Hôm nay,  

Bệnh Parkinson: Rủi Ro, Triệu Chứng Và Điều Trị

17/02/202300:00:00(Xem: 2572)

pảkinson
Hình minh họa
 
Bệnh Parkinson là một trong những bệnh về thần kinh, thường xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, bệnh nhân không thể kiểm soát được các cử động bình thường. Bệnh thoái hóa thần kinh sẽ tấn công các tế bào của hệ thần kinh trung ương, khiến chúng không còn khả năng hoạt động bình thường hoặc chết hẳn. Các loại bệnh này thường sẽ trở nên trầm trọng hơn theo thời gian.
 
Bệnh Parkinson được đặt theo tên của James Parkinson, trong tác phẩm “An Essay on the Shaking Palsy” (1817) của ông có mô tả chi tiết về một bệnh cảnh liệt rung (paralysis agitans). Tình trạng này đã được Jean-Martin Charcot, một nhà thần kinh học người Pháp đặt tên lại là Parkinson.
 
Dario Alessi, giáo sư về dẫn truyền tín hiệu (signal transduction) và giám đốc của Medical Research Council Protein Phosphorylation and Ubiquitylation Unit tại Trường Dundee ở Scotland, cho biết: “Parkinson là chứng rối loạn vận động do thoái hóa thần kinh phổ biến nhất.”
 
Ở Hoa Kỳ hiện nay có khoảng 500,000 người được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson, còn theo Viện National Institute of Neurological Disorders and Stroke (NINDS) thì con số đó có thể lên tới 1 triệu người. Trên toàn thế giới, có tới 10 triệu người được cho là mắc bệnh Parkinson, theo tổ chức từ thiện Parkinson's Europe.
 
Các triệu chứng của bệnh Parkinson là gì?
 
Giáo sư Alessi cho biết các triệu chứng chính của bệnh Parkinson bao gồm run rẩy không tự chủ, chậm cử động theo yêu cầu (bradykinesia), cứng đơ, cứng cơ và rối loạn đi lại, bao gồm các vấn đề về mất thăng bằng. Điều này là do đặc điểm chính của bệnh Parkinson tự phát (idiopathic – chưa rõ căn nguyên, hoặc còn gọi là nguyên phát) là các tế bào não ở não giữa sản xuất dopamine bắt đầu chết đi. Dopamine là chất đảm nhiệm chức năng truyền tín hiệu thần kinh giữa các tế bào, giúp tế bào não kiểm soát và chỉ huy hoạt động của các cơ. Thiếu hụt dopamine khiến cho bệnh nhân khó khăn trong vận động, di chuyển.
 
Ông nói: “Các triệu chứng khác có thể bao gồm các vấn đề về giấc ngủ, táo bón, các vấn đề về tâm trạng, lo lắng và giảm khứu giác.”
 
Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson?
 
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh Parkinson vẫn chưa được rõ ràng. Đây là lý do tại sao nó được gọi là “idiopathic” – phát sinh một cách tự phát.
 
Giáo sư Alessi cho biết: “Người ta tin là các yếu tố di truyền và môi trường, cũng như tuổi tác, đóng vai trò trong nguyên nhân gây ra bệnh. Ở một số cá nhân, những thay đổi ở một số gen có liên quan đến sự phát triển của bệnh Parkinson, thí dụ như gen LRRK2. Như vậy, những người mang một số thay đổi gen nhất định có nguy cơ phát triển bệnh Parkinson cao hơn. Cũng khá kỳ lạ là đàn ông có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 1.5 lần so với phụ nữ.”
 
Đại đa số những người được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson đều trên 60 tuổi, và cứ 10 người thì sẽ có một người dưới 50 tuổi.  Bên cạnh tuổi tác và giới tính, các yếu tố nguy cơ khác của bệnh Parkinson bao gồm:
 
- Di truyền: Một số đột biến gen có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh Parkinson và có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh. Nhưng hầu hết các trường hợp mắc bệnh là không phải do di truyền các gen có liên quan. Theo American Parkinson Disease Association, chỉ có khoảng 10% những người mắc bệnh Parkinson là do di truyền.
 
- Tiếp xúc với chất độc hại: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố môi trường - chẳng hạn như tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ (như chất độc màu da cam) và uống nước giếng – có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson, nhưng nguy cơ đó tương đối nhỏ.
 
- Chấn thương đầu nhiều lần: Nếu những chấn thương này có khả năng gây mất ý thức, chúng cũng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
 
Bệnh Parkinson được chẩn đoán như thế nào?
 
Không có xét nghiệm đặc hiệu nào để chẩn đoán Parkinson, kể cả xét nghiệm máu hoặc chụp cộng hưởng từ. Bác sĩ Danny Bega, nhà thần kinh học tại Trường Y khoa Feinberg thuộc Trường Northwestern ở Chicago, cho biết các bác sĩ thường sẽ chẩn đoán dựa trên các kết quả sau khi kiểm tra và thăm khám kỹ lưỡng.
 
Parkinson có những điểm tương đồng với một số bệnh và chứng rối loạn khác.
 
Giáo sư Alessi giải thích: “Có những hội chứng Parkinsonian không điển hình bao gồm chứng teo đa hệ thống (multiple system atrophy), chứng mất trí nhớ thể Lewy (Lewy body dementia – LBD) và chứng liệt trên nhân tiến triển (progressive supranuclear palsy – PSP), ban đầu có thể trông rất giống bệnh Parkinson, nhưng về sau lại khác ở tốc độ tiến triển, triệu chứng lâm sàng, khả năng đáp ứng với các liệu pháp triệu chứng và bệnh lý thần kinh tiềm ẩn.”
 
Bệnh Parkinson thường phát triển chậm theo thời gian nên rất khó phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu. Ngoài ra, sự tiến triển và cường độ của các triệu chứng cũng khác nhau ở mỗi người.
 
Bác sĩ Bega cho biết chẩn đoán có thể một phần đến từ việc xác định các triệu chứng trong khi khám sức khỏe, chẳng hạn như cứng khớp và cử động chậm. Vì căn bệnh này có thể khó chẩn đoán, cho nên tốt nhất bệnh nhân nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên gia về rối loạn vận động.
 
Có thể điều trị bệnh Parkinson không?
 
Theo bác sĩ Bega, có nhiều loại thuốc để điều trị các triệu chứng của bệnh Parkinson, nhưng không có loại thuốc nào có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.
 
Nhìn chung, phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với các triệu chứng vận động là cấy ghép thay thế tế bào dopamine, bao gồm “tiêm tế bào thần kinh sản xuất dopamine mới vào phần não để thay thế các tế bào thần kinh đã chết hoặc sắp chết,” theo Cure Parkinson's Trust.
 
Giáo sư Alessi nói thêm: “Nhiều bệnh nhân ban đầu có phản ứng tốt với thuốc nhưng khi bệnh tiến triển, các triệu chứng trở nên phức tạp hơn và có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày của họ. Hiện nay các bác sĩ đang kiểm soát khá tốt các giai đoạn phát triển bệnh Parkinson, nhưng điều này không rũ bỏ được thực tế là vẫn chưa các biện pháp can thiệp làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.”
 
Nhiều nghiên cứu đã gợi ý rằng hoạt động thể chất có thể làm chậm sự tiến triển của các triệu chứng Parkinson. Bác sĩ Bega thường khuyến khích mọi người tập thể dục thường xuyên – đạp xe tại chỗ, bơi lội, rèn luyện sức mạnh hoặc tập thái cực quyền – để cải thiện khả năng vận động, thăng bằng và tâm trạng.
 
Kiến thức về bệnh Parkinson đã tăng lên theo cấp số nhân trong những năm gần đây.
 
Giáo sư Alessi nhận xét: “Có một số mục tiêu mới rất thú vị đang được khám phá.”
 
Nghiên cứu về bệnh Parkinson liên quan đến protein alpha-synuclein. Khi khám nghiệm tử thi, nhiều tế bào não của những người mắc bệnh Parkinson đã được phát hiện có chứa thể Lewy, là những khối alpha-synuclein bất thường.
 
Bác sĩ Bega giải thích rằng những khối protein trong não này là dấu hiệu bệnh lý của bệnh Parkinson, và có thể là một lý do khiến não không thể hoạt động bình thường ở những người mắc bệnh Parkinson. Theo nghiên cứu của Michael J. Fox Foundation for Parkinson, nếu có thể ngăn chặn không cho protein kết tụ lại trong các thể Lewy bằng cách loại bỏ chúng hoặc ngăn chặn sự lây lan của chúng trong các tế bào não, nó có thể dẫn đến một phương pháp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh Parkinson.
 
Phương pháp điều trị kiểu này có thể làm chậm – hoặc trị dứt hẳn – bệnh Parkinson. Giáo sư Alessi nói: “Chúng tôi hy vọng trong vòng 5 đến 10 năm tới, sẽ có các loại thuốc đầu tiên được chuẩn thuận để làm chậm sự phát triển của bệnh Parkinson. Điều này nếu xảy ra, sẽ là một bước ngoặt trong y học.”
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “Parkinson's disease: Risks, symptoms and treatment” của Cari Nierenberg và Joe Phelan, được đăng trên trang livescience.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.