Các cuộc thảo luận về việc áp dụng Điềukhoản Thứ 3 của Tu chính án thứ 14 để cấm Trump tái tranh cử năm 2024 đã và đang diễn ra(Nguồn: Unsplash.com)
Đảng Dân Chủ Lặng Lẽ Tìm Cách Ngăn Chặn Trump Tái Tranh Cử
HOA KỲ – Tròn 1 năm kể từ ngày xảy ra vụ bạo loạn ở Điện Capitol, một số đảng viên Đảng Dân chủ, học giả hiến pháp và những người ủng hộ dân chủ đã âm thầm tìm ra cách có thể dùng Tu chính án Hiến pháp thời hậu Nội chiến để cấm cựu Tổng thống Trump lên nắm quyền lần nữa, theo trang TheHill đưa tin ngày Thứ Năm, 6 tháng 1 năm 2022.
Những lời kêu gọi Quốc hội thực hiện các bước để tước bỏ tư cách tái tranh cử Tổng thống 2024 của Trump đã đạt cao trào ngay sau vụ bạo loạn Điện Capitol ngày 6 tháng 1 năm 2021.
Laurence Tribe, chuyên gia về Luật và Hiến pháp tại Trường Luật Harvard, cho biết: “Tôi nghe mọi người bàn về nó với tần suất đáng kể trong những ngày này, cả các nhà bình luận trên phương tiện truyền thông và các thành viên của Quốc hội, một số người đã hỏi lời khuyên của tôi về cách áp dụng Điều khoản Thứ 3.”
Một phân tích của The Hill cho thấy khoảng một chục nhà làm luật của Đảng Dân Chủ đã nói chuyện công khai hoặc riêng tư trong năm qua về cách để áp dụng Điều khoản Thứ 3 của Tu chính án 14 cho những kẻ tham gia vụ bạo loạn ngày 6 tháng 1. Trong số những người mà văn phòng của họ đã nói chuyện với Tribe có Dân Biểu Jamie Raskin (D-Md.), một thành viên của Ủy ban Đặc biệt Hạ viện; Dân Biểu Jerry Nadler (D-N.Y.), người chủ trì Ủy ban Tư pháp Hạ viện; và Dân Biểu Debbie Wasserman Schultz (D-Fla.).
Wasserman Schultz nói với The Hill: “Tôi vẫn đang tìm kiếm tất cả các con đường hợp pháp để đảm bảo rằng những kẻ đã cố gắng lật đổ nền dân chủ của chúng ta sẽ không còn cơ hội để làm việc đó (ứng cử).”
Nadler và Raskin đã không trả lời yêu cầu bình luận. Điều khoản Thứ 3 của Tu chính án thứ 14, được phê sau Nội Chiến, nói rằng những người giữ chức vụ công “tham gia bạo động hoặc bạo loạn chống lại những người giữ chức vụ công khác” sẽ không còn đủ tư cách để giữ chức vụ trong tương lai.
Dân Biểu Raskin nói với ABC News vào ngày 17 tháng 2 năm 2021 rằng: “Rõ ràng, mục đích của hiến pháp là để ngăn những người giống như Donald Trump và những kẻ phản quốc khác nắm giữ chức vụ công,” đồng thời cho biết thêm rằng cơ chế pháp lý cần được “nghiên cứu thêm.”
Hầu hết các học giả hiến pháp cho rằng Điều khoản Thứ 3 không “tự thi hành.” Trên thực tế, điều đó có nghĩa là việc áp dụng Điều khoản Thứ 3 cho Trump sẽ yêu cầu các nhà làm luật thực hiện thêm một bước nữa, làm cho Tu chính án thứ 14 có hiệu lực.
Một số học giả tin rằng Quốc hội có thể tự hành động để tìm xem Trump có tham gia vào vụ bạo loạn hay không, điều này sẽ liên quan đến điều khoản hiến pháp. Theo Tu chính án thứ 14, việc khôi phục tính đủ điều kiện của Trump sẽ cần sự đồng ý từ đại đa số.
Nhóm ủng hộ dân chủ Free Speech For People đã tiến hành một chiến dịch gây áp lực lên các quan chức bầu cử liên bang, đòi áp dụng Tu chính án thứ 14 cho Trump nếu ông ta tái tranh cử. Làm như vậy sẽ ngăn chặn tên Donald Trump xuất hiện trên lá phiếu của tiểu bang họ vào năm 2024.
Mùa hè này, nhóm đã gửi thư cho các quan chức bầu cử của tất cả 50 tiểu bang và cả Washington, D.C., cho rằng họ có nghĩa vụ hiến pháp ngăn cái tên của Trump xuất hiện trên các lá phiếu của tiểu bang trong tương lai. Nhóm lập luận rằng Điều khoản này (Điều khoản Thứ 3) không cần Quốc hội phải thực hiện các bước bổ sung, vì tự bản thân Tu chính án thứ 14 đã luôn có hiệu lực.
Nếu các quan chức bầu cử không nghe theo thì sao?
John Bonifaz, chủ tịch của nhóm, nói với The Hill: “Chúng tôi dự định sẽ kiện. Nếu mà một vị Bộ trưởng Hoa Kỳ lại không tuân theo những điều ghi trong Điều khoản Thứ 3, Tu chính án thứ 14, thì chúng tôi sẽ đưa vấn đề ra tòa.”
Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng những vụ kiện tụng như vậy có thể sẽ phải phải những trở ngại lớn, và có khả năng sẽ phải đối mặt với thách thức tại Tòa án Tối cao. Gerard Magliocca, một giáo sư luật tại trường Indiana, cho biết: “Nếu một Bộ trưởng không nhận thấy Trump không đủ tư cách, thì chẳng ai có thể đi thách thức quyết định đó cả.”
Theo Tribe, nếu có phát sinh các vụ kiện về tính đủ điều kiện để tranh cử của Trump vào năm 2024, thì kết quả phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc liệu công cụ tìm kiếm sự thật trung lập của Quốc hội có xác định được vai trò của Trump trong vụ bạo loạn ngày 6 tháng 1 là gì, đủ để kích hoạt Điều khoản Thứ 3 của Tu chính án 14 hay không.
“Một khi Ủy ban 6 tháng 1 có thể làm rõ sự việc, và tôi tin họ sẽ làm được, về những gì đã thực sự diễn ra trong vụ bạo loạn Điện Capitol, thì ngay lập tức nó sẽ kích hoạt Điều khoản Thứ 3 của Tu chính án thứ 14 và giúp DOJ có quyền truy tố hình sự những người cần phải chịu trách nhiệm.” Tribe nói.
Thiếu Người, Các Bệnh Viện Cho Phép Nhân Viên Nhiễm COVID-19 Tiếp Tục Làm Việc
Thiếu người nghiêm trọng, các bệnh viện ở Hoa Kỳ vẫn cho phép các y tá và những nhân viên khác bị nhiễm COVID-19 tiếp tục làm việc nếu họ có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng gì (Nguồn: Unsplash.com)
HOA KỲ – Các bệnh viện trên khắp Hoa Kỳ đang ngày càng có những quyết định khác thường, chẳng hạn như cho phép các y tá và những nhân viên khác bị nhiễm COVID-19 tiếp tục làm việc nếu họ có các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng gì, theo trang APnews đưa tin ngày Thứ Hai, 10 tháng 1 năm 2022.
Động thái mới nhằm đối phó tình hình thiếu nhân viên nghiêm trọng của các bệnh viện do số ca nhiễm biến thể Omicron đang tăng cao. Hồi cuối tuần, Cơ quan y tế California thông báo rằng các nhân viên bệnh viện có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính nhưng không có triệu chứng vẫn có thể tiếp tục làm việc. Một số bệnh viện ở Rhode Island và Arizona cũng đã nói với nhân viên rằng họ có thể tiếp tục làm việc nếu bị nhiễm COVID-19 mà không có triệu chứng hoặc chỉ bị nhẹ.
Biến thể Omicron rất dễ lây lan và đã khiến số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt trung bình lên tới hơn 700.000 ca mỗi ngày ở Hoa Kỳ. Số lượng người dân phải vào bệnh viện đang ở mức khoảng 108.000 người, chỉ thấp hơn so với mức đỉnh điểm là 124.000 người vào tháng 1 năm ngoái.
Tháng trước, Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bệnh CDC cho biết nhân viên y tế không có triệu chứng có thể trở lại làm việc sau 7 ngày với kết quả xét nghiệm âm tính, nhưng thời gian cách ly có thể sẽ được rút ngắn thêm, nếu thiếu nhân sự.
Ở California, Bộ Y tế Công cộng cho biết chính sách mới được thúc đẩy là do “tình trạng thiếu nhân sự nghiêm trọng.” Bộ yêu cầu các bệnh viện cố gắng hết sức để lấp đầy lỗ hổng nhân sự bằng cách đưa nhân viên ngoài biên chế cơ quan vào. Ngoài ra, những nhân viên bị nhiễm sẽ được yêu cầu đeo khẩu trang N95 siêu bảo vệ và được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân dương tính với COVID-19 khác.
Hiệp hội Y tá California với 100,000 thành viên đã phản đối quyết định mới và cảnh báo rằng nó sẽ dẫn đến nhiều số ca nhiễm hơn nữa. Thống đốc Gavin Newsom và các nhà lãnh đạo y tế tiểu bang khác “đang đặt nhu cầu của các tập đoàn chăm sóc sức khỏe lên trước sự an toàn của bệnh nhân và nhân viên,” Cathy Kennedy, chủ tịch hiệp hội, cho biết trong một tuyên bố. “Chúng tôi muốn chăm sóc cho bệnh nhân của mình và thấy họ bình phục – chứ không muốn lây bệnh cho họ.”
Đầu tháng này tại Rhode Island, một bệnh viện tâm thần của bang và một trung tâm phục hồi chức năng cũng đã cho phép các nhân viên bị nhiễm COVID-19 nhưng không có triệu chứng vẫn tiếp tục làm việc.
Thứ Trưởng Ngoại Giao Nga: Các Cuộc Đàm Phán Với Hoa Kỳ Sẽ Trở Nên “Khó Khăn”
Thứ trưởng Ngoại giao NgaSergei Ryabkov đã dự đoán các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ sẽ trở nên “khó khăn” sau khi tham dự một bữa tiệc tối working dinner với các quan chức Hoa Kỳ tại Geneva (Nguồn: pixabay.com)
GENEVA - Một nhà ngoại giao hàng đầu của Nga đã dự đoán các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ sẽ trở nên “khó khăn” sau khi tham dự một bữa tiệc tối với các quan chức Hoa Kỳ tại Geneva, như một phần khởi động cho một chuỗi các cuộc hội đàm tại ba thành phố châu Âu trong tuần, theo trang APnews đưa tin ngày Chủ Nhật, 9 tháng 1 năm 2022.
Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov và các quan chức khác của Nga đã có cuộc gặp gỡ trong hơn hai giờ với Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman, người đứng đầu phái đoàn Hoa Kỳ, và nhóm của bà tại dinh thự của Đại sứ Hoa Kỳ ở Hội nghị Giải trừ quân bị (Conference on Disarmament) nhìn ra Hồ Geneva.
Bữa tối là màn dạo đầu cho một cuộc thảo luận rộng hơn giữa hai phái đoàn bắt đầu từ Thứ Hai, 10 tháng 1 năm 2022 - đỉnh điểm là một chuỗi các cuộc họp ảo và trực tiếp giữa các quan chức Hoa Kỳ, các đồng minh phương Tây và các nhà lãnh đạo Nga trong những ngày và tuần gần đây khi áp lực của Nga đối với Ukraine ngày càng tăng.
“Chúng tôi đã đi sâu vào nội dung của các vấn đề sắp tới, nhưng mà các cuộc đàm phán sẽ rất khó khăn,” Ryabkov nói với các phóng viên khi rời cuộc họp ăn tối. “Họ sẽ không dễ dàng đâu. Họ giống như các doanh gia vậy. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ không lãng phí thời gian ngày mai.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price nói rằng trong bữa tối hôm Chủ nhật, Sherman “nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ đối với các nguyên tắc quốc tế về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự do của các quốc gia có chủ quyền lựa chọn liên minh của mình,” ám chỉ Ukraine và nguyện vọng gia nhập NATO. Sherman “khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ hoan nghênh những tiến bộ thật sự thông qua ngoại giao,” Price nói trong một tuyên bố.
Các cuộc đàm phán được coi là bước đầu tiên hướng tới việc khơi lại đối thoại khi quan hệ trở nên xấu đi do Nga đã triển khai khoảng 100,000 binh sĩ dọc biên giới với Ukraine. Ngày càng có nhiều lo ngại về một cuộc tấn công quân sự rộng hơn của Nga vào Ukraine.
Chính phủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra một bản danh sách các yêu cầu, chẳng hạn như sự đảm bảo rằng liên minh quân sự NATO sẽ không tìm cách mở rộng thêm về phía đông sang các nước như Ukraine hoặc Gruzia, vốn là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
“Phía Nga đến đây với một lập trường rõ ràng, trong đó có một số yếu tố mà theo tôi, có thể hiểu được và đã được xây dựng rất cụ thể - kể cả ở cấp độ cao - nên việc đi chệch khỏi bước tiếp cận của chúng tôi đơn giản là không thể thực hiện được,” Ryabkov nói. Khi được hỏi liệu Nga đã sẵn sàng cho sự thỏa hiệp hay chưa, ông nói: “Hoa Kỳ nên sẵn sàng để đạt được thỏa hiệp.”
Trên chương trình “This Week” của ABC vào Chủ Nhật, 9 tháng 1 năm 2022, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói rằng ông nghĩ sẽ không có bất kỳ bước đột phá nào trong các cuộc đàm phán với Nga ở Geneva, hoặc trong các cuộc hội đàm ở Brussels, cuộc họp của Hội đồng NATO và Nga, và cuộc họp với Tổ chức An Ninh và Hợp tác Châu Âu tại Vienna vào cuối tuần này.
Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây khác đã cam kết sẽ bắt Nga “phải trả giá đắt” nếu họ có hành động xâm phạm Ukraine.
“Câu hỏi thực sự bây giờ là liệu Tổng thống Putin sẽ đi theo con đường ngoại giao và đối thoại hay muốn đối đầu,” Blinken nói, cho rằng việc Nga tiến sâu hơn vào Ukraine có thể đi ngược lại lợi ích của Moscow về lâu dài.
Ông nói với ABC: “Nếu Nga tiếp tục gây hấn với Ukraine, tôi nghĩ tới một viễn cảnh rất công bằng rằng NATO sẽ củng cố các vị trí của mình dọc theo sườn phía đông, các quốc gia có biên giới với Nga.”
Các quan chức Hoa Kỳ đã bày tỏ sự cởi mở đối với các cuộc thảo luận về việc hạn chế triển khai các tên lửa tấn công có thể xảy ra trong tương lai ở Ukraine và đưa ra giới hạn đối với các cuộc tập trận quân sự của Mỹ và NATO ở Đông Âu - nếu Nga sẵn sàng lùi bước trong vấn đề Ukraine. Họ cũng cảnh báo về các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn trong trường hợp Nga can thiệp quân sự.
Đại sứ Thomas Greminger, Giám đốc Trung tâm Chính sách An ninh Geneva do chính phủ Thụy Sĩ hỗ trợ, người đã tổ chức hội nghị cho Ryabkov vào tháng 10 năm 2021, cho biết các cuộc hội đàm tại Geneva là “cơ hội để nói lên những mối quan tâm chung, để giải thích những kỳ vọng chung. Nhưng sẽ còn quá sớm để mong đợi bất kỳ sự rõ ràng nào, chẳng hạn như mong muốn trở thành thành viên NATO của Ukraine.” Ông nói thêm: “Có thể thấy sẽ có rất nhiều hậu quả kéo theo. Tôi nghĩ cuối cùng, dù là Putin hay Biden thì cũng không có ông nào có hứng thú thúc đẩy leo thang.”
Covid Vi-rút để lại các kháng thể tự tấn công các mô khỏe mạnh
Covid 19 – (Theo bản tin BBC) Một số nghiên cứu mới về Covid-19 cho thấy Vi-rút corona để lại những kháng thể tự tấn công ở những bệnh nhân sống sót hồi phục từ Covid.
Nhiều tháng sau khi hồi phục sau khi nhiễm SARS-CoV-2, những người sống sót có nồng độ kháng thể tăng cao và chúng có thể tấn công nhầm các cơ quan và mô của chính họ, ngay cả khi họ không bị bệnh nặng, theo một phát hiện mới.
Trong số 177 nhân viên y tế hồi phục sau khi nhiễm Covid trước khi có vaccine, tất cả đều có các tự kháng thể dai dẳng, bao gồm cả những kháng thể có thể gây viêm mãn tính và tổn thương khớp, da và hệ thần kinh.
Susan Cheng thuộc Viện Tim Cedars-Sinai Smidt ở Los Angeles cho biết: "Thông thường chúng tôi sẽ không trông đợi sẽ thấy một loạt các tự kháng thể tăng cao ở những người này hoặc vẫn tăng cao trong 6 tháng sau khi hồi phục hoàn toàn về mặt lâm sàng,"
Khuynh hướng tăng các tự kháng thể khác nhau giữa nam và nữ, theo kết quả nghiên cứu được đăng hôm thứ Năm trên Tạp chí Translational Medicine.
Cheng nói: "Chúng tôi chưa các kháng thể sẽ tiếp tục tăng cao bao lâu nữa sau 6 tháng và / hoặc dẫn đến bất kỳ triệu chứng lâm sàng quan trọng nào. Điều cần thiết là tiếp tục theo dõi các ca này."
Nhóm của bà đang điều tra xem liệu việc tăng tự kháng thể có liên quan đến các triệu chứng dai dẳng ở những người bị nhiễm Covid trong thời gian dài hay không và lên kế hoạch nghiên cứu mức độ tự kháng thể sau khi nhiễm các biến thể virus mới.
Hiệu quả của tế bào B suy yếu nhưng không bị Omicron đánh bại.
Các nhà nghiên cứu tin rằng tác động của các kháng thể của hệ miễn dịch được tạo ra bởi "tế bào bộ nhớ B" để chống lại biến thể Omicron, khi đã bị suy yếu, vẫn có thể rất đáng kể.
Một khi cơ thể học cách nhận biết SARS-CoV-2, sau khi nhiễm virus hoặc tiêm chủng, các tế bào B tạo ra kháng thể mới chống lại virus nếu chưa có đủ kháng thể lưu hành trong máu có thể vô hiệu hóa nó. Trong một nghiên cứu được báo cáo trên bioRxiv trước khi được các nhà khoa học khác đánh giá, các nhà nghiên cứu đã phân tích sức mạnh của hơn 300 kháng thể được tạo ra bởi các tế bào bộ nhớ B thu được từ những người tình nguyện được tiêm chủng, bao gồm một số người đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Omicron dường như tránh được một phần rất lớn nhóm tế bào bộ nhớ B", và rằng "Nhưng chúng dường như vẫn bị nhận diện bởi 30% tổng số kháng thể và gần 10% trong số tất cả các kháng thể trung hòa mạnh," Matthieu Mahevas và Pascal Chappert của Universite de Paris cho biết trong một email chung.
Họ suy đoán rằng khả năng tăng sinh và sản xuất kháng thể mạnh mẽ của tế bào B có thể bù đắp "trong vòng chưa đầy hai ngày" cho những kháng thể bị giảm hiệu quả đó.
Kết hợp với các thành phần khác của hệ thống miễn dịch, đặc biệt là tế bào T, tác động của tế bào B có thể giúp giải thích tại sao hầu hết những người được tiêm chủng bị nhiễm bệnh lại không bị nặng đến mức phải nhập viện.
Hoạt động của các biến thể virus trong tế bào làm cho chúng hoạt động hiệu quả hơn
Cùng với các đột biến giúp virus corona đột nhập vào tế bào, các đột biến thay đổi cách thức hoạt động của virus bên trong tế bào là một yếu tố quan trọng giải thích tại sao một số biến thể dễ lây lan hơn, các nhà nghiên cứu cho hay. .
Phát hiện được công bố trên tạp chí Nature cho thấy các nhà khoa học "phải bắt đầu xem xét các đột biến bên ngoài đột biến", cho đến nay vẫn là trọng tâm chính của vaccine và thuốc kháng thể, theo Nevan Krogan thuộc Đại học California, San Francisco. Nghiên cứu biến thể Alpha, nhóm của ông đã tìm thấy một đột biến tại vị trí không tăng đột biến khiến các tế bào bị nhiễm bệnh tăng cường sản xuất một loại protein có tên Orf9B.
Orf9b vô hiệu hóa một protein gọi là TOM70 mà các tế bào sử dụng để gửi tín hiệu đến hệ thống miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cho biết, với mức độ Orf9B vô hiệu hóa TOM70 cao, hệ thống miễn dịch cũng không phản ứng và virus có thể tránh bị phát hiện tốt hơn.
Đề cập đến sự gia tăng của Orf9B, Krogan nói, "Rất hiếm khi đột biến làm 'biến đổi' một protein." Ông nói, cùng một đột biến đã được xác định trên Delta, "và chắc chắn, gần như cùng một đột biến trên Omicron," điều này cho thấy chúng có thể có những tác động tương tự đối với hệ thống miễn dịch.
Thông tin mới có thể thúc đẩy sự phát triển của các loại thuốc nhắm vào sự tương tác của Orf9b và TOM70.
Trong khi tuần qua Mỹ lập kỷ lục mới 1.34 triệu trường hợp mới lây COVID-19, theo NBC News cập nhật thống kê hôm Thứ Ba, tức là lây dịch cao nhất chỉ trong 1 ngày so với bất kỳ nước ngào toàn cầu.
Tình Hình Á Châu và bất ổn tại Kazakhstan
Trung Quốc - Trong tuần qua, Trung Quốc đã gay gắt lên án những bình luận mới đây của Mỹ và Nhật sau những cuộc thảo luận giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hai nước đồng minh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố ngày 7/1 và cho biết Bắc Kinh đã gửi phản đối chính thức tới hai nước Mỹ, Nhật.
Trong tuyên bố chung đưa ra ngày 7/1, Mỹ - Nhật lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và cam kết cùng nhau đẩy lùi những âm mưu gây bất ổn khu vực.
Bình luận của hai đồng minh, trong tuyên bố chung sau cuộc họp trực tuyến “hai cộng hai” giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của hai nước, nhấn mạnh mức báo động leo thang về Trung Quốc - và căng thẳng gia tăng về Đoài Loan- đã đặt vai trò an ninh của Nhật trở thành trọng tâm lớn hơn.
Myanmar - Hôm 10/1, một tòa án ở Myanmar kết án nhà lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi 4 năm tù với các tội danh bao gồm sở hữu máy bộ đàm không có giấy phép, một nguồn tin thân tín cho Reuters biết.
Bản án mới nhất - trong các vụ án mà các nhóm bảo vệ nhân quyền chỉ trích là một trò hề và là một “màn diễn trong phòng xử án” - đồng nghĩa với việc bà phải đối mặt với mức án tù 6 năm sau hai lần bị kết tội vào tháng trước.
Bà đang bị xét xử trong gần một chục vụ án với mức án tổng cộng lên tới hơn 100 năm tù. Bà phủ nhận mọi cáo buộc.
Bà Suu Kyi, 76 tuổi, tỏ ra bình tĩnh khi bản án được tuyên hôm 10/1 tại một tòa án ở thủ đô Naypyitaw, một nguồn tin khác cho Reuters biết.
Bà Suu Kyi bị bắt giữ vào ngày xảy ra cuộc đảo chính 1/2/2021. Những ngày sau đó, cảnh sát cho biết sáu bộ đàm nhập khẩu bất hợp pháp đã được tìm thấy trong quá trình khám xét nhà của bà.
Tòa án tuyên phạt bà 2 năm vì vi phạm luật xuất nhập khẩu khi sở hữu bộ đàm cầm tay và 1 năm vì có một bộ gây nhiễu tín hiệu. Nguồn tin cho biết bà sẽ thụ án cùng lúc hai bản án này.
Nguồn tin cho biết thêm rằng bà cũng bị kết án 2 năm về tội vi phạm luật quản lý thảm họa thiên nhiên liên quan đến các quy định về giãn cách phòng chống COVID-19.
Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi cuộc đảo chính chống lại chính phủ dân cử của bà Suu Kyi dẫn đến các cuộc biểu tình lan rộng và báo hiệu sự kết thúc của 10 năm có cải cách chính trị ở mức tương đối tiếp nối vào nhiều thập kỷ đất nước bị quân đội cai trị nghiêm ngặt.
Vào ngày 6/12/2021, bà nhận bản án 4 năm tù vì tội “xúi giục” và vi phạm các quy định giãn cách phòng chống COVID-19 .
Bản án kể trên đã bị quốc tế lên án và sau đó được giảm xuống còn hai năm.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết trên Twitter hôm 10/1 rằng bản án mới được tuyên là “hành động mới nhất trong vụ xét xử dã man chống lại thủ lĩnh dân sự”.
Chính quyền Đà Nẵng dùng rào sắt vây khóa cửa nhà dân vì có thành vien không tuân thủ luật cách ly. Nguồn: BBC
Việt Nam – Theo bản tin từ VOA, một hộ gia đình ở thành phố Đà Nẵng bị nhiễm COVID-19 đã bị chính quyền địa phương dùng hàng rào khung chắn bằng sắt vây khoá cửa nhà vì có thành viên không tuân thủ quy định cách ly. Hôm 10/1 sau khi mạng xã hội lan truyền hình ảnh về ngôi nhà bị vây khoá, ông Cao Đình Hải – Chủ tịch UBND phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng – xác nhận với báo Thanh Niên đây là hộ dân của địa phương. Do có một thành viên trong gia đình thuộc diện F1 lén trèo ra bên ngoài trong thời gian bị cách ly nên Tổ COVID-19 cộng đồng đề xuất địa phương rào chắn ngôi nhà để tránh lây lan dịch bệnh.
Giới hữu trách địa phương cho biết hộ gia đình trên có một người là F0 đã được đưa đi cách ly và hiện trong nhà có 4 thành viên diện F1. “Trong qua trình thực hiện cách ly, các F1 đã không tuân thủ cách ly theo quy định. Địa phương buộc phải sử dụng biện pháp mạnh là sử dụng rào sắt để chắn trước cửa nhà này”, báo Dân Việt dẫn lời ông Huỳnh Thanh Dũng, tổ trưởng tổ dân phố 37 của phường Nại Hiên Đông nói.
Ngoài trường hợp đặc biệt bị rào cứng trên, nhiều ngôi nhà của các hộ dân khác bị nhiễm virus corona ở Đà Nẵng cũng bị chính quyền giăng dây và gắn biển cảnh báo lớn màu đỏ trước cửa với nội dung “Chú ý! Gia đình có người cách ly theo dõi y tế, vui lòng không tiếp xúc gần”.
Sau khi hình ảnh những ngôi nhà trên được đưa lên mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng cách làm của chính quyền địa phương quá cứng nhắc, gây phản cảm, chưa kể đến yếu tố an toàn cho những người trong nhà trong trường hợp xảy ra hoả hoạn hay tai nạn.
Kazakhstan - Tổng Thống Kassym-Jomart Tokayev nói hôm Thứ Hai 10/1/2021 rằng các cuộc biểu tình tại Kazakhstan thực sự là một cuộc đảo chánh, và nói cảnh sát đã bắt giữ 8,000 người, bao gồm cả công dân nước ngoài.
Các cuộc biểu tình ban đầu là phản đối tình hình tăng giá xăng bộc khởi từ ngày 2/1/2022 bây giờ đã lan tới Almaty, thành phố lớn nhất Kazakhstan, và nhiều nơi khác trên khắp đất nước Trung Á này. Hôm thứ Hai, Bộ Nội vụ cho biết khoảng 8.000 người đã bị bắt giữ.
Trước đó hôm Chủ Nhật, văn phòng Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev cho biết trong số những người bị bắt có nhiều công dân nước ngoài, nhưng không cho biết chi tiết.
Văn phòng cũng cho biết quân đội thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, liên minh do Nga dẫn đầu gồm các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây, đã tới trấn đóng, nắm quyền kiểm soát các cơ sở quan trọng trên khắp Kazakhstan. Thứ trưởng Quốc phòng Kazakhstan phát biểu như trên tại một cuộc họp báo cùng một chỉ huy của Nga, là người đứng đầu lực lượng này. Ông cho biết "chiến dịch chống khủng bố" sẽ được tiếp tục cho đến khi "những kẻ khủng bố" bị tiêu diệt hoàn toàn.
Hiện thời, quân đội được phép bắn chết người mà không cần cảnh cáo. Dẫn nguồn từ Bộ Y tế, truyền thông Kazakhstan cho biết 164 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ trên khắp đất nước. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được xác nhận. Hiện có khoảng 2,500 quân nhân liên minh, hầu hết là chiến binh Nga, đã vào giúp chính phủ Kazahstan trấn áp biểu tình. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng các cuộc biểu tình ở Kazakhstan là một hình thức đảo chánh, tương tự chiến thuật từng sử dụng thành công ở Ukraine vào năm 2014.
Kazakhstan có tổng dân số là 19 triệu người, trong đó 3.5 triệu là sắc tộc Nga.
Chủ Nhật, ngày 19/3/2023 lúc 10 giờ sáng, ban trị sự Phật Giáo Hòa Hảo tổ chức kỷ niệm 76 năm Đức Thầy vắng bóng, với sự hiện diện của cựu Dân biểu Vi Anh, luật sư Đỗ Đức Hậu, dược sĩ Quách Nhật Danh, nhà báo Nguyễn Tú Anh và nhiều đồng hương tham dự buổi lễ này...
Đảng CSVN tìm mọi cách để cổ võ dân đọc báo đảng, nhưng họ lại tìm vào mạng xã hội nhiều hơn. Đây là mối lo không nhỏ của lãnh đạo đảng mà còn của báo chí, vì thị trường thương mại và ảnh hưởng trong dư luận đã bị chia phần. Tình trạng này đã đươc thảo luận tại 3 ngày Hội báo Toàn quốc, được tổ chức tại Hà Nội từ 17 đến 19/3/2023.
Trump rạng sáng Thứ Sáu 24/3/2023 viết trên mạng Truth Social, cảnh báo sẽ có "chết chóc và hủy diệt có thể xảy ra" nếu Trump bị Biện lý Alvin Bragg truy tố vì một khoản tiền bịt miệng cô bạn tình cũ Stormy Daniels. Trump viết rằng Trump vô tội và hành vi truy tố ứng cử viên hàng đầu (cho đến nay) cho đề cử của Đảng Cộng hòa không có tội hình sự sẽ dẫn tới chết chóc và hủy diệt tiềm ẩn.
Chuyến đi của Tập Cận Bình tới Moscow được truyền thông nhà nước Trung Quốc thổi phồng lên với các bài báo minh họa hình ảnh hai nhà lãnh đạo nâng ly chúc mừng, nhấn mạnh tình hữu nghị bền chặt giữa Trung Quốc và Nga. Tập Cận Bình được mô tả là một nhà lãnh đạo thế giới có thể thách thức Washington. Rõ ràng là Trung Quốc không ngại tăng cường quan hệ với Nga vào thời điểm mà các nhà lãnh đạo khác ngược lại, đang xa lánh. Tại Moscow, Tập Cận Bình cho biết một chương mới trong mối quan hệ giữa hai nước đã bắt đầu, ông cũng đã mời Vladimir Putin đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay. Hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế kéo dài đến năm 2030.
Ngày 17 tháng 3 năm 2023, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court – ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin vì tội ác chiến tranh ở Ukraine, cáo buộc ông phải chịu “trách nhiệm hình sự cá nhân” vì đã bắt cóc hàng ngàn trẻ em của nước này. Ngoài ông Putin thì Maria Alekseyevna Lvova-Belova, Ủy Viên về Quyền Trẻ Em của Nga, cũng bị truy tố với tội danh tương tự.
Theo một nghiên cứu mới được trình bày tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế Về Chỉnh Sửa Bộ Gen Người (International Summit on Human Genome Editing) lần thứ ba ở London, các khoa học gia đã thành công tạo ra những con chuột con từ cả hai chuột đực.
Trung Tâm Quốc Gia Châu Á Thái Bình Dương Về Người Cao Niên (NAPCA) là một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam và gia đình họ. Chúng tôi điều hành một Trung Tâm Hỗ Trợ Cao Niên NAPCA dành cho Người Lớn Tuổi và Người Chăm Sóc và có sẵn bằng 5 ngôn ngữ khác nhau. Trong chuyên mục này, chúng tôi muốn chia sẻ một số câu hỏi quan trọng mà chúng tôi nhận được từ độc giả. Hy vọng quý vị sẽ thấy chúng rất hữu ích.
Đại Học Santa Ana (SAC) gần đây đã thông báo rằng dự án Workforce Development Pathways Targeting Dislocated and At-Risk Populations (Lộ Trình Phát Triển Lực Lượng Lao Động Tập Trung Đến Các Nhóm Dân Số Bị Mất Việc và Có Nguy Cơ) đã nhận được 2 triệu mỹ kim tài trợ liên bang được bảo đảm bởi Đại diện Lou Correa (CA-46). Quỹ này sẽ giúp SAC phát triển lộ trình giáo dục nghề nghiệp cho những người trưởng thành có hoàn cảnh khó khăn và có nguy cơ theo học.
Hội Ung Thư Việt Mỹ kính mời quý đồng hương cùng tham gia các sinh hoạt sắp tới: Buổi thuyết trình qua Zoom về chương trình Thu Hồi Tài Sản từ Medi-Cal, Buổi trợ giúp thực phẩm miễn phí cho quý đồng hương tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ, Buổi khám vú y tế và giải đáp thắc mắc về bệnh ung thư vú cùng Bác sĩ Bích Liên Nguyễn, Buổi chụp hình quang tuyến vú miễn phí cho những ai hội đủ điều kiện.
Edison International và Southern California Edison đang nhận đơn vào Chương Trình Học Bổng cho Nhân Viên Đường Dây của Edison International năm 2023, tạo cơ hội cho các ứng cử viên từ các cộng đồng không được đại diện đầy đủ trở thành nhân viên đường dây của SCE. Chương trình học bổng được tài trợ bởi các cổ đông của Edison International và IBEW Local 47 và trao số tiền lên tới $25,000 cho mỗi người nhận.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.