưởng của mẫu quyền.

 

Trong sách “Hậu Hán Thư” của Trung Quốc cũng ghi lại nhiều đặc điểm mẫu hệ sâu đậm trong xã hội Việt vào thời đầu dương lịch. Gần 250 năm sau Thời Hùng, năm 39 sau Công Nguyên, trong số các vị anh hùng lật đổ ách đô hộ, có nhiều Nữ Tướng và đội Nữ Binh.

 

Ví dụ điển hình Hai Bà Trưng rồi tới năm 544 thời Triệu Nữ Vương, và sau 300 năm dân ta mới ghi nhận có nam nhân làm thủ lãnh là Lý Nam Đế.

 

Trái lại, Truyện Hồng Bàng kể dòng họ của cha là chính. Tất cả dòng bên nội được ghi chép tỉ mỉ, với cả tên riêng, tên hiệu từng người.

 

Đang khi đó, Truyện Hồng Bàng không hề đề cập đến ông bà ngoại, dòng họ bên ngoại, cũng không có tên riêng của mẹ.

 

2. Chủ Trương Mẫu Hệ

 

Theo mẫu hệ thì gái là chính, nhưng Truyện Hồng Bàng chú trọng phía con trai, từ Đế Minh tới Lộc Tục, rồi Sùng Lãm, và 100 con trai. Vậy Truyện Hồng Bàng thuộc ảnh hưởng của văn hóa “phụ hệ” của Trung Quốc, và đi ngược với truyền thống ‘mẫu hệ” của dân tộc Việt Nam.

 

Về phần quốc hiệu, dân ta xưng là Lạc Việt. Ví du: vua, quan, dân, ruộng đều ghi là Lạc Vương, Lạc Hầu, Lạc Tướng, Lạc Dân, Lạc Điền.

 

Vì vậy, theo quan niệm mẫu hệ thì Lạc phải là biểu hiệu của Bà Tổ. Họ Lạc nhắc nhớ hình ảnh của Tiên, của Chim Lạc được khắc trên mặt Trống Đồng Ngọc Lũ.

 

Bởi thế, đúng đắn nhất chúng ta có thể gọi Hai Vị Khởi Tổ với danh xưng Lạc Cơ và Long Quân – cơ là văn, quân là võ, hay đơn giản hơn là Mẹ Tiên Cha Rồng.

 

Nhưng trong Truyện Hồng Bàng lại ghi họ Lạc thành một phần trong biệt hiệu của người cha Sùng Lãm là Lạc Long Quân. Sau khi đã lấy chữ Lạc gắn thành hiệu của cha, tác giả lại cho dân Lạc Việt một họ mẹ mới, họ Âu, nhằm thuộc về họ người Hoa thuần chủng, Âu Cơ!

 

Chẳng những đã xuyên tạc nguồn gốc, Truyện Hồng Bàng lại còn xuyên tạc về vùng Đất Tổ, dân Lạc Việt xác quyết mình là tộc dân của miền Hồ Động Đình và Ngũ Lĩnh, thì tác giả cho đó là quê hương của Vụ Tiên và Long Nữ.

 

Nhưng ngoài bà cố nội Vụ Tiên, và bà nội Long Nữ có liên hệ tới truyền thuyết, thì tất cả dòng họ nội ngoại của 100 đứa con trai đều là người Hoa.

 

Vậy mà theo chủ trương phụ hệ của người Hoa, thì thân thế và xuất xứ của người nữ đã chẳng những không còn quan trọng, mà cũng chẳng còn có giá trị xác định nào. Bởi vì, Truyện Hồng Bàng đã chỉ chú trọng tới nguồn gốc Hoa, và chủ trương phụ hệ của người Hoa.

 

Sự hoán chuyển của Trần Thế Pháp rất thâm độc, vì không chấp nhận mang họ mẹ thì dân Việt sẽ lần lượt bớt chú tâm tới “yếu tố mẹ” mà xa lìa nguồn mất gốc.

 

Thứ đến, vì chữ Lạc đã mang âm hưởng thiêng liêng ngàn năm, cho nên, dầu nay thành hiệu của cha, thì dân Việt cũng thấy còn quen thuộc, và từ đó, dần dà là chấp nhận phụ hệ. Truyện Hồng Bàng đã thực hành lời thề Mã Viện một cách thành công êm ái phi thường: “Đồng bào mất – Giao Chỉ diệt.”

 

3. Tiên Rồng Mở Hội

 

Đất Tổ của Tộc Việt là vùng phát xuất ra dân Việt, và cũng là vùng dân Việt sinh sống trong suốt mấy ngàn năm. Do đó, chính Vùng Đất Tổ là một cái nôi góp phần quan trọng trong việc xuất hiện và phát triển một hệ thống tư tưởng chỉ đạo sống động và hiện thực được gọi là Chính Thuyết Tiên Rồng, một sinh thức, một đồng thuận, một tổ chức chính trị đồng bào và là đồng trụ của dân tộc Việt Nam, mà thời nay chúng ta gọi là Hoa Tiên Rồng Mở Hội!

 

Theo khảo cổ học, Tộc Việt phát khởi từ vùng Hồ Động Đình ở trung lưu sông Dương Tử. Ngày nay vùng đất này thuộc tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc.

 

Địa bàn khởi thủy của Tộc Hoa là vùng Hoàng Hà. Khi người Tộc Hoa lan dần xuống miền Nam, gặp Tộc Việt, thì Tộc Việt đã phát triển mạnh và đã có một nền văn hóa cao.

 

Sở dĩ ngày nay có nhiều lầm lẫn về liên hệ giữa Việt và Hoa, vì chẳng những có sự pha trộn giữa hai tộc dân, mà còn vì phần lớn vùng đất trước kia thuộc Tộc Việt, nay là lãnh thổ của Trung Quốc.

 

Lưu vực sông Dương Tử là đất khai nguyên của Tộc Việt, và sau đó dân Lạc Việt phát triển rộng ra Lĩnh Nam, và dân Việt đã sinh sống tại đây suốt mấy ngàn năm trước khi người Hoa được biết tới.

 

Vậy mà Truyện Hồng Bàng lại cho rằng, đó là lãnh thổ của Tộc Hoa; rồi vì Đế Minh trao tặng nên mới trở thành nơi cư ngụ của Bách Việt.

 

Từ ngàn xưa, đối với người Hoa, dân Việt đã là một tộc dân hoàn toàn khác biệt, và có hai nền văn hóa cũng hoàn toàn khác biệt nhau. Để phản kháng sự xâm lấn của người Hoa, thì dân Việt tất nhiên đã biết cách tổ chức vững mạnh về mọi phương diện từ chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội, giáo dục, tín ngưỡng.

 

Vì sống dọc theo bờ Biển Nam nên dân Việt chủ tể về ngành hàng hải và ngư nghiệp. Với ưu thế địa dư và sự trổi vượt của dân Việt trên vùng nước ven biển, với kết hợp núi non hiểm trở bao quanh đã tăng phần bảo vệ cho tiểu quốc Việt sống tự cường tự lập và thoát khỏi sự thống trị cường quyền của Trung Quốc.

 

Ngay tự ngàn xưa, đối với người Hoa, luôn luôn gọi dân Việt là “Nam man,” trong nhóm người man, ri, mọi, rợ. Tiếng “Nam man” là chỉ sắc dân không thuộc Tộc Hoa ở phía Nam, đặc biệt từ Nam sông Dương Tử, vùng được gọi là Giang Nam, Lĩnh Nam (Việt Nam).

 

Sử Trung Quốc cũng luôn coi đó là sự kiện hiển nhiên. Các thái thú và thứ sử người Hoa thống trị, bao giờ cũng coi dân “Nam man” là ngoại tộc, không phải người Hoa.

 

Trong suốt mấy ngàn năm qua, đối với người Hoa, đất Giang Nam và Lĩnh Nam đều là đất của Việt. Và ngay cả thời nay, vùng Nam Trung Quốc vẫn còn được gọi là vùng Bách Việt. Hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây cũng vẫn còn được gọi là Việt Đông và Việt Tây, gọi chung là Lưỡng Việt.

 

Các sắc dân ở vùng phía nam sông Dương Tử, vẫn còn có tên chỉ nguồn gốc là nhánh Tộc Việt. Người dân tỉnh Giang Tây hiện nay là dân Đông Việt. Người tỉnh Chiết Giang là dân U Việt.

 

Người tỉnh Phúc Kiến là dân Mân Việt. Người vùng Lưỡng Việt được gọi là dân Nam Việt… Ngay cả thời nay, người dân trong vùng Bách Việt vẫn tự xưng là Việt Nhân, chớ không phải Hoa nhân.

 

4. Đồng Bào Trăm Việt

 

Trăm Việt dùng chỉ tập hợp các sắc dân Việt (Bách Việt) phần lớn cư ngụ tại miền nam sông Dương Tử, mà người Hoa gặp gỡ trên đường bành trướng từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam. Lãnh thổ của Trăm Việt, bắc giáp Hồ Nam, nam giáp Chiêm Thành, tây giáp Tứ Xuyên, đông giáp Biển Nam (tức là Biển Đông của Trung Quốc).

 

Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, khoảng thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, ghi nhận có các nước Hồ Việt ở Hồ Nam, U Việt ở Chiết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt ở Quý Châu và Quảng Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Chiêm Việt ở đảo Hải Nam, và Lạc Việt ở bắc Việt Nam.

 

Các quốc gia này nằm kế tiếp nhau, từ miền nam sông Dương Tử qua lưu vực sông Hồng, rồi xuống tận bình nguyên sông Mã.

 

Đó là chưa kể những nhóm người Việt sống rải rác miền tây nam Trung Quốc, và chưa tổ chức thành quốc gia mà người Hoa gọi là dân Bách Bộc.

 

Khi nhà Tần thống nhất miền bắc Trung Quốc và những lãnh thổ của miền nam sông Dương Tử, các tiểu quốc Trăm Việt lần lượt bị xâm chiếm, và chỉ có Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt bao gồm Nam Việt, Âu Việt, và Lạc Việt còn là những quốc gia tự trị.

 

Tới thế kỷ thứ nhất Công Nguyên, các nước Việt này cũng bị nhà Hán thôn tính, mặc dầu các nhóm Bách Việt vẫn còn sống rải rác ở khắp miền nam Trung Quốc.

 

Và trải qua hai ngàn năm lịch sử, phần lớn vùng Đất Tổ của Trăm Việt đã bị sát nhập vào bản đồ Trung Quốc ngày nay, nền văn hóa văn minh Trăm Việt và Chính Thuyết Tiên Rồng của Trăm Việt đã bị đồng hóa thành Tộc Hoa, đồng trụ chiết và bị diệt vong là vậy.

 

Theo công trình nghiên cứu khảo cổ và nhân chủng học cho thấy người Trăm Việt đã vượt sông Dương Tử rất lâu, trước khi có nền văn minh Trung Hoa thành hình. Cận kề hơn nữa là thời Xuân Thu Chiến Quốc, người Trăm Việt đã sống rải rác trong các vùng Hoa Bắc là nước Sở tức Hồ Bắc ngày nay, nước Tề ở Sơn Đông, nước Tấn ở Sơn Tây, Hà Bắc.

 

Vào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, vùng Chiết Giang là Giang Tô có nước Việt, có Việt Vương Câu Tiễn, có người đẹp Tây Thi cười khuynh nước nghiêng thành mà thời trung học chúng ta mộng tưởng và đem ép vào trong tim… Vào năm 917 sau Công Nguyên, quốc gia ở vùng Phúc Kiến, tự xưng là Đại Việt rồi sau này đổi tên là Nam Hán.

 

Nhìn chung, Hai Vị Khởi Tổ của Tộc Việt, chính là hai người mà con cháu của các Ngài, theo thời gian và phát triển thành giống dân Việt ngày nay. Các Ngài đã sống vào thời khuyết sử, không ai có thể xác định Hai Ngài mang tên họ gì, hoặc sinh hoạt đời sống ra sao.

 

Tuy nhiên, với thời gian theo dòng đời Văn Hóa Việt được thành hình, rồi với sự trổi vượt các nền văn hóa khác qua những nhận định xác đáng, đúng thực về Con Người và diễn đạt qua biểu tượng Tiên Rồng song hiệp.

 

Với đà phát triển, với tình kính quý, với lòng biết ơn sâu xa về Hai Vị Khởi Tổ từ mấy ngàn năm trước, Tổ Tiên chúng ta đã tôn Hai Ngài thành biểu tượng linh thiêng, Tiên và Rồng. Dân Việt từ đó, đã âu yếm gọi Hai Ngài là Mẹ Tiên Cha Rồng, và hãnh diện tự xưng mình là con cháu Việt hoặc là Con Cháu Tiên Rồng.

 

Giờ đây Hồn Thiêng của Hai Ngài vẫn linh hiển, và với sứ mạng Trời cho, đã sinh ra cả một giống dân đông đúc siêu việt, là Tổ trên hết các Tổ của Tộc Việt, là Nguồn sinh mọi Thần Thánh Anh Linh Việt, địa vị Hai Ngài thật là cao trọng và uy thế khôn tả, đáng để mọi người chúng ta tôn vinh và khẩn cầu.

 

Phạm Văn Bản

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
17/04/202515:50:00
Khi Donald Trump nói với Tổng thống Nayib Bukele của El Salvador tại Phòng Bầu Dục ngày 14/4/2025 rằng “kế tiếp sẽ là ‘người nhà’ nhé. Ông phải xây thêm khoảng năm (nhà tù) nữa. Nó chưa đủ lớn” thì tất cả chúng ta, ai cũng có thể trở thành một Kilmar Abrego Garcia. Việc bắt và trục xuất Kilmar Abrego Garcia không còn là phép thử của chính quyền Donald Trump nữa. Nó là sản phẩm của một chế độ độc tài đang nỗ lực chứng minh chiến dịch trục xuất hàng loạt của họ nhằm để “Make America Great Again”, thực hiện đúng lời hứa của Trump khi vận động tranh cử. Và đó là tất cả những gì Trump có thể làm sau khi đắc cử tổng thống lần hai.
17/04/202510:20:00
Phân tích nơi đây sẽ là lời của Hải Âu Thiền Sư, ghi nơi cuối trang 224 và đầu trang 225, chụp lại từ bản PDF của sách Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V. Cũng cần ghi chú, rằng ngài Hải Lượng Thiền Sư là Ngô Thì Nhậm, xuất gia sau khi rời quan trường và được tôn làm Tổ Thứ 4 của Trúc Lâm Thiền Phái, vì ngài là người hồi phục dòng Thiền Trúc Lâm. Trong khi đó, Hải Âu Thiền Sư là một vị sư chú giải trong các buổi thuyết pháp.
07/04/202508:48:00
Cuốn sách đó nhan đề là “Đạo Bụt Nguyên Chất - Kinh Nghĩa Túc” trong đó người ghi dịch và giảng giải là Thầy Thích Nhất Hạnh, nhà xuất bản Đạo Tràng Mai Thôn 2011. Đây không phải là một Kinh riêng lẻ. Đây là một nhóm 16 Kinh. Tương đương trong Tạng Pali là nhóm 16 Kinh trong "The Chapter of Eights" (Phẩm Tám) của nhóm Kinh Suttanipāta, trong Kinh Tiểu Bộ. Nhóm 16 Kinh này trong nhóm 32 Kinh được Đức Phật yêu cầu các học trò tụng hàng ngày, khi Đức Phật còn sinh tiền. Nhóm 16 Kinh còn lại là Phẩm Qua Bờ Bên Kia.
04/04/202520:01:00
Nếu có điều gì cần tỉnh thức, thì không phải là sự thức tỉnh từ bên ngoài, mà là sự tự phản tỉnh từ bên trong. Việt Nam cần cải cách, điều đó là không thể chối cãi. Nhưng cải cách phải đến từ nhận thức chủ động chứ không phải do sức ép bên ngoài. Cải cách để xây dựng một nền kinh tế có giá trị gia tăng cao, để doanh nghiệp bản địa vươn lên, để công nghệ không chỉ là nhập khẩu mà còn là phát minh. Cải cách để người lao động được bảo vệ, để chính sách được thiết kế vì dân chứ không vì nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng điều đó không thể đạt được nếu ta tiếp tục nhầm lẫn giữa hiện tượng và bản chất, giữa hành vi của đối phương và mục tiêu của chính mình.
03/04/202512:35:00
Là một quốc gia phụ thuộc vào xuất cảng hàng đứng đầu thế giới, với giá trị khoảng trên 80% GPD của Việt Nam đến từ việc xuất cảng hàng hóa và dịch vụ, trong đó Mỹ là quốc gia xuất cảng hàng đầu với 134 tỉ đô la trong năm qua. Mức áp thuế Trump đưa ra đã không chỉ đẩy Việt Nam mà cả các quốc gia Châu Á khác vào tình thế khó khăn, cả về kỹ nghệ sản xuất lẫn thị trường việc làm. Điều này dường như không còn chọn lựa nào khác hơn nếu họ chuyển hẳn đối tác chiến lược sang Trung Quốc và Châu Âu, theo chân Nhật và Nam Hàn đã tuyên bố.
01/04/202513:54:00
Tòa án ở Paris vừa ra phán quyết rằng bà Marine Le Pen và 24 quan chức đảng Rassemblement National, bị cáo buộc đã sử dụng số tiền dành cho các trợ lý nghị viện Liên minh châu Âu để trả lương cho các nhân viên làm việc cho đảng từ năm 2004 đến năm 2016, vi phạm các quy định của khối 27 quốc gia này. Chánh án cho biết Marine Le Pen là trung tâm của "một hệ thống ngầm" mà đảng của bà sử dụng để bòn rút tiền của quốc hội EU, mặc dù bà nói rằng họ không làm giàu cho bản thân. Phán quyết mô tả hành vi biển thủ là "một sự né tránh dân chủ" đã lừa dối quốc hội và cử tri. Điều này có nghĩa là ngay cả trong trường hợp kháng cáo, lệnh cấm ban đầu vẫn có hiệu lực và Marine Le Pen sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2027. Đây là một đòn giáng mạnh vào hy vọng trở thành tổng thống của nhà lãnh đạo cực hữu này và là một cơn địa chấn đối với nền chính trị Pháp.
29/03/202511:48:00
Các luật sư về di trú đang kêu gọi tất cả mọi người bất kể tình trạng nên thận trọng khi đi du lịch nước ngoài vào thời điểm này. Ngay cả những người có thẻ xanh hoặc là công dân Mỹ cũng nên hoãn mọi chuyến đi cá nhân ra khỏi Hoa Kỳ. Những thay đổi về yêu cầu nhập cảnh khi họ trở lại Mỹ và đề xuất lệnh cấm đi lại nhắm vào 43 quốc gia có thể được thực hiện sớm nhất là vào tuần này có thể ảnh hưởng đến rất nhiều người kể cả những người sở hữu thẻ xanh và công dân Mỹ đều nên tham khảo ý kiến luật sư trước khi đi du lịch và đó là một cân nhắc hợp lý. Họ cũng nên cân nhắc nhớ lại những lịch sử hoạt động của chính mình và liệu điều đó có khiến họ trở thành mục tiêu khi họ nhập cảnh trở lại Hoa Kỳ hay không. Vấn đề thứ ba là bảo vệ quyền riêng tư của tất cả mọi người trên phương tiện truyền thông xã hội và trên các thiết bị điện tử.
26/03/202523:12:00
Ba ngày trôi qua. Chưa một ai trong nhóm lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiệm. Hai cuộc điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện không đưa đến kết quả cụ thể. Có vẻ như họ đã thỏa hiệp quy kết cho sự rò rỉ nguy hiểm đến an ninh quốc gia là “một sai lầm vô tình.” Vào chiều thứ Tư, Trump tỏ ý với truyền thông rằng công cụ nhắn tin Signal bằng cách nào đó phải chịu trách nhiệm. “Tôi không biết Signal có hoạt động hay không. Thành thật mà nói, tôi nghĩ Signal có thể bị lỗi,” Trump nói với phóng viên tại Oval Office. Tòa Bạch Ốc sau đó thông báo Elon Musk, người đứng đầu DOGE sẽ “điều tra” Signal vì sao số điện thoại của một ký giả lại nằm trong nhóm “Houthi PC small group.” Công cụ nhắn tin miễn phí Signal bỗng dưng trở thành nghi can số 1.
24/03/202509:43:00
San Jose, CA – Tổ chức Vietnamese American Organization (VAO) mạnh mẽ lên án các hành động trục xuất của ICE nhắm vào những người gốc Việt nhập cư trước năm 1995— đây là những người tỵ nạn có tiền án, họ đã hoàn thành bản án của mình và từng bị ICE giam giữ và được thả ra theo thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Những cá nhân này đã xây dựng lại cuộc sống, lập gia đình và trở thành những thành viên đóng góp cho xã hội. Thế nhưng, ICE lại một lần nữa chia cách họ khỏi cộng đồng và những người thân yêu, hoàn toàn phớt lờ quá trình nỗ lực thay đổi, xây dựng lại cuộc sống, và các nguyên tắc căn bản của công lý.
23/03/202515:19:00
Hình ảnh những đứa trẻ ngồi ngoan ngoãn sau những chiếc bàn học trong Oval Office, nhìn tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh xoá bỏ Bộ Giáo Dục (DOE) là một cú đánh đau điếng vào nền văn minh trăm năm của nước Mỹ. Vở kịch được dàn dựng bởi chính quyền của một quốc gia (từng) hùng mạnh nhất thế giới có vẻ như đã chấm dứt sứ vai trò cốt yếu của giáo dục, từ thời khởi thủy của nền văn minh nhân loại, đã là sứ mệnh hàng đầu trong công cuộc phát triển quốc gia. Sắc lệnh này được những người quan tâm ví như “Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nho” – một công cuộc thống nhất tư tưởng và quyền lực sau khi chinh phục các nước chư hầu. Nhưng Donald Trump thật sự có khả năng ‘đốt sách” không? Hay đây là một trong những cách ông ta dùng để loại bỏ những chính sách mà Trump và đồng minh gọi là “woke”?
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.