Hôm nay,  

Thời Sự Trong Tuần

26/08/202200:00:00(Xem: 1481)
Chiến Tranh Ukraine 6 Tháng: Nhân Dân Ukraine Đang Chống Lại Sức Mạnh Đế Quốc Hàng Thế Kỷ
 
Ukraine 6 months war
Một cậu bé vẫy cờ Ukraine trên đỉnh tàu bọc thép tại một cuộc triển lãm các phương tiện quân sự và vũ khí bị phá hủy của Nga, nhân Ngày Lễ Độc Lập trong bối cảnh Nga tấn công Ukraine, ở trung tâm Kyiv, Ukraine, ngày 21 tháng 8 năm 2022. Nguồn: Hình chụp lại từ VOA.
 
KYIV – Cuộc chiến mà Nga gieo rắc ở Ukraine đã được mô tả theo nhiều cách – một nỗ lực nhằm tái tạo Liên Xô, một khối Á-Âu mới, hay một “ván cờ” giữa Nga và phương Tây. Nhưng bất kể tham vọng và nguyện vọng của Tổng Thống Nga Vladimir Putin trước đây từng là gì, thì cuộc chiến đang diễn ra cũng đã trở thành cuộc chiến giữa đế quốc và thuộc địa, rõ ràng hơn bao giờ hết.

Một cuộc chiến tranh thuộc địa, như cuộc chiến Nga-Ukraine, là một cuộc chiến mà một bên tự phong cho mình là “đấng bề trên” và tin rằng họ có quyền, thậm chí có nghĩa vụ, làm những gì họ cảm thấy tốt cho những “bề tôi” thấp kém của mình – mà thực ra chỉ là vì lợi ích cá nhân của họ.

“Thuộc địa” (Colonial) hay “đế quốc” (imperial) không phải là những hình dung từ được sử dụng một cách tình cờ, cũng như những lời buộc tội quen thuộc dành cho chủ nghĩa phát xít và chế độ diệt chủng, gần đây nhất chúng được sử dụng để chống lại Nga.

Tự bản thân từ ngữ cũng có tính hùng biện như cách sử dụng chúng, ‘chủ nghĩa thực dân’ (colonialism) và ‘chủ nghĩa đế quốc’ (imperialism) có sức mạnh lý giải.

Chủ nghĩa đế quốc là một hệ thống thống trị cổ xưa cố gắng thu gom các dân tộc đa dạng trong một quốc gia duy nhất dưới quyền của một thể chế cấp trên - hoàng đế, quý tộc hoặc Übermenschen – hoặc trong các đế chế ở nước ngoài dưới sự kiểm soát của một chủ nhân nước ngoài, hứa hẹn sẽ “khai hóa” những người dân bản xứ dốt nát. Hay nói cách khác, chủ nghĩa đế quốc là chính sách mà qua đó các quốc gia hay các dân tộc hùng mạnh tìm cách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn.

Hãy nghĩ về người Anh ở Ấn Độ - những người đàn ông da trắng đã thống trị hàng triệu người da đỏ dưới danh nghĩa một nền văn minh cao cấp hơn. Hoặc triều đại Habsburg cai trị các dân tộc từ Tây Ban Nha đến Hà Lan đến Áo và Hungary thông qua chiến lược hôn nhân và chinh phục quân sự.

Nếu các đế chế cổ xưa là đa dạng và bất bình đẳng, thì các quốc gia-dân tộc hiện đại được cho là tương đối đồng nhất và bình đẳng. Những nhà lập quốc công nhận chủ quyền phổ biến hơn là sự cai trị của triều đại. Họ hoạt động một cách dân chủ. Quyền cai trị vươn lên từ người dân.

Hãy xem xét các quốc gia tư bản đầu tiên của thế kỷ 17 và 18 - Anh, Hà Lan và Pháp - tạo dựng quốc gia tại quê nhà ở Châu Âu. Vào thời kỳ Cách mạng Pháp năm 1789, người dân của họ được đối xử như những công dân bình đẳng theo luật pháp, chứ không phải như thần dân của một vị quân vương.

Nhưng tại các thuộc địa của Pháp - như Đông Ấn thuộc Hà Lan hay Đông Dương thuộc Pháp - người dân địa phương phải tuân theo lệnh của chính quyền đế quốc từ xa, họ không có quyền và càng không có chủ quyền.

Trong những câu chuyện lịch sử được kể bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc, các quốc gia được cho là người kế vị hợp pháp của các đế chế. Về mặt văn hóa thì tương đối đồng nhất, những người lên nắm quyền được chọn lựa bởi người dân. Các quốc gia là sản phẩm của thế giới hiện đại, trong khi các đế chế được coi là sản phẩm cổ xưa và sắp sụp đổ.

Nhưng câu chuyện đã không hoàn toàn diễn ra theo cách đó trong thế kỷ qua. Và cuộc chiến của Nga đối với Ukraine đã phản ánh rất rõ điều đó.

Những kẻ theo chủ nghĩa đế quốc thế kỷ 21

Trong thế kỷ qua, những người tin rằng các quốc gia dân chủ và dân chủ bình đẳng sẽ chiến thắng các đế chế một cách hợp lý và tự nhiên đã phải “dụi mắt nhìn lại” lý thuyết chính trị.

Các quốc gia có thể là những kẻ theo chủ nghĩa đế quốc và tìm cách o ép các quốc gia khác trong lãnh thổ của họ hoặc thống trị các nước láng giềng về quân sự hoặc kinh tế. Thổ Nhĩ Kỳ của Recep Tayyip Erdoğan đối xử với hàng chục triệu người Kurd của mình như một dân tộc bị đô hộ. Một quốc gia-nhà nước đặc quyền cho một dân tộc thiểu số theo tôn giáo, như Israel, khiến hàng triệu người Palestine phải chịu sự thống trị bất bình đẳng.

Các quốc gia lớn và đa dạng, như Hoa Kỳ và Ấn Độ, xoay vòng giữa chủ nghĩa quân bình đa văn hóa (multicultural egalitarianism), vừa công nhận quyền của người thiểu số nhưng cũng có thái độ thù địch bài ngoại (xenophobic) đối với những người khác với đa số, người da trắng hoặc người theo đạo Hindu.
Trong những quốc gia như vậy, một số người sẽ có cuộc sống thuận lợi hơn những người khác. Người thiểu số thường không chỉ bị phân biệt đối xử mà còn phải gánh chịu bạo lực. Các quốc gia lớn và đa dạng khác, như nước Nga của Putin, cũng nằm trong số một quốc gia đa quốc gia (multinational nation-state) - khoảng 80% là người dân tộc Nga - và sự đối xử theo kiểu đế quốc đối với các dân tộc thiểu số khác nhau.

Giới tinh hoa của Điện Kremlin đã thúc đẩy một chủ nghĩa dân tộc thâm độc để tập hợp dân chúng trong cuộc chiến chống lại Ukraine, vốn thể hiện sự chuyển hướng sang chủ nghĩa tân thực dân.

Việc sử dụng từ giải phóng thiếu cẩn trọng và lợi dụng thời cơ của Putin, viện cớ để ngăn chặn tội ác diệt chủng và tiêu diệt Đức Quốc Xã làm lời biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine của ông ta. Đó cũng là cách mà những kẻ theo chủ nghĩa đế quốc ở thế kỷ 19 đã sử dụng khi chúng xâm lược, thống trị và bóc lột các nước khác, lại còn tự cho rằng chúng đang miễn cưỡng gánh vác trách nhiệm của người da trắng chống lại bọn man dân, mọi rợ.
Không thể bêu đầu chính phủ Ukraine, Điện Kremlin đành rút lui để chiếm lãnh thổ ở phía đông và nam đất nước. Câu chuyện thần thoại về Russkiy Mir - sự thống nhất các dân tộc Ukraine, Belarus và Nga - đã được Nga mang ra để biện minh cho cuộc tấn công tàn bạo vào chính những người được cho là anh chị em của người Nga.

'Bị đe dọa bởi những kẻ thấp kém nguy hiểm'

Trái ngược với kế hoạch của Nga, Kyiv không đầu hàng. Thay vào đó, người dân Ukraine đồng loạt đứng lên đấu tranh chống lại sự cai trị của kẻ thù. Kết quả của cuộc xâm lược là sự quyết tâm cao độ của nhân dân Ukraine chống lại chủ nghĩa tân thực dân.

Là một nhà sử học đã nghiên cứu về các đế chế và quốc gia, Giáo sư Ronald Suny tin rằng một khi một chính phủ như Putin kết luận rằng sự tồn tại của họ đang bị đe dọa bởi những kẻ thấp kém nguy hiểm, thì họ sẽ có động cơ sử dụng sức mạnh lớn hơn và ý thức về ưu thế lịch sử của mình để hạ gục kẻ thù.

Nếu sự cai trị gián tiếp của những người cai trị bản địa hoặc các satrap* không đủ để loại bỏ mối nguy hiểm, thì có thể họ sẽ nghĩ tới việc chiếm đoạt luôn lãnh thổ đó. Lựa chọn còn lại cho Moscow khi cuộc chiến đi vào bế tắc là quyền cai trị trực tiếp lãnh thổ Ukraine.

* Satrap là một chức quan thống lĩnh một tỉnh của Đế chế Achaemenes và một số triều đại kế tục. Có thể hiểu satrap là một vị tổng trấn, một vị tỉnh trưởng dưới quyền nhà vua, được trao quyền tự trị nhất định.

Các vùng đất nằm dưới sự kiểm soát mong manh và đầy tranh chấp của người Nga đã được hợp nhất thành một vùng lãnh thổ mới được đặt tên. Họ bổ nhiệm một thống đốc, cho cấp hộ chiếu; áp dụng đồng Rúp làm tiền tệ chính thức. Mục tiêu của Nga dường như là chiếm hữu toàn bộ vùng lưỡi liềm ở miền đông Ukraine, từ Kharkiv đến Kherson / Nikolaev cũng như Crimea, đã được Nga sáp nhập vào năm 2014.

Thực tế cắn ngược trở lại

Là một quốc gia tham gia vào việc củng cố bản sắc của mình là dân chủ và phương Tây, Ukraine phải đối mặt với một kẻ thù không đội trời chung, kẻ có quá khứ gắn liền với đế quốc và khác biệt một trời một vực với phương Tây.

Dùng dằng suốt 30 năm giữa Đông và Tây, nhờ cuộc xâm lược của Nga mà Ukraine đã dứt khoát chọn phương Tây. Cuộc chiến tranh đế quốc đã làm nảy sinh một cuộc kháng chiến chống thực dân, khiến cho nhân dân Ukraine đoàn kết hơn bao giờ hết.

Đối với người Ukraine, thỏa hiệp giữa một bên là độc lập và chủ quyền và một bên là khuất phục chủ nghĩa đế quốc dường như là không thể. Người ta tin rằng đầu hàng cắt đất cho kẻ xâm lược sẽ chẳng bao giờ thỏa mãn cơn đói của hắn.

Gần 6 tháng sau cuộc chiến, người Nga có những sự tích độc ác của riêng họ. Sergei Lavrov, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga, đã đưa ra một cảnh báo nghiêm trọng: chiến tranh càng kéo dài, thì Nga càng chiếm thêm nhiều lãnh thổ và mở mang bờ cõi. Theo ông, việc phương Tây tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài cuộc chiến.

Hiện tại, cả hai bên đều không có hứng thú thỏa thuận thương lượng.

Nhưng trong cuộc chiến tiêu hao này, thời gian và sức nặng của địa lý và dân số đều đứng về phía kẻ xâm lược. Nga có thể tồn tại lâu hơn đối thủ và phương Tây. Và nguy cơ bao trùm là mối đe dọa hạt nhân.

Chiến tranh là thất bại của lý trí, ngoại giao và sự thỏa hiệp. Các cuộc đàm phán cho phép tiếp tục xuất cảng ngũ cốc của Ukraine chứng tỏ rằng một số thỏa hiệp, dù mong manh, vẫn có thể đạt được.

Dù khó khăn và gian nan như việc đàm phán với Putin, thì cuối cùng họ cũng phải thảo luận về một số mục tiêu, dù đây là một sự lựa chọn bi thảm. Tuy nhiên, ngay cả các đế chế cũng có giới hạn, và khi đối mặt với sự chống đối kiên quyết, họ học được bài học chát đắng rằng “con giun xéo lắm cũng quằn.”

Trái với tiên liệu, giá lương thực toàn cầu đã giảm.

Uraine export
Ukraine trước đây là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ tư thế giới trong niên vụ 2020/21, bán ra nước ngoài 44.7 triệu tấn, chủ yếu sang Trung Quốc, châu Phi và châu Âu. Đây cũng là một trong những nơi sản xuất dầu hướng dương lớn nhất.

 

Sáu tháng sau khi xe tăng Nga tràn vào Ukraine, cú sốc lạm phát vẫn đang thống trị các phòng họp, bộ tài chính và các gia đình, với giá khí đốt tự nhiên của châu Âu tăng trở lại vào ngày 22 tháng 8 do lo ngại nguồn cung từ Nga bị gián đoạn thêm nữa. Nhưng trong một lĩnh vực quan trọng khác của đời sống, giá cả đã trở lại trên trái đất. Giá ngũ cốc và dầu, những thứ thực phẩm chủ yếu trên khắp thế giới, đã trở lại mức thường thấy trước khi xảy ra chiến tranh.

 

Nga và Ukraine là những cường quốc về nông nghiệp — cho đến gần đây, các nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất và lớn thứ năm trên thế giới và hai nhà xuất khẩu dầu hướng dương lớn nhất. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi giá lương thực tăng trong tháng Hai và tháng Ba do lo ngại rằng xuất khẩu sẽ bị gián đoạn do chiến tranh; thực sự, điều đáng lo ngại là tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài, làm giảm nguồn dự trữ ngũ cốc và gây ra nạn đói hàng loạt.

 

Kết cục khủng khiếp đó dường như đã được tránh khỏi. Tuần trước, giá lúa mì tại Chicago giao hàng vào tháng 12 đã giảm xuống còn 7.70 đô-la / giá thấp hơn nhiều so với mức 12.79 đô la ba tháng trước đó và trở lại mứcgiá hồi tháng 2 trước chiến tranh. Ngô cũng trở lại giá như trước chiến tranh. Trong khi đó, dầu hướng dương, được sử dụng trong hàng nghìn món ăn từ kem đến mì ăn liền, không chỉ giảm trở lại mức giá trước chiến tranh mà còn ở mức thấp hơn.

 

Thỏa thuận gần đây do Liên Hiệp Quốc giàn xếp đã cho phép ngũ cốc của Ukraine rời cảng Odessa, và sự việc này chỉ góp một phần nhỏ của sự thay đổi: thỏa thuận này được ký vào cuối tháng 7, sau khi hầu hết giá cả đã giảm. Nhiều điều khác có thể được ghi nhận là sức mạnh của xuất khẩu lúa mì Nga. Bộ nông nghiệp Mỹ cho rằng các trang trại của Nga, không bị gián đoạn, sẽ xuất khẩu kỷ lục 38 triệu tấn vào năm 2022-23, nhiều hơn khoảng 2 triệu tấn so với năm trước đó. Một vụ thu hoạch bội thu đang diễn ra, một phần do thời tiết tốt vào đầu năm và nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà nhập khẩu truyền thống ở Bắc Phi, Trung Đông và Châu Á.

 

Những lo lắng về sự thiếu hụt có thể đã được phóng đại ngay từ đầu. Charles Robertson của ngân hàng đầu tư Renaissance Capital đã lập luận vào thời điểm đó các nhà kinh doanh ngũ cốc đã lạm dụng – sự chênh lệch từ sự gián đoạn đối với nguồn cung cấp dầu và khí đốt và sự gián đoạn kéo dài vô lý hơn đối với nguồn cung cấp thực phẩm. Ông Robertson nói: “Dự trữ lúa mì toàn cầu rất cao, điều này cho chúng tôi biết rằng mối quan hệ giữa cổ phiếu lúa mì và giá cả thật sự của hó đã không tương quan... những dự đoán phóng đại đã đi trước giá cả.”

 

Khối lượng đầu cơ tuyệt đối trên thị trường tương lai cũng có thể giúp giải thích sự biến động. Michael Greenberger của Đại học Maryland, trước đây là giám đốc bộ phận tại Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai, một cơ quan quản lý, lưu ý rằng các quy tắc hạn chế đầu cơ thường xuyên được tránh bởi các ngân hàng Mỹ, nơi chỉ định hoán đổi cho các công ty con nước ngoài của họ.

Việc giảm giá sẽ không gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng ngay lập tức. Giá lúa mì và các loại ngũ cốc khác đã trở lại mức trước cuộc tấn công khi được định giá bằng đô la, nhưng không phải bằng nhiều loại tiền tệ khác. Đồng đô la đã tăng trong năm nay do kỳ vọng Cục Dự Trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất nhanh hơn, khiến một số nền kinh tế thị trường mới nổi gặp khó khăn. Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm 26% so với đồng USD trong năm nay và đồng bảng Ai Cập giảm 18%. Hai nước này là hai trong ba nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới.

 

Tuy nhiên, giá cả đã rất cao ngay cả trước chiến tranh, và không có gì đảm bảo rằng chúng sẽ không tăng trở lại. Hạn hán trên khắp thế giới sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Trong khi đó, phân bón vẫn vô cùng đắt đỏ. Urê, một hợp chất được sử dụng trong sản xuất nitơ, hiện có giá 680 USD / tấn - giảm từ 955 đô la vào giữa tháng 4, nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với 400 đô la một năm trước. Điều đó phản ánh sự tăng vọt của giá khí đốt tự nhiên, một thành phần trong nhiều loại phân bón. Và với giá nhiên liệu ở châu Âu tiếp tục đạt mức cao kỷ lục, thật khó đoán nổi những điều gì sẽ xảy ra trong các cửa hàng tiêu thụ.

Ba Lan: 'Nga nhắm vào các di sản văn hóa và cơ sở tôn giáo của Ukraine'

Nhà ngoại giao hàng đầu của Ba Lan, Zbigniew Rau vào ngày 22/8 đã lên án việc Nga Tấn công vào các cơ sở di sản văn hóa và những nơi thờ phụng tôn giáo của Ukraine. Ông nói rằng Nga đã tiến hành các hoạt động quân sự có chủ đích nhằm vào các mục tiêu phi quân sự, bao gồm các di sản văn hóa và những nơi thờ tự tôn giáo của Ukraine.

 

"Kể từ ngày 24/2/2022, khi Nga thực hiện hành động gây hấn vô cớ và phi lý đối với Ukraine, những cảnh tượng bi thảm về sự tổn thương, nỗi đau và sự chịu đựng của hàng trăm nghìn người dân Ukraine đang diễn ra trước mắt chúng ta mỗi ngày," ông Zbigniew Rau cho hay trong một thông cáo gửi đến BBC News Tiếng Việt nhân ngày Quốc tế Tưởng niệm các Nạn nhân của Hành vi Bạo lực vì lý do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng,"Sự phá hủy tàn bạo những địa điểm liên quan đến bản sắc, kể cả tín ngưỡng, đang xảy ra đối với người dân Ukraine bất kể nguồn gốc hay tôn giáo của họ," ông nhấn mạnh.

 

Lấy ví dụ về tu viện Sviatohirsk Lavra ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine, đã bị cháy hồi đầu tháng Sáu, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan cho rằng đây là một trong nhiều minh chứng sâu sắc về những nỗ lực của Nga nhằm phá hủy các địa điểm tôn giáo của UKraine.

 

Theo ông Zbigniew Rau, những ghi chép đầu tiên về sự tồn tại của tu viện cổ Lavra có từ thế kỷ 17, nơi đây là một địa điểm cực kỳ quan trọng đối với Chính thống giáo ở Ukraine.

 

"Sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, Lavra trở thành nơi ẩn náu của thường dân - khách hành hương và giáo sĩ, người già, người khuyết tật và trẻ em. Điều đó cũng không ngăn cản được đội quân Nga nã súng tàn bạo vào khu vực nhà thờ."

 

"Kết quả của cuộc tấn công là một số tòa nhà của tu viện đã bị phá hủy, ẩn thất bằng gỗ của All Saints - nhà thờ bằng gỗ lớn nhất ở Ukraine từ đầu thế kỷ 20 - đã bị thiêu rụi hoàn toàn," ông Zbigniew Rau cho hay trong thông cáo báo chí.

 

Trong khi đó, theo truyền thông quốc tế, khi tu viện này bốc cháy, cả Ukraine và Nga đã đổ lỗi cho nhau. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 4/6 viết trên Telegram: "Pháo binh Nga tấn công tu viện Svyatohirsk Lavra ở vùng Donetsk. Tu viện đã bị phá hủy". Ông Zelensky cũng nói có ba tu sĩ đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ tuyên bố của ông Zelensky, tố ngược rằng quân đội Ukraine đã phóng hỏa tu viện trước khi rút lui.

 

Tu Vien Boc Chay
Chụp lại hình ảnh, Tu Viện Svyatohirsk Lavra bốc cháy tháng 6/2022

Ngày 22/8 hàng năm đã được Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc chỉ định là Ngày Quốc tế Tưởng niệm các Nạn nhân của Hành vi Bạo lực vì lí do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng theo sáng kiến của Ba Lan.

 

Trong Thế chiến II, Phát-xít Đức giết trên 5 triệu công dân Ba Lan, gồm 3 triệu người Do Thái và đủ các sắc tộc khác. Hàng vạn làng mạc, hàng chục thành phố Ba Lan bị san phẳng.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam, các thành viên thực hiện sáng kiến này là các quốc gia ủng hộ tự do tôn giáo, trong đó Vương quốc Anh là một trong những quốc gia mà Ba Lan hợp tác chặt chẽ nhất.

 

Ba Lan 'giúp Ukraine nhiều và cụ thể nhất'

 

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2, Ba Lan đã luôn bày tỏ quan điểm mạnh mẽ phản đối Nga.

"Ukraine không phải là món cuối cùng trong thực đơn của Putin", Đại sứ Ba Lan tại Mỹ Marek Magierowski nới với CBS News tại Washington hôm 15/4.

 

Ba Lan cũng đã tiếp nhận hàng triệu người tị nạn Ukraine, đón nhận họ ở mọi nơi. Phụ nữ, trẻ em đều nhận ngay trợ cấp sinh hoạt, nhà ở, số căn cước, quyền làm việc, dịch vụ y tế, quyền đi học như mọi công dân Ba Lan.

Việc đưa hàng triệu người Ukraine hội nhập nhanh chóng và êm đẹp vào xã hội gần 39 triệu dân của Ba Lan gây ngạc nhiên cho rất nhiều quốc gia Tây Âu.

Công an sách nhiễu tín đồ tôn giáo khi tưởng niệm nạn nhân của đàn áp tôn giáo

Nguoi-Ede-tuong-niem-nan-nhan
Một nhóm người Ede tưởng niệm nạn nhân của đàn áp tôn giáo tháng 8 năm 2022

 

(Tin RFA) Hàng chục cộng đồng tôn giáo ở nhiều địa phương của Việt Nam tổ chức kỷ niệm “Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin”, tuy nhiên chính họ lại trở thành nạn nhân của sự bạo hành đến từ chính quyền.

Từ năm 2019, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 22/8 hàng năm là lễ tưởng niệm quốc tế cho các nạn nhân vì tôn giáo hay niềm tin của mình mà bị đàn áp, ngày này đặc biệt có ý nghĩa đối với các giáo phái độc lập không chịu sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam, quốc gia thường xuyên bị liệt vào danh sách các quốc gia nơi quyền tự do tôn giáo của người dân vẫn bị xâm phạm, sự kiện 22 tháng 8 năm nay được đông đảo các cộng đồng tông giáo độc lập hưởng ứng.

 

Công an buộc cam kết không tổ chức tưởng niệm

Ở tỉnh An Giang, trong buổi sáng 20/8, công an của phường Bình Khánh, thành phố Long Xuyên đưa người đến hương đạo Cao Đài Bình Khánh để buộc những người đang tập trung tại nhà của Chánh trị sự phái nữ Nguyễn Thị Thu Cúc phải giải tán.

Theo ông Nguyễn Trọng Tiếng, Chính trị sự Cao Đài, các đồng đạo hẹn nhau tại nhà của bà Cúc để tưởng niệm sau chầu cúng buổi sáng.

Vào lúc 8 giờ, khi mọi người đang căng băng rôn thì một nhóm bốn người dẫn đầu bởi công an khu vực đến và yêu cầu tất cả đồng đạo cam kết ngưng tổ chức việc tưởng niệm. Công an chỉ chịu rời đi lúc 17 giờ cùng ngày sau khi chủ nhà đồng ý ký nhận cam kết không tổ chức sự kiện này nữa.

Ông nói với Đài Á Châu Tự Do:

“Mới có lấy băng rôn để treo thì công an đã biết, người ta tới ngăn cản và lập biên bản. Gia đình cô Chánh trị sự Cúc phải điện cho đồng đạo đừng đến… Lời qua tiếng lại, cuối cùng cô Cúc phải ký biên bản cam kết không làm lễ tưởng niệm này.”

Ông Tiếng không chứng kiến vụ việc nhưng được gia đình Chánh trị sự Nguyễn Thị Thu Cúc báo lại là đã ký bản cam kết đó. Bà Cúc từ chối ký thay cho Chánh trị sự phái nam không có mặt tại buổi lễ trên.

Phóng viên liên hệ với gia đình bà Thu Cúc nhưng họ từ chối cung cấp thêm thông tin về việc bị công an sách nhiễu.

Ông Tiếng nói thêm rằng, ông dự định sẽ đến nhà bà Cúc để cùng tưởng niệm nhưng nghe được thông tin bị công an sách nhiễu nên ông không đến nữa.

Sự kiện bị sách nhiễu vừa qua trái ngược hẳn hai năm trước, khi cộng đồng Cao Đài Chi phái 1926 ở An Giang tổ chức tưởng niệm ngày này một cách bình yên.

Công an hẹn gặp ông Tiếng vào chiều 22/8 để làm việc về kế hoạch tưởng niệm sự kiện trên.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Diến, Phó trị sự cũng ở thành phố Long Xuyên cho biết, cộng đồng Cao Đài chơn truyền nơi ông sinh sống tưởng niệm sự kiện trên và công an địa phương có lảng vảng gần đó nhưng không can thiệp.

Phóng viên liên lạc với Uỷ ban Nhân dân phường Bình Khánh theo số điện thoại trên trang web của phường nhưng không được. Chúng tôi có gửi email cho văn phòng uỷ ban nhưng chưa nhận được phản hồi.

Công an cũng có sách nhiễu một số cộng đồng Tin Lành ở Tây Nguyên. Nhà hoạt động về tự do tôn giáo Y Quynh Buon Dap, người hiện đang tị nạn ở Thái Lan, cho RFA biết “Công an có đến hăm dọa vài nơi, và nói sẽ mời làm việc. Riêng Buôn Akõ Đung tại Đắk Lắk, công an mời làm việc sáu người.”

Một số nơi không tưởng niệm ngày 22/8 như thường thấy

Chính trị sự Cao Đài Nguyễn Bạch Phụng ở Vĩnh Long cho biết, hương đạo ở nơi bà ở không tổ chức tưởng niệm vì bị chính quyền địa phương theo dõi thường xuyên

Thượng tọa Thích Vĩnh Phước, trụ trì chùa Phước Bửu thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nói với RFA rằng ông biết rất rõ về ngày tưởng niệm này nhưng chùa không có nhiều người để tổ chức sự kiện, hậu quả của việc đàn áp tôn giáo trong nhiều năm trời.

Ở tỉnh giáp biển phía nam này có hai ngôi chùa Phước Bửu và Thiền Quang của Giáo hội Phật giáo có từ trước năm 1975 và đều bị sức ép của nhà cầm quyền địa phương nhằm buộc họ phải gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam - thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thượng tọa Thích Vĩnh Phước cho biết, chính quyền địa phương tìm cách sách nhiễu Phật tử bằng cách lắp camera trên đường vào chùa và tìm cách xây mương nước để làm hẹp lối đi vào chùa.

Chính quyền còn mạnh tay hơn với chùa Thiền Quang, muốn cưỡng chế chùa này. Gần đây, họ lấy cớ làm mương nước để chặn đường vào chùa và chiếm một phần lớn đất của chùa. Vị Thượng toạ nêu ba lý do của việc này là:

“Ba yếu tố mà họ phải trấn áp. Cái thứ nhất là thầy Thích Thiên Phụng là đệ tử của tôi. Cái thứ hai là chùa của thầy độc lập với Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Và thứ ba chùa là nơi cưu mang cho hàng ngàn Phật tử truyền thống về chùa sinh hoạt mỗi khi có dịp lễ lạt.”

Chia sẻ với RFA, Hòa thượng Thích Không Tánh, đồng Chủ tịch Hội đồng Liên tôn Việt Nam, nói cuối tuần qua, hội đồng có họp và nhân dịp lễ tưởng niệm này, sẽ ra một bản tuyên bố nói lên vi phạm tự do tôn giáo cùng danh sách cụ thể những nạn nhân của đàn áp tôn giáo trong năm qua.

Theo vị trụ trì chùa Liên Trì ở Quận 2 bị chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đập bỏ năm 2016, chính quyền Việt Nam đang gây sức ép lên hai cơ sở của Giáo hội Việt Nam Thống nhất là chùa Sơn Linh ở Kon Tum và Thiền Quang ở Bà Rịa-Vũng Tàu, với mục tiêu ép hai cơ sở này phải từ bỏ sự độc lập và nằm dưới sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

“Chùa Sơn Linh ở trên Kon Tum dịp lễ Vu Lan vừa qua, nhà chùa có tổ chức lễ báo ân nhưng công an và chính quyền địa phương vào lập biên bản, đàn áp, sách nhiễu ngăn cản không cho quý thầy và Phật tử làm lễ.”

Ông cho biết các tôn giáo khác như Cao Đài chơn truyền, Phật giáo Hoà Hảo thuần tuý, hay Tin Lành cũng bị đàn áp sách nhiễu.

Theo trang Facebook cá nhân của ông Nguyễn Đình Thắng, Tổng giám đốc của tổ chức BPSOS, một tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ chuyên theo dõi tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, trong tuần qua có hàng chục cộng đồng tôn giáo ở miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam tổ chức thành công việc tưởng niệm các nạn nhân của đàn áp tôn giáo, bao gồm cộng đồng Hoà Hảo thuần tuý, Cao Đài chơn truyền, Tin Lành, và Công giáo.

Ông cũng cho biết tổ chức của ông sẽ theo dõi và báo cáo cho quốc tế việc sách nhiễu của nhà chức trách Việt Nam đối với bất cứ cộng đồng nào trong quá trình tổ chức việc tưởng niệm trên.

Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ: ông Trump đã chuyển 700 trang tài liệu mật đến tư gia ở Florida

Maralago
Không ảnh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của cựu Tổng thống Donald Trump ở Palm Beach, Florida.

 

Theo bản tin đài VOA ngày 24 tháng 8, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rời Washington với hơn 700 trang tài liệu mật, bao gồm một số tài liệu chứa những bí mật hàng đầu của chính phủ, khi nhiệm kỳ tổng thống của ông kết thúc vào năm ngoái, Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ tiết lộ hôm 24/8, theo VOA News.

Tiết lộ phơi bày từ nội dung của bức thư đề ngày 10/5 của giới chức lưu trữ Hoa Kỳ, Debra Steidel Wall, gửi cho ông Evan Corcoran, một trong những luật sư của ông Trump, khi bà không chấp nhận tuyên bố của đại diện của ông Trump rằng cựu tổng thống có quyền giữ một số tài liệu bằng đặc quyền hành pháp khi còn ở Nhà Trắng.

Bà Wall mô tả cảnh báo ngày càng tăng trong Bộ phận An ninh Quốc gia của Bộ Tư pháp về “thiệt hại tiềm ẩn do cách thức rõ ràng mà các tài liệu này được lưu trữ và vận chuyển” đến dinh thự Mar-a-Lago của ông Trump thay vì được chuyển đến Cục Lưu trữ Quốc gia khi nhiệm kỳ tổng thống của ông kết thúc, theo yêu cầu của luật pháp Hoa Kỳ.

Bức thư của bà cho biết có “hơn 100 tài liệu có đánh dấu mật” trong 15 thùng tài liệu mà chính phủ thu hồi từ khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago vào tháng 1/2022, lần đầu tiên trong ba lần trong năm nay FBI và các giới chức lưu trữ Hoa Kỳ đã thu hồi các thùng tài liệu mật từ nơi nghỉ mùa đông của ôngTrump và câu lạc bộ trên bờ biển Đại Tây Dương.

Ông Trump và các trợ lý của ông đã bàn giao thêm một số tài liệu vào tháng 6, và sau đó các đặc vụ FBI, theo lệnh khám xét được tòa án phê duyệt, thu hồi thêm hai chục thùng tài liệu, bao gồm 11 thùng hồ sơ mật vào ngày 8/8, khi họ khám xét văn phòng của ông, một kho chứa ở khu vực tầng hầm và các phòng khác tại khu nghỉ dưỡng này.

Một số tài liệu được truy xuất đã được phân loại mật đánh dấu là “TS/SCI”, viết tắt của từ “Thông tin tối mật / nhạy cảm” hoặc được gắn nhãn là “Chương trình truy cập đặc biệt”, chứa một số bí mật được giữ chặt chẽ nhất của chính phủ và được cho là chỉ được xem trong các cơ sở an ninh của chính phủ, chứ không được lưu giữ ở nơi cư trú như Mar-a-Lago.

Đâu Là Những Dấu Hiệu Thực Sự Cảnh Báo Một Vụ Xả Súng Hàng Loạt?

 

NRA

Đại Hội Súng NRA được tổ chức chỉ vài ngày sau cuộc xả súng tại trường học ở Uvalde giết chết 19 học sinh và hai giáo viên.

 

Ngày 24 tháng 10 năm 2014, cậu học sinh năm nhất Jaylen Fryberg bước vào căn-tin của trường trung học ở Marysville, Washington, với khẩu súng Beretta cỡ 40 ly lấy của cha, bắn 5 học sinh khác khiến 2 người thiệt mạng. Trước đó, Jaylen Fryberg không có bất kỳ dấu hiệu nào của một kẻ sát nhân hàng loạt. Trong trường học, cậu được coi là một vận động viên đô vật nổi tiếng. Cậu cũng là một cậu học sinh vui vẻ, rất ngoan ngoãn, và không phải là người ưa bạo lực. Fryberg là người Mỹ bản địa và là thành viên của bộ lạc Tulalip. Cậu xuất thân từ một gia đình bộ tộc nổi tiếng.

Fryberg không có tiền sử bệnh tâm thần – chỉ có điều, một số bạn cùng lớp kể lại rằng Fryberg đã có tâm trạng tồi tệ bất thường trong tuần xảy ra vụ việc. Chỉ sau khi đã giết 4 bạn học và làm bị thương một người khác, Fryberg mới được mang đi chẩn đoán trạng thái tâm thần.

Việc đổ lỗi rằng giết người hàng loạt là do bị bệnh tâm thần vốn đã xảy ra từ lâu, thường được áp dụng bởi các cơ quan thực thi pháp luật và các chính trị gia.

Năm 2019, Tổng thống Donald J. Trump phát biểu về các vụ xả súng hàng loạt ở El Paso, Texas và Dayton, Ohio, rằng: “Bản thân súng không tự kéo cò, mà là do bệnh tâm thần và lòng thù hận.”

Sau vụ xả súng khiến 19 trẻ em và hai giáo viên tại trường tiểu học Robb ở Uvalde, Texas, thiệt mạng hồi tháng 5 năm 2022, Thống đốc Greg Abbott cho biết: “Bất kỳ ai giơ súng bắn vào người khác đều có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Chấm hết.”

Những lời giải thích như vậy thỏa mãn cho công chúng vì giải đáp những điều họ không thể hiểu được. Và chúng cũng thu hút sự chú ý của mọi người – tâm trí của một kẻ sát nhân hàng loạt nghĩ những gì mà hắn có thể ra tay giết người bừa bãi?

Tuy nhiên, những hung thủ trong các vụ giết người hàng loạt ở Hoa Kỳ không hề phù hợp với một khuôn mẫu riêng nào - nhiều kẻ, nếu không muốn nói là hầu hết, chưa từng được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần nào nghiêm trọng. Việc kiểm tra lý lịch có thể ngăn một người được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần mua súng đạn, nhưng các chuyên gia tâm lý học cho biết có sự khác biệt lớn giữa chẩn đoán lâm sàng và chứng rối loạn cảm xúc trong nhiều vụ giết người hàng loạt.

Bởi vậy, theo các chuyên gia, vấn đề thực sự là bệnh tâm thần không phải là một phương tiện hữu ích dùng để dự đoán các vụ bạo lực. Khoảng một nửa người dân Hoa Kỳ sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần vào một thời điểm nào đó trong đời, và đại đa số những người mắc bệnh tâm thần không giết người.

Jillian Peterson, đồng sáng lập của Violence Project, một trung tâm nghiên cứu đã biên soạn cơ sở dữ liệu về các vụ xả súng hàng loạt từ năm 1966 và nghiên cứu chuyên sâu về thủ phạm, cho biết: “Chính quý vị, có mắc vấn đề về sức khỏe tâm thần nào không? Trong nhiều vụ việc, có vấn đề về tâm thần hay không thực sự quan trọng. Đó không phải là động lực chính.”

Thay vào đó, nhiều chuyên gia đã tập trung vào các dấu hiệu cảnh báo khác bất kể một người thực sự có mắc bệnh tâm thần hay không, bao gồm những thay đổi rõ rệt về hành vi, thái độ hoặc ngoại hình, hành vi đánh nhau hoặc gây gổ mà không giống với tính khí thông thường, và đôi khi nói bâng quơ về các kế hoạch phạm tội, một hiện tượng được gọi là “sự rò rỉ.”

Độ chính xác của những dấu hiệu trên cũng không cao – bởi vì rất khó để sàng lọc các dấu hiệu thật sự nghiêm trọng ra khỏi những vấn đề khác như do nhàn rỗi, bốc đồng hoặc phóng đại. Nhưng cách tiếp cận các dấu hiệu cảnh báo vẫn có ưu điểm: Nó có thể hữu ích ngay cả khi hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần không hữu ích, và nó tránh làm tăng thái độ tiêu cực và kỳ thị của xã hội đối với những người mắc bệnh tâm thần.

Theo Dewey Cornell, một giáo sư tại Trường Virginia, người giúp các trường học thực hiện đánh giá các mối đe dọa hành vi, có một trường hợp đáng chú ý là vụ xả súng Heath High School, xảy ra tại Heath High School ở West Paducah, Kentucky, Hoa Kỳ, vào ngày 1 tháng 12 năm 1997. Michael Carneal, 14 tuổi, đã xả súng vào một nhóm học sinh đang cầu nguyện, giết chết 3 người và 5 người khác bị thương. Michael Carneal bị tâm thần phân liệt và bị ảo tưởng nghiêm trọng, nhưng đó không phải là điều giúp Cornell phát triển mô hình ngăn chặn bạo lực học đường. Đúng hơn, thì đó là trạng thái tinh thần của kẻ giết người đã trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, có nghĩa là đã có cơ hội để can thiệp. Carneal đã từng bị bắt nạt, đã từng đe dọa bạn học và đã từng viết một bài luận về việc bắn một kẻ bắt nạt ở trường.

Cornell cho biết hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần không phù hợp để ngăn chặn bạo lực hàng loạt, bởi vì các công ty bảo hiểm giới hạn những điều kiện họ sẽ chi trả cho điều trị, và các loại cam về tâm thần theo luật pháp, nhằm ngăn họ mua súng đạn, có định nghĩa hẹp về bệnh tâm thần.

Cornell nói: “Chúng tôi xác định những cá nhân đe dọa làm hại ai đó, nhưng họ không đáp ứng tiêu chuẩn phải vào bệnh viện vì họ không bị tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực, và họ không hề bày tỏ ý định sắp thực hiện tội ác.”

Luật cờ báo hiệu nhằm giải quyết một số hạn chế đó bằng cách cho phép tạm thời thu giữ súng của một người nếu họ có dấu hiệu nguy hiểm, bất kể có bệnh tâm thần hay không.

Vấn đề trong việc dựa vào các chẩn đoán sức khỏe tâm thần để dự đoán bạo lực súng đạn đã trở nên rõ ràng. Tay súng trong vụ xả súng Uvalde không có tiền sử mắc bệnh tâm thần. Thiếu niên trong vụ xả súng tại Trường Trung học Santa Fe, ngày 18 tháng 5 năm 2018, chưa từng được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần trước khi ra tay giết 10 bạn học cùng trường, dù rằng sau đó cậu đã nhiều lần bị kết luận là không đủ năng lực để hầu tòa.

Trong một số trường hợp, việc điều trị tâm thần cũng không ngăn chặn được bạo lực. Người đàn ông giết 12 người trong rạp chiếu phim ở Aurora, Colorado, năm 2012 đã đến gặp bác sĩ tâm thần chuyên về bệnh tâm thần phân liệt.

Sau vụ xả súng tại trường trung học Columbine năm 1999, cũng ở Colorado, nhà báo Dave Cullen đã lật tẩy nhiều huyền thoại xung quanh vụ thảm sát khi tiết lộ rằng hung thủ không bị ruồng bỏ hay bị bắt nạt. Thay vào đó, theo báo cáo của ông, một trong hai tay súng là một kẻ tâm thần, thiếu lương tâm và sự đồng cảm nhưng có nhiều ý đồ, và kẻ còn lại bị trầm cảm có xu hướng tự sát.

Và trong vụ xả súng giết 17 người tại trường học Parkland Florida ngày 14 tháng 2 năm 2018, Nikolas Cruz đã phải chịu một loạt rắc rối, bao gồm tổn thương não, có sự bất thường trong hệ thần kinh trung ương và suy giảm nhận thức. Nhưng đã có những dấu hiệu cảnh báo trước đó: khi Cruz vẫn còn là một học sinh, các chuyên gia về sức khỏe tâm thần đã nhiều lần bị gọi đến trường vì cậu hay đe dọa và có hành vi gây rối. Hai cố vấn hướng dẫn và một phó cảnh sát trưởng đã khuyên rằng cậu phải làm cam kết đánh giá tâm thần, nhưng không có cam kết nào được thực hiện.

Trong cơ sở dữ liệu của Bác sĩ Peterson, hơn 2/3 thủ phạm từng có tiền sử về các vấn đề sức khỏe tâm thần, bao gồm phải vào bệnh viện, đi khám tư vấn, hoặc phải sử dụng thuốc tâm thần hoặc đã có chẩn đoán có vấn đề về tâm thần trước đó. Khoảng 30% các tay súng mắc một số dạng rối loạn tâm thần (còn gọi là chứng loạn thần), đề cập đến một trạng thái tâm trí liên quan đến sự nhầm lẫn giữa điều gì là thực và điều gì không có thực. Rối loạn tâm thần có thể ảnh hưởng đến tất cả năm giác quan, hành vi và cảm xúc của họ. Trong một giai đoạn rối loạn tâm thần, tâm trí họ mất một số liên lạc với thực tế. Và có một phần ba trong số họ giết người là do bị ảo tưởng hoặc ảo giác.

Nhưng trong nhiều trường hợp, chứng loạn thần không ảnh hưởng đến tội ác của họ, hoặc có thì cũng chỉ là một trong số các yếu tố thúc đẩy. Ví dụ, một sinh viên đại học tin rằng các nhân viên trong trường đang âm mưu chống lại anh ta và giám sát anh ta, nhưng chỉ trở nên bạo lực sau khi không được hoàn lại học phí.

Tất cả những điều này đã khiến một số người hoài nghi về việc phân bổ 8.5 tỷ đô la của luật súng liên bang mới để mở rộng hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Hoa Kỳ, đặc biệt là khi số lượng kẻ giết người hàng loạt rất ít. Jeffrey Swanson, một nhà xã hội học tại Trường Duke, cho biết: “Nếu chúng ta chữa trị được các bệnh tâm thần nghiêm trọng, thì bạo lực sẽ giảm 4%.”

Bác sĩ Swanson cho biết nghiên cứu của ông đã phát hiện ra rằng các yếu tố khác, như sử dụng ma túy và rượu, có mối liên quan chặt chẽ hơn với bạo lực. Và hết nghiên cứu này đến nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, sự sẵn có của súng đạn có liên quan với các vụ bạo lực nhiều hơn so với các yếu tố tâm lý xã hội.

Những kẻ phạm tội bị thúc đẩy bởi một loạt các yếu tố phức tạp có thể bao gồm ham muốn nổi tiếng, cực đoan hóa trên mạng Internet và chấn thương thời thơ ấu, và các chuyên gia cho rằng biện pháp can thiệp cũng nên mở rộng cho phù hợp. Những kẻ giết người tiềm năng có thể cần một người cố vấn, điều trị chứng lạm dụng chất kích thích, hỗ trợ ở trường học, hoặc thậm chí giúp đỡ cha mẹ những việc như chăm sóc và đưa đón trẻ. Sự chú ý đến môi trường xã hội, như các chiến dịch và chương trình chống bắt nạt dạy học sinh cách nhận biết và chống lại các dấu hiệu cô lập, cũng có thể ngăn chặn bạo lực.

Theo Bác sĩ Peterson, thủ phạm không phải là những kẻ lập dị xa lạ mà là những thành viên - và sản phẩm - trong cộng đồng của họ, những người thường ra hiệu rằng họ cần được giúp đỡ. Bà và các chuyên gia khác nói rằng các biện pháp can thiệp cần nhấn mạnh đến sự tôn trọng, nhân phẩm và sự hòa nhập. Các phản ứng mang tính trừng phạt, loại trừ như đuổi học có thể làm tăng nguy cơ bạo lực.

4/5 số thủ phạm trong cơ sở dữ liệu của dự án có dấu hiệu khủng hoảng - được định nghĩa là giai đoạn mà hoàn cảnh áp đảo khả năng ứng phó của một người, ngay trước khi họ có hành vi phạm tội.

Khủng hoảng có thể được kích hoạt hoặc trầm trọng hơn do bệnh tâm thần, nhưng cũng có thể do mất việc làm, chia tay, ly hôn, chết chóc hoặc các sự kiện khác. Mẹ của tay súng Parkland đã qua đời 3 tháng trước khi cậu thực hiện vụ tấn công tại trường trung học, từ đó cậu bị đuổi học.

Điều này cho thấy có thể ngăn chặn được bạo lực tiềm ẩn. Trong một bài phát biểu trên TEDx có tên “I Was Almost a School Shooter,” một người đàn ông tên là Aaron Stark đã kể rằng một lời mời xem phim đơn giản của người bạn đã giúp anh từ bỏ kế hoạch tội ác của mình như thế nào. Anh nói: “Khi ai đó đối xử với bạn như một con người trong khi chính bản thân bạn thấy mình không giống một con người, điều đó sẽ thay đổi toàn bộ thế giới của bạn.”

Trong các cuộc phỏng vấn với thủ phạm, Bác sĩ Peterson nói: “Chúng tôi luôn hỏi, liệu có điều gì có thể ngăn cản bạn không? Và họ luôn nói với chúng tôi là . Một trong số họ nói “Có lẽ có ai đó có thể ngăn cản tôi, nhưng đã không có ai cả.”

 

Việt Báo phỏng dịch –

Nguồn: https://www.nytimes.com/2022/08/22/us/mass-shootings-mental-illness.html
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 19 tháng 3 năm 2024, các nhà lập pháp ở Hồng Kông đã thông qua luật an ninh mới, trao cho các cơ quan chính quyền ở thành phố bán tự trị quyền lực mạnh mẽ hơn để trấn áp những người bất đồng chánh kiến. Luật mới, theo Điều 23 (Article 23), đã mất hàng thập niên để hoàn thiện, nhưng cũng vấp phải sự phản đối trong một thời gian dài. Nhiều người đã biểu tình để phản đối Article 23 vì lo ngại luật sẽ hạn chế quyền tự do dân sự ở Hồng Kông, một khu vực hành chánh đặc biệt ngày càng bị Bắc Kinh kiểm soát gắt gao.
Đối với nhiều người, buổi sáng sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu một ly cà phê. Theo báo cáo của Hiệp Hội Cà Phê Quốc Gia (National Coffee Association), người dân Hoa Kỳ trung bình uống hơn 3 ly cà phê mỗi ngày. Và cũng có một số người chọn nạp caffeine qua nước tăng lực hoặc thuốc có chứa caffeine (caffeine pills). Dù rằng khả năng dung nạp của mỗi người là khác nhau, nhưng vẫn có mức giới hạn về lượng caffeine có thể hấp thụ trong cơ thể. Những dấu hiệu phổ biến cho thấy quý vị đã tiêu thụ caffeine quá mức là ngón tay rung rẩy và tim đập nhanh. Trong một số trường hợp hiếm gặp, tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến tình trạng gọi là ngộ độc caffeine (caffeine intoxication) hay quá liều caffeine (caffeine overdose).
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Vào lúc 11 giờ 30 trưa chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024 trước khu Thương Xá Phước Lộc Thọ, Thành phố Westminster, kể từ nay hằng ngày lá Cờ Việt Nam Cộng Hòa sẽ tung bay cùng lá cờ Hoa Kỳ, trong một buổi lễ khánh thành trụ cờ và Thượng Kỳ được long trọng tổ chức trước sự vui mừng trong niềm xúc động của hàng trăm đồng hương và các cựu quân nhân QL/VNCH.
Tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant, Nam California vào tối Chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024, Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới (THPTVTTG) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 32 năm thành lập và kết thúc đại hội Quốc Tế Võ Thuật 2024. Khoảng 400 quý vị Chưởng Môn, Võ Sư, Võ sinh thuộc các môn phái từ khắp nơi trên thế giới về tham dự
Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore đã nêu bật một vấn đề cấp bách: cần phải tăng cường bảo vệ các cấu trúc nền móng của các cây cầu, đặc biệt là những trụ cầu đỡ các nhịp cầu bắc qua những khúc tàu thuyền thường qua lại, theo Reuters.
Hoa Kỳ đang lập danh sách các nhà sản xuất chip tiên tiến của Trung Quốc bị cấm nhận các công cụ quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất chip, nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ để sản xuất chip, theo Reuters.
Sáng nay, ngày 28 tháng Ba, nhà thơ Viên Linh đã bỏ cuộc nhân sinh từ giã chúng ta vào lúc 11:11 giờ sáng, tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Việt Báo nhận được tin từ bà Dương Nghiễm Mậu, theo tin từ bà Thúy Diệm nhắn. Tin này cũng đã được gia đình và thân hữu xác nhận. Được biết, từ đầu tuần, hôm thứ Hai, Viên Linh đã hôn mê và được chuyển vào hospice, với thân nhân bên cạnh chăm sóc vào những ngày cuối đời.
Hôm nay là ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giáo Hoàng Francis trông sức khỏe có vẻ ổn định khi ngài bắt đầu bốn ngày đầy sự kiện căng thẳng dẫn đến Lễ Phục sinh, và tái lập lời thề thụ phong vào ngày Giáo hội Công giáo La Mã đánh dấu ngày Chúa Jesus thành lập chức linh mục vào đêm trước khi bị đóng đinh.
Một tòa kháng án Hoa Kỳ đã quyết định tạm ngưng thực thi một dự luật được Đảng Cộng Hòa hậu thuẫn ở Texas, cho phép các cơ quan thực thi pháp luật của tiểu bang bắt giữ những người bị nghi ngờ là di dân vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ. Chính quyền Tổng thống Joe Biden lập luận rằng việc thực thi dự luật này là can thiệp vào quyền lực của chính phủ liên bang, theo Reuters.
Cựu TNS Joe Lieberman, từng là ứng viên Phó Tổng Thống của Đảng Dân Chủ năm 2000, đã từ trần vào chiều thứ Tư (27/3), thọ 82 tuổi, theo Reuters.
Phân ưu: Nhận được tin Anh TRẦN VỊNH từng là cựu học sinh tại các trường tiểu, trung học tại Ban Mê Thuộc, cũng là CSV/QGHC DS 11 và Cựu CH 8 KT đã từ trần ngày 20 tháng 3 năm 2024 tại San Diego, Californai Hưởng Thọ 83 tuổi. Tang lễ sẽ cử hành ngày 29 tháng 3 năm 2024 lúc 12 giờ trưa tại Garden Crematory, số 1835 S. Lewis Street, Anaheim, CA 92805. Chúng tôi một nhóm thân hữu gồm đồng môn, đồng sự, đồng hương... xin thành thật chia buồn cùng tang quyến. Xin nguyện cho hương hồn anh, một người con ưu tú của đất nước, đã luôn sống đẹp với người, với đời, và với quốc gia dân tộc sớm được về nơi cửa Phật để hưởng Niết bàn miên viễn.
Thái Lan trên đà trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên công nhận hôn nhân bình đẳng. Hạ viện đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật hôn nhân đồng giới với tỷ lệ áp đảo, với 400 người ủng hộ việc thông qua và chỉ 10 người phản đối trong lần đọc cuối cùng vào thứ Tư. Nếu dự luật có hiệu lực, Thái Lan sẽ là quốc gia châu Á thứ ba hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Theo các hình ảnh mà Financial Times được Viện Quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) chia sẻ, Ít nhất 5 tàu chở dầu của Bắc Hàn đã di chuyển để thu gom các sản phẩm dầu từ cảng Vostochny ở vùng Viễn Đông của Nga.
Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ đã ra dấu hiệu sẽ không hạn chế quyền tiếp cận thuốc phá thai Mifepristone, vì các thẩm phán tỏ thái độ hoài nghi rằng các nhóm chống phá thai và các bác sĩ đệ đơn kiện loại thuốc này không có đủ tư cách pháp lý cần thiết để tiếp tục vụ kiện, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.