Hôm nay,  

Vì Sao Ngày Càng Có Nhiều Người Dưới 50 Tuổi Mắc Bệnh Giời Leo “Shingles”?

03/11/202300:00:00(Xem: 525)

benh zoi leo
Bệnh giời leo (shingles) là kết quả của sự tái hoạt động của virus Herpes Zoster, cũng là virus gây ra bệnh thủy đậu. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

Cách đây không lâu, ngôi sao nhạc pop 29 tuổi Justin Bieber đã phải hủy chuyến lưu diễn quốc tế sau khi một phần khuôn mặt của anh bị liệt do biến chứng của bệnh giời leo (shingles), bệnh lo một loại siêu vi gây ra và được cho là chỉ ảnh hưởng đến người cao niên. Tuy nhiên, thực tế là bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh giời leo và có một số bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng ở người dưới 50 tuổi.
 
Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng bệnh (CDC), từ năm 1998 đến năm 2019, tỷ lệ mắc bệnh giời leo tăng ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở những người trong độ tuổi 30 và 40. Bệnh có thể gây phát ban đau đớn, phồng rộp, thường là ở một bên mặt hoặc cơ thể, cùng với cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran, nhức đầu, ớn lạnh, đau bụng, mệt mỏi và suy nhược.
 
Một nghiên cứu năm 2023 của Duke University, chưa được bình duyệt, đã phát hiện ra rằng các trường hợp mắc bệnh “herpes zoster phthalicus” – một dạng bệnh giời leo ảnh hưởng đến mắt – tăng nhanh hơn một chút so với các loại bệnh giời leo thông thường (herpes zoster) trong khoảng thời gian từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2021. Đáng chú ý, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc cả hai dạng bệnh này đều tăng đáng kể ở những người trong độ tuổi 30 và 40. Trước đó, một nghiên cứu ở Minnesota từ năm 1945 đến năm 2007 cho thấy số trường hợp mắc bệnh giời leo đã tăng hơn bốn lần và mức độ ảnh hưởng cao nhất là ở những người dưới 50 tuổi.
 
Điều khiến các chuyên gia bối rối là mặc dù đã có vắc xin để ngăn ngừa bệnh giời leo ở những người từ 50 tuổi trở lên, nhưng tỷ lệ mắc bệnh giời leo vẫn tăng dần và đều đặn trong nhiều năm và nhìn chung ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi, ngoại trừ trẻ nhỏ.
 
Tại sao ai cũng có thể mắc bệnh giời leo?
 
Sau khi một người bị thủy đậu (chickenpox), vi-rút varicella zoster ẩn náu và tồn tại ở một số dây thần kinh trong nhiều năm, đôi khi nhiều thập niên. Đó là lý do tại sao bệnh giời leo có thể tấn công ở mọi lứa tuổi sau khi đã từng bị thủy đậu.
 
Stuart Ray, giáo sư y khoa và các bệnh truyền nhiễm tại Johns Hopkins University School of Medicine ở Baltimore, cho biết: “Rất dễ nhận biết khi phát ban nổi lên. Đôi khi bệnh nhân có thể bị đau trước khi phát ban, nhưng rất khó để chẩn đoán nếu chỉ dựa vào cơn đau.”
 
Ngay cả sau khi vết phát ban đã hết, các biến chứng vẫn có thể xảy ra. Loại phổ biến nhất là cảm giác nóng rát ở các dây thần kinh và trên da, được gọi là đau dây thần kinh postherpetic, có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Các biến chứng tiềm ẩn khác bao gồm nhiễm trùng da do vi khuẩn, mắt bị tổn thương mắt và ảnh hưởng tới thị lực.
 
Bệnh giời leo thường được điều trị bằng thuốc diệt siêu vi, bao gồm acyclovir, valacyclovir và famciclovir. Những loại thuốc này có thể rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt là khi được sử dụng trong vòng 72 giờ kể từ khi phát ban xuất hiện.
 
Nguyên nhân số ca bệnh gia tăng
 
Vẫn chưa rõ chính xác tại sao tỷ lệ mắc bệnh giời leo ngày càng gia tăng, và tại sao nó lại gia tăng ở người dưới 50 tuổi. Nhưng có một số giả thuyết.
 
Trước khi có vắc xin thủy đậu, hầu hết mọi người đều mắc bệnh thủy đậu khi còn nhỏ. Điều này giúp họ có khả năng miễn dịch khi tiếp xúc với vi rút về sau, và cũng có nghĩa là hệ thống miễn dịch thường nhận được lời nhắc nhở để duy trì khả năng phòng vệ chống lại bệnh thủy đậu và ngăn chặn virus thủy đậu đang ẩn náu trong cơ thể.
 
Nhưng sau khi vắc xin thủy đậu xuất hiện ở Hoa Kỳ vào năm 1995, không còn mấy ai tiếp xúc với loại vi-rút rất dễ lây lan này. Daniel M. Sullivan, bác sĩ nội khoa tại Cleveland Clinic, giải thích: nếu không có sự tiếp xúc thường xuyên, vốn sẽ giúp mọi người duy trì kháng thể chống lại vi rút, tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu xuất hiện sau thời gian ngủ đông sẽ tăng lên.
 
Một giả thuyết khác có liên quan đến căng thẳng. Stress có thể góp phần kích hoạt lại virus thủy đậu ở người lớn. Trong một nghiên cứu đăng trên British Journal of Dermatology năm 2021, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 77,310 người trên 40 tuổi ở Đan Mạch, và phát hiện ra rằng những người bị căng thẳng nặng nề trong cuộc sống hàng ngày có nguy cơ phát triển bệnh giời leo cao hơn trong khoảng thời gian 4 năm.
 
Trong khi đó, người ta cũng nghiên cứu xem liệu các yếu tố môi trường – chẳng hạn như nhiệt độ cao hơn và độ ẩm cao hơn hoặc những thay đổi theo mùa – có thể đóng vai trò trong việc bùng phát số ca bệnh giời leo hay không. Nhưng một số chuyên gia thấy bằng chứng này rất mong manh.
 
Biện pháp phòng ngừa
 
Bản thân bệnh giời leo không lây nhiễm; nhưng bệnh thủy đậu thì có. Nếu người bị bệnh giời leo – thường bị nổi các mụn nước có chứa dịch – tiếp xúc trực tiếp với người chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu, thì người bị tiếp xúc đó có thể bị thủy đậu.
 
Những người chưa bao giờ mắc bệnh thủy đậu và chưa bao giờ tiêm vắc xin thủy đậu nên cân nhắc đi tiêm phòng. Thủy đậu có thể là một căn bệnh nguy hiểm, dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm màng não óc (encephalitis) và nhiễm trùng máu (sepsis). Những người tiêm vắc xin thủy đậu có nguy cơ mắc bệnh giời leo thấp hơn những người từng bị thủy đậu.
 
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Journal of Infectious Diseases năm 2022, kể từ khi vắc xin thủy đậu được phổ biến rộng rãi, khoảng 90% trẻ em ở Hoa Kỳ đã được tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu. Nếu khuynh hướng này vẫn tiếp tục duy trì, “có thể sẽ đến lúc bệnh thủy đậu bị loại bỏ và mọi người không còn mắc bệnh giời leo nữa.” Nhưng tương lai đó vẫn chưa đến.
 
Trong khi đó, kể từ năm 2017, đã có một cách hiệu quả cao để ngăn ngừa bệnh giời leo ở người lớn: vắc xin Shingrix.
 
Schaffner cho biết: “Đây là một loại vắc xin rất thành công. Đúng, cần phải tiêm hai liều, dù khá đau túi tiền nhưng rất đáng giá để có thể tránh bị bệnh giời leo.” Theo CDC, phác đồ hai liều có hiệu quả 98% trong việc bảo vệ khỏi bệnh giời leo trong năm đầu tiên sau khi tiêm chủng và 85% trong ba năm tiếp theo.
 
CDC khuyến nghị những người từ 50 tuổi trở lên nên tiêm hai liều vắc xin Shingrix, cách nhau từ hai đến sáu tháng, bất kể đã từng mắc bệnh giời leo hay đã tiêm vắc xin Zostavax trước đó (loại vắc xin này không còn được sử dụng ở Hoa Kỳ).
 
Ngoài ra, CDC cũng khuyến nghị những người trong độ tuổi từ 19 đến 50 nên tiêm vắc xin nếu họ bị suy giảm miễn dịch, có thể là do bị HIV, một số bệnh ung thư, các bệnh tự miễn dịch như đau nhức vì phong thấp (rheumatoid arthritis) hoặc chứng vẩy nến da (psoriasis) hoặc ghép tạng. Hoặc, có thể là do họ đang dùng một loại thuốc ức chế miễn dịch (bao gồm thuốc sinh học, thuốc trị thấp khớp và sử dụng thuốc corticosteroid trường kỳ).
 
Theo Schaffner, những người dưới 50 tuổi nhưng là một trong những đối tượng trên nên nói chuyện với bác sĩ về việc tiêm vắc xin bệnh giời leo trước 50 tuổi. Bởi vì họ không chỉ có nguy cơ mắc bệnh giời leo cao hơn, mà còn có nhiều khả năng gặp các biến chứng hơn nếu mắc bệnh – chẳng hạn như đau-dây-thần-kinh-sau-zona (postherpetic neuralgia), nhiễm trùng da và các biến chứng ở mắt.
 
Nguyên Hòa biên dịch
Nguồn: “More adults under age 50 are getting shingles. Why?” được đăng trên trang Nationalgeographic.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.