Hôm nay,  

Tính Hợp Pháp và Tác Động của Luật Tị Nạn Mới Của Chính Quyền Biden

03/03/202300:00:00(Xem: 1401)
Bài 2 photo Biden Refugee Law
Đoán trước tình hình số lượng di dân ở biên giới phía nam sẽ tăng rất nhanh, chính quyền Biden đã tuyên bố luật mới cấm những người nhập cảnh trái phép vào Hoa Kỳ được xin tị nạn. (Nguồn: hình chụp lại từ YouTube)
 
Đoán trước tình hình số lượng di dân ở biên giới phía nam sẽ tăng rất nhanh, ngày 21 tháng 2 năm 2023, chính quyền Biden đã tuyên bố luật mới cấm những người nhập cảnh trái phép vào Hoa Kỳ được xin tị nạn.
 
Theo chính sách mới, các viên chức biên giới có thể trục xuất những người chưa từng xin tị nạn ở các quốc gia quá cảnh trên đường đến Hoa Kỳ. Nhiều nhóm bảo vệ quyền nhập cư lên án và cho rằng điều này đi ngược lại “hệ thống nhập cư nhân đạo” mà Joe Biden đã hứa hẹn khi tranh cử tổng thống.
 
Karen Musalo, một chuyên gia về luật tị nạn tại Trường University of California College of the Law, San Francisco, giải thích đôi điều về luật mới này.
 
Chính sách mới là gì?
 
Luật mới của chính quyền Biden – dự kiến có hiệu lực vào ngày 11 tháng 5 năm 2023 – sẽ cấm xin tị nạn đối với tất cả những di dân không phải người Mexico ở biên giới phía nam Hoa Kỳ, nếu họ không xin tị nạn tại ít nhất một trong các quốc gia mà họ từng đi qua, và những người đã có xin nhưng bị các quốc gia đó từ chối.
 
Di dân chỉ được miễn áp dụng luật cấm mới khi họ sử dụng ứng dụng CBP One của chính phủ Hoa Kỳ để đặt lịch hẹn xin tị nạn tại cảng nhập cảnh chính thức. Tất cả các trường hợp khác đều sẽ bị coi là không đủ điều kiện, trừ khi họ có thể chứng minh được “hoàn cảnh bắt buộc không thể tránh khỏi,” chẳng hạn như trường hợp khẩn cấp về y tế, và sẽ phải chứng minh được là nó khẩn cấp trong quá trình sàng lọc nhanh ở biên giới.
 
Chính sách mới bị những người ủng hộ quyền của di dân chỉ trích là “lệnh cấm tị nạn” hoặc “lệnh cấm quá cảnh.” Nó cũng ‘na ná’ với chính sách do chính quyền Trump ban hành vào năm 2019. Quy định thời Trump về sau này đã bị tòa án bãi bỏ vì bị cho là trái pháp luật.
 
Tại sao luật mới lại được đưa ra vào lúc này?
 
Chính quyền Biden lo ngại rằng một khi các quy định từ thời đại dịch (COVID-19) hết hạn sẽ dẫn đến tình trạng bùng nổ số lượng di dân ở biên giới phía nam.
 
Tháng 3 năm 2020, chính quyền cựu tổng thống Donald Trump đã ban hành Title 42, đóng cửa hoàn toàn biên giới đối với tất cả di dân xin tị nạn. Lý do được đưa ra là họ phải đóng cửa biên giới để bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong thời đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, những lo ngại về sức khỏe cộng đồng chỉ là cái cớ; các viên chức cấp cao trong Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bệnh (CDC) đã phản đối chính sách này nhưng về sau cũng đành phải nhân nhượng dưới áp lực mạnh mẽ của Tòa Bạch Ốc.
 
Cách từ chối tất cả di dân xin tị nạn kiểu này là chưa từng có trước đây và không phù hợp với nghĩa vụ pháp lý của Hoa Kỳ ở trong nước cũng như trên quốc tế.
 
Biden đã tranh cử tổng thống với lời hứa tái khôi phục hệ thống tị nạn nhân đạo. Nhưng khi trúng cử tổng thống rồi, Biden vẫn giữ Title 42 và thậm chí còn mở rộng phạm vi của nó để tính luôn di dân đến từ các quốc gia khác.
 
Những người ủng hộ di dân đã đệ đơn kiện đòi chấm dứt chính sách, trong khi bộ trưởng tư pháp của các tiểu bang do Đảng Cộng Hòa lãnh đạo cũng không ngại kiện cáo để giữ nguyên chính sách này. Cuối cùng, tháng 1 năm 2023, chính quyền Biden thông báo rằng vào ngày 11 tháng 5, họ sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe do COVID-19, lý do cho việc đóng cửa biên giới.
 
Điều này có nghĩa là Title 42 cũng sẽ kết thúc vào ngày 11 tháng 5. Nhưng vì không muốn quay trở lại ‘mở cửa’ cho di dân tị nạn, một sự việc vốn đã tồn tại 40 năm trước khi có Title 42, chính quyền Biden đã đưa ra luật mới.
 
Chính sách mới có hợp pháp không?
 
Vào năm 2019, chính quyền Trump đã đưa ra luật rất giống với các quy định hiện nay của chính quyền Biden, cấm xin tị nạn đối với những di dân chưa từng nộp đơn xin tị nạn ở các quốc gia quá cảnh trước khi đến Hoa Kỳ. Các tòa án đã bác bỏ chính sách này vì nó vi phạm Refugee Act 1980, đạo luật đảm bảo quyền của tất cả di dân đến Hoa Kỳ để xin tị nạn.
 
Quốc hội lưỡng đảng đã thông qua Đạo luật Refugee Act để cho Hoa Kỳ phải tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình theo Refugee Convention 1951 và Protocol 1967 của Liên Hiệp Quốc, nghiêm cấm việc gửi di dân tị nạn trở lại bất kỳ quốc gia nào mà tính mạng hoặc tự do của họ bị đe dọa.
 
Khi bãi bỏ quy định thời Trump, Tòa Phúc Thẩm Khu Vực 9 (9th U.S. Circuit Court of Appeals) của Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng Đạo luật Refugee Act có quy định rất cụ thể về các trường hợp mà chính phủ được từ chối di dân vì không nộp đơn xin tị nạn tại một quốc gia quá cảnh. Theo điều khoản “quốc gia thứ ba an toàn” (safe third country) của đạo luật, điều đó chỉ có thể xảy ra nếu quốc gia quá cảnh an toàn và có cả hệ thống tị nạn vững chắc cũng như hiệp ước chính thức với Hoa Kỳ đồng thuận về tình trạng quốc gia thứ ba an toàn. Tòa án nhận thấy chính quyền Trump thiếu cả ba điều kiện trên để có thể áp đặt một lệnh cấm như vậy.
 
Chính sách mới của chính quyền Biden hơi khác so với của chính quyền Trump một chút. Nó sẽ miễn cho những di dân có đặt lịch hẹn xin tị nạn tại các cảng nhập cảnh thông qua ứng dụng CBP One.
 
Nhưng điều này cũng không làm cho chính sách hợp pháp. Đạo luật Refugee Act rõ ràng cho phép di dân xin tị nạn được nhận sự bảo vệ ở bất cứ đâu dọc theo biên giới – chứ không chỉ tại các cảng nhập cảnh. Và nó cũng chẳng đòi hỏi phải đặt hẹn trước.
 
Ngoài ra, ứng dụng CBP One đã gặp phải các vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng, khiến nhiều người không thể vào đó mà đặt lịch hẹn, đồng thời làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về quyền riêng tư và công bằng.
 
Và quan trọng hơn, có một thực tế là hầu hết các quốc gia quá cảnh đều không an toàn cho di dân và cũng không có hệ thống tị nạn ‘ra hồn.’
 
Di dân muốn xin tị nạn sẽ tìm đến biên giới Hoa Kỳ-Mexico phía nam, nơi đây vẫn luôn có tiếng là rất nguy hiểm đối với di dân. Còn các quốc gia như Nicaragua, El Salvador, Guatemala và Honduras, cũng không an toàn hơn và cũng không có bất kỳ hệ thống tị nạn nào đang hoạt động.
 
Costa Rica, quốc gia quá cảnh duy nhất trong khu vực có hệ thống tị nạn lâu đời và tình hình nhân quyền tốt hơn, hiện đang tiếp nhận số người xin tị nạn cao gấp 10 lần so với Hoa Kỳ, tính trên cơ sở bình quân đầu người. Hệ thống tị nạn của Costa Rica đã hoàn toàn quá tải. Đòi hỏi Costa Rica phải gồng nhiều hơn, và tiếp nhận những di dân mà Hoa Kỳ từ chối, là điều không hợp lý, cũng chẳng công bằng.
 
Chính sách mới sẽ có tác động gì?
 
Luật mới sẽ từ chối quyền xin tị nạn của hàng ngàn di dân tại biên giới phía nam của Hoa Kỳ. Họ sẽ bị gửi trả trở lại Mexico, nơi mà các tổ chức nhân quyền đã ghi nhận mức độ bạo lực và bóc lột di dân ở mức cao đáng báo động, hoặc bị trục xuất về nước của họ.
 
Ngoài tác động lên từng cá nhân di dân, luật mới cũng sẽ gửi tín hiệu sai đến các quốc gia khác đã cùng thống nhất về các hiệp ước tị nạn quốc tế và thông qua luật được cam kết để bảo vệ di dân.
 
Các nước khác sẽ hiểu tín hiệu đó có nghĩa là việc bỏ qua các nghĩa vụ pháp lý là có thể chấp nhận được, cũng như chả sao cả nếu thuê các quốc gia nhỏ hơn với nguồn lực ít hơn để bảo vệ dân tị nạn. Chiến tranh đang khiến cho rất nhiều người dân Ukraine phải chạy sang nước khác lánh nạn. Hoa Kỳ đã nỗ lực khuyến khích các nước Châu Âu tiếp nhận di dân tị nạn từ Ukraine. Giờ đây, nếu Hoa Kỳ lại đi bêu gương xấu như vậy thì sẽ chỉ làm suy yếu mọi nỗ lực trước đó.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “Biden’s border crackdown explained – a refugee law expert looks at the legality and impact of new asylum rule” của Karen Musalo, được đăng trên trang TheConversation.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
1. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào Thứ Ba, ngày 16 và 30 tháng 4, 2024, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 2.Trợ giúp thực phẩm vào Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. /3.Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Vòng Đeo Tay vào Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 4.Nhóm Hỗ Trợ Bệnh Nhân Ung Thư và Người Thân vào Thứ Bảy 13 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. 5. Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Quạt Hoa Giấy vào Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Trong những ngày này, Giáo Hội Công Giáo toàn cầu cử hành Tam Nhật Thánh (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy 28, 29, 30.3.2024 ), ba ngày quan trọng nhất, thánh thiêng nhất trong phụng vụ của Giáo Hội mà cao điểm là đại lễ Chúa Phục Sinh. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 28.3.2024: Tại giáo xứ Saint Columban, 10801 Stanford, Garden Grove do Linh Mục Joseph Nguyễn Văn Luân làm chánh xứ đã cử hành Thánh lễ Tiệc Ly vào lúc 5 giờ chiều với hàng ngàn giáo dân Việt Nam tham dự trong đó có nghi thức lập lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Linh mục chánh xứ Nguyễn Văn Luân cũng rửa chân cho 12 giáo dân, sau đó thánh lễ tiếp tục.
FBI và Sở Cảnh Sát Los Angeles (LAPD) đang điều tra một trong những vụ cướp tiền mặt lớn nhất lịch sử thành phố: một cơ sở cất giữ tiền mặt ở Thung lũng San Fernando bị trộm đánh cắp 30 triệu đô la, theo CNN.
Đức Giáo Hoàng Francis dự kiến trong tháng 9/2024 sẽ viếng thăm nhiều quốc gia Châu Á, và có thể bao gồm cả Việt Nam, theo các tin từ Catholic Vote, Reuters, Tempo, và Hội Đồng Giám Mục VN. Theo tin CV, Ngài có kế hoạch đến thăm Singapore trong chuyến công du châu Á vào tháng 9/2024, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của giáo hoàng đến đất nước này kể từ chuyến thăm ngắn ngủi của Đức Giáo hoàng St. John Paul II hồi năm 1986.
Hôm thứ Tư (3/4), Đài Loan hứng chịu trận động đất mạnh nhất trong 25 năm. Ít nhất 9 người chết và hàng trăm người bị thương; nhà cửa, đường sá bị hư hại và hàng chục công nhân bị kẹt trong các mỏ đá.
Một cuốn sách cổ được tìm thấy ở Ai Cập, được viết từ thời sơ khai của Kitô giáo và được coi là một trong những cuốn sách cổ nhất còn tồn tại trên thế giới, sẽ xuất hiện trong một sự kiện đấu giá tại London vào tháng 6, theo Reuters.
Trong cuộc phỏng vấn với trang Reuters, đầu bếp nổi tiếng Jose Andres xúc động cho biết một cuộc tấn công của Israel giết hại 7 nhân viên cứu trợ lương thực của ông ở Gaza; Israel đã nhắm mục tiêu vào nhóm nhân viên cứu trợ “một cách có hệ thống, từng xe một”, theo Reuters.
Dân biểu Gerry Connolly (D-Va.) hôm thứ Ba đã chỉ trích dự luật Cộng Hòa được đưa ra gần đây sẽ đổi tên Phi trường Quốc tế Washington Dulles theo tên cựu Tổng thống Trump để thành Phi trường Quốc tế Donald Trump. Connolly, người có địa hạt bao gồm một phần Dulles, tuyên bố: “Donald Trump đang phải đối mặt với 91 cáo buộc trọng tội. Nếu đảng Cộng hòa muốn đặt tên gì đó theo tên Trump, tôi khuyên họ nên tìm một nhà tù liên bang.”
Tòa Bạch Ốc đã chỉ đạo NASA thiết lập một tiêu chuẩn thời gian thống nhất cho Mặt Trăng và các hành tinh khác trong thái dương hệ. Trong tình hình ngày càng có nhiều quốc gia và công ty tư nhân tham gia vào cuộc đua khám phá Mặt Trăng, Hoa Kỳ đang muốn thiết lập các quy chuẩn quốc tế cho những hoạt động trong không gian vũ trụ, theo Reuters.
Vào trưa ngày 29 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc có buổi họp báo, với chủ đề có liên quan đến căn bệnh Alzheimer trong cộng đồng sắc tộc
Tin Đang Cập Nhật: Khoảng 8 giờ sáng thứ Tư (3/4), một trận động đất mạnh tối thiểu 7.4 độ richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan và gây ra nhiều thiệt hại. Đây là trận động đất mạnh nhất ở hòn đảo này trong 25 năm, thậm chí còn gây ra cảnh báo sóng thần cho một số hòn đảo ở Nhật Bản.
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang nỗ lực đổi tên Phi trường Quốc tế Dulles theo tên Donald Trump, cựu tổng thống hai lần bị luận tội, bị truy tố bốn lần, người đã bị Tổng thống Joe Biden đánh bại trong cuộc bầu cử năm 2020. Fox News đưa tin rằng Dân Biểu Guy Reschenthaler (R-PA) tin rằng việc đổi tên phi trường quốc tế lớn nằm ngay bên ngoài thủ đô của đất nước theo tên Trump là một ý tưởng hay vì “trong đời tôi, đất nước chúng ta chưa bao giờ vĩ đại hơn dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald J. Trump.”
Quân đội Hàn Quốc cho biết, Bắc Hàn đã bắn một hỏa tiễn, được cho là hỏa tiễn đạn đạo tầm trung, ra biển ngoài khơi bờ biển phía đông. Thủ tướng Nhật Bản ngay lập tức lên án vụ việc, theo Reuters.
Các chiến đấu cơ ném bom vào Đại Sứ Quán Iran ở Syria bị nghi ngờ là của Israel. Iran cho biết cuộc tấn công đã giết chết 7 cố vấn quân sự, trong đó có 3 chỉ huy cấp cao. Việc này là một bước ngoặt khiến căng thẳng trong khu vực leo thang nghiêm trọng, theo Reuters.
Trong khi ngoài đời cũng như trong đạo, nhan nhản những người hữu danh vô thực, thì bậc thượng trí nương nơi trung đạo, vượt ngoài danh vị và thực tế, vượt khỏi danh ngôn và thực tại, vượt lên ngôn ngữ tương đối và sự thật tuyệt đối, trầm lặng chứng ngộ cảnh giới bất khả tư nghì – và nơi vô trụ xứ ấy, không ngọn gió thế gian (4) nào có thể thổi tới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.