Hôm nay,  

Giảng Dạy Về Chế Độ Nô Lệ: Cần Tách Biệt Sự Thật Khỏi Hư Cấu?

06/10/202300:00:00(Xem: 1113)

che do no le
Nhiều người lợi dụng ‘cơ chế chuyển đổi’ để biến những phần đen tối nhất trong lịch sử Hoa Kỳ thành những câu chuyện, những tấm gương phấn đấu từ nghèo lên giàu, phù hợp với Giấc Mơ Mỹ. (Nguồn: pixabay.com)
 
Trong những tranh cãi liên quan tới việc giảng dạy về chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ, có một câu trong các tiêu chuẩn học thuật được điều chỉnh lại ở Florida đã dấy lên sự phẫn nộ khắp nơi: “Giảng dạy về việc cách thức người nô lệ phát triển các kỹ năng như thế nào, và các kỹ năng này giúp đem lại lợi ích của chính bản thân họ, trong một số trường hợp.”
 
Liệu câu này có phải là sự “tuyên truyền” như Phó Tổng thống Kamala Harris đã tuyên bố, “một nỗ lực nhằm châm ngòi chia rẽ chúng ta” hay không? Hay đó là một quan điểm hợp lý khi thảo luận về một chủ đề khó nói?
 
Dù thế nào đi nữa, đây không phải là trường hợp duy nhất đối với việc giảng dạy về chế độ nô lệ ở Florida, mà chỉ là một thí dụ về cách một số người biến lịch sử phân biệt chủng tộc của đất nước thành một bài học đề cao – và thanh lọc – tinh thần đạo đức.
 
Sự thật hay hư cấu?
 
Theo quan điểm của các nhà nhân chủng học văn hóa, câu gây tranh cãi trên là đúng vì các nhà sử học xác định đó là sự thật – những mẩu sự thật nhỏ bé được tìm thấy trong các kho lưu trữ, hiện vật và nhật ký.
 
Thực tế là một số ít nô lệ đã có được những kỹ năng cho phép họ kiếm tiền, tiết kiệm và mua tự do cho bản thân cũng như cho các thành viên trong gia đình.
 
Một thực tế nữa là những người gốc da đen được giải phóng trong thời kỳ tiền Nội Chiến cũng đã giúp những người gốc da đen khác tiếp thu các kỹ năng và trở thành một phần của tầng lớp trung lưu da đen tách biệt ở các thành phố phía nam Hoa Kỳ.
 
Người ta có thể lập luận rằng vậy thì câu này chẳng có gì để phản đối, bởi vì nó đúng sự thật mà. Nhưng theo các học giả đã nghiên cứu cách dạy lịch sử ở Hoa Kỳ, điều này không phải là chuyện nhỏ, mà rất quan trọng!
 
Câu trích trong các tiêu chuẩn học thuật mới của Florida cho phép một số người biến câu chuyện về tình trạng/cấu trúc phân biệt chủng tộc thành một câu chuyện ngụy tạo về Horatio Alger và những tấm gương phấn đấu từ nghèo lên giàu trong cái lẫu thập cẩm (melting pot) vĩ đại khổng lồ của nước Mỹ.
 
Theo kiểu suy nghĩ này, thì tổ tiên bị nô dịch của những người Mỹ gốc Phi cũng đã lao động giống như hầu hết tổ tiên của những người Mỹ đương đại đã làm; dù ở tầng thấp nhất, nhưng họ vẫn có thể leo lên các bậc thang xã hội nhờ vào sự chăm chỉ và kỷ luật.
 
Và vấn đề nằm ở đây: miêu tả những người bị nô dịch là những người lao động giống như những người lao động tự do chính là cách không dạy sai lệch về chế độ nô lệ.
 
Nhưng đây lại là một phương pháp thường được sử dụng, gọi là “cơ chế chuyển đổi.” Trong thí dụ này, sự thật dã man của hệ thống nô lệ trong lịch sử Hoa Kỳ được “chuyển đổi” thành câu chuyện về cơ hội, thành công hay câu chuyện Giấc Mơ Mỹ.
 
Chuyển đổi câu chuyện tại Colonial Williamsburg
 
Ba mươi năm trước, khi nhóm các giáo sư về nhân chủng học tiến hành nghiên cứu tại Colonial Williamsburg, họ đã gặp phải ‘cơ chế chuyển đổi’ cách kể chuyện tương tự như điều đang diễn ra ở Florida.
 
Vào thời điểm đó, bảo tàng lịch sử ngoài trời nổi tiếng thế giới ở Virginia đang giới thiệu cho công chúng một bức tranh chân thực hơn về quá khứ bằng cách kết hợp lịch sử của “Nửa Còn Lại” (the Other Half) – những người nô lệ vốn gần như vắng bóng trong các bức chân dung của bảo tàng trước đây.
 
Nhưng nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng thật khó để bảo tàng tiếp tục kể câu chuyện kể về những điều xấu xa tệ hại của hệ thống nô lệ. Đó là bởi vì phần lớn giới tham quan trả tiền là người gốc da trắng thuộc tầng lớp trung lưu, họ không muốn tập trung tìm hiểu những câu chuyện như vậy. Và nguyên nhân thứ hai, những hướng dẫn viên, hay “người phiên dịch,” sẽ luôn tìm cách để ‘chuyển đổi’ câu chuyện.
 
Bắt đầu từ dữ kiện bị bắt làm nô lệ tức là trở thành tài sản của ai đó, họ sẽ chuyển hướng câu chuyện sang gợi ý rằng những người nô lệ đang làm việc vì sự thăng tiến của chính bản thân họ.
 
Nhóm nghiên cứu đã được nghe những câu chuyện sau:
 
  • Williamsburg thế kỷ 18 không giống như những đồn điền trồng bông ở Mississippi vào giữa thế kỷ 19, với những gia đình bị chia cắt bởi những ông chủ tham lam, rồi thì đòn roi, xiềng xích và hãm hiếp. Thay vào đó, ở Williamsburg, nô lệ là tài sản đáng giá.
 
  • Thử tính toán một chút, thời đó, một người nông dân gốc da trắng có thu nhập hàng năm cũng chỉ khoảng 20 bảng Anh. Còn một đầu bếp nô lệ được đào tạo bài bản có giá trị lên tới 500 bảng Anh. Vậy thì liệu chủ sở hữu có thể đối xử tệ với một tài sản có giá trị như vậy không? KHÔNG! Họ sẽ đối xử với nô lệ đó như một tiền vệ của NFL!
 
Những câu chuyện như vậy đã so sánh giá trị (về tiền tệ) của một nô lệ với thu nhập của một người lao động da trắng. Và đó là những gì mà các vị khách tham quan đã diễn giải lại về những gì họ được nghe.
 
Trong các trường hợp khác, nhóm nghiên cứu cũng thấy các thông điệp mâu thuẫn với nhau.
 
Ở tầng trệt, người ta dàn dựng một vở kịch tái hiện lại cảnh đón Giáng Sinh của một gia đình da trắng thuộc tầng lớp thượng lưu ở Williamsburg thời đó. Các hướng dẫn viên gốc da đen, đóng vai những người nô lệ như bồi phòng, hầu gái và đầu bếp, phàn nàn rằng họ phải tận lực làm việc để tạo ra không khí lễ hội cho đẹp lòng chủ. Trong khi đó, ở tầng trên, các hướng dẫn viên da trắng vào vai những quý ông lịch lãm, đang thao thao bất tuyệt những triết lý sâu sắc về những tệ nạn của chế độ nô lệ rồi cảm thán trước việc không thể bãi bỏ nó.
 
Khi kết thúc câu chuyện, nhóm nghiên cứu trò chuyện với hai vị nữ khán giả, và thấy rằng họ đã học được những bài học khác nhau.
 
Một người kết luận rằng cô đã chứng kiến một câu chuyện thường ngày ở huyện: ở đâu thì người lao động cũng đều càm ràm về sếp mình. Người còn lại chỉ ra rằng nếu cô không thích vị sếp đó, cô có thể nghỉ việc – đây là điều mà nô lệ không thể làm được.
 
Nhưng cả hai đều cảm thấy nhẹ lòng khi biết rằng giới thượng lưu da trắng cũng thấy ‘ray rứt lương tâm’ về chế độ nô lệ.
 
Bất bình đẳng về cấu trúc hay Horatio Alger?
 
Rất khó để loại bỏ các cơ chế chuyển đổi như thế này. Chúng biến những phần đen tối nhất trong lịch sử Hoa Kỳ thành câu chuyện ‘có công mài sắt, có ngày nên kim’ rất phù hợp với Giấc Mơ Mỹ.
 
Ngày nay, không có nhiều thay đổi ở Williamsburg. Ở Florida và nhiều bang khác, cơ chế chuyển đổi cho phép các nhà thiết kế chương trình giảng dạy lịch sử tránh được các tranh cãi về tác động lâu dài của tình trạng nô lệ bị phân biệt chủng tộc. Họ tránh thảo luận về ý nghĩa của điều đó đối với hàng triệu người, những người đã không, sẽ không và không thể bắt đầu trên cùng một nấc thang thăng tiến như những nhóm người khác.
 
Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, đó không phải là câu chuyện mà nhiều người Mỹ muốn kể, muốn dạy hoặc muốn nghe.
 
Và do đó, họ chuyển sang một cách kể khác, với lập luận rằng mọi người đều có cơ hội bình đẳng, mỗi người trong chúng ta đều có khả năng chiến thắng những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua; cho nên, ai không thể vươn lên là do bản thân họ yếu đuối, bất tài, chứ không phải vì sự phân biệt đối xử.
 
Nguyên Hòa biên dịch
 
Nguồn: “Why separating fact from fiction is critical in teaching US slavery” của Eric Gable và Richard Handler, được đăng trên trang TheConversation.com. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
12/07/202515:12:00
Kinh Phật thường nói rằng chúng ta đang sống trong nhà lửa. Nghĩa là, hiểm họa liên tục, không có gì bình an. Và phải lo tìm đường giải thoát. Lời Phật dạy không đơn giản có ý nói rằng hãy rời nơi này để qua nơi khác. Không đơn giản như thế. Bởi vì chuyện dời đổi không gian và thời gian không cứu được chúng ta, khi còn danh sắc này, còn thân tâm này.
11/07/202509:36:00
“Thuật ngữ "gaslighting", mô tả một loại thao túng tâm lý. Nó làm cho những người bị nhắm đến trở nên mất phương hướng đến mức họ bắt đầu nghi ngờ bản thân, trở nên bối rối và đặt câu hỏi về nhận thức của chính mình ở thực tại. Các nhà tâm lý học cho biết khi hiện tượng “gaslighting” xảy đến, nạn nhân không chỉ bắt đầu phủ nhận sự thật mà còn bắt đầu chấp nhận thực tại sai lầm của kẻ đang thao túng họ.”
11/07/202500:00:00
Về mặt pháp lý, trở thành công dân Hoa Kỳ là một quy trình được định nghĩa rõ ràng qua giấy tờ, nơi sinh hoặc thủ tục nhập tịch. Nhưng trong sâu thẳm tâm trí của chính người dân nơi đây, có một “tiêu chuẩn” vô hình khác đang âm thầm tạo ra một ranh giới ngầm về việc ai mới thực sự được xem là “dân Mỹ đúng nghĩa.” Nhiều nghiên cứu tâm lý học đã phơi bày một thực tế đáng suy ngẫm: một thành kiến phổ biến và mạnh mẽ đang gắn liền “chất Mỹ” với đặc điểm da trắng và việc nói tiếng Anh.
11/07/202500:00:00
Bất chấp những chỉ trích gay gắt và cảnh báo về gánh nặng nợ công khổng lồ, dự luật cải tổ thuế và ngân sách của Tổng thống Donald Trump vẫn được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua… chớp nhoáng. Điều này khiến nhiều không khỏi thắc mắc: Tại sao các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa lại thể hiện lòng trung thành gần như tuyệt đối với Trump, với số phiếu chống chỉ đếm trên đầu ngón tay?
10/07/202508:01:00
Đức Phật trả lời: “—Này Ác ma, mắt là của Ông, sắc là của Ông, thức xứ do mắt xúc chạm là của Ông. Và này Ác ma, chỗ nào không có mắt, không có sắc, không có thức xứ xúc chạm, thời chỗ ấy không có hành xứ của Ông, này Ác ma.” Và tương tự với tai, mũi, lưỡi, thân, ý... Như thế, thấy không một pháp nào là ta, là tôi, là của tôi, là của ta... thì là giải thoát. Tạm gọi là một cũng được, tạm gọi là vô lượng như biển cũng được. Như thế, không thấy có cái gì là ta hay người, thì lấy chỗ nào mà đau khổ nữa.
08/07/202510:22:00
Trong ngày Sinh nhật thứ 90 của Đức Đạt Lai Lạt Ma, báo The Times of India ấn bản tiếng Anh ngày 6 tháng 7/2025 có bài do Ban biên tập viết, nhan đề “Dalai Lama turns 90: How is Zen Buddhism different from traditional and Tibetan Buddhism?” -- nghĩa là “Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa tròn 90 tuổi: Phật giáo Thiền tông khác với Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo truyền thống như thế nào?” -- đưa ra một giải thích cho các độc giả đọc Anh ngữ hiểu sơ lược về ba truyền thống Phật giáo này. Nơi đây, chúng ta dịch sang tiếng Việt bài viết kia, và sẽ góp thêm vài ý để làm sáng tỏ hơn về Thiền Tông.
05/07/202510:25:00
Đôi lời tâm sự của tác giả: Trong nửa thế kỷ vừa qua, chúng tôi đã đọc và viết về thời sự Hoa Kỳ nhưng chưa bao giờ ghi nhận được các tin tức như hiện nay. Nhân dịp quốc lễ năm 2025 xin gửi đến quý độc giả thân hữu 3 bài lịch sử Mỹ để suy luận. 1) Bài về Lễ Độc lập Hoa Kỳ, 2) Cuộc nội chiến giải phóng nô lệ da đen và 3) Bài về Lễ Tạ Ơn oan khiên của dân da đỏ.
04/07/202521:34:00
Tôi không ăn mừng Lễ Độc Lập hôm nay, vì pháo hoa không soi thấu những trại giam di dân mọc lên khắp nước Mỹ, pháo hoa không xua được ICE đập cửa dí súng còng tay bứt người mẹ ra khỏi đàn con; pháo hoa không giữ ấm được cả gia đình người đồng minh Afgan vừa mất quy chế bảo vệ. Tôi không ăn mừng vì độc lập tự do hôm nay ngụy trang dưới những khẩu hiệu vay mượn và bóp méo - vì cách đất nước chúng ta đối xử với người yếu thế dưới danh nghĩa lá cờ. Ngày vào tị nạn nước Mỹ, tôi tin đất nước này không gạt ai ra ngoài chỉ vì nơi sinh, màu da, hay tờ giấy trú thân bị bão tố cuốn trôi. Niềm tin đó chưa chết — nhưng nó không sống nhờ những tiếng nổ của pháo hoa hay sự im lặng làm ngơ. Nó chỉ còn sống khi ta đủ can đảm kể lại câu chuyện thật: di dân không xâm lăng ai cả — di dân chính là nước Mỹ, đã như thế và sẽ mãi như thế.
04/07/202500:00:00
Trong sinh hoạt chính trị tại Việt Nam hiện nay, hai khái niệm “thế lực phản động” và “đối lập chính trị” thường được sử dụng với nội hàm và vai trò khác biệt. Bài viết này nhằm so sánh bản chất và nội dung giữa hai khái niệm này và đồng thời đề xuất một cách tiếp cận khác – hy vọng là sẽ phù hợp hơn với thực tiễn chính trị đang biến chuyển tích cực theo yêu cầu phát triển xã hội và đảm bảo ổn định bền vững của đất nước.
04/07/202500:00:00
Thế giới đang đổi thay nhanh chóng. Những giá trị từng được xem là bất biến – như tự do học thuật, trao đổi tri thức và khoa học không biên giới – nay lại bị nghi ngờ và siết chặt, ngay cả ở các nền dân chủ hàng đầu. Tại Hoa Kỳ, kiểm soát đối với sinh viên và giới nghiên cứu ngày càng gắt gao. Nhiều tài năng trẻ đã chọn rời bỏ môi trường học thuật Mỹ, quay về Thượng Hải hoặc Bắc Kinh – một xu hướng ngược chưa từng thấy kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.