Hôm nay,  

Tại sao Việt Nam muốn nâng cấp ngoại giao với Mỹ?

02/08/202308:24:00(Xem: 2231)
Chính luận

vn court

Việt Nam muốn nâng cấp ngoại giao với Mỹ làm gì là câu hỏi được đặt ra, sau khi Tổng thống Joe Biden tiết lộ vào ngày 28/7/2023 rằng: "Tôi nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tôi tới G20. Ông ấy muốn nâng tầm để Mỹ thành đối tác lớn, cùng với Nga và Trung Quốc".

G-20 là khối 19 nước đại kỹ nghệ, đang phát triển và Liên hiệp Châu Âu chuyên quan tâm đến các vấn đề toàn cầu như kinh tế, khí hậu và phát triển. Khối này kiểm soát 80% kinh tế và 60% lãnh thổ thế giới. Tuy thành lập muộn vào năm 1999, nhưng sức mạnh toàn cầu của nó đã giúp ngăn chận được những những cuộc khủng hoảng kinh tế quan trọng.

Mỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 11/07/1995, sau những nỗ lực của Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam, Võ Văn Kiệt. Tổng thống Biden không nói tên người đứng đầu Việt Nam đã gọi cho ông, nhưng nhiều phần chắc là ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước về mặt ngoại giao nhưng không có thực quyền bằng Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng.

Bách khoa Toàn thư mở cho biết: “Quan hệ ngoại giao giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trở nên sâu sắc và đa dạng hơn trong những năm đã bình thường hóa chính trị. Hai nước đã thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an ninh khu vực. Hai nước ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào tháng 7 năm2000, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 năm2001. Tháng 12 năm 2006, Hoa Kỳ chấp thuận Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.”

Tuy nhiên, sau 28 năm bang giao, Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn ở cấp “toàn diện”, không bao hàm vấn đề an ninh và quân sự. Cấp ngoại giao cao hơn là mức độ “chiến lược”, trong đó “an ninh” và “thịnh vượng chung” của hai nước được coi là quan trọng.

CHIẾN LƯỢC-CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN

Cho tới nay (2023), Việt Nam có quan hệ “chiến lược” với 13 nước gồm: Thái Lan, Nam Dương, Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Anh, Đức, Ý, Pháp, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan. Ở mức độ cao nhất, “chiến lược toàn diện”, Việt Nam đã thiếp lập với 4 quốc gia gồm: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Theo  Bách khoa tòan thư mở thì: “Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược.”

 LÝ DO VIỆT NAM NÂNG CẤP

Nhưng tại sao Việt Nam muốn nâng lên cấp ngoại giao “chiến lược” với Mỹ vào lúc này? Căn cứ vào tình hình thực tế thì vì “mối đe dọa từ phía Trung Quốc ở Biển Đông ngày một gia tăng” và nhu cầu quốc phòng của Việt Nam. Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974, trước cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Đến ngày 14 tháng 3 năm 1988, Quân Trung Quốc đánh chiếm đảo (Việt Nam gọi là đá) Gạc Ma, hạ sát 64 binh sỹ Việt, 11 bị thương và 9 bị bắt. Đến nay, tổng số vị trí bị Trung Quốc chiếm đóng là 7, gồm : Đá  Châu Viên, đá Chữ Thập, cụm đá Ga Ven, đá Gạc Ma, đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn và đá Subi. Các vị trí này đã được “quân sự hóa” với sân bay, bến cảng và căn cứ quân sự. Như vậy, sau  khi biến Phú Lâm, thủ phủ của Hoàng Sa, thành một vị trí quân sự kiên cố và sân bay tối tân, Trung Quốc đã có một lực lượng quân sự hùng mạnh nhất để đe dọa an ninh và lấn chiếm ở Biển Đông. Bằng chứng là Trung Quốc đã chiếm thêm 4 vị trí chiến lược ở Biển Đông, theo báo tài chính Bloomberg ngày 20/12/2022. Các điểm này gồm Đá Ba Đầu, An Nhơn, Tri Lễ và Đá Én Đất nằm trong vùng của nhóm Sinh Tồn Đông, nơi có quân của Việt Nam. Việt Nam cũng kiểm soát tổng cộng: 21 thực thể địa lý, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô, theo Bách khoa Toàn thư mở.

Từ lâu, Bắc Kinh đã khăng khăng tự nhận “tất cả các đảo, bãi đá và vùng biển chung quanh ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc từ thời Cổ đại”. Khu vực này thường được gọi là “đường 9 đoạn”, giống như cái “lưỡi bò” chiếm 2/3 diện tích của trên 3 triệu cây số vuông ở Biển Đông.

Tuy nhiên, Việt Nam bác bỏ, qua lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng: “Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế".

Ngoài Việt Nam, Trung Quốc còn tranh chấp lãnh thổ với Phi Luật Tân và Mã Lai Á. Bác Kinh vẫn gửi các tầu quân sự và hàng trăm thuyền đánh cá có võ trang đến khu vực tranh chấp bãi cạn Hoàng Nham (Scaborough) nghênh chiến với lực lượng Phi Luật Tân. Hoàng Nham nằm cách bờ tây đảo lớn của Philippines 230 km và cách Trung Quốc hơn 800 km về phía bắc. Đây là một cụm san hô và đá ngầm mà Trung Quốc tự nhận đã làm chủ từ thế kỷ VIII.

LÝ DO DẦU KHÍ
 
Ngoài lý do lãnh thổ, khả năng dự trữ dầu và khí đốt  ở Biển Đông đã khiến tham vọng bành trướng của Trung Quốc ngày một hung hăng hơn.

Theo Bách khoa Toàn thư mở thì: “Biển Đông được đánh giá là 1 trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính ở biển Đông có 900.000 tỷ feet (khoảng 27,000 triệu tỷ mét khối) khối trữ lượng khí đốt tự nhiên và dầu mỏ, tương đương 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Kông, Sông Hồng, cửa sông Châu Giang. Hiện nay, hầu hết quốc gia trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển, như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan, và Indonesia là thành viên của OPEC.”

Riêng Việt Nam, theo báo cáo của chính phủ Úc năm 2017 thì: “Trữ lượng thiên nhiên dầu thô của Việt Nam là 4,4 tỷ thùng và trữ lượng khí đốt là 704 tỷ mét khối, lớn thứ ba ở Đông Nam Á, sau Indonesia và Malaysia. Hai địa vực chính có dầu khí là bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn. Mỏ Bạch Hổ từ khi khám phá năm 1975 là mỏ dầu lớn nhất nhưng sau 30 năm khai thác đã vào thời kỳ suy cạn. Tuy các chuyên gia đã tìm được 14 mỏ khác nhưng những mỏ này không dồi dào bằng Bạch Hổ nên tổng sản lượng hằng năm kém dần.”

VỤ GIÀN KHOAN 981 – AN NINH

Cách đây 9 năm, vào ngày 2 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã tự ý đưa giàn khoan tìm dầu 981 đến đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến, thuộc quần đảo Hoàng Sa và đang là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc) 17 hải lý (khoảng 30 km) về phía nam, cách đảo Hải Nam 180 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông. Vị trí này nằm bên trong vùng “đặc quyền kinh tế” 200 hải lý của Việt Nam. Sau khi bị Việt Nam phản đối và Quốc tế lên án, vào ngày 27/5/2014 Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan 981 đến một địa điểm khác. Tuy nhiên tranh chấp ở Biển Đông giữa hai nước vẫn tiếp diễn.

Ngoài dầu khí, nếu để cho Trung Quốc kiểm soát Biển Đông thì giao thông trên biển sẽ bị đe dọa theo tuyến Trung Đông-Ấn Độ Dương và Bắc Đại Dương, vì 2/3 hàng hóa Thế giời được di chuyển trên tuyết huyết mạch Biển Đông. Nhưng không giống như quan hệ an ninh và quốc phòng bền chặt giữa Phi Luật Tân và Mỹ, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chưa có một hiệp ước an ninh nào. Bằng chứng là Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã nói với người đồng cấp Philippines, Gilbert Teodoro, hôm 6/7 (2023) rằng cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ đồng minh của mình là vững “như bàn thạch”, kể cả ở Biển Đông.

Trái với chính sách quốc phòng thân Mỹ của Phi Luật Tân, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 đã minh định chủ trương của Việt Nam là:  “Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”

Nhưng liệu chính sách này có thực tế trước những đe dọa hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông? Theo ý kiến của nhiều người ở Việt Nam thì “trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, chính sách “bốn không” của Việt Nam đã không phù hợp, thực hiện chính sách “bốn không”, Việt Nam sẽ bị cô lập trong cộng đồng quốc tế.” (theo Đài Tiếng nói Việt Nam, ngày 23/03/2022). Tuy nhiên, cũng theo VOV, các viên chức Quốc phòng Việt Nam cho rằng, chính sách quốc phòng “độc lập là cách lựa chọn đúng đắn của Việt Nam”.

NÓI VÀ LÀM

Vậy tại sao, trong cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa từ 1960 đến 1975, miền Bắc Cộng sản đã liên minh với khối  Cộng sản Quốc tế, đứng đầu bởi Nga và Trung Cộng, để  gây ra cuộc chiến “huynh đệ tương tàn”, giết hại hàng triệu người dân lành miền Nam Việt Nam? Để ngụy trang cho chính sách “xâm lược và phá hoại”, đảng CSVN đã thành lập Tổ chức tay sai, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20/12/1960 để đưa quân vào miền Nam. Tuy nhiên, sau khi hai hai miền Bắc-Nam thống nhất ngày 30/4/1975,  đảng CSVN đã buộc Chính phủ Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, đại diện ngoài mặt của Mặt trận Giải phóng miền Nam, giải thể ngày 04 tháng 2 năm 1977. Chính phủ Việt Nam thống nhất dược thành lập với danh xưng “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thân Nga. Nhưng ngay sau đó, Việt Nam đã gây xung đột với Trung Quốc ở biên giới và xâm lăng Campuchia (Cao Miên), lật đổ Chính phủ Pol Pot thân Trung Quốc. Để trả đũa, Trung Quôc xua 600 ngàn quân vượt biên giới  tấn công Việt Nam tháng 2 nam 1979. Cuộc chiến này kéo dài đến năm 1989 gây thiệt hại nặng nề cho Việt Nam.  

Đến nay, tuy hai nước Việt-Trung đã làm hòa, nối lại bang giao nhưng xung đột ở Biển Đông vẫn âm thầm tiếp diễn. Vì vậy Việt Nam đã có quan hệ mật thiết quốc phòng với Nga để hy vọng được Nga giúp cân bằng lực lượng với Trung Quốc. Giờ đây, Việt Nam muốn “nâng cấp ngoại với Hoa Kỳ” cũng không ngoài mục đích mưu cầu một sự bảo vệ nào đó khi bị Trung Quốc tấn công.
 
Tuy nhiên, đối với chính quyền của Tổng thống Biden thì  hai hồ sơ xấu về  “nhân quyền” và “tự do tôn giáo” của Việt Nam có thể sẽ gặp khó khăn tại Quốc hội Mỹ, nếu Việt Nam muốn Hoa Kỳ trợ giúp Quốc phòng.

 

– Phạm Trần

(08/023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quan hệ Mỹ-Việt Nam trong nhiệm kỳ II của Tổng thống Cộng Hòa Donald Trump sẽ không có những thay đổi đặc biệt, nếu liên lạc giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh vẫn giữ nguyên trạng như thời Tổng thống Dân Chủ Joe Biden.
Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ sẽ là Donald Trump. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với Fox News, CNN và Associated Press xác nhận. Tổng Thống Đài Loan đã gửi lờn chúc mừng. Các công ty Đài Loan đang đánh giá lại các kế hoạch ở nước ngoài của họ. Advantech Co., Ltd., một nhà sản xuất sản phẩm tự động hóa công nghiệp có trụ sở tại Đài Loan, sẽ tiếp tục phát triển tại Hoa Kỳ, Miller Chang, chủ tịch nhóm embedded-IoT (internet of things, còn dịch là internet vạn vật) của Advantech cho biết.
Khả năng “lịch sự” và “ảo luận” trong chữ nghĩa phê bình khiến cho tôi băn khoăn mỗi khi nghĩ đến văn học Việt nói chung và Văn học hải ngoại khoanh vùng.
Chỉ quá nửa đêm của ngày lịch sử 5 tháng 11, 2024, cựu tổng thống Trump đã giành chiến thắng rõ ràng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với khả năng thắng hầu hết các tiểu bang chiến trường, đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên phụ nữ da màu - trở thành đảng viên Cộng hòa đầu tiên giành được số phiếu phổ thông toàn quốc sau 20 năm
“Vinh quang thay xã hội. Nhưng mà khốn nạn thay xã hội!”, tôi phải đi vay của Nguyễn Công Hoan rồi hoán vị “Kép Tư Bền” bằng “xã hội” là để cảm thán cho thân phận voi-chó của nó, như là một trong những ngôn từ / ý niệm bị khai thác chính trị nhiều nhất. Nhưng cũng có một sự nghịch pha, đến 180 độ. Mang ý nghĩa “cùng khổ / vô phước / bất hạnh” trong cách dùng của Nguyễn Công Hoan thì, đến thời của chúng ta, “khốn nạn”, như trong cách dùng nói trên, đã bị lột bỏ cái ý xót xa, thông cảm, chỉ có ý xấu, rất nặng, như một sự sỉ nhục
Truyện dài tham nhũng ở Việt Nam xem hoài không chán vì mỗi thời Tổng Bí Thư chuyện kể lại lâm ly bi thiết hơn...
Đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của khối BRICS tại thành phố Kazan, Nga, từ ngày 23 đến 24/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan công khai bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của khối BRICS và được Tổng thống Vladimir Putin quan tâm đặc biệt. Tại sao? Erdogan mong đợi gì trong cuộc hội kiến này và những hậu quả địa chính trị và kinh tế nào có thể xảy ra?
Trong vài tháng qua, báo chính chính thống của Mỹ đã dành cho Donald Trump khá nhiều đất diễn. Nhất cử nhất động của Trump, dù đáng hay không đáng, dù thiếu một nửa để trở thành một ổ bánh mì, vẫn được những tờ báo lớn có lịch sử hơn trăm năm dẫn lại. Với Trump, đó là một chiến thắng. Với báo chí, đó là kinh doanh, là “rating.”
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
Chính quyền CSVN và Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (The United States Commission on International Religious Freedom / USCIRF) đã có tầm nhìn tương phản về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.