Là một người có học nhạc, chơi đàn, từ thuở nhỏ tui đã thích nhạc Phạm Duy. Nhạc của ông “nhạc sĩ của thế kỷ” này thì đã có nhiều người phân tích tại sao hay, hay chỗ nào… Tui không dám hó hé giải thích tại sao mình thích. Chỉ thấy là khi mình đệm đàn cho người khác hát thì thấy phê. Vậy thôi!
Rồi già thêm một chút, tự dưng tui bỗng thích thêm “nhạc sến.” Đặc biệt mỗi khi cảm thấy tủi thân vì thất tình, tui thấy nhạc bolero giống như tâm sự “đời tôi cô đơn” của chính tui. Thích quá, tui bèn thử suy nghĩ xem có điều gì chung giữa nhạc Phạm Duy và “nhạc sến” khiến tui phải mê cả hai.
Có rồi! Tự nhiên nhớ lại hai bản nhạc Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài của Phạm Duy và Cô Hàng Xóm của Lê Minh Bằng. Cả hai bài đều là tâm sự của một kẻ thất tình, nghe và hát đúng chỗ thì đều “phê” như nhau. Tui xin chép lại một vài đoạn lời ca sau đây để so sánh.
Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài
Thuở ấy em vừa thôi kẹp tóc
Thuở ấy anh vừa thôi học xong
Yêu anh yêu anh em làm thơ
Yêu em yêu em anh soạn nhạc
Thuở ấy anh vừa thôi học xong
Yêu anh yêu anh em làm thơ
Yêu em yêu em anh soạn nhạc
Thuở ấy thơ còn non mùi sữa
Thuở ấy tiếng đàn nghe vụng quá
Cho nên không khoe nhau bài thơ
Cho nên không khoe nhau bài nhạc
Thuở ấy tiếng đàn nghe vụng quá
Cho nên không khoe nhau bài thơ
Cho nên không khoe nhau bài nhạc
Ở nhà mẹ dạy câu ca
Mang ra cho nhau nghe nhé
Ở nhà mẹ dạy câu ru
Mang ra cho nhau ghi nhớ
Mang ra cho nhau nghe nhé
Ở nhà mẹ dạy câu ru
Mang ra cho nhau ghi nhớ
Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo
Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi
Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi
Từ đó ta thành đôi tình nhân
Từ đó ta cùng vui tình xuân
Yêu nhau yêu nhau theo thời gian
Xa nhau xa nhau theo mộng tàn
Từ đó ta cùng vui tình xuân
Yêu nhau yêu nhau theo thời gian
Xa nhau xa nhau theo mộng tàn
Từ đó em làm dâu người ta
Từ đó anh thành anh nghệ sĩ
Em thôi em thôi không làm thơ
Em yên em yên vui chuyện nhà
Từ đó anh thành anh nghệ sĩ
Em thôi em thôi không làm thơ
Em yên em yên vui chuyện nhà
Còn đời người bạn năm nao
Trôi theo trôi theo cơm áo
Cười đùa đàn địch xôn xao
Nhưng không quên câu hoa héo…
Trôi theo trôi theo cơm áo
Cười đùa đàn địch xôn xao
Nhưng không quên câu hoa héo…
…Lòng vẫn thương người em tuổi thơ
Lòng vẫn nhớ tình duyên ngày xưa
Bao nhiêu bao nhiêu thiên Trường Ca
Không qua không qua câu mẹ hò…
Lòng vẫn nhớ tình duyên ngày xưa
Bao nhiêu bao nhiêu thiên Trường Ca
Không qua không qua câu mẹ hò…
…Tóc mai sợi vắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm…
Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm…
Cô Hàng Xóm
Vùng ngoại ô tôi có căn nhà tranh
Tuу bé nhưng thật xinh, tháng ngàу sống riêng một mình
Nhà ở bên em sống trong giàu sang
Quen gấm nhung đài trang, đi về xe đón đưa
Tuу bé nhưng thật xinh, tháng ngàу sống riêng một mình
Nhà ở bên em sống trong giàu sang
Quen gấm nhung đài trang, đi về xe đón đưa
Đêm đêm dưới ánh trăng vàng
Tôi với câу đàn âm thầm thở than
Và cô nàng bên xóm
Mỗi lúc lên đèn sang nhà làm quen
Tôi với câу đàn âm thầm thở than
Và cô nàng bên xóm
Mỗi lúc lên đèn sang nhà làm quen
Tôi ca không haу, tôi đàn nghe cũng dở
Nhưng nàng khen nhiều và thật nhiều
Làm tôi thấу trong tâm tư xôn xao
Như lời âu уếm mặn nồng của đôi lứa уêu nhau
Nhưng nàng khen nhiều và thật nhiều
Làm tôi thấу trong tâm tư xôn xao
Như lời âu уếm mặn nồng của đôi lứa уêu nhau
Hai năm trôi qua nhưng tình không dám ngỏ
Tôi sợ thân mình là bọt bèo…
Tôi sợ thân mình là bọt bèo…
…Rồi một hôm, tôi quуết đi thật xa
Tôi cố quên người ta như hình bóng trong xa mờ…
Tôi cố quên người ta như hình bóng trong xa mờ…
…Hôm naу đón cánh thiệp hồng
Em báo tin mừng lấу chồng giàu sang
Đời em nhiều maу mắn
Có nhớ anh nhạc sĩ nghèo nàу không?
Em báo tin mừng lấу chồng giàu sang
Đời em nhiều maу mắn
Có nhớ anh nhạc sĩ nghèo nàу không?
Cả hai đều là câu chuyện của những kẻ thất tình, chỉ có điều là cách kể lại có khác nhau. Cũng yêu một cô hàng xóm, rồi chàng đem đàn ra ca, cho dù là đàn ca dở. Phạm Duy viết rằng: “…Yêu em, yêu em anh soạn nhạc…Thuở ấy tiếng đàn nghe vụng quá…”, còn Lê Minh Bằng thì viết: “…Đêm đêm dưới ánh trăng vàng tôi với câу đàn âm thầm thở than…Tôi ca không haу, tôi đàn nghe cũng dở, nhưng nàng khen nhiều và thật nhiều…”
Rồi khi người yêu đi lấy chồng (Phạm Duy: “…Từ đó em làm dâu người ta…”; Lê Minh Bằng: “…Hôm naу đón cánh thiệp hồng… Em báo tin mừng lấу chồng giàu sang…”) thì hai anh chàng nhạc sĩ nghèo vẫn luôn thương nhớ về mối tình dở dang (Phạm Duy: “…Từ đó anh thành anh nghệ sĩ… Lòng vẫn thương người em tuổi thơ, lòng vẫn nhớ tình duyên ngày xưa…”; Lê Minh Bằng: “…Đời em nhiều maу mắn, có nhớ anh nhạc sĩ nghèo nàу không?...”
Giống quá đi chứ! Chỉ có khác là một đằng kể lể hơi ướt át, ủy mị; còn một bên có vẻ buồn nhưng cam chịu với số phận cuộc đời.
Phần nhạc thì khác hẳn rồi. Cô Hàng Xóm là điệu bolero, mùi không thể tả! Tông La thứ (Am) cũng là “tông mùi,” rất hợp với tâm trạng của kẻ thất tình. Hợp âm bấm đơn giản, người nào cũng có thể tự ôm đàn để vừa đệm vừa ca, vừa kể lể...
Nhạc của Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài có phần khó hơn. Hồi nhỏ mới nghe những lần đầu tiên, không hiểu tại sao tui không nhớ lắm phần giai điệu chính, mà chỉ nhớ có câu nhạc dạo đầu trước khi Thái Thanh cất tiếng, với lời do một tay hát nhạc chế tự đặt: “…bán cà rem bán luôn cái thùng…!” Phần hợp âm cũng lạ, ít giống với các bản nhạc thông thường: La trưởng (A) đi theo là Đô trưởng (C), rồi lại có Sol trưởng (G). Nghe có phần trắc trở? Cho nên có người nghe thắc mắc bài này viết theo nhạc Tây hay nhạc Ta? Điều này tui cũng không rõ.
Nhưng chắc chắn là giai điệu, tiết điệu, hòa âm của Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài bất ổn giống như tâm trạng của một kẻ thất tình. Hai câu đầu đều trở về với nốt chủ âm (nốt La). Thường thì khi câu nhạc trở về nốt chủ âm sẽ tạo cảm giác “nghỉ ngơi, kết thúc.” Nhưng trong bài này thì không hề có cảm giác yên nghỉ đó, mà ngược lại có phần khắc khoải, hoài vọng. Cảm giác bất an đó kéo dài trong suốt bản nhạc, cho dù mỗi phiên khúc đều trở về với nốt chủ âm: “… Lan huệ sầu đời, trong héo ngoài tươi…” Tui đoán rằng ông Phạm Duy cố tình sử dụng kiểu hợp âm nghịch nhắc ở trên để tạo ra không khí trắc trở cho bài nhạc. Bởi vì nhạc thất tình mà!
Bản nhạc chỉ thực sự có cảm giác “kết thúc” ở hai câu cuối bài, khi hai câu cuối về lại nốt chủ âm thấp, như lời ru trầm buồn hai câu ca dao:
…Tóc mai sợi vắn, sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài… ngàn… năm…
Mà sự “kết thúc” này cũng không có cảm giác an bình, mà vẫn có phần hoài niệm, thương nhớ.
Còn phần lời ca thì khỏi nói. Tui có lần tự hỏi đâu là phần lời của Phạm Duy đặt, đâu là phần lấy từ ca dao? Lời nhạc có khi đem tui về với tuổi thơ với những câu mẹ ru “…mang ra cho nhau ghi nhớ…”; có khi làm tui tưởng tượng ra một Sài Gòn hoa lệ, có chàng nhạc sĩ “trôi theo cơm áo”, dù “cười đùa đàn địch xôn xao” trong ánh đèn màu của những phòng trà, nhưng không thể “…quên câu hoa héo…”, luôn nhớ về người em tuổi thơ…
Thiệt tình mà nói, chỉ sau khi thất tình, bầm dập nhiều lần, tui mới thấy Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài hay thiệt là hay, bởi vì nó diễn ta đúng tâm trạng của mình.
Có người cắc cớ, hỏi tui “Vậy thì bài nào mùi hơn? Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài hay Cô Hàng Xóm?”
Cũng khó trả lời! Tui nhớ hồi nhỏ, sống trong con hẻm lao động. Một lần nhà trong hẻm có đám ma, kéo mấy anh “bê đê” đến hát giúp vui. Họ vừa đờn, vừa ca Cô Hàng Xóm trong đêm nghe phê không thể tả! Rồi một lần nữa, đi xe đò miền Trung gặp bão, xe phải dừng ở một quán mái tôn nghèo ở dưới chân đèo Cả. Suốt đêm mưa bão, chủ quán cho nghe một băng cassette toàn nhạc bolero, trong đó có Tuấn Vũ hát Cô Hàng Xóm, nghe mà đứt ruột!
Cũng khó trả lời! Tui nhớ hồi nhỏ, sống trong con hẻm lao động. Một lần nhà trong hẻm có đám ma, kéo mấy anh “bê đê” đến hát giúp vui. Họ vừa đờn, vừa ca Cô Hàng Xóm trong đêm nghe phê không thể tả! Rồi một lần nữa, đi xe đò miền Trung gặp bão, xe phải dừng ở một quán mái tôn nghèo ở dưới chân đèo Cả. Suốt đêm mưa bão, chủ quán cho nghe một băng cassette toàn nhạc bolero, trong đó có Tuấn Vũ hát Cô Hàng Xóm, nghe mà đứt ruột!
Có những lần ở Mỹ, cùng với một nhóm bạn hạt đàn thùng, nhắc về những kỷ niệm ngày xưa “…Sài Gòn ơi, thôi hết rồi những ngày hát nhớ nhau, nhớ Phạm Duy với tình ca sầu…” (Nguyễn Đình Toàn- Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên). Nghêu ngao hát lại Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài, mà như thấy lại một trời kỷ niệm…
Âm nhạc là vậy đó! Nghe và hát đúng cảnh, đúng người thì sẽ thấy thấm thía, chẳng kể gì nhạc PHạm Duy hay nhạc sến…
Bảy Đờn
Gửi ý kiến của bạn