Đoán trước tình hình số lượng di dân ở biên giới phía nam sẽ tăng rất nhanh, chính quyền Biden đã tuyên bố luật mới cấm những người nhập cảnh trái phép vào Hoa Kỳ được xin tị nạn. (Nguồn: hình chụp lại từ YouTube)
Đoán trước tình hình số lượng di dân ở biên giới phía nam sẽ tăng rất nhanh, ngày 21 tháng 2 năm 2023, chính quyền Biden đã tuyên bố luật mới cấm những người nhập cảnh trái phép vào Hoa Kỳ được xin tị nạn.
Theo chính sách mới, các viên chức biên giới có thể trục xuất những người chưa từng xin tị nạn ở các quốc gia quá cảnh trên đường đến Hoa Kỳ. Nhiều nhóm bảo vệ quyền nhập cư lên án và cho rằng điều này đi ngược lại “hệ thống nhập cư nhân đạo” mà Joe Biden đã hứa hẹn khi tranh cử tổng thống.
Karen Musalo, một chuyên gia về luật tị nạn tại Trường University of California College of the Law, San Francisco, giải thích đôi điều về luật mới này.
Chính sách mới là gì?
Luật mới của chính quyền Biden – dự kiến có hiệu lực vào ngày 11 tháng 5 năm 2023 – sẽ cấm xin tị nạn đối với tất cả những di dân không phải người Mexico ở biên giới phía nam Hoa Kỳ, nếu họ không xin tị nạn tại ít nhất một trong các quốc gia mà họ từng đi qua, và những người đã có xin nhưng bị các quốc gia đó từ chối.
Di dân chỉ được miễn áp dụng luật cấm mới khi họ sử dụng ứng dụng CBP One của chính phủ Hoa Kỳ để đặt lịch hẹn xin tị nạn tại cảng nhập cảnh chính thức. Tất cả các trường hợp khác đều sẽ bị coi là không đủ điều kiện, trừ khi họ có thể chứng minh được “hoàn cảnh bắt buộc không thể tránh khỏi,” chẳng hạn như trường hợp khẩn cấp về y tế, và sẽ phải chứng minh được là nó khẩn cấp trong quá trình sàng lọc nhanh ở biên giới.
Chính sách mới bị những người ủng hộ quyền của di dân chỉ trích là “lệnh cấm tị nạn” hoặc “lệnh cấm quá cảnh.” Nó cũng ‘na ná’ với chính sách do chính quyền Trump ban hành vào năm 2019. Quy định thời Trump về sau này đã bị tòa án bãi bỏ vì bị cho là trái pháp luật.
Tại sao luật mới lại được đưa ra vào lúc này?
Chính quyền Biden lo ngại rằng một khi các quy định từ thời đại dịch (COVID-19) hết hạn sẽ dẫn đến tình trạng bùng nổ số lượng di dân ở biên giới phía nam.
Tháng 3 năm 2020, chính quyền cựu tổng thống Donald Trump đã ban hành Title 42, đóng cửa hoàn toàn biên giới đối với tất cả di dân xin tị nạn. Lý do được đưa ra là họ phải đóng cửa biên giới để bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong thời đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, những lo ngại về sức khỏe cộng đồng chỉ là cái cớ; các viên chức cấp cao trong Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bệnh (CDC) đã phản đối chính sách này nhưng về sau cũng đành phải nhân nhượng dưới áp lực mạnh mẽ của Tòa Bạch Ốc.
Cách từ chối tất cả di dân xin tị nạn kiểu này là chưa từng có trước đây và không phù hợp với nghĩa vụ pháp lý của Hoa Kỳ ở trong nước cũng như trên quốc tế.
Biden đã tranh cử tổng thống với lời hứa tái khôi phục hệ thống tị nạn nhân đạo. Nhưng khi trúng cử tổng thống rồi, Biden vẫn giữ Title 42 và thậm chí còn mở rộng phạm vi của nó để tính luôn di dân đến từ các quốc gia khác.
Những người ủng hộ di dân đã đệ đơn kiện đòi chấm dứt chính sách, trong khi bộ trưởng tư pháp của các tiểu bang do Đảng Cộng Hòa lãnh đạo cũng không ngại kiện cáo để giữ nguyên chính sách này. Cuối cùng, tháng 1 năm 2023, chính quyền Biden thông báo rằng vào ngày 11 tháng 5, họ sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe do COVID-19, lý do cho việc đóng cửa biên giới.
Điều này có nghĩa là Title 42 cũng sẽ kết thúc vào ngày 11 tháng 5. Nhưng vì không muốn quay trở lại ‘mở cửa’ cho di dân tị nạn, một sự việc vốn đã tồn tại 40 năm trước khi có Title 42, chính quyền Biden đã đưa ra luật mới.
Chính sách mới có hợp pháp không?
Vào năm 2019, chính quyền Trump đã đưa ra luật rất giống với các quy định hiện nay của chính quyền Biden, cấm xin tị nạn đối với những di dân chưa từng nộp đơn xin tị nạn ở các quốc gia quá cảnh trước khi đến Hoa Kỳ. Các tòa án đã bác bỏ chính sách này vì nó vi phạm Refugee Act 1980, đạo luật đảm bảo quyền của tất cả di dân đến Hoa Kỳ để xin tị nạn.
Quốc hội lưỡng đảng đã thông qua Đạo luật Refugee Act để cho Hoa Kỳ phải tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình theo Refugee Convention 1951 và Protocol 1967 của Liên Hiệp Quốc, nghiêm cấm việc gửi di dân tị nạn trở lại bất kỳ quốc gia nào mà tính mạng hoặc tự do của họ bị đe dọa.
Khi bãi bỏ quy định thời Trump, Tòa Phúc Thẩm Khu Vực 9 (9th U.S. Circuit Court of Appeals) của Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng Đạo luật Refugee Act có quy định rất cụ thể về các trường hợp mà chính phủ được từ chối di dân vì không nộp đơn xin tị nạn tại một quốc gia quá cảnh. Theo điều khoản “quốc gia thứ ba an toàn” (safe third country) của đạo luật, điều đó chỉ có thể xảy ra nếu quốc gia quá cảnh an toàn và có cả hệ thống tị nạn vững chắc cũng như hiệp ước chính thức với Hoa Kỳ đồng thuận về tình trạng quốc gia thứ ba an toàn. Tòa án nhận thấy chính quyền Trump thiếu cả ba điều kiện trên để có thể áp đặt một lệnh cấm như vậy.
Chính sách mới của chính quyền Biden hơi khác so với của chính quyền Trump một chút. Nó sẽ miễn cho những di dân có đặt lịch hẹn xin tị nạn tại các cảng nhập cảnh thông qua ứng dụng CBP One.
Nhưng điều này cũng không làm cho chính sách hợp pháp. Đạo luật Refugee Act rõ ràng cho phép di dân xin tị nạn được nhận sự bảo vệ ở bất cứ đâu dọc theo biên giới – chứ không chỉ tại các cảng nhập cảnh. Và nó cũng chẳng đòi hỏi phải đặt hẹn trước.
Ngoài ra, ứng dụng CBP One đã gặp phải các vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng, khiến nhiều người không thể vào đó mà đặt lịch hẹn, đồng thời làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về quyền riêng tư và công bằng.
Và quan trọng hơn, có một thực tế là hầu hết các quốc gia quá cảnh đều không an toàn cho di dân và cũng không có hệ thống tị nạn ‘ra hồn.’
Di dân muốn xin tị nạn sẽ tìm đến biên giới Hoa Kỳ-Mexico phía nam, nơi đây vẫn luôn có tiếng là rất nguy hiểm đối với di dân. Còn các quốc gia như Nicaragua, El Salvador, Guatemala và Honduras, cũng không an toàn hơn và cũng không có bất kỳ hệ thống tị nạn nào đang hoạt động.
Costa Rica, quốc gia quá cảnh duy nhất trong khu vực có hệ thống tị nạn lâu đời và tình hình nhân quyền tốt hơn, hiện đang tiếp nhận số người xin tị nạn cao gấp 10 lần so với Hoa Kỳ, tính trên cơ sở bình quân đầu người. Hệ thống tị nạn của Costa Rica đã hoàn toàn quá tải. Đòi hỏi Costa Rica phải gồng nhiều hơn, và tiếp nhận những di dân mà Hoa Kỳ từ chối, là điều không hợp lý, cũng chẳng công bằng.
Chính sách mới sẽ có tác động gì?
Luật mới sẽ từ chối quyền xin tị nạn của hàng ngàn di dân tại biên giới phía nam của Hoa Kỳ. Họ sẽ bị gửi trả trở lại Mexico, nơi mà các tổ chức nhân quyền đã ghi nhận mức độ bạo lực và bóc lột di dân ở mức cao đáng báo động, hoặc bị trục xuất về nước của họ.
Ngoài tác động lên từng cá nhân di dân, luật mới cũng sẽ gửi tín hiệu sai đến các quốc gia khác đã cùng thống nhất về các hiệp ước tị nạn quốc tế và thông qua luật được cam kết để bảo vệ di dân.
Các nước khác sẽ hiểu tín hiệu đó có nghĩa là việc bỏ qua các nghĩa vụ pháp lý là có thể chấp nhận được, cũng như chả sao cả nếu thuê các quốc gia nhỏ hơn với nguồn lực ít hơn để bảo vệ dân tị nạn. Chiến tranh đang khiến cho rất nhiều người dân Ukraine phải chạy sang nước khác lánh nạn. Hoa Kỳ đã nỗ lực khuyến khích các nước Châu Âu tiếp nhận di dân tị nạn từ Ukraine. Giờ đây, nếu Hoa Kỳ lại đi bêu gương xấu như vậy thì sẽ chỉ làm suy yếu mọi nỗ lực trước đó.
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “Biden’s border crackdown explained – a refugee law expert looks at the legality and impact of new asylum rule” của Karen Musalo, được đăng trên trang TheConversation.
✱ ABC News: Mặc dù biết được sự thật - Fox vẫn loan truyền và tán thành những 'tuyên bố gian lận về cuộc bầu cử' do Dominion gây ra, ngay cả khi nội bộ công ty xác nhận những lời dối trá đó là 'điên rồ', 'lố bịch' và 'liều lĩnh một cách đáng kinh ngạc' . ✱ Delaware Court documents: Tờ New York Post do gia đình Murdoch kiểm soát đã viết một bài xã luận yêu cầu Trump "ngừng luận điệu về cuộc bầu cử bị đánh cắp" và ngừng cho Rudy Giuliani xuất hiện trên truyền hình. ✱ Reuters: Grossberg -Fox News Producer, kiện lại Fox News - cáo buộc Fox quảng bá những tuyên bố sai trái của Donald Trump về gian lận bầu cử - Fox đã cho cô ta tạm nghỉ việc vào ngày thứ Hai (20.3.2023)...
Ngay tại Việt Nam mà qui vị lãnh đạo có ai thiết tha gì đến chuyện bảo vệ ngư dân, ngư trường, biển đảo, môi trường, và sức khoẻ của người dân đâu (tất cả chỉ chăm lo vơ vét thôi) thì trách chi những anh quan sứ...
Mississippi: bão lớn, giông thổi làm ít nhất 24 người chết. Có ít nhất 24 người chết, hàng chục người bị thương và 4 người mất tích sau những cơn bão mạnh và ít nhất một cơn lốc xoáy đổ bộ vào Mississippi vào tối thứ Sáu
Chủ Nhật, ngày 19/3/2023 lúc 10 giờ sáng, ban trị sự Phật Giáo Hòa Hảo tổ chức kỷ niệm 76 năm Đức Thầy vắng bóng, với sự hiện diện của cựu Dân biểu Vi Anh, luật sư Đỗ Đức Hậu, dược sĩ Quách Nhật Danh, nhà báo Nguyễn Tú Anh và nhiều đồng hương tham dự buổi lễ này...
Đảng CSVN tìm mọi cách để cổ võ dân đọc báo đảng, nhưng họ lại tìm vào mạng xã hội nhiều hơn. Đây là mối lo không nhỏ của lãnh đạo đảng mà còn của báo chí, vì thị trường thương mại và ảnh hưởng trong dư luận đã bị chia phần. Tình trạng này đã đươc thảo luận tại 3 ngày Hội báo Toàn quốc, được tổ chức tại Hà Nội từ 17 đến 19/3/2023.
Trump rạng sáng Thứ Sáu 24/3/2023 viết trên mạng Truth Social, cảnh báo sẽ có "chết chóc và hủy diệt có thể xảy ra" nếu Trump bị Biện lý Alvin Bragg truy tố vì một khoản tiền bịt miệng cô bạn tình cũ Stormy Daniels. Trump viết rằng Trump vô tội và hành vi truy tố ứng cử viên hàng đầu (cho đến nay) cho đề cử của Đảng Cộng hòa không có tội hình sự sẽ dẫn tới chết chóc và hủy diệt tiềm ẩn.
Chuyến đi của Tập Cận Bình tới Moscow được truyền thông nhà nước Trung Quốc thổi phồng lên với các bài báo minh họa hình ảnh hai nhà lãnh đạo nâng ly chúc mừng, nhấn mạnh tình hữu nghị bền chặt giữa Trung Quốc và Nga. Tập Cận Bình được mô tả là một nhà lãnh đạo thế giới có thể thách thức Washington. Rõ ràng là Trung Quốc không ngại tăng cường quan hệ với Nga vào thời điểm mà các nhà lãnh đạo khác ngược lại, đang xa lánh. Tại Moscow, Tập Cận Bình cho biết một chương mới trong mối quan hệ giữa hai nước đã bắt đầu, ông cũng đã mời Vladimir Putin đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay. Hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế kéo dài đến năm 2030.
Ngày 17 tháng 3 năm 2023, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court – ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin vì tội ác chiến tranh ở Ukraine, cáo buộc ông phải chịu “trách nhiệm hình sự cá nhân” vì đã bắt cóc hàng ngàn trẻ em của nước này. Ngoài ông Putin thì Maria Alekseyevna Lvova-Belova, Ủy Viên về Quyền Trẻ Em của Nga, cũng bị truy tố với tội danh tương tự.
Theo một nghiên cứu mới được trình bày tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế Về Chỉnh Sửa Bộ Gen Người (International Summit on Human Genome Editing) lần thứ ba ở London, các khoa học gia đã thành công tạo ra những con chuột con từ cả hai chuột đực.
Trung Tâm Quốc Gia Châu Á Thái Bình Dương Về Người Cao Niên (NAPCA) là một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam và gia đình họ. Chúng tôi điều hành một Trung Tâm Hỗ Trợ Cao Niên NAPCA dành cho Người Lớn Tuổi và Người Chăm Sóc và có sẵn bằng 5 ngôn ngữ khác nhau. Trong chuyên mục này, chúng tôi muốn chia sẻ một số câu hỏi quan trọng mà chúng tôi nhận được từ độc giả. Hy vọng quý vị sẽ thấy chúng rất hữu ích.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.