Hôm nay,  

Trễ giờ là sống, đúng giờ là chết.

15/09/202300:00:00(Xem: 2208)

Logo cho fb
Từ gợi ý của chủ bút, mục
BA ĐIỀU BỐN CHUYỆN ra đời do tôi, Khánh Trường, phụ trách.

Mỗi tuần một kỳ, với người đã hệ lụy với chữ nghĩa gần trọn cuộc đời, tôi nghĩ, sẽ không mấy khó khăn.

Tuy nhiên do tuổi tác và bệnh tật (bảy mươi sáu tuổi, kèm theo tai biến mạch máu não, hai mươi lăm năm trước dẫn đến hệ quả: chân bất khiển dụng phải ngồi xe lăn, tay vụng về chỉ hoạt động được ba mươi phần trăm, ăn cơm phải dùng muỗng vì không thể cầm đũa, chỉ còn một ngón duy nhất của bàn tay phải có thể gõ được chữ trên bàn phím computer, gõ xong phải chỉnh sữa rất mất thì giờ và bực mình vì sai  trật trầm trọng, mười chữ sai hết bảy! Chưa kể nhiều hệ quả khác: phát âm ngọng nghịu, khó khăn khiến người đối thoại thường không hiểu, đó là lý do trên hai mươi năm qua tôi đoạn tuyệt hẳn với chiếc điện thoại) là hai trong nhiều lý do khiến tôi quyết định mở rông cửa và kêu gọi văn hữu, độc giả hãy cùng tôi biến sân chơi này thành diễn đàn tự do và đa dạng. Ở đây chúng ta thoải mái đề cập đến mọi vấn đề, từ văn chương, hội họa, âm nhạc đến chính trị, kinh tế, xã hội, thậm chí những những chuyện tình cảm riêng tư. Nói tóm, mọi chuyện liên quan đến suy nghĩ cũng như đời sống của mỗi chúng ta, đều có thể xuất hiện trên diễn đàn này, chỉ với tôn chỉ: vui tươi, nhẹ nhàng, tránh hàn lâm, kinh điển, nhằm giúp độc giả thư giản sau một tuần tất bật với bao nhiêu lo toan đời thường.

Tuần này tôi trân trọng giới thiệu Đỗ Kh.

 Nhà văn Đỗ Kh., hẳn không xa lạ gì với người yêu văn chương tiếng Việt, ở hải ngoại nói riêng, trong nước nó chung. Ba mươi bốn năm trước, Đỗ Kh. (lúc bấy giờ ông còn ký bút hiệu Đỗ Khiêm) là tác giả đầu tiên tôi chọn để trình làng nhà xuất bản Tân Thư do tôi chủ trương. CÂY GẬY LÀM MƯA cũng là tác phẩm đầu tiên tác giả này đến với thế giới văn chương tiếng việt. Ngoài CGLM, Tân Thư còn in của ông một tập truyện nữa, KHÔNG KHÍ THỜI CHƯA CHIẾN.

Với bút pháp rất riêng cộng kiến thức và trải nghiệm sâu rộng qua những chuyến đi khắp mọi nơi trên hành tinh này, Đỗ Kh. cho chúng ta những bài viết lý thú.

***

Trễ giờ là sống, đúng giờ là chết.

Capture
Ảnh: 1. Pattaya by night đi bộ đèn đỏ; 2. Pattaya cao ốc sát bờ biển; 3.Thị trưởng trẻ tuổi đẹp trai Ittipol Khunploem.
 
 
Năm 2008 tại Pattaya, Thái lan, có xây sát bờ biển ở trung tâm thị trấn 1 chung cư 52 tầng tất nhiên là lộng lẫy.  Pattaya vào dạo đó rất nhiều khách người Nga và ngành bất động sản phát triển cực kỳ. Chung cư Bali Hai này trước tiên xây sát bờ biển là đất công đồng thời sai phạm nhiều lỗi nhưng giấy phép vẫn được vui vẻ cấp bởi thị trưởng trẻ tuổi đẹp trai Ittipol Khunploem (35t) thuộc hàng gia thế lâu đời ở địa phương. Kiểm tra tới lui, năm 2014 công trình này phải ngưng lại và sẽ bị phá. Ngoài ra còn có điều tra chống tham nhũng được bắt đầu.


Năm 2019 ông Ittipol, tức là người cấp giấy phép nhanh tay trở thành bộ trưởng bộ văn hóa.

Ngày 3 tháng 9. 2023, Ủy ban điều tra tham nhũng trao kết luận cho văn phòng công tố để truy tố ông Ittipol. Ông được lệnh trình diện tòa vào ngày 4 tháng 9. Tại sao lại vào ngày này? Đó là ngày chính phủ cũ từ nhiệm để hôm sau chính phủ mới được bổ nhiệm. Ittipol không còn là bộ trưởng nữa thì được lệnh trình tòa. Từ 2008 khi bắt đầu vụ việc giấy (trái) phép này đến 2023 là 15 năm và Ittipol đã thêm nét phong sương với vài sợi tóc điểm bạc. Thời hiệu truy tố các vụ nhũng lãm như vầy ở Thái lan lại đúng là 15 năm!  Trong trường hợp tòa nhà Bali Hai hiệu lực sẽ chấm dứt vào ngày 10 tháng 9! May quá, Ủy ban chống tham nhũng không ăn không ngủ kịp thời đúc kết nhe và công tố phải nói với vợ tối nay anh bận lắm không về nhà để xong trát đưa tòa!

Nhưng tòa án đóng cửa cuối tuần cho nên thứ 6 ngày 8 tháng 9 vào lúc 16g30 nếu cựu bộ trưởng Ittipol không bị bắt hay không ra trình diện thì chuyện sẽ ra sao? Chuyện sẽ đi theo bọt biển hay tên người yêu ghi trên cát mà thôi vì sáng thứ 2 hỡi ôi thời gian tàn nhẫn đã sang ngày 11!

Vậy đố mọi người, thật là thắt tim và nghẹt thở, Ittipol có kịp ra trình diện luật pháp không trong 4 ngày ngắn ngủi đó?

Ông ra gọi xe ôm vào lúc 16g10 và chiều thứ 6 ai cũng có khách rồi. Ittipol đứng ngơ ngẩn thì có người chỉ cho 1 anh xe đang nằm ngủ ở chỗ mát bên trong. Ittipol lay anh dậy, dúi luôn cho 200 baht và hô gấp giùm tôi chạy ra tòa án tỉnh! Chiếc xe lao nhanh và lạng lách xém bị 1 xe sỏng thẻo đụng. « Nhanh lên! Tôi cho 500 ! » Họ đến chỗ nhà hàng La Baguette trên Thrapphaya thì anh xe ôm chạy hút mất ! Ittipol hét  «Quay đầu lại!» Họ né kịp 1 xe hàng quà bán cá chiên 100 baht và quẹo trái. Lúc xe dừng trước tòa thì cổng đã đóng lúc đúng 16g30 ! Thái lan không có đùa với giờ hành chánh! Ittipol hổn hển rút ra đưa cho anh xe ôm 1000 baht  (30 Usd)!

Anh ngạc nhiên hỏi sao nhiều vậy ? Ông hứa là 500 mà? Thì 500 nếu anh đến kịp 16g29! Còn anh chở tôi trễ lúc 16g 31 thì tôi trả 1000 vì nếu không tôi đã bị câu lưu và ở tù! Tạ ơn anh! Tạ ơn Ủy ban điều tra tham nhũng, tạ ơn Viện Công tố, tạ ơn tòa và tạ ơn đời!

Đoạn chuyến xe ôm trễ này là do tôi hư cấu. Nghe đâu là Ittipol đi chơi Cam Bốt mấy ngày chứ chẳng xa xôi gì. Để chắc bụng thì thứ 2 lấy máy bay về !
Bali Hai giờ bị phá đi. 5 năm qua ở Pattaya không còn mấy khách Nga mà là giờ khách Trung quốc. Thị trấn vẫn tiếp tục phát triển xây dựng sầm uất và trên khu đất đó tôi không rõ nhưng hẳn đã có phương án xây dựng khác thay thế và lần này phải hợp pháp. Biết đâu, trong phương án mới này cựu thị trưởng và cựu bộ trưởng Ittipol lại cũng vẫn có phần?
 
Đỗ Kh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hãy thử nhớ lại lần gần đây nhất quý vị viết ghi chú, một ghi chú ngắn hoặc danh sách mua sắm chẳng hạn. Có thể quý vị đã không dùng tới giấy và viết. Hơn mười năm qua, bàn phím và màn hình đã lặng lẽ thay thế chữ viết tay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ trường, lớp cho đến các cuộc họp hành. Thậm chí, một số trường học trên thế giới đã ngừng hoàn toàn việc rèn chữ viết (cursive).
Tôi là dân Huế chính gốc 100% tức là dân Huế “chay”, Huế rất chi là Huế, Huế từ đầu đến chân, Huế từ trong ra ngoài nên phát âm các chữ có dấu HỎI-NGÃ rất tùy tiện, phóng túng, hoàn toàn không giống người dân ở miền Bắc của Cố Đô Thăng Long, mặc dù Huế của chúng tôi cũng là Cố Đô Ngàn Năm Văn Vật. Do đó dân Huế chúng tôi sợ nhất là những chữ có dấu HỎI-NGÃ lúc viết bài thi chính tả, dù đã học thật kỹ cuốn sách viết về luật HỎI, NGÃ của Thầy Lê Hiếu Kính.
“Cò” đây chẳng phải “Con Cò mày đi ăn đêm” mà cũng chẳng phải “Cái Cò súng của các ông”, không phải, giời ạ. Cò-cảnh-sát hay Cò-mồi lại càng không phải nốt. Cò đây là Thầy Cò. Đúng ra phải gọi là Cô Cò hoặc Bà Cò thì chính xác hơn, nhưng trong ngôn ngữ tiếng Việt tôi chưa thấy ai gọi như thế bao giờ, nghe nó tréo ngoe, nó chỏi tai thế nào ấy. Có lẽ tại cái “nghề Cò” từ hồi nảo hồi nào chỉ toàn do các ông đảm nhiệm. Nhưng thời buổi bây giờ, thời buổi mà các bà các cô có thừa bản lĩnh để xâm chiếm hầu hết các lãnh vực trong nhà (thì đã đành) cũng như ngoài phố thì chắc chắn đã có nhiều Cò phái nữ, mà tôi là một thí dụ điển hình.
Từ khi sinh ra và biết nhận thức thì nhớ/quên gắn liền với cuộc sống hằng ngày cho đến khi lìa trần. Phân Tâm Học ((Psychoanalysis) đã giải thích về nhớ/quên theo trình tự thời gian từ tuổi thơ đến tuổi già nhưng thực tế nó không hoàn toàn như vậy mà tùy theo hoàn cảnh, môi trường sống, giáo dục, xã hội… biến động tâm lý ảnh hưởng đến từng cá nhân với não bộ.
Hồi đó chúng tôi học triết lớp 12C, chúng tôi học với cô Chu Kim Long và có tuần với thầy Vĩnh Để. Cả hai giáo sư của chúng tôi chia giờ ra giảng dậy về tâm lý học rồi phân tâm học về vô thức của triết gia Simon Freud. Phần lý luận học và đạo đức học thì dễ dàng hơn. Riêng phần tâm lý học, nhất là tâm lý học ngôi thứ ba khúc mắc, ở phần dằng co giữa ý thức và vô thức… thành ra bài học bài giảng làm chúng tôi điên đầu và cô, thầy chúng tôi cũng khô cổ họng.
Thông thường, nhà xưa có nền hơi cao nên phải bước lên tam cấp để vào nhà! Ngôi nhà có ba gian hai chái với hàng ba rộng. Trong bếp có ông Táo là ba cục đất, hoặc ba viên gạch... Theo truyền thuyết, đó là “một Bà và hai Ông”. Họ như vậy mà vẫn chịu nổi sức nóng của lửa củi! Hay quá! Đàn bà đi chợ, cho dù món hàng chỉ có đôi ba đồng, họ vẫn trả giá đôi ba lần. Để khỏi bị hố! Cuộc sống của họ dính liền với “ba cọc ba đồng” đó mà! À! Nhân nói về đàn bà mới nhớ ra theo truyền thống, họ phải chịu nép mình vào “Tam tòng tứ đức”! Kẹt lắm chớ không phải chơi đâu! Trong lúc đàn ông thời xưa có “năm thê bảy thiếp” thì đàn bà thời nào cũng chỉ “Chính chuyên một chồng”!
"Nếu cô hôn con cóc này, hôm nay ngày 14 tháng 2, và đúng 7h tối nay, thì sẽ có người đến gõ cửa nhà cô. Đó là Hoàng Tử Trong Mơ của cô đấy". Ban nãy, lúc 5 giờ chiều, khi nàng mở gói quà nhỏ và thấy con cóc, ban đầu nàng đã tỏ thái độ kinh tởm, nhưng rồi, khi đã hết ngạc nhiên và sững sờ, thì nàng đã hoài nghi và lo sợ. Cô nàng này ư, cô ta luôn tin vào Hoàng Tử Trong Mơ. Và tin vào nụ hôn của tình yêu đích thực. Nếu không thì cô đã nhanh chóng thả con vật bé nhỏ kia ra cho rồi. Nhưng vào ngày lễ Thánh Valentine, ngày lễ Tình Yêu, một khi đã nhận kiểu thư như thế này, cô nàng đã trở nên mơ mộng. Cô đặt cái loài ếch nhái này trong một cái gọi là hủ ẩm ướt rất tầm thường làm như không có chuyện gì xảy ra, và chạy vào trong phòng tắm ngắm lại cái dung nhan của mình xem sao. Ôi, ai mà biết được nhỉ.
Đài CBS đưa tin vào ngày thứ bảy 27/7 vừa qua, tại bãi biển Miaquamicut ở Westerley, tiểu bang Rhode Island, chuồn chuồn đã tập kích những người tắm biển. Video ghi lại cho thấy nhiều người đã phải lấy khăn tắm trùm người lại để tránh nạn chuồn chuồn. Một người phát biểu: “Tôi hơi sợ. Tận thế chăng?”. Ông Mark Stickney nói với đài truyền hình WBZ: khi ông tới bãi biển vào lúc 11 giờ sáng thì chuồn chuồn đã bay khắp bốn phía. Tới 1 giờ trưa thì chuồn chuồn tụ lại đông như hội. Ông nói: “Có lẽ có cả hàng trăm ngàn con chuồn chuồn. Rất kỳ lạ!”. Mọi người ngồi chịu trận. Chuồn chuồn không làm phiền ai. Một chuyên viên nghiên cứu về chuồn chuồn, bà Ginger Brown ở Rhode Island, khuyên mọi người đừng sợ hãi vì chuồn chuồn nhìn rất rõ, không bay trúng vào người đâu.
Bài viết này chỉ giải thích đôi nét văn hoá Hoa Hạ về Nho tự, dù vậy vẫn bao hàm được nghĩa nôm na lẫn nghĩa bác học. Đôi khi còn mang nghĩa ẩn dụ, liên quan đến phạm trù nhân văn, xã hội, tự nhiên, tư tưởng triết học tôn giáo. Nói cách khác, đơn giản là tìm hiểu chữ QUÁN và một số chữ QUÁN Hán Việt..
Tháng bảy lại về, những người con Phật khắp nơi nao nao chuẩn bị cho mùa hội hiếu. Không biết tự bao giờ nhưng lễ Vu Lan đã ăn sâu vào tâm khảm của mọi người con Việt. Có những người khác đức tin nhưng cũng biết đến lễ Vu Lan. Tạm gác qua những lý luận khác biệt có hay không có lễ Vu Lan trong Phật giáo. Tạm không bàn về những quan điểm khác biệt giữa các tông phái, các dòng truyền thừa. Chúng ta hãy hoan hỷ với tinh thần báo hiếu, ý nghĩa cao đẹp của lễ Vu Lan. Nào chỉ có người Việt, Người Hoa, người Hàn, người Nhật nói chugn là những dân tộc chịu ảnh hưởng văn Hóa Trung Hoa và Phật giáo Bắc truyền đều hân hoan tổ chức lễ Vu Lan. Với các dân tộc Á Đông đã có một thời gian dài sống với Khổng giáo nên rất coi trọng chữ hiếu, con người lấy chữ hiếu làm đầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.