Hôm nay,  

“Suy Đồi Và Đức Hạnh”: Khi Luật Pháp Là Công Cụ Để Hợp Thức Hóa Bạo Lực

11/10/202400:00:00(Xem: 606)

taliban

Giờ đây, luật pháp đã trở thành công cụ để hợp thức hóa bạo lực với phụ nữ Afghanistan thay vì bảo vệ quyền lợi của họ. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

 
Kể từ khi quay lại cầm quyền vào ba năm trước, Taliban đã áp đặt nhiều luật lệ hà khắc, xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do và nhân quyền, đặc biệt nhắm vào phụ nữ và trẻ em gái.
 
Tuy nhiên, luật “suy đồi và đức hạnh” (vice and virtue) mới được ban hành còn quá đáng hơn, đưa sự đàn áp này lên đỉnh cao. Đây là một trong những quy định khắc nghiệt nhất mà Taliban từng ban hành, nhằm kiểm soát và đàn áp hoàn toàn quyền của phụ nữ.
 
Các nhà hoạt động nhân quyền đến từ Afghanistan đã theo dõi và ghi nhận sự ngược đãi của Taliban đối với phụ nữ trong nhiều thập niên qua. Luật mới này không chỉ giới hạn nữ quyền, mà còn hoàn toàn xóa bỏ phụ nữ khỏi không gian công cộng. Họ bị cấm nói chuyện, ca hát hoặc cầu nguyện lớn tiếng. Họ buộc phải che kín toàn bộ cơ thể mỗi khi ra ngoài, kể cả khuôn mặt. Sắc lệnh này tước đoạt phần lớn các quyền chính trị, dân sự và nhân quyền của phụ nữ, vốn được luật quốc tế bảo vệ. Hơn nữa, nếu dám phản kháng, họ sẽ bị đàn áp bạo lực, theo luật hợp pháp của Taliban.
 
Sự trở lại của Taliban
 
Trong suốt 20 năm trước khi Taliban quay lại, phụ nữ Afghanistan đã lớn lên với quyền tự do học tập và tham gia vào các hoạt động xã hội. Còn hiện nay, dù là sống ở trong hay ngoài nước, họ đều có chung một phản ứng trước luật về “suy đồi và đức hạnh” mới của Taliban: kinh ngạc và sợ hãi.
 
Sau khi Taliban bị lật đổ vào năm 2001, hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan trước đây đã có cơ hội được đến trường, nhiều người trở thành luật sư, nghệ sĩ, kỹ sư, vận động viên và lãnh đạo nhân quyền. Phụ nữ cũng đã tích cực tham gia vào các cuộc bầu cử và có mặt ở mọi cấp chính quyền.
 
Tuy nhiên, kể từ tháng 8 năm 2021, khi Taliban quay trở lại nắm quyền sau cuộc chiến với Hoa Kỳ và chính phủ Afghanistan được NATO hậu thuẫn, ngay lập tức, họ đã xóa bỏ hai thập niên tiến bộ của phụ nữ.
 
Hơn 100 sắc lệnh và chỉ thị đã được ban hành, trong đó có hơn 20 lệnh cấm cực kỳ nghiêm ngặt. Một trong số đó là cấm phụ nữ và trẻ em gái được học hành cao hơn lớp 6, khiến 1.5 triệu bé gái và thiếu nữ bị tước đoạt cơ hội được đi học. Hiện nay, Afghanistan là quốc gia duy nhất trên thế giới cấm hoàn toàn trẻ em gái học ở cả cấp trung học và đại học.
 
Không chỉ dừng lại ở đó, Taliban còn cấm phụ nữ và trẻ em gái làm việc cho Liên Hiệp Quốc và các tổ chức phi chính phủ, gây khó khăn cho các cơ quan viện trợ nhân đạo trong việc tìm và hỗ trợ cho những phụ nữ và trẻ em Afghanistan đang cần giúp đỡ.
 
Bên cạnh đó, nữ giới không được phép du lịch, đi lại, lui tới công viên hoặc xuất hiện ở nơi công cộng mà không có đàn ông đi cùng, và họ cũng bị cấm tụ tập để phản đối các quy định này.
 
Hình phạt là tra tấn và cưỡng hiếp
 
Để thực thi những luật lệ này, Taliban đã nhanh chóng giải tán Bộ Phụ Nữ chỉ vài tuần sau khi nắm quyền, rồi thay thế bằng Bộ Suy đồi và Đức hạnh. Bộ này có lực lượng cảnh sát đạo đức, chuyên trách thi hành các luật lệ một cách bạo lực.
 
Những người dám đứng lên phản kháng thường bị đánh đập, giam giữ, tra tấn, cưỡng hiếp, thậm chí là hành quyết. Nhiều người cho biết họ bị tra tấn bằng sốc điện, và thậm chí có những trường hợp cảnh sát đạo đức Taliban quay clip cảnh cưỡng hiếp tập thể một cô gái bị giam giữ vì biểu tình.
 
Phụ nữ Afghanistan giờ đây chẳng còn nơi nào để đòi công lý cho mình. Taliban đã bãi bỏ Ủy hội Nhân quyền Độc lập Afghanistan (Afghanistan Independent Human Rights Commission), cơ quan từng điều tra và báo cáo về những vụ giết người ngoài vòng pháp luật, tra tấn, cưỡng hiếp và bạo lực đối với phụ nữ.
 
Ngoài ra, Taliban cũng đã đóng cửa tất cả các nơi trú ẩn cho phụ nữ và các trung tâm chống bạo lực gia đình, khiến cho phụ nữ không còn chỗ dựa nào trong những hoàn cảnh khó khăn.
 
Câm lặng và chịu đựng
 
Luật mới về “suy đồi và đức hạnh” này vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của phụ nữ.
Điều 13 quy định rằng khi một phụ nữ rời khỏi nhà, cô ấy phải “có nghĩa vụ phải che giấu hoàn toàn giọng nói, khuôn mặt và cơ thể.” Điều này có nghĩa là họ bị cấm nói chuyện, ca hát, cười đùa, khóc lóc, cầu nguyện hoặc đọc Kinh Koran nơi công cộng. Luật còn ra lệnh ngăn chặn bất kỳ âm thanh nào phát ra từ giọng nói phụ nữ hay nhạc từ nhà riêng.
 
Hijab, vốn chỉ là chiếc khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo, giờ đây phải là một loại trang phục che kín toàn bộ cơ thể và khuôn mặt. Phụ nữ còn bị cấm giao tiếp bằng mắt với đàn ông. Luật này đi ngược lại truyền thống văn hóa của Afghanistan, khi mà trang phục truyền thống của các quý bà, quý cô luôn xinh đẹp, nổi bật với màu sắc rực rỡ và họa tiết tinh xảo.
 
Ảnh hưởng sâu rộng
 
Luật “suy đồi và đức hạnh” không chỉ nhắm đến phụ nữ mà còn tác động đến toàn bộ xã hội Afghanistan.
 
Luật cấm người dân không được tự do nghe nhạc, xem clip, hoặc hình ảnh và phim có hình ảnh con người hoặc động vật. Điều 22 của luật này quy định rằng phụ nữ và đàn ông Afghanistan không được kết bạn hoặc giúp đỡ người không theo đạo Hồi.
 
Luật cũng trao quyền lực vô hạn cho những người được gọi là “cảnh sát đạo đức.” Họ có quyền hành động dựa trên quan sát cá nhân, tin đồn đại hoặc lời khai của hai người trở lên. Những hình phạt mà cảnh sát đạo đức có quyền áp dụng là răn đe, mắng nhiếc, tịch thu tài sản, và trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến các hình phạt tàn tệ hơn như đánh đòn, bỏ tù, ném đá, hành quyết hoặc thậm chí bị ném xuống núi.
 
Ngay sau khi luật này được ban hành, hai phụ nữ đã bị đánh đập không thương tiếc chỉ vì đi chợ ở thành phố.
 
Hy vọng tiêu tan
 
Luật “suy đồi và đức hạnh” đã dập tắt mọi hy vọng của người dân Afghanistan về một tương lai chính sách của Taliban sẽ không còn hà khắc. Trong các cuộc đàm phán cấp cao gần đây với Taliban tại Doha, Qatar, các viên chức LHQ và Hoa Kỳ đã nhượng bộ trước yêu cầu của Taliban về việc loại trừ hoàn toàn phụ nữ Afghanistan khỏi các cuộc đàm phán. Chỉ vài tuần sau, Taliban dường như được khích lệ và đã ban hành luật này.
 
Những vi phạm nhân quyền này đi ngược lại tôn giáo và truyền thống văn hóa lâu đời của Afghanistan, nơi phụ nữ từng có lịch sử trường kỳ đấu tranh cho quyền lợi của mình. Hiện tại, có lẽ không có quốc gia nào khác trên thế giới vi phạm nữ quyền một cách trắng trợn và “toàn diện” như Taliban. Tuy nhiên, đây không chỉ là vấn đề của riêng phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan; bởi vì việc bảo vệ nhân quyền và phẩm giá con người là trách nhiệm chung của tất cả chúng ta, không chỉ riêng người dân Afghanistan.

Nguyên Hòa biên dịch
Nguồn: “How the Taliban’s new ‘vice and virtue’ law erases women by justifying violence against them” được đăng trên trang TheConversation.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong cuộc bầu cử năm nay, cả Kamala Harris và Donald Trump đều đề ra các kế hoạch lớn như cắt giảm hoặc tăng thuế, cung cấp nhiều gói hỗ trợ cho người dân, thúc đẩy các chính sách quan trọng liên quan đến những vấn đề như quyền phá thai, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và viện trợ quân sự nước ngoài. Dù ai đắc cử, tất cả các kế hoạch này đều có một điểm chung: chỉ có thể thành hiện thực nếu được Quốc hội thông qua, bao gồm Thượng viện và Hạ viện.
Hiện nay, có khoảng 79 quốc gia trên thế giới vẫn đang thi hành các luật cấm báng bổ tôn giáo (blasphemy laws). Đặc biệt, ở một số quốc gia như Afghanistan, Brunei, Iran, Nigeria, Pakistan và Ả Rập Saudi, vi phạm các luật này có thể bị xử án tử hình. Hoa Kỳ dù không thuộc nhóm các quốc gia này, nhưng cũng có một lịch sử dài về các luật cấm báng bổ tôn giáo. Nhiều thuộc địa của Hoa Kỳ đã ban hành những quy định cấm báng bổ tôn giáo, và về sau chúng trở thành luật của tiểu bang. Mãi đến năm 1952, Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ mới phán quyết rằng những lời lẽ xúc phạm, bất kính đối với một tôn giáo được coi là quyền tự do ngôn luận và được bảo vệ theo Hiến pháp. Tuy nhiên, quyền này không phải lúc nào cũng được bảo vệ một cách triệt để.
Từ trên cao nguyên Tây Tạng con sông Cửu Long cuồn cuộn chảy như thác lũ xuống phía nam qua tỉnh Vân Nam, tới Lào, Thái Lan, Kampuchia, rồi Việt Nam trước khi ra Biển Đông. May cho Miền Nam là có hồ lớn Tonle Sap ở Campuchia hút đi một phần lớn lượng nước từ thượng nguồn cho nên từ đây dòng sông lại uốn khúc hiền hòa chảy vào Miền Nam. Tới gần biên giới thì con sông chia ra làm 8 nhánh. Nhưng con số 9 được coi là may mắn, vì vậy phải tìm ra cho được một nhánh nữa, tuy là rất nhỏ (dài khoảng 10 dậm) để cộng lại thành ra 9 nhánh, gọi là Cửu Long Giang. Dòng sông Chín Con Rồng uốn mình tưới nước cho vùng đồng bằng Nam Bộ mầu mỡ, phì nhiêu trở thành vựa lúa của cả nước. Người nông dân nơi đây chỉ cần trồng mỗi năm một vụ là cũng đủ ăn, lại còn dư thừa để tiếp tế ra Miền Bắc và xuất cảng
Đôi khi, nhiều người sẽ cảm thấy áp lực vì bị ép buộc phải chọn một căn tính, một bản dạng (identity) thay vì được sống với tất cả các bản sắc thuộc về bản thân. Kamala Harris là một thí dụ dễ hiểu cho tình cảnh phức tạp của những người mang dòng máu đa sắc tộc.
Tháng Năm 2021, trên chiếc chuyên cơ Air Force One đến Atlanta, một nhân vật trở thành trung tâm của truyền thông với hàng loạt máy quay, máy ghi âm chung quanh cô. Đó là Karine Jean-Pierre, người phá vỡ trần kính, vượt qua rào cản màu da, sắc tộc, giới tính trong chính trường Mỹ, trở thành phụ nữ da đen LGBTQ+ đầu tiên tổ chức buổi họp báo tại Tòa Bạch Ốc
Năm 1868, nhà khảo cổ người Đức Heinrich Schliemann đến Ithaca, Hy Lạp với mong muốn tìm ra thành Troy, dựa trên những mô tả trong thi tập hùng sử ca Iliad của thi hào Homer. Nhiều nhà sử học thời đó cho rằng Iliad chỉ là câu chuyện huyền thoại, nhưng Schliemann tin rằng bản trường ca có thể dẫn dắt ông đến với những thành phố cổ đại đã biến mất trong lịch sử.
Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng, kể cả của những tác giả lừng danh như Mark Twain, Harriet Beecher Stowe, và William Shakespeare, đều đã từng bị cấm trong các trường học ở Hoa Kỳ vì bị các nhà hữu trách cho là có nội dung gây tranh cãi, tục tĩu, khiêu dâm hoặc không phù hợp. Một trong những cái tên đáng chú ý là Judy Blume, nữ tác giả của cuốn sách “Are You There God? It's Me, Margaret” (Chúa ơi Người có đó không? Là con, Margaret) năm 1970, từng bị phản đối và bị cấm ở nhiều trường học trên toàn Hoa Kỳ vì nói về tuổi dậy thì của phái nữ và các vấn đề tôn giáo.
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
Hãng giày Nike từng dự định ra mắt mẫu giày thể thao đặc biệt với tên gọi Air Max 1 Quick Strike Fourth of July nhân dịp kỷ niệm Ngày Độc Lập. Trên mẫu giày này có in biểu tượng quốc kỳ ban đầu của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ với 13 ngôi sao xếp thành vòng tròn – còn gọi là cờ Betsy Ross. Tuy nhiên, bất ngờ thay, trước khi sản phẩm được bày bán, Nike đã rút mẫu giày này khỏi thị trường sau khi nhận được lời khuyên từ đại sứ thương hiệu và cầu thủ NFL Colin Kaepernick, cho rằng biểu tượng này mang tính xúc phạm vì có liên quan đến thời kỳ đen tối của Hoa Kỳ. Sự việc này đã làm dấy lên cuộc tranh cãi nảy lửa với nhiều ý kiến trái chiều.
Chuyện lẽ ra chẳng có gì. Cho đến khi bị chính trị xâm đoạt. Vào một ngày mùa hè, Erika Lee, 35 tuổi và là một cư dân của thành phố Springfield, tức Cánh Đồng Xuân, thuộc tiểu bang Ohio, đưa lên trên trang Facebook của cô một tin đồn bâng quơ cô mới nghe được. Điều cô nghe được là con mèo của một người hàng xóm đã biến mất, và rằng có thể một trong những người nhập cư Haiti hàng xóm của cô đã bắt con mèo đó. Cô đưa tin đồn đó lên trang Facebook của mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.