Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Kissinger và cuộc họp Bilderberg 2023 với "sự ám ảnh về hồ sơ 1975": bức tử VNCH

02/07/202308:34:00(Xem: 5658)
Bình luận thời sự

daovan

Cuộc họp Bilderberg (nhóm siêu quyền lực) năm 2023 là một hội nghị thường niên được tổ chức bởi Nhóm Bilderberg. Hội nghị thu hút sự tham gia của các chính khách, doanh nhân, giới trí thức và những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa. Các chủ đề thảo luận tại cuộc họp thường xoay quanh chính sách quốc tế, an ninh, kinh tế, công nghệ và vấn đề xã hội khác.  Năm nay cuộc họp kéo dài 3 ngày, từ ngày 19 đến 21/5/2023, được tổ chức tại Lisbon, thủ đô nước Bồ Đào Nha. Ngoài  chương trình nghị sự của “Nhóm Siêu Quyền Lực“ 2023, bài báo trên The Guardian  còn nhắc đến vai trò của ông Kissinger về "sự ám ảnh với bí mật ngoại giao cá nhân – về hồ sơ 1975...”  Vì vậy nhân cơ hội  này  người viết gửi đến bạn đọc tài liệu liên quan đến chính sách của Liên Xô phát động chiến tranh chống Mỹ tại Việt Nam (1960), ngược lại Mỹ dùng Việt Nam (1961) để chống lại chiến tranh giải phóng do Liên Xô  đề xướng, kết quả  dẫn đến  “hồ sơ 1975”...
 
✱ Cuộc họp nhóm Siêu Quyền Lực Bilderberg 2023

Theo The Guardian, lịch trình của cuộc họp Bilderberg, Ukraine, Nga và NATO được đặt vào vị trí quan trọng. Vấn đề Ukraine đang gây căng thẳng và xung đột với Nga đã trở thành một điểm nóng quốc tế và có ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ giữa các nước và tổ chức quốc tế. Sự hiện diện của NATO trong bối cảnh này đẩy mạnh cuộc tranh luận và các biện pháp để đảm bảo an ninh khu vực.
 
Cuộc hội nghị hàng năm, dành cho tầng lớp đặc quyền, một cuộc họp ngoại giao, một cơ hội vận động cho các lợi ích tài chính xuyên quốc gia, một trung tâm của các lý thuyết âm mưu đầy căng thẳng - nhưng trên hết, cuộc họp Bilderberg lần thứ 69, tại khách sạn lộng lẫy Pestana Palace, xuất hiện như một hội đồng chiến tranh.
 
Ngay trước kỷ niệm 100 tuổi của Kissinger, người đã từng là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ và lâu nay là một nhân vật quan trọng của Bilderberg, ông sẽ rất vui mừng, hoặc với bất kỳ cảm giác u ám nào mà ông cảm nhận thay vì niềm vui, khi thấy nhiều quan chức tình báo Mỹ tham dự cuộc họp năm nay.
 
• Hai mối đe dọa từ Trung Quốc 

Biden đã gửi người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc gia, Avril Haines, và người đứng đầu định hình chiến lược tại Hội đồng An ninh Quốc gia, Thomas Wright, cùng một nhóm các nhà lập kế hoạch và nhà tình báo bí ẩn từ Tòa Bạch Ốc. Trong số họ, có Jen Easterly - Giám đốc Cơ quan An ninh Mạng và Cơ sở hạ tầng, người đã gần đây nói rằng thế giới phương Tây đối mặt với hai "thách thức và mối đe dọa xác định thời kỳ" - trí tuệ nhân tạo và Trung Quốc, cả hai đều là đề tài trong chương trình thảo luận năm nay.
 
Ngoài vấn đề Ukraine, các vấn đề này đã chiếm ưu thế trong cuộc thảo luận tại Lisbon.  Mục tiêu chung của Trung Quốc là "sắp xếp lại trật tự thế giới", theo lời của Elizabeth Economy, người tham dự Hội nghị Bilderberg lần thứ hai với tư cách là cố vấn hàng đầu của Tổng thống Biden về Trung Quốc tại Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

Sự gia tăng của những gì bà ta  gọi là "một trật tự tập trung vào Trung Quốc với các quy chuẩn và giá trị riêng" là một lời thách thức mà Bilderberg phải đối mặt, diễn đàn thuộc  tầng lớp đặc quyền đã giúp định hình và thúc đẩy trật tự thế giới phương Tây trong gần 70 năm qua (...is a gauntlet thrown down at Bilderberg, the elite forum which has helped frame and foster the western world order for nearly seven decades.) Họ không ngại một trật tự thế giới mới, nhưng họ muốn nó được tạo ra tại Bilderberg, chứ không phải từ Trung Hoa, “ Made in China”.
 
Hai mối đe dọa từ Trung Quốc và công nghệ được liên kết với nhau trong tư duy của thành viên Hội đồng quản trị Bilderberg, Eric Schmidt. Chỉ vài ngày trước đó, người đã từng là CEO của Google nói trong một cuộc điều trần ở Quốc hội rằng trí tuệ nhân tạo "được đặt ở trung tâm" của cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ông cũng nói rằng "Trung Quốc hiện đang dành nguồn lực khổng lồ để vượt qua Hoa Kỳ trong các công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo".

Schmidt nhận thức được những nguy cơ tồn tại của trí tuệ nhân tạo, thậm chí cảnh báo rằng "có thể tình hình sẽ tồi tệ hơn những gì mọi người đang nói", nhưng ông phản đối lời kêu gọi của một số chuyên gia trí tuệ nhân tạo, bao gồm Elon Musk, về việc tạm dừng phát triển trí tuệ nhân tạo trong sáu tháng, vì bất kỳ sự trì hoãn nào "đơn giản là có lợi cho Trung Quốc". Có vẻ như có một logic mờ ám và mỉa mai: chúng ta phải tiếp tục phát triển một cái gì đó có thể phá hủy chúng ta trước khi Trung Quốc phát triển nó thành một cái gì đó có thể phá hủy chúng ta
 
• Cảnh báo về khả năng thông tin giả mạo từ trí tuệ nhân tạo (AI)
 
Một trong số những người nổi tiếng ở Silicon Valley có mặt tại Lisbon là Sam Altman, CEO của OpenAI.   Trong tuần này (5/2023), Altman đã chia sẻ những lo ngại của mình về trí tuệ nhân tạo trong một cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ và cảnh báo về khả năng ngày càng gia tăng của trí tuệ nhân tạo để làm cho cử tri bị lừa bằng những thông tin giả mạo có vẻ hợp lý - đây là một vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với Altman "vì chúng ta sẽ đối mặt với cuộc bầu cử vào năm sau và những mô hình này đang trở nên tốt hơn".

Thú vị là đề tài  về “Lãnh đạo Hoa Kỳ” nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị tại Bilderberg năm nay, mặc dù với việc phát hành ChatGPT-5 thế hệ tiếp theo của OpenAI, các cuộc tranh luận tổng thống năm 2024 rất có thể sẽ giành chiến thắng nhờ một chatbot hóm hỉnh và lôi cuốn.
• Vai trò của TS Kissinger 
 
Đáng kinh ngạc là Kissinger đã tham dự các cuộc họp Bilderberg từ năm 1957. "Sự ám ảnh với bí mật ngoại giao cá nhân" của ông với hồ sơ năm 1975 (His “preoccupation with secrecy and personal diplomacy”, as a 1975 profile of the controversial statesman ) về chính trị gia gây tranh cãi này đã phù hợp với mong muốn của Bilderberg là giữ  bí mật cuộc họp hàng năm.

Nhưng đó là một mong muốn đôi khi chuyển sang sự hoang mang. Vào thứ Năm, The Guardian đã gặp Victor Halberstadt, người đứng đầu của Bilderberg ở châu Âu, khi ông ra khỏi một hiệu thuốc ở Lisbon, nắm chặt một gói kem chống nắng. Halberstadt không chỉ phớt lờ sự tiếp cận lịch sự của báo chí, ông còn phủ nhận mạnh mẽ rằng ông là Victor Halberstadt và sau đó lên một chiếc Mercedes chở ông đi qua vòng an ninh.
 
Điều này về sự giả mạo và bí mật trong Chiến tranh Lạnh có vẻ lạ lẫm và lỗi thời đối với một cuộc họp mà trong đó diễn ra những cuộc trò chuyện tiên tiến về trí tuệ nhân tạo với sự tham gia của các CEO của DeepMind và Microsoft. Tuy nhiên, tất cả những cuộc né tránh và xoay trở này có vẻ đạt được mục tiêu của nó, nếu mục tiêu cuối cùng là sự lơ là của báo chí.

• Thành phần tham dự 

Xét về số lượng và chức vụ của những nhân vật công khai và người hình thành chính sách tham dự cuộc họp Bilderberg, có một sự thiếu vắng kỳ lạ về sự đưa tin thuộc  báo chí chính thống của thế giới. Năm nay, danh sách tham dự chỉ ghi chú như sau: ba thủ tướng, hai phó thủ tướng, Chủ tịch của Quốc hội châu Âu, Chủ tịch Eurogroup, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, hai Ủy viên Ủy ban châu Âu, một nghị sĩ châu Âu và một thành viên của Thượng nghị viện Anh, Dambisa Moyo - người vừa là một bá tước, vừa là thành viên trong ban giám đốc của tập đoàn dầu khí lớn Chevron.
 
Như thường lệ, các công ty dầu khí lớn có sự hiện diện mạnh mẽ tại cuộc họp Bilderberg, với sự tham gia của các CEO của Total, BP và Galp. Công ty dược phẩm lớn cũng tham gia tích cực, với sự hiện diện CEO của Merck và Pfizer, cùng với một thành viên trong ban giám đốc của AstraZeneca. Ngành công nghiệp hóa chất quốc tế được đại diện bởi CEO của BASF và một thành viên trong ban giám đốc của Coca-Cola.

Đương nhiên, quyền lợi chính đáng của các chủ tịch, giám đốc và CEO này là lợi nhuận, và vì vậy họ luôn muốn đảm bảo các quy định ngành công nghiệp được bẻ cong theo hướng thuận lợi cho họ. May mắn thay, nhiều trong số họ là các thành viên cao cấp của các tổ chức thương mại và nhóm lợi ích thương mại.

Ví dụ  như Viện Tài chính Quốc tế, một lực lượng quan trọng trong quản lý tài chính toàn cầu. Viện này được chủ trì bởi Giám đốc điều hành của Banco Santander và thành viên ban chỉ đạo của Bilderberg, Ana Botín. John Waldron, Tổng giám đốc Goldman Sachs, cũng nằm trong ban giám đốc. Đây là hai nhà vận động tài chính quyền lực nhất trên thế giới, và họ có ba ngày để trao đổi với những nhà hoạch định chính sách.
 
Kiếm tiền nhanh nhờ tham dự Bilderberg.
 
Khi Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha đang cân nhắc về vấn đề Ukraine với người đứng đầu NATO, ông đang làm như vậy trong tầm nghe của một số nhà đầu tư tham lam nhất trên thế giới, như Henry Kravis hoặc ông chủ quỹ đầu cơ Kenneth Griffin, người giàu thứ 21 tại Mỹ.

Đây là những người tỷ phú mà hàng tỷ USD của họ phụ thuộc vào việc có được thông tin ưu thế (từ Bilderberg) so với đối thủ cạnh tranh, và khó có thể biết được những người như Griffin và Van Rappard đến đó để làm gì, trừ việc lấy những mẩu thông tin địa chiến lược để kiếm tiền nhanh.

Tuy nhiên, điều này dường như không đặt bất kỳ nguyên tắc đạo đức nào với bất kỳ chính trị gia nào khi tham gia các cuộc thảo luận tại Bliderberg. Họ rất vui lòng nói chuyện công việc phía sau những bông hoa giấy với một nhóm tỷ phú và kẻ cướp lợi nhuận.   Nhưng chớ có nghĩ rằng sẽ có một buổi họp báo sau cuộc họp của Bilderberg. (Theo The Guardian Uk) 
 
Xin mở ngoặc để bổ túc thêm về "nhóm quyền lực Washington" theo báo La Presse, Canada (20.8.2021): "Niềm tự hào về chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn còn sống mãi, một chính sách được thúc đẩy không chỉ bởi những người  trong  nhóm quyền lực Washington - mà còn bởi toàn bộ  tập đoàn công nghiệp quốc phòng được hưởng lợi từ sự kiêu hãnh của chính sách này). Bạn không cần phải là một nhà sử học hay một nhà kinh tế học cũng đều có thể  thấy rằng "các cuộc chiến tranh kéo dài" trước hết đều đã mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà sản xuất vũ khí."
 
Dựa theo đoạn văn ghi trên về " sự ám ảnh với bí mật ngoại giao cá nhân" của ông Kissinger veefvề hồ sơ năm 1975", có thể hiểu " bí mật ngoại giao" này  là  chuyến đi bí mật đến Bắc Kinh vào mùa Hè 1971 của TS Kissinger.   Theo biên bản cuộc họp giữa TS Kissinger và TT Chu Ân Lai, ông Kissinger hứa hẹn Mỹ  sẽ chấm dứt chiến tranh và rút quân khỏi Việt Nam theo như yêu cầu của Thủ tướng (Chu Ân Lai) - " I can assure you that we want to end the war in Vietnam through negotiations, and that we are prepared to set a date for the withdrawal of all our forces from Vietnam and Indochina as you suggested before " - « Sate.Gov/ Memorandum of Conversation, Beijing, July 9, 1971 »;   Về  “ hồ sơ 1975 " với kết quả cuộc " bí mật ngoại giao cá nhânl" đã  dẫn đến VNCH bị bức tử vào năm 1975.
 
Để rộng đường dư luận, tưởng cũng nên xem lại các chính sách từ phía Liên Xô và Mỹ liên quan đến cuộc chiến Việt Nam, và  nhất là tuyên bố  của Tướng Westmoreland trên đài Radio Little Sài Gòn tháng 9/1995 về mục tiêu  "CHIẾN LƯỢC " của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Vậy đâu là mục tiêu "CHIẾN LƯỢC" của Mỹ và Liên Xô trong cuộc chiến tại Việt Nam?
 
✱ Mục tiêu chiến lược của Liên Xô và Mỹ trong chiến tranh Việt Nam 
 
 • Tướng Westmoreland: "Việc cắt đứt đường mòn HCM sẽ giảm thiểu các chiến lược của chúng tôi rất nhiều" 
 
Tướng Westmoreland đến Nam Cali và dành cho đài Radio Little Sài gòn cuộc phỏng vấn về vụ Tết Mậu Thân 1968 – và vụ tiến quân ra Bắc, do MC Việt Dũng phỏng vấn 9/1995, sau đó bài phỏng vấn được loan tải trên báo Hồn Việt (SD-Cali) 10/1995:

Tướng Westmoreland: "Chúng tôi đã biết trước cuộc tổng công kích sẽ xảy ra. Và tôi sẽ thú tội với mọi người khi nghĩ lại, là tôi đáng lý ra đã phải loan báo những tin tức này đến mọi người... Ông Averell rất là cứng rắn khi cho rằng cuộc chiến không được lan rộng ra khỏi lãnh thổ miền Nam và điều này đã trở thành chủ trương của Hoa Kỳ trong suốt thời gian tham gia cuộc chiến tại miền Nam, là chúng ta không được phát triển cuộc chiến ra ngoài phạm vi lãnh thổ này. Chúng tôi đã có những cuộc xâm nhập bí mật vào đường mòn HCM và tấn công những đơn vị Bắc Việt dùng con đường này để tiếp tế cho Miền Nam, nhưng chúng tôi không bao giờ được quyền đế cắt đứt con đường này dù chúng tôi dư sức làm điều đó, vì con đường mòn này là mạch sống của địch quân và việc cắt đứt con đường này  sẽ giảm thiểu các chiến lược của chúng tôi rất nhiều".
 
 • Liên Xô dùng Việt Nam để chống Mỹ
 
Theo Cơ quan Lưu trữ Hồ sơ Quốc gia (National Archives and Records Administration / NARA) - Vào tháng 11 năm 1960, tại Hội nghị Đảng Cộng sản và công nhân các nước xã hội chủ nghĩa tại Moscow một lần nữa tuyên bố ủng hộ loại chiến tranh "công bằng" mà Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt Nam (DRV) dự định tiến hành. Hoa Kỳ được xác định là cường quốc thuộc địa chính, với quyền và nghĩa vụ của các đảng Cộng sản dẫn đầu cuộc đấu tranh chống lại các cường quốc thuộc địa đã được trình bày chi tiết. Đến khi Khrushchev trích dẫn Tuyên bố đó trong bài phát biểu về "chiến tranh giải phóng quốc gia", cuộc "chiến tranh giải phóng" ở miền Nam Việt Nam đã gần một năm rưỡi. Theo NARA - ­ Pentagon Papers ­- trang 34/373:« The Kennedy Counterinsurgency Program/Pentagon-Papers-Part-IV-A-5.pdf »
 
 Theo Marxists Org. - Năm 1960, tại đại hội đảng lần thứ 81 tại Moscow,  TBT đảng Khrushchev lên tiếng kêu gọi phát động chiến tranh giải phóng để chống  lại đế quốc Mỹ, đồng thời thông báo: " Một phong trào dân tộc  giải phóng, nhằm trực tiếp chống lại đế quốc Mỹ và những kẻ làm tay sai  của chúng, đang phát triển ở Nam Việt Nam và Lào -A national-democratic movement, directed against the U.S. imperialists and their flunkeys, is developing in South Vietnam and Laos". Theo diễn văn năm 1960 của TBT Khrushchev loan tải trên web Marxists Org: « Statement Of 81 Communist And Workers Parties Meeting In Moscow,Ussr  ».  Sau đó tại Việt Nam, Mặt Trận DTGPMNVN ra đời vào ngày 20.12.1960.
 
• Mỹ dùng miền Nam Việt Nam thay vì Lào để chống Liên Xô
 
Theo Pentagon Papers - Các vấn đề liên quan đến việc đối phó với Moscow đáng lo ngại hơn rất nhiều so với những vấn đề liên quan đến Việt Nam. Một cảm giác rằng vị thế của Mỹ trên thế giới đã bị xói mòn bởi Liên Xô đã tràn ngập; Kennedy đặc biệt quyết tâm phục hồi sức mạnh, uy tín và ảnh hưởng của Mỹ. Mọi thứ có thể được hiểu là sự yếu kém của Mỹ so với Liên Xô đều cần phải  tránh xa . Điều này ảnh hưởng đến chính sách đối với Việt Nam.(Anything which could be construed as American weakness vis­a­vis the USSR was to be avoided. This affected policy toward Vietnam.) Theo  Pentagon Papers ­- công bố trên NARA năm 2011-   trang 12/197: « The Kennedy Counterinsurgency/pentagon-papers/Pentagon-Papers-Part-IV-B-1.pdf ­) »
 
Theo Asian Affairs: "Trong suốt thập niên 1960, sự cay đắng của mối thù Trung-Xô không có khả năng hòa giải sớm là yếu tố quan trọng khiến cho Hoa Kỳ quyết định can thiệp quân sự vào Việt Nam-the bitterness of the Sino-Soviet feud and the unlikelihood of early reconciliation constituted an important factor in the US decision to intervene militarily in Vietnam. . Kế đến, vì  cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam đã dẫn đến một cuộc tranh cãi gay gắt giữa các quốc gia Cộng sản về việc liệu Liên Xô hay Trung Quốc mới là đồng minh trung thành nhất của Bắc Việt Nam" .   Theo Asian Affairs: An American Review,Volume 6, 1978: « Vietnam and the Sino-Soviet Rival »
 
Cũng trong năm 1961, về chính sách đối ngoại của TT Kennedy theo Thư viện  Bộ Ngoại Giao online : "Vào tháng 6 năm 1961 tại Hội nghị thượng đỉnh Vienna với Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev, Kennedy không chuẩn bị trước và dường như bị lép vế.  Tiếp theo, các tuyên bố cứng rắn của Kennedy về Liên Xô ở Berlin không cải thiện được tình hình — Ngược lại  Liên Xô đã  cho xây dựng bức tường Berlin. Cuối cùng, quyết định của ông không vạch ra đường lối chống lại chủ nghĩa cộng sản ở Lào, như Chính quyền Eisenhower đã thúc giục, trái lại dùng miền Nam Việt Nam làm nơi chống lại chủ nghĩa cộng sản ở châu Á - Finally, his decision not to draw the line against communism in Laos, as the Eisenhower Administration had urged, left South Vietnam as the place to fight communism in Asia”.  Theo Thư Viện Bộ Ngoại Giao 1961: « Kennedy's Foreign Policy ».
 
✱ Về chuyện Mỹ­ - Trung hợp tác chống Liên Xô

Vào năm 1979 Ông Đặng Tiểu Bình đi Mỹ, Ông ta hô hào chống Liên Xô , kêu gọi Mỹ hợp tác " trói con gấu Bắc cực ", và có đoạn ghi trong cuốn Mưu Lược Đặng Tiểu Bình như sau:   " Trong tình hình không có hy vọng hòa hoãn với Liên xô, Đặng không thể không kế thừa chiến lược quốc tế của những năm cuối đời Mao Trạch Đông: Liên hiệp với Mỹ để cùng ngăn chặn dã tâm bành trướng của Liên xô. Phương pháp này quả nhiên đem lại hiệu quả. Qua việc Đặng sang thăm Mỹ đầu năm 1979, Liên xô giữ thái độ im lặng khi Trung quốc dạy bài học cho Việt Nam nên đã không làm cho sự việc phát triển thành xung đột trực tiếp Trung- Xô." Theo Việt Nam Thư Quán: « Mưu Lược Đặng Tiểu Bình, Chương 7 » 
 
Xem ra chủ trương chống Liên Xô của Mỹ  đã duy trì  từ 1961 đến 1991 là năm khối Liên Xô  tan rã, chủ trương này kéo dài  suốt 30 năm, trải qua  nhiều đời tổng thống Mỹ, không phân biệt Cộng Hòa, hay Dân Chủ;  Phải chăng ông Kissinger và nhóm Bilderberg, một diễn đàn qui tụ các tầng lớp đặc quyền đã giúp định hình và thúc đẩy trật tự thế giới của  phương Tây trong gần 70 năm qua  đã tiếp tay duy trì chủ trương chống Liên Xô qua nhiều đời tổng thống Mỹ? (Bilderberg hình thành từ 1954).
 
 Như trên cho thấy,  ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1/1961, TT Kennedy phát động chiến tranh chống nổi dậy, chống giải phóng - Counter Insurgency Progam / CIP  - Nhưng chỉ sau khi nền Đệ I  VNCH  bị lật đổ , thời Mỹ mới có thể đưa quân vào Việt Nam (3.1965) để thực hiện “CHIẾN LƯỢC” này. Mười hai  năm sau, khi đạt được  thỏa hiệp với TQ để cùng " trói con gấu Bắc cực ", nên Mỹ rút quân ra đi nhưng đã  hy sinh nền Đệ II VNCH vào năm 1975 vì mục tiêu " CHIẾN LƯỢC" của Mỹ!  Với “ hồ sơ 1975, tuy đó là nỗi  "ám ảnh với bí mật ngoại giao cá nhân" của riêng ông Kissinger, nhưng lại là niềm đau chung vô tận của quân và dân miền Nam Việt Nam.

-- Đào Văn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu mũ cối là biểu tượng của thực dân Tây phương vào thế kỷ 18 thì, bây giờ, “năng lượng tích cực”, như là diễn ngôn của thực dân Đại Hán với những dấu ấn đậm nét của tân hoàng đế Tập Cận Bình, đã trở nên gắn bó với người Việt, từ diễn ngôn của thể chế cho đến giọng điệu ngôn tình của những đôi lứa bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Israel và Iran đã âm thầm chống nhau trong một thời gian dài. Nhưng nhiều diễn biến sôi động liên tục xảy ra gần đây làm cho xung đột giữa hai nước leo thang và chiến tranh có nguy cơ bùng nổ và lan rộng ra toàn khu vực. Điển hình là vào tháng 4 năm nay, Iran công khai tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đầu tháng 10, Israel đã tấn công bằng bộ binh ở miền nam Lebanon. Trước đó, trong cuộc không kích vào trụ sở dân quân Hezbollah ở Beirut, Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah và nhiều nhân vật quan trọng khác.
Nhà báo Cù Mai Công vừa lên tiếng nhắc nhở đồng nghiệp (“Ráng Xài Tiếng Việt Cho Đúng, Xài Bậy, Dân Họ Cười Cho”) vào hôm 6 tháng 9 vừa qua. Ông dùng tựa một bản tin của báo Dân Trí (“Hai Kịch Bản Siêu Bão Yagi Tác Động Đến Đất Liền”) như một thí dụ tiêu biểu: “Trong toàn bộ các tự điển tiếng Việt xưa nay, ‘kịch bản’ nguyên nghĩa là bản viết cho một vở kịch, sau có thể mở rộng thành văn bản, bản thảo về nội dung cho một phim truyền hình, quảng cáo, phim ảnh, gameshow…
Trong nhiều ngày qua, Donald Trump và Cộng Hòa MAGA tung rất nhiều tin giả hay bóp méo và nhiều thuyết âm mưu liên quan đến cơn bão lụt Helene một cách có hệ thống. Mục đích để hạ đối thủ Kamala Harris và Đảng Dân Chủ. Theo tường thuật của CNN vào ngày 6/10, Cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hàng loạt lời dối trá và xuyên tạc về phản ứng của liên bang đối với cơn bão Helene. Theo MSNBC, “Những lời dối trá đó đã được khuếch đại bởi những người như tỷ phú Elon Musk, nhà lý luận âm mưu chuyên nghiệp Alex Jones và ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang dính nhiều bê bối cho chức thống đốc Bắc Carolina, Mark Robinson. Dân biểu Marjorie Taylor Greene, một đồng minh trung thành của Trump.” Ngay cả Hùng Cao, một nhân vật MAGA mới bước vào chính trường cũng góp phần vào việc nấu nồi canh hẹ này.
“Luật Phòng Chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.”
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.