Hôm nay,  

Hàm răng ngọc

16/02/202310:31:00(Xem: 1821)
Truyện

rang


Nhớ lắm lúc như si như dại

Nhớ làm sao bải hoải tay chân

Nhớ hàm răng nhớ hàm răng

Nhớ người ngày đó vẫn khăng khít nhiều

(Thơ Hàn Mặc Tử)

 

Khi ta làm chuyện gì không phải ta đều sợ người khác chê cười. Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa. Nhưng cũng có khi ta ngẫm việc đời thì phó mặc, cười hở mười cái răng. Cười hở mười cái răng thì hở cũng hơi nhiều thật, nhưng khi cười có ai kìm hãm được niềm vui bộc lộ. Cười thì cứ thoải mái cho nó muốn hở bao nhiêu cái thì hở, cho thấy nụ cười gắn liền với hàm răng.

 

Trong các bài tình ca Việt Nam, Tình Hoài Hương chẳng hạn, ta vẫn nghe hát:

 

Ai về có nhớ, nhớ cô mình chăng

Tôi về, về tôi nhớ, nhớ hàm răng, răng cô mình cười…

 

Nụ cười với hàm răng là biểu hiệu sức sống của con người. Ngày xưa có người nói ông Kennedy đắc cử cũng một phần nhờ ông có nụ cười có duyên, quả không ngoa. Đây là nụ cười và hàm răng cho ra thành quả chính trị.

 

Hàm răng có lúc còn đóng vai trò chính yếu trong tình yêu. Một nha sĩ quen đi kén vợ, ông tính hỏi cô A, trong thâm tâm nghĩ thế, nhưng đi giữa đường gặp em cô A là cô B đứng lại hỏi han trò chuyện, ông thấy hàm răng cô B đều đặn, xinh xắn và bóng như ngà. Ông thấy đáng yêu và duyên dáng quá. Thành ra có một sự di chuyển tình cảm, ông không cưỡng lại được. Ông xin ngỏ lời và hỏi cưới cô B. Không phải chỉ có một mình anh bạn nha sĩ đó mới bị ảnh hưởng nghề nghiệp lái đi quẹo ngã rẽ vậy đâu. Sự duyên dáng, sự đưa đẩy và duyên số là chính yếu. Cứ tạm cho là như vậy cho yên lòng.

 

Chúng ta khi gặp nhau chào hỏi, là trước tiên, chính yếu là phải đưa cái hàm răng ra trình diện cho nhau. Có ai mà nói không cười, nhứt là không hở mười cái răng?

 

Hàm răng đẹp là hàm răng như thế nào, thưa các nha sĩ? Tôi hỏi mà tôi xin mạn phép trả lời thô thiển trước, vô duyên thật, nhưng kẹt là tôi đang viết đây. Ôi chờ được cái hẹn trả lời hay cái hẹn đi trám răng lâu quá, thôi thì mạn phép được nghĩ đại khái như thế nầy, hàm răng đẹp là răng mọc đều, mọc ngay ngắn, cái nọ khít bên cái kia, trắng và sạch.

 

Có người ví răng đều như hạt bắp, có người bảo răng đẹp như hạt huyền, có ngươi còn trân trọng hơn gọi là hàm răng ngọc. Ngược lại có người răng mọc không đều gọi là răng khểnh, khểnh ở trước miệng gọi là răng hô hay vổ, mà có thời người Việt Nam mình hay gọi nhau là Henrô. Nhưng nếu có cái răng mọc khểnh, xích ra ở một bên khóe miệng thì lại là răng duyên vì nó tăng duyên dáng cho nụ cười của bạn bội phần. Nhưng coi chừng khểnh một bên khóe miệng thì có thể làm cho ý trung nhân vương vấn, trằn trọc khó ngủ. Nhưng lỡ ai có cái răng khểnh nhọn cùng nhô ra một lượt hai bên mép thì đối tượng sợ khiếp vía, rút êm, vì cứ tưởng người đẹp là phó bản của Dracula hiện hình.

 

Ngày nay y khoa, nha khoa, khoa học và kỹ thuật tiến bộ chấn chỉnh được các hàm răng vô ý tứ. Các em bé và mọi người bị răng hô, răng khểnh đều được mang đi chữa, cho răng mọc đều và mọc đúng vị trí. Cái nào hung hăng mọc ngang mọc quẹo làm phiền thì cứ nhổ béng đi là xong. Sau đó trồng lại, thậm chí đẹp hơn cái trời cho. Cám ơn nha sĩ.

 

Nhưng khoảng những chục năm về trước điều đó không dễ, nên thời chúng tôi còn trẻ, khoảng 1960–1970, đa số người có tật về răng phải ráng chịu, phải mang tên Henri, Henrô, Tôi còn nhớ mãi như còn trong cuộc đời, dù nay tuổi đã về chiều. Chúng tôi có hai người bạn, một nam tên K, một nữ tên V. Cả hai học chung lớp, chơi thân, và cha mẹ hai bên muốn kết thân. Như tôi vừa nói cả hai, K và V, đều chơi thân nhau và học chung với nhau nhiều năm cho tới lúc cả hai thi xong tú tài, cùng vào đại học. Họ có cảm tình với nhau. Nhưng khi mẹ anh K đề nghị đi dạm chị V cho anh thì anh khăng khăng không chịu, không chịu lấy vợ, cũng không chịu nói rõ tại sao. Cả hai cứ lơ lơ lửng lửng như thế cho tới ngoài ba mươi tuổi. Ba chục tuổi đầu vào thập niên 1970 kể đã muộn màng. Chúng tôi là những bạn đồng môn với K và V mà đã tay bồng tay mang, ríu rít và bận rộn, tối ngày vừa công việc làm vừa con mọn.

 

Có một ngày K đến thăm vợ chồng con cái tôi, nhìn K ham chơi ham giỡn với đám con nít, tôi không giữ được, bật hỏi:

 

– Nầy ông K, tôi hỏi thật, chuyện ông với bà V tới đâu rồi?

 

Anh gãi đầu gãi tai, tần ngần mãi rồi trả lời tôi:

 

– Thật ra thì lúc nầy trời mưa to.

 

– Ô hay cái ông nầy, đang nói chuyện tình yêu thì lại bảo mưa to với mưa nhỏ là sao?

 

K đi đi lại lại cố giải thích rõ hơn:

 

– Cô thật là kém thông minh, hay nhỉ, vậy mà cũng gọi là cô giáo. Nầy nhé, chỉ khi nào có lắm mưa to gió lớn thì người ta mới cần mái hiên chớ.

 

– Trời, sao anh lại xấu bụng và xấu miệng như thế với V hả? Anh mà cứ xấu như vậy thì sẽ bị trời phạt đấy. – Tôi lo dùm anh quá. Sợ cứ cái đà nầy rồi anh kiếm cô Henret cũng không ra.

 

K hơi đỏ mặt bào chữa:

 

– Tôi không ác đâu, tôi chỉ muốn nói ra cái sự thật mà không ai chịu hiểu là sao? Ngay cả mẹ tôi cả ngày bà cứ khen V ngoan và chịu khó. Tôi lấy vợ chớ có lấy cái chịu khó đâu. Tình yêu ít ra cũng phải có cái bề ngoài trông được được cho mình cảm mến, không nói là để xúc động chứ.

 

Tôi không còn lý do để cãi lại và từ đó chúng tôi không còn dịp để đề cập tới tình yêu hay răng lợi nữa. Nghĩ đến răng lúc nào thì dù bận rộn đến mấy chúng tôi cũng không khỏi cười thầm trong bụng về cái ý tưởng ngộ nghĩnh của K. Tôi đinh ninh là K hẹp hòi.

 

Độ ấy các con tôi đã đến tuổi sâu răng và bị nhổ răng. Chúng rất sợ cha mẹ dắt đi nha sĩ săn sóc răng, mà ngược lại chúng thích theo bà nội ra chợ để cho « bà Năm giác lể » xông khói vào lợi răng đặng bắt ra con sâu răng. Có lần con tôi trở về với một gói kẹo to trên tay và khoe:

 

– Hôm nay nội đưa con ra bà Năm xông khói miệng bắt được một con sâu to bằng bấy nhiêu này mẹ.

 

Nó hăm hở nói như thật và chìa ra trước mặt mọi người xung quanh hẳn một ngón tay út xinh xắn. Hôm đấy trời sui khiến sao đó có cô V đến chơi, nghe con bé nói vậy cô cười ngất:

 

– Con sâu răng chi mà to dữ vậy. Nếu nó để trong răng, có ngày cáu tiết lên nó gậm hết hai hàm răng của bé Uyên thôi. Sao con không mang nó về đây bán cho cô, cô mua lại cho nó ăn hết ba cái răng vổ của cô đặng cô làm lại răng mới… nhưng sửa răng hô cũng khó lắm, răng có thể ngắn lại mà môi trên vẫn nhô ra, coi kỳ kỳ!

 

Thời gian vút qua như bóng câu qua cửa, hơn mười năm không gặp, khi K đến, trông đã thoáng nét mệt mỏi thời gian. Chúng tôi lại vấn đáp chuyện cũ khi K tâm sự:

 

– V bây giờ đã học xong luật. Cô làm lục sự ở tòa án và lấy một ông thẩm phán. Họ đã có hai cháu lớn bắt đầu đi học rồi. Tôi mới gặp họ ngoài phố.

 

– Còn anh?

 

– Tôi vẫn thế, vẫn trăm năm hạnh phúc một mình, vẫn lang thang và tự do.

 

– Nhưng anh vẫn có tin tức của V đều đấy chứ? Tụi tôi thì bận rộn.

 

– Dĩ nhiên, chúng ta là bạn thân từ nhỏ chứ giỡn đâu.

 

– Tôi đâu nói anh giỡn, tôi chỉ trách anh xem trọng cái hàm răng quá đáng.

 

– Cô quan niệm tình yêu không đúng, không toàn vẹn.

 

– Vậy tình yêu toàn vẹn phải có hàm răng đều cân xứng?

 

– Đúng. Hàm răng tự nhiên, không sửa chữa, không can thiệp.

 

Tôi tôn trọng ý kiến riêng của bạn, không nói thêm. Sau 1975, cộng sản áp đặt miền Nam, chúng tôi không được nghỉ hè mà phải đi học chính trị. Tình cờ trong một buổi hội thảo, mãi nhiều năm sau, tôi gặp lại K. Tôi được biết anh vẫn lủi thủi bên bà mẹ già tóc bạc phơ. Một lần, trong giờ giải lao, tôi đánh bạo hỏi:

 

– Anh vẫn chưa tìm được hàm răng đẹp?

 

– Rồi.

 

– Đâu? Nàng tên gì? Sao không mang lại đằng nhà chơi?

 

– Thủng thẳng, không gấp, nàng sẽ đến thăm vợ chồng cô và các cháu nếu tình hình tiến triển với chiều hướng tốt.

 

– Độ bao giờ?

 

– Đã bảo không lâu đâu. Từ từ, chỉ qua tháng tới thôi. Hết hè nầy là phải ra ngô, ra khoai… Tôi và nàng hẹn nhau cuối tuần sẽ tuyên bố chấp nhận tình yêu, hay là không bao giờ. Chúng tôi sẽ cùng đến ở điểm hẹn, tức là coi như ngầm đồng ý. Đó là điểm hẹn. Thiên Đàng, nơi gặp gỡ của bánh mì và hoa hồng, nói theo định nghĩa của Karl Marx. Tôi có bánh mì còn nàng mệnh danh là hoa hồng. Cứ xem như vậy đi.

 

– Đúng là học chính trị kiểu cộng sản, nói theo kiểu Vẹm.

 

Tôi hơi bực mình và buồn cười nhưng cũng lắng bụng chờ đợi, chờ đợi cho qua buổi hẹn để xem mặt Hoa Hồng, tò mò mà. Nhưng hỡi ơi, chủ thuyết cộng sản không đúng khi mà người ta không thực lòng đảm bảo, kể cả trong hoàn cảnh tình yêu muộn màng của anh bạn khó khăn. Hoa Hồng đến điểm hẹn mà bánh mì không đến. Không phải không đến kịp theo luật cung cầu, mà K tự ý không đến. Anh thành thực, tôi nghĩ là K thành thực, rất thành thực khi kể lại:

 

– Hôm đấy, một chiều chủ nhật đẹp trời, có sợi mây hồng vương vương trong gió, chúng tôi đã y hẹn bốn giờ chiều ở quán Thiên Đàng. Chúng tôi đã giao ước trước nếu cả hai cùng đến là cùng chấp nhận yêu nhau, nhưng nếu có một trong hai người thay đổi ý kiến vào giờ chót không đến, cuộc tình không thành thì người nầy không được vặn vẹo người kia là tại sao… và dù gì, về sau cả hai vẫn là bạn, vẫn là đồng nghiệp, cùng một tổ chuyên môn và vẫn cùng nhau soạn “giáo án“, dạy chung trường.

 

Tôi kiên nhẫn nghe. Anh lấy thuốc lá hút vài hơi, bình tĩnh nối lời:

 

– Tôi đã tắm rửa cho mát, diện quần áo bảnh bao, lên xe chạy, lòng ung dung thư thái tiến về phía Thiên Đàng. Còn cách điểm hẹn năm trăm thước, tôi ngừng lại bên đường, hút điếu thuốc, suy nghĩ thêm lần chót: tại sao mình lại đến? Tại sao lại phải đến? Tại sao sống lại cần đến Hoa Hồng? Nhìn trời, hút tàn điếu thuốc, tôi tìm ra một chân lý mới: tôi là tôi, cũng là mây, là gió, là trăng nước. Tại sao lại phải tùy thuộc vào một người. Cho dù người đó là Hoa Hồng? Thế là tôi quay xe trở về nhà. Ừ nhỉ, quên mất mình đang sống tự tại, tự do, muốn đi đâu thì đi, về đâu thì về. Tự nhiên lại buộc vào mình một gốc Hoa Hồng gai góc, phiền toái làm chi. Thôi thôi cứ tự nhìn trong cái xã hội nầy đã rồi tính sau. Tôi khỏi phải làm phiền ai và khỏi ai làm phiền tôi, sống vậy là tiên trong đời.

 

K nói một hơi, đắc ý một mình. Tôi nhìn cái bản mặt anh phát ghét.

 

– Thôi, anh lẩn thẩn lắm, đi về đi. Tôi chán nghe chuyện lẩm cẩm của anh lắm rồi. Đồ đàn ông mà sợ trách nhiệm.

 

Chúng tôi không chào từ biệt nhau.

 

Mãi gần khi tôi từ giã quê hương xuất ngoại để đoàn tụ gia đình với chồng con tôi, mùa Noël 1982–1983 thi K đến tìm tôi và cho chúng tôi hay:

 

– Các bạn ạ, vì mái hiên yêu dấu, nàng vừa đến chào tôi để đi xa, thật xa đây, đi đoàn tụ với đại gia đình bên kia trời tây thăm thẳm, có lẽ rồi tới cuối cuộc đời… không bao giờ tôi và V còn gặp lại nhau nữa.

 

Mặt anh hơi tái và phảng phất nét thống thiết, bàng hoàng. Chúng tôi chưa kịp phản ứng thì anh đã hậm hực, nói thêm:

 

Tôi chả hiểu tại sao cái ông Thượng Đế mà ai ai cũng khâm phục, lại ban cho V cái hàm răng chả hợp tí nào với khuôn mặt và con người của V. Răng lợi như vậy có khác nào chửi bố nhau còn đỡ tức hơn.

 

– Thôi mệt quá rồi ông tướng ơi. Đầu đời cũng chuyện cái răng, cuối đời lăn lộn mãi cũng chuyện cái răng hô. Thôi quên đi là xong.

 

– Tôi cũng cố quên, mà quên cũng có nghĩa là phải nhớ nhiều hơn nữa.

 

– Sao ngày xưa anh không nghĩ như vậy có êm đẹp hơn không? Còn cô Hoa Hồng giờ ra sao rồi?

 

– Hoa Hồng sau đó giận tôi đổi đi xa. Nhưng đừng nói đến cô ấy nữa. Tôi đang nghĩ về V.

 

– Khi nào anh cũng quyết định trễ và khó khăn hơn mọi người.

 

Chung quy cũng tại lỗi ở cái hàm răng. Tôi tranh luận thật lâu với bạn tôi. Tôi khăng khăng cho là bạn K không thật lòng yêu V vì khi đã yêu, người ta yêu cả nét đẹp lẫn nét xấu. Khi yêu cô Lan, hay yêu cô Mai thì tại vì đó là Lan, là Mai. Bạn tôi nhứt định cãi tôi. Anh nói trong tình yêu mà không toàn vẹn, dễ nhìn (?) rồi sẽ bỏ nhau sớm hay muộn mà thôi. Anh dẫn chứng là lúc thuận thảo thì sao cũng xong, nhưng khi đã xích mích thì nhìn cái vô duyên của người đối diện « chỉ muốn vả » cho một cái.

 

– Chúc Thanh

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào ngày 6 tháng 12, 2023, nhà thơ, nhà văn, giáo sư văn học và nhà hoạt động xã hội được yêu mến người Palestine Refaat Alareer đã thiệt mạng trong một cuộc không kích từ Israel cùng với người anh, em gái và bốn đứa con của họ. Trong tuần để tang kể từ đó, những lời tri ân dành cho cuộc đời, sự nghiệp viết lách và các hoạt động nghệ thuật tích cực của Alareer đã tràn ngập khắp nơi trên thế giới. Nhiều lời tri ân được đăng cùng với bài thơ cuối cùng “Nếu tôi phải chết” được ông đăng trên Twitter của mình vào ngày 1 tháng 11 năm 2023. Cho đến nay, bài thơ chia tay như một điềm báo đau lòng của Alareer hiện đã được dịch sang hơn 40 thứ tiếng; được đọc trên các sân khấu thế giới và được viết trên các bức tường sân ga tàu điện; được in trên các biểu ngữ, bảng hiệu, cờ và diều, được giương cao trong các cuộc biểu tình đòi ngưng bắn trên khắp thế giới.
Nhà xuất bản của Ocean Vương trên Marketplace cũng như Ocean Vương trên Instagram của mình đã thông báo về cuốn tiểu thuyết mới sẽ được xuất bản vào tháng 6 năm 2025, Emperor of Gladness. “Emperor of Gladness” là cuốn tiểu thuyết thứ hai của Ocean Vương, “kể về một năm trong cuộc đời của một thanh niên ương ngạnh ở New England, người tình cờ trở thành người chăm sóc cho một góa phụ 82 tuổi bị mất trí nhớ, tạo nên câu chuyện về tình bạn. sự mất mát và mức độ chúng ta sẵn sàng mạo hiểm để đòi hỏi một trong những ân huệ quý giá nhất của cuộc đời: cơ hội thứ hai.”
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
Nhận được tin buồn nhà thơ Phan Xuân Sinh sau một cơn bạo bệnh, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Thọ 76 tuổi...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
Chúng ta thường được nghe nói, rằng mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Tuy nhiên, Thượng đế thì không ai thấy, nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn nhân vật cổ sử đó (nếu thật sự là có Thượng Đế): đó là những trận mưa bom. Người dân Ukraine và Palestine ý thức rất rõ, vì đó là chuyện hằng ngày của họ: mọi người đều bình đẳng khi đứng dưới mưa bom. Già, trẻ, nam, nữ, trí thức, nông dân, nhà thơ, họa sĩ… đều bình đẳng: khi bom rơi trúng là chết. Cuộc chiến giữa người Palestine muốn giữ đất và người Israel từ nơi xa tới nhận phần đất mới do quốc tế trao tặng từ đất Palestine đã kéo dài nhiều thập niên. Bây giờ căng thẳng mới nhất là ở Gaza, cuộc chiến đang tiếp diễn giữa nhóm Hamas, thành phần chủ trương bạo lực của dân Palestine, và quân Israel. Trong những người chết vì bom Israel, có những người hiền lành nhất, đó là trẻ em và phụ nữ.
Thông thường khi nghe hai chữ “cô đơn” chúng ta liên tưởng đến trạng thái tinh thần yếm thế, tâm tư buồn bã, ngày tháng chán chường, thậm chí, cuộc đời trống rỗng. Có lẽ, vì ý nghĩa từ điển của từ vựng này; có lẽ, vì ảnh hưởng văn chương nghệ thuật; có lẽ vì chúng ta đã từ lâu tin như thế, mà không bao giờ đặt một nghi vấn nào. Đây là định nghĩa của “cô đơn” qua Bách thư toàn khoa Wikipedia: “Cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp và thường gây khó chịu, đáp ứng lại với sự cách ly xã hội. Cô đơn thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết hợp hay thiếu giao tiếp với những cá nhân khác, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy, người ta có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi xung quanh có nhiều người. Nguyên nhân của sự cô đơn rất đa dạng, bao gồm các vấn đề về xã hội, tâm thần, tình cảm và các yếu tố thể chất.
Vào những ngày cuối năm 2023, khi mà người Mỹ bắt đầu chuẩn bị cho những bữa tiệc Giáng Sinh, năm mới, bàn tán chuyện mua sắm, thì chiến sự giữa Isarel và Hamas chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trên vùng đất thánh của cả ba tôn giáo lớn, những kiếp người lầm than chỉ mong có một ngày hòa bình, một ngày không bom đạn. Cũng vào những ngày cuối năm 2023, người Mỹ bắt đầu nhìn thấy một viễn cảnh Ukraine bị bỏ rơi, phải chấp nhận đổi đất lấy hòa bình. Nhiều người Việt cho rằng Ukraine sắp là một Việt Nam Cộng Hòa khác, một đồng minh bị Mỹ bỏ rơi, nhưng sau một thời gian có thể nhanh hơn nhiều.
Vào ngày 6 Tháng 12, giới truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin Taylor Swift, nữ ca nhạc sĩ đầy tài năng, được tạp chí Time vinh danh là “Nhân Vật Của Năm 2023” (Person of The Year). Đây là lần đầu tiên một ca nhạc sĩ được bình chọn danh hiệu giá trị này, càng nhấn mạnh thêm sự thành công và sức ảnh hưởng của cô gái hát nhạc pop-đồng quê. Trước đây, nhiều nhân vật được Time chọn từ năm 1927 là các tổng thống Hoa Kỳ, những nhà hoạt động chính trị lỗi lạc.
Bốn câu thơ này được bố tôi (nhà văn Doãn Quốc Sỹ) ghi lại như một giai thoại văn học, làm lời tựa cho tác phẩm Mình Lại Soi Mình. Bố tôi kể rằng khoảng năm 1984, phong trào vượt biên đang rầm rộ. Một người bạn mới gặp đó, mà hôm sau đã vượt biên rồi! Vào một ngày đẹp trời, bố tôi đạp xe từ Sài Gòn qua Làng Báo Chí bên kia cầu xa lộ để thăm chú Nguyễn Đình Toàn. Đến giữa cầu thì thấy chú đang đạp xe theo chiều ngược lại, cũng định đến thăm mình ở căn nhà hẻm Thành Thái. Hai người bạn gặp nhau giữa cầu. Có lẽ chú Toàn đã nhìn những cánh đồng lúa bên Thủ Thiêm, tức cảnh sinh tình, ngẫu hứng làm ra bốn câu thơ này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.