Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Mỹ Ra Lệnh Bãi Chức Thủ Tướng Của Ông Ngô Đình Diệm Năm 1955

06/06/202110:18:00(Xem: 2260)
 
Đại diện Mỹ tại SG: Cần gấp rút xem xét  việc đưa Bảo Đại trở lại Việt Nam
* GM Ngô Đình Thục: Việc  thành lập nội các đầu tiên phải  dựa vào Nhu 
* Đại sứ Collins: Sự hiện diện của Nhu đang làm hại Thủ tướng Diệm trong mắt công chúng
* Hai tướng TM Thế và NT Phương (Cao Đài) phân bua về hành động nước đôi với Mỹ vì ký vào tối hậu thư chống ông Diệm trong khi đã  qui thuận  chính phủ.

Dao Van

Trong vòng một năm đầu chấp chánh, ông Ngô Đình Diệm đã bị người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Mỹ tại Sài Gòn đề nghị tước bỏ chức vụ thủ tướng đến 2 lần, lần đầu vào tháng 11.1954 và lần 2 vào tháng 4.1955.  Trong khi đó, phía Cao Ủy Pháp tại Đông Dương Tướng Ely  thúc dục Đại Sứ Mỹ Collins vận động Bộ Ngoại Giao truất quyền Thủ Tướng của  ông Ngô Đình Diệm. Phần tóm lược  sau dựa  vào các tài liệu của Mỹ  từ  Bộ Ngoại Giao, {Foreign Relations of the United States-FRUS}, đến văn bản loan tải trên Văn Khố Quốc Gia {National Archives and Records Administration /NARA} về Tài Liệu Quốc Phòng {The Pentagon Papers} phổ biến năm 2011, và tài liệu xếp  loại  TOP SECRET của cơ quan CIA được giải mật  và  loan tải trên thư viện online của CIA công bố vào cuối năm 2016

 
** Đề nghị  của Phái bộ Mỹ tại Sài Gòn với Bộ Ngoại Giao (1954)
Sau khi chấp chánh được vài tháng, vào tháng 11.1954 ông Ngô Đình Diệm bị người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Mỹ tại Sài Gòn là ông Kidder đề nghị  Hoa Thịnh Đốn cho ông Bảo Đại trở lại Việt Nam thay thế ông Diệm, theo bản văn phổ biến trên Thư Viện online của Bộ Ngoại Giao:
   "Về việc lập kế hoạch viện trợ quân sự trực tiếp nên bắt đầu từ ngày 1 tháng 1, nhưng chúng ta không nên cam kết với bất kỳ khối lượng viện trợ nhất định nào cho đến khi Hoa Kỳ có chính sách dứt khoát đối với Việt Nam. Trong khi đó, tôi đặc biệt đề nghị xem xét việc đưa Bảo Đại trở lại Việt Nam:
    - Tiếp tục ủng hộ Diệm theo đường lối hiện tại trong thời gian ngắn, nhưng không cam kết về các chương trình viện trợ cụ thể;

     -  Cần gấp rút xem xét phương án thay thế, có thể sớm đưa Bảo Đại trở lại-Consider urgently, as possible alternative, the early return of Bao Dai.
     -  Nếu sau một thời gian ngắn thử nghiệm thêm, chính phủ Diệm không đạt được hành động tiến bộ đáng kể, nên  nhanh chóng hỗ trợ việc  trở lại của  Bảo Đại nếu  được Chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận -
 if return of Bao Dai is acceptable to US Government, to support his prompt return." [1]

** Bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị  tại  Việt Nam (1954)
Bản tóm lược  sau  dựa vào tài liệu thực hiện ngày 04.05.1955, được giải mật và  phổ biến trên  thư viện online của cơ quan CIA  vào  ngày 17.11.2016.
" I- Cuộc khủng hoảng hiện tại ở Sài Gòn  - Sự tranh chấp giữa Thủ Tướng Diệm với phe  xã hội đen Bình Xuyên bùng nổ - là  ví dụ điển hình cho thấy cách thức mà Pháp cố duy trì một  trạng thái chắp vá tại Việt Nam ngõ hầu  làm giảm thiểu  sự phát triển của một chính phủ theo  dân tộc chủ nghĩa.
   Sự đối đầu giữa chính quyền Diệm và phe  Bình Xuyên dẫn  đến   khủng hoảng từ  ngày 26 tháng 3 (1955), khi Thủ tướng Diệm ra lệnh cho phe Bình Xuyên chuyển giao lực lượng cảnh sát Sài Gòn đặt dưới sự  kiểm soát của Đô trưởng  Sài Gòn.    Việc chuyển giao này chỉ ảnh hưởng đến đơn vị cảnh sát thành phố Sài Gòn, còn lực lượng  cảnh sát quốc gia vẫn do Lại Văn Sang, người của phe Bình Xuyên phụ trách.
    Với động thái này, Diệm dù sao cũng muốn  chấm dứt một  nghịch lý của việc một xã hội đen lại kiểm soát lực lượng cảnh sát  - một nghịch lý mà phía Pháp đã  không có hành động hạn chế nào từ tháng 5 năm 1954 (khi Bảo Đại  bán quyền kiểm soát lực lượng cảnh sát cho Bình Xuyên với giá 1.000.000 đô la).  Kể từ thời điểm đó, Bảo Đại đã có vốn liếng về  tiền bạc  và về hậu thuẫn  chính trị từ phe Bình Xuyên, đồng thời phe Bình Xuyên  có lợi thế  do được sự bảo trợ của Bảo Đại.

II- Việc chuyển giao một phần được thực hiện một cách êm thấm, nhưng trong  những giờ phút đầu của ngày 30 tháng 3, phe  Bình Xuyên - như đoán trước được việc chính phủ sẽ có hành động mạnh tay hơn nữa - nên họ đã mở cuộc  tấn công trụ sở cảnh sát thành phố và đồng thời tấn công đơn vị  quân đội quốc gia. Ngay lập tức Diệm ra lệnh phản công. Dưới  áp lực của Pháp, một "thỏa thuận ngừng bắn" đã được dàn xếp với  Diệm, nếu không thì  lực lượng Bình Xuyên sẽ bị loại bỏ  hoàn toàn khỏi Sài Gòn hoặc bị  dẹp tan nó. Với một lực lượng gồm mười bốn tiểu đoàn (khoảng 10.000 người) đồn trú trong và  xung quanh Sài Gòn đã sẵn sàng chống lại 3.500 quân Bình Xuyên.  Tuy  nhiên, người Pháp đã can thiệp, với bất cứ giá nào, phải bảo tồn lý lẽ  "luật và trật tự" - và nhằm  triển khai quân đội của Pháp ở Sài Gòn  để ngăn chặn bất kỳ hoạt động nào của chính phủ . Kết quả  là  "cuộc hưu chiến"  được kéo dài cho đến hiện tại.

III- Trong giai đoạn "ngừng bắn" hiện tại, Bình Xuyên đã liên tục  phỉ báng chính phủ, đã áp đặt lệnh  phong tỏa cấm chuyển vận   thực phẩm vào Sài Gòn, và  kêu gọi Bảo Đại ra lệnh thay thế Diệm. Trong một bức điện Bảo Đại gửi cho  Diệm đã bày tỏ  sự thất vọng trong việc bổ nhiệm Diệm vào chức vụ này vì đã để xảy  ra xung đột dẫn đến đổ máu ... một hình thức khiển trách và ngầm bảo  rằng Diệm nên từ chức.

IV- Diệm cảm thấy rằng, khi đối diện với những  chống đối của Bình Xuyên, Ông ta  chỉ còn cách duy nhất là loại bỏ Lai Văn Sang khỏi vị trí  tư lệnh cảnh sát quốc gia.
    Tuy nhiên, Tướng Ely đã phản đối quyết liệt việc  loại bỏ Sang và nhấn mạnh rằng chính phủ nên  kiềm chế sử dụng vũ lực chống lại phiến quân. Bởi hành động này khiến Ely tức giận và để  duy trì   trật tự, Ông ta tuyên bố rằng,  nếu cần thiết Ông ta sẽ bắt giam Diệm. Theo các nguồn tin từ phía chính phủ  loan tải  rằng  quân đội Pháp đã  cố ý giữ lại xăng dầu và đạn dược không chuyển giao cho quân đội Việt Nam, mà ngay cả vào thời điểm cuối hạn kỳ, chỉ giao một số quân dụng  thô sơ.  Ely đã thẳng thừng phủ nhận việc giữ lại  xăng dầu.


V- Nhưng  bằng chứng rõ nét  nhất về ý định của Pháp nhằm làm tê liệt hoặc nhằm phá hoại chính phủ Diệm qua đề nghị của Pháp rằng, để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay nên lập ra  một "khu vực riêng giữa chính phủ và các phe nhóm gọi là " giáo phái " của miền Nam Việt Nam - bao gồm nhóm xã hội đen Bình Xuyên, cũng như lực lượng  bán tôn  giáo Cao Đài, và Hòa Hảo. Bước tiếp theo   Bảo Đại sẽ  mời Diệm và lãnh  đạo các giáo phái đến Paris, để  Bảo Đại đứng ra  phân xử các tranh chấp.   Kế  hoạch này được đưa ra nhằm  chống lại ông Diệm. Giải pháp này sẽ đặt chính phủ của Diệm ngang hàng với các giáo phái. Đồng thời sẽ tạo  lợi thế cho các  giáo phái hoạt động lật đổ chính quyền.
    Một khi giải pháp trên  được thi hành thời sẽ khôi phục lại quyền uy tối cao của  Bảo Đại, mà hiện tại đã dần dần trượt khỏi tầm tay của Ông  ta.   Mặc dù Diệm đã bị chỉ trích nhiều về sự  bướng bỉnh, sự thiếu kinh nghiệm, sự ngây thơ của Ông ta-Although Diem has been criticized on many counts--his stubbornness, his inexperience, his naivete;  Nhưng không một  ai có thể so sánh  về sự trung thành tuyệt đối với những lý tưởng  phục vụ dân tộc-no one has challenged his absolute honesty and devotion to nationalist ideals. Những đức tính này không tìm  thấy nơi Bảo Đại-qualities which are conspicuously lacking in Bao Dai.

VI- Trong tình hình hiện tại, thực hiện việc  "ngừng bắn" không dễ dàng, giữa  hai phía Bình Xuyên và quân đội quốc gia luôn trong tình trạng báo động. Bình Xuyên giữ quyền kiểm soát tại  một số địa điểm chiến lược tại thủ đô, nên việc thỏa thuận ngừng bắn có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào.  Cuộc  khủng hoảng này kéo  dài từ mùa thu vừa qua đang làm suy yếu vị thế của Diệm một cách nguy hiểm. Các sự kiện xảy ở Sài Gòn tạo cơ hội cho Việt Minh tuyên truyền một cách thô bạo về  ý đồ  riêng của chúng. Đài phát thanh của chúng kêu gọi  các giáo phái lật đổ chế độ Diệm "tay sai của đế quốc Mỹ". 
[2]
 
** Phía Mỹ thăm dò ý kiến của một số nhân vật thuộc tôn giáo và giáo phái
Đầu năm 1955, ông  Đại sứ Collins   liên lạc với một số nhân vật  phía tôn giáo như  Giám Mục Ngô Đình Thục  để vận động nhằm đưa ông Nhu đi nước ngoài. Ông Collins còn nói chuyện với hai ông Trịnh Minh Thế và Nguyễn Thành Phương (Cao Đài) để tìm hiểu  lý do hai ông Thế và Phương đã  qui thuận chính phủ NĐ Diệm, nhưng tại sao lại  ký tên vào tối hậu thư của Liên minh (21.03.1955) buộc ông Diệm " trong vòng  5 ngày phải thành lập chính phủ liên hiệp quốc gia " (nếu không lực lượng sẽ tấn công dẹp bỏ chính phủ). Theo thư viện Hải quân Hoa Kỳ nêu tên những viên chức đứng đầu các giáo phái (The sect leaders) ký tên vào tối hậu thư gồm có: "The Ho Phap and General Phuong for the Cao Dai, Tran Van Soai and Ba Cut for the Hoa Hao, Le Van Vien for the Binh Xuyen, and Trinh Minh The on behalf of his dissident Cao Dai, sent an ultimatum to Diem on March 21, 1955, allowing him 5 days to form a government of national union" [3].  Tóm lược sau dựa vào  bản văn phổ biến trên thư viện của Bộ Ngoại Giao.
 
* Ý kiến của Giám Mục Ngô Đình Thục
Theo hồ sơ lưu trên thư viện  Bộ Ngoại Giao về báo cáo của sứ quán Mỹ tại Sài Gòn gửi về Hoa Thịnh Đốn ngày 23.03.1955: "Đại sứ Collins nói với Đức Giám mục rằng ông muốn thảo luận với ông những vấn đề liên quan đến hai anh em của Thủ tướng, là Nhu và Cẩn. Ông nói rằng Thủ tướng bị chỉ trích nhiều vì dựa vào gia đình trong các vấn đề chính trị hơn là dựa vào Nội các và các thành viên trong chính quyền của ông. Ông Nhu, đặc biệt là vì ông luôn ở gần Thủ tướng, phải chịu trách nhiệm về những hành động mà ông Diệm thực hiện hoặc không thực hiện. Đại sứ Collins nói rằng ông tin rằng sẽ có lợi cho Diệm và cho đất nước nếu Nhu được cử đi công tác nước ngoài, có lẽ với tư cách là Đại sứ-Ambassador Collins said he believed it would be advantageous to Diem and to the country if Nhu were to be sent abroad on a mission, perhaps as Ambassador.
  
    Giám mục Thục cho biết ông đã nhận thức được sự chỉ trích này. Ông nói thêm rằng khi ông Diệm trở lại Việt Nam năm 1954, ông ta đã phụ thuộc rất nhiều vào Nhu để thành lập Nội các đầu tiên của mình, vì ông Diệm hầu như không biết ai. Tuy nhiên, sau một hoặc hai tháng đầu tiên, Diệm không còn dựa vào Nhu nữa và bây giờ không hỏi ý kiến ông ta cũng như không nghe lời khuyên của ông ta. Trên thực tế, nhiều lần ông Diệm đã trách móc Nhu vì đã giới thiệu cho ông những người  thực ra là  vô dụng. Ví dụ, ông Diệm gần đây đã chê bai Nhu vì đã thuyết phục ông ta rằng Trịnh Minh Thế, người mà Nhu rất thân thiện, đáng tin cậy-Diem has recently chided Nhu for having persuaded him that Trinh Minh The, with whom Nhu has been very friendly, was worthy of trust."
    " Đại sứ Collins nói rằng nếu thực tế ông Diệm không dựa vào Nhu thì đó là lý do thậm chí còn mạnh hơn là ông ta ra đi, vì sự hiện diện của ông đang làm hại Thủ tướng trong mắt công chúng-Ambassador Collins said that if Diem does not in fact rely on Nhu, that is an even stronger reason for his leaving, since by his presence he is harming the Prime Minister in the eyes of the public.[4] 
 
* Lời biện  minh của  hai tướng Trịnh Minh Thế và Nguyễn Thành Phương 
Trong báo cáo gửi về Hoa Thịnh Đốn ngày 23.03.1955, đại sứ Collins ghi lại chi tiết cuộc đối thoại về hạn định  5 ngày (phải thành lập chính phủ liên hiệp) và đưa ra  nhận xét về hai tướng Thế và Phương:
" Để đảm bảo các nhà lãnh đạo giáo phái không nghi ngờ gì về việc Hoa Kỳ ủng hộ ông Diệm và cố gắng xác định các yêu cầu cụ thể của giáo phái, tôi đã mời các Tướng Cao Đài  Nguyễn Thành Phương và Trịnh Minh Thế gọi điện cho tôi tối ngày 22.  Phương cho biết, ông Diệm đã hứa cho ông 6 triệu đồng mỗi tháng, 5 triệu từ quỹ quốc phòng và 1 triệu từ quỹ bí mật. Ông nói rằng ông vẫn muốn ông Diệm tiếp tục làm Thủ tướng nhưng  vẫn tìm kiếm các phương án khác  để bảo vệ  quân đội của mình. Tôi trả lời điều này rằng Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ  cho  quân đội Cao Đài được  đồng hóa vào Quân đội Quốc gia. Tôi hỏi những người lãnh đạo giáo phái thực sự mong muốn điều gì, vì mong muốn của họ không rõ ràng trong  tối hậu thư-I asked what sect leaders really wished, since their desires were not clear from the manifesto. Phương trả lời rằng Hòa Hảo và Bình Xuyên mong muốn duy trì tình trạng mất an ninh trong nước, để họ có thể tiếp tục kiếm lợi từ đó-Phuong replied that Hoa Hao and Binh Xuyen wished maintain insecurity in country, so that they might continue to profit therefrom. Tôi hỏi tại sao Phương và Thế cùng ký vào tối hậu thư . Ông Phương trả lời, ông ta cho rằng mình bị ông Diệm bỏ rơi và ông Diệm đang cố gắng thành lập và phát triển chính đảng để tiêu diệt các đảng phái và giáo phái khác."
 
   "Quay sang Tướng Thế, tôi nói rằng ông đã  gia nhập vào chính phủ "vô điều kiện", đã được trả lương cao, và hiện đang ở trong Quân đội Quốc gia-I said that he had rallied to the government “unconditionally”, had been handsomely paid, and was now in the National Army.. Tôi đã đề cập rằng tất cả số tiền này đến từ Hoa Kỳ và hỏi liệu ông ta có mong đợi Hoa Kỳ giúp  cho lực lượng của mình nếu trường hợp chính phủ bị lật đổ hay không. Ông ta tỏ ra  ngạc nhiên khi thấy chữ ký của ông  ta trên tối hậu thư nhưng đó chỉ là chiêu thức  để đạt được sự thừa nhận trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo giáo phái (trong Liên Minh). Mục đích của ông ta khi tham dự các cuộc họp là để ngăn các nhà lãnh đạo giáo phái  áp dụng các biện pháp cực đoan. Ông ta cho biết một số nhà lãnh đạo giáo phái muốn loại bỏ hoàn toàn ông Diệm nhưng ông ta (TM Thế) đã thành công trong việc làm dịu tối hậu thư cho phép ông Diệm tiếp tục tại vị- He said some leaders wanted to eliminate Diem entirely but he had succeeded in softening manifesto to permit Diem remain in office."
 
"Đối với cả Phương và Thế, tôi nói rằng mục tiêu của chúng tôi là giúp đất nước, bao gồm cả các giáo phái, và chúng tôi đang nghiên cứu một giải pháp về vấn đề giáo phái với Pháp và Diệm - our objective was to help the country, including sects, and we were studying a solution to sect problem with French and Diem. Tôi chỉ ra rằng nếu phía giáo phái hành động chống lại chính phủ thì sẽ không có giải pháp nào và trong bất kỳ sự kiện  nào, không thể có giải pháp nào trong năm ngày-I pointed out that if the sects acted against the government there would be no solution and in any eventnone was possible in five daysTôi đề nghị rằng nếu Phương và Thế muốn giúp đỡ Việt Nam, họ nên khuyên những người đứng đầu giáo phái của họ không thực hiện bất kỳ hành động nào trong năm ngày- I suggested that if Phuong and The wished to help Vietnam they should advise their fellow sect leaders not to take any action in five days. Tôi nói thêm rằng nếu họ thành công trong việc lật đổ Diệm, Hoa Kỳ rất có thể sẽ rút quân và rằng họ không thể mong đợi sự viện trợ nào từ Hồ Chí Minh-- I added that if they should succeed in overthrowing Diem, U.S. might very well withdraw and reminded them they could expect no aid from Ho Chi Minh.."
    " Trò chuyện  với những viên tướng này chẳng khác nào  nói lý lẽ với hai đứa trẻ bốn tuổi bướng bỉnh-Discussing this problem with these generals was like trying to reason with two stubborn four year old children. Họ nói dối một cách rất vụng về -They were either lying very ineptly hoặc họ ngu ngốc một cách đáng báo động khi xét đến ảnh hưởng và sức mạnh mà họ đang nắm giữ-or they are alarmingly stupid considering the influence and power they wield. Trong hầu hết các trường hợp, lời cáo buộc  của họ là không có cơ sở và lập luận của họ không có logic. Cố gắng tìm hiểu  chính xác những gì họ muốn là hoàn toàn vô ích. Tôi tin rằng những câu trả lời lảng tránh của họ về những câu hỏi của tôi là những nỗ lực vụng về để che đậy động cơ ích kỷ của những người lãnh đạo giáo phái-I am convinced that their evasive answers to my questions were clumsy attempts to cover selfish motives of sect leaders. Ưu điểm duy nhất trong cuộc trò chuyện này là nó chỉ ra khá rõ ràng rằng các giáo phái không tin tưởng lẫn nhau và có thể sẽ không gắn bó lâu dài với nhau-Only advantage in this conversation was that it quite clearly indicated that sects don’t trust each other and possibly will not hang together very long. [5]
 
* Tướng Ely thúc dục đại sứ Collins hành động và đe dọa bắt giam ông Diệm
Tiếp theo điện văn trên  về  toan tính của  hai tướng Thế  và Phương, 10 ngày sau, vào ngày 02.04.1955 Đại sứ Collins trong điện văn báo cáo tình hình về Mỹ như sau:
" Ely nói rằng Diệm  quyết tâm hơn bao giờ hết sẽ thực hiện một cuộc tấn công vũ trang vào Trụ sở Cảnh sát Quốc gia ở trung tâm Sài Gòn. Ông ta tin rằng cùng lúc Diệm sẽ mở các cuộc tấn công hàng loạt vào các đồn cảnh sát trên toàn thành phố. Ely giải thích tâm trạng của Diệm là sự sẵn sàng “đặt thành phố vào gươm và  lửa để thiết lập quyền lực của mình”. Diệm nói với Ely rằng ông nói rằng mở cuộc tấn công  chống lại trụ sở cảnh sát  sẽ nguy hiểm cho dân chúng. Ông ta yêu cầu sự giúp đỡ của Ely ( Pháp) trong việc sơ tán khu phố và hứa sẽ bồi thường thiệt hại cho những nạn nhân vô tội. Ely nói rằng ông ta đã giải thích tình cho Diệm về sự lợi hại và đặc biệt cảnh báo Diệm rằng hành động như vậy chỉ có thể dẫn đến nội chiến. Ely nói rằng Diệm sẽ không nghe bất kỳ lời  khuyên chân thành nào. Ông kết luận rằng ông Diệm đang ở trên bờ vực của sự  cuồng tín. Ely nói rằng ông ta và tôi (Collins) sẽ phải đưa ra những quyết định khẩn cấp về kế hoạch của Diệm, nếu không, sẽ dẫn đến thảm họa và nội chiến."
      "Ely đã cho tôi xem bản ghi nhớ cuộc trò chuyện giữa Tướng Gambiez (Pháp) và Cao Đài Tướng Phương. Theo bản ghi nhớ cuộc trò chuyện, Phương đã nói việc đồng hóa (vào quân đội quốc gia) của  quân đội Cao Đài là vô nghĩa, rằng cả Phương và Trịnh Minh Thế vẫn kiên quyết chống lại Diệm, và đã yêu cầu Pháp cung cấp vũ khí để  lật đổ chính phủ bằng vũ lực-that both he and Trinh Minh The remained unalterably opposed to Diem, and had asked French for arms with which forcibly overthrow government. Ứng cử viên được đề xuất thay thế ông Diệm là Trần Văn Hữu. Tôi góp ý với Ely rằng chắc chắn Phương sẽ nói bất cứ điều gì với bất kỳ ai chỉ vì lợi ích cá nhân-I commented to Ely that Phuong would undoubtedly say anything to anyone for personal gain. Ely nói điều đó là đúng và cuộc trò chuyện với Gambiez đã chứng minh việc đồng hóa quân đội (giáo phái) ít có ý nghĩa như thế nào."
      "Ely cho biết tin tức  liên quan đến việc bắt giữ Diệm, ông ta nói chỉ đơn thuần để tránh làm mất trật tự bằng mọi giá-to arresting Diem he had merely been dramatizing his intention avoid disorder at all costs. Tuy nhiên, ông nói rằng nếu chúng ta quyết định tránh xung đột, chúng ta phải có kế hoạch cụ thể để ngăn chặn chiến sự nổ ra, mối đe dọa sắp xảy ra. Tôi đã đồng ý. Ely nói rằng tất cả những gì người Pháp đã làm là đưa ra lời khuyên trong khuôn khổ thỏa thuận mà theo đó Diệm đồng ý chấp nhận Tướng Gambiez làm trung gian hòa giải."[6]
 
* Đại sứ Collins đề nghị thay thế ông Diệm và phản ứng của Bộ Ngoại Giao
Theo Tài Liệu Quốc Phòng:  " Vào ngày 31 tháng 3, Collins nói với Bộ Ngoại giao rằng cần phải xem xét những người bản xứ khác thay  ông Diệm. Một tuần sau, Collins gọi điện cho Dulles để yêu cầu loại bỏ Diệm -A week later Collins cabled Dulles to insist Diem be removed.. Ông ta đề nghị Trần Văn Đỗ (Bộ trưởng Ngoại giao của Diệm, người cũng đã từ chức nội các vào tháng Ba) hoặc Tiến sĩ Quát lên thay thế-He recommended Tran Van Do (Diem's foreign minister who also resigned from the cabinet in March) or Dr. Quat as replacements."
     " Dulles đã trả lời như hồi tháng 12  rằng-Dulles replied as he had in December  ông không

thấy bằng cách nào, người thay thế Diệm bất kể  là ai có thể giải quyết vấn đề giáo phái sao cho xứng đáng với sự trợ giúp của Hoa Kỳ sẽ vẫn gây ra  tranh cãi - he could not see how, Diem's replacement would solve the sect problem for any successor worthy of US assistance would still have to contend with them. Một sự thay đổi chức vụ  thủ tướng sẽ gây tổn hại đến uy tín của Hoa Kỳ trên toàn vùng Viễn Đông-A change in premiers would damage US prestige throughout the Far East: Hoa Kỳ sẽ bị buộc tội  về  sự phục vụ  chủ nghĩa dân tộc châu Á, sau đó loại  bỏ một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc chỉ vì  bị áp lực bởi "lợi ích thuộc địa"-the US would be charged with paying lip service to the cause of Asian nationalism, then abandoning a nationalist leader when pressured by "colonial interests". Bất chấp với nhiều khó khăn , Dulles cuối cùng đã đồng ý xem xét việc thay đổi (Diệm)-Dulles eventually agreed to consider a change nếu Collins đích thân đến Washington để tham khảo ý kiến."
 [7]

**  Diễn tiến cuộc binh biến 1955,
Vào ngày 28.04.1955  Ngoại Trưởng Mỹ gửi điện văn thay thế Ông Ngô Đình Diệm, nhưng 3 ngày sau, vào ngày 01.05.1955 lại gửi điện văn hủy bỏ điện văn 28.04.1955. Trích đoạn sau từ tài liệu The Pentagon Papers - giải mật và  công bố năm 2011, tài liệu lưu trên Văn khố quốc gia online :
 
" 16 Dec 54 - Collins đề nghị thay thế Diệm
Ông Diệm từ chối  đưa Tiến sĩ Quát vào nội các khiến  Collins nghi ngờ về khả năng của Chính phủ để ổn định tình hình. Collins đề nghị  Bảo Đại trở lại chính trường, nhưng nếu điều này không thể thực hiện, đề nghị Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam.


22 Feb 55 - Pháp trợ cấp cho quân đội giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo - khoảng 40.000 người. Ông  Diệm từ chối yêu cầu của giáo phái về sự hỗ trợ tài chính, và thâu nhận họ vào   lực lượng vào quân đội Việt Nam, vì thế  sự hợp tác giữa các  giáo phái  với ông Diệm đã chấm dứt. Sau đó  đại diện các giáo phái  gồm Cao Đài, Hòa Hảo, Dân Xã (Ba Cụt), Liên Minh (Thịnh Minh Thế) và Bình Xuyên (Bảy Viên) gặp nhau tại Tây Ninh, đồng ý làm việc cùng nhau chống lại  Diệm. Cao Đài  Hộ Pháp (Phạm Công) Tắc  đứng đầu liên minh.

29-30 Mar  55 - Diệm ra lệnh tấn công trụ sở cảnh sát trung ương
Căng thẳng trong nhiều tháng,  cuối cùng cuộc chiến đã nổ ra  giữa Diệm và Bình Xuyên. Một đơn vị  lính dù đã tiếp quản đồn cảnh sát tại trung tâm thành phố,  đẩy   Bình Xuyên trở lại Chợ Lớn.  Sau khi tước quyền  Cảnh sát trưởng của Sang, nhân cơ hội này Diệm  còn muốn kết thúc sự kiểm soát của Bình Xuyên. Bộ trưởng Quốc phòng Minh từ chức khi Diệm từ chối tham khảo ý kiến nội các về vấn đề này.  Phía  đại diện Pháp đã ngăn cản  Diệm giữ 600 người của Bẩy Viễn, và phía Pháp sau đó đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Diệm và Bình Xuyên.


7 Apr  55 - Collins và  Ely đồng ý Diệm phải ra đi
Collins nói rằng Diệm đã chứng tỏ không có khả năng tạo sự đoàn kết, và phải bị  thay thế. Ngoại trưởng Dulles lưỡng lự (về đề nghị này) , sau đó Ông ta đồng ý xem xét  sự thay thế (Ông Diệm) nếu Collins trở về Washington để tham vấn.

26 Apr 55 - Ông Diệm bãi chức của  Sang - (Collins đã rời Sài Gòn đi Washington). Diệm thay thế Sang bằng một người  trung thành với chế độ, nhưng Sang từ chối rời chức vụ, vì  cho rằng   chỉ có  Bảo Đại  mới có quyền loại bỏ Ông ta.

27 Apr  55 - Ngoại Trưởng Dulles đồng ý  thay thế ( Diệm)  ở Sài Gòn - Collins đã gặp Dulles ở Washington. Ngoại Trưởng Dulles đã đồng ý xem xét việc  thay thế  Diệm nhưng  chưa loan báo cho phía Pháp biết, cho đến khi mục đích của Pháp rõ ràng  về phương thức hỗ trợ cho  chế độ mới. Sài Gòn đã được thông báo chính sách mới về sự  thay thế này.
 
28 Apr 55 - Truy  đuổi  Bình Xuyên
Diệm ra lệnh tấn công ... cuộc chiến bùng nổ giữa  lực lượng quân đội VN và Bình Xuyên ở Chợ Lớn. Người Pháp nói Diệm đã gây ra  cuộc chiến; phía  Mỹ ủng hộ lý lẽ  của Diệm là do Bình Xuyên đã  bắn phát súng đầu tiên.-The French said Diem instigated the fight; Americans supported Diem's version that the Binh Xuyen began firing first. Bất kể nguồn gốc của nó như thế nào, cuộc chiến kết thúc bằng sự chiến thắng của quân đội Việt Nam.   Bình Xuyên bị đẩy ra khỏi Chợ Lớn và di chuyển quân vào Rừng Sát.

1 May 55  - Bảo Đại gửi tối hậu thư
Bảo Đại đã điện triệu tập Diệm nhằm  thay thế vị trí tham mưu  trưởng quân đội bằng chính người của mình. Diệm không thi hành  các lệnh triệu tập và mệnh lệnh.

1 May 55 - Hoa Kỳ  quay trở lại hậu thuẫn  Diệm
Bởi  chiến thắng của Diệm trước lực lượng  Bình Xuyên, và vì  quân đội Việt Nam tuân thủ  mệnh lệnh của Diệm, nên Dulles đã hủy bỏ bức điện ngày 28 tháng 4 (nhằm thay thế Diệm): Ngược lại, Hoa Kỳ  ủng hộ ông Diệm." [8]
 
Sau  khi Thủ Tướng Ngô Đình diệm đã ổn định được tình hình, đẩy lực lượng Bình Xuyên ra khỏi vùng Sài Gòn và Chợ Lớn, phía CIA  Sài Gòn ngày 02.05.1955 gửi bản văn về trụ sở CIA  Hoa Thịnh Đốn, và bản văn phổ biến trên Thư Viện CIA ngày 23.12.2016. Sau đây là tóm lược trích đoạn nội dung :

" Sự thành công của Thủ tướng Diệm trong các hoạt động chống lại Bình Xuyên, chống lại Bảo Đại, Pháp, và Tướng Vỹ, đã tạo  thành cuộc  cách mạng ở Việt Nam."
"Trong hoàn cảnh hiện tại (02 May 1955),  chúng tôi tin rằng  khó có thể  thuyết phục Diệm từ chức một cách tự nguyện.  Nếu Ông ta  bị buộc phải rời chức vụ, thời nhiều đồng bào  của  Diệm sẽ thực hiện  cuộc  phản đối, bao gồm cả  việc tham gia kháng chiến chống lại các thế lực thù địch. Một số quân nhân  trong quân đội Việt Nam ở Sài Gòn và ở miền Trung Việt Nam sẽ tham gia vào lực lượng chống lại chính phủ mới."

  " Mặc dù Diệm đã cải thiện được vị trí của mình, nhưng còn rất nhiều khó khăn dù là  Diệm hay bất kỳ chính phủ Việt Nam nào trong việc  kiến tạo  sức mạnh  để đối phó với những thách thức của Cộng sản." [9]
Phải chăng vì  chủ trương giải quyết vấn đề giáo phái sao cho xứng đáng với sự trợ giúp của Hoa Kỳnêu trên  nhưng không muốn trực tiếp đối đầu với Pháp, cho nên việc yêu cầu đại sứ Collins về Hoa Thịnh Đốn để giải trình lý do bãi nhiệm chỉ là cái cớ tránh mặt  để cho ông Diệm "giải quyết vấn đề giáo phái " dẹp tan phe phái thân tín của Pháp?  Và phải chăng đó cũng là  hình thức Mỹ mượn tay ông Diệm đuổi khéo người Pháp ra khỏi Đông Dương cho dù "người Pháp nói Diệm đã gây ra  cuộc chiến",  trong khi   "phía  Mỹ ủng hộ lý lẽ  của Diệm là do Bình Xuyên đã  bắn phát súng đầu tiên"?

Đào Văn

Tài Liệu Tham chiếu:

[1]- Thư  viện BNG 15.11.1954:The Chargé in Vietnam (Kidder) to the Department of State

[2] - Thư Viện CIA:Background--Crisis In South Vietnam.pdf

[3]- Thư viện Hải Quân Mỹ: Selected Groups in the RVN The Cao Dai

[4]- Thư viện BNG 25.03.1955-Conversation Between Collins and Bishop Ngo Dinh Thuc

[5]- Thư viện BNG 25.03.1955- Telegram...Cao Dai Generals Phuong and Trinh Minh The

[6]- Thư viện BNG 02.04.1955: Telegram From Collins to the Department of State

[7]- Văn Khố Quốc Gia:Pentagon-Papers-Part-IV-A-3.pdf

[8]- Văn Khố QG (Trang ix,x,xi,xi,xii):Evolution of the War. U.S. and France's Withdrawal from VN, 1954-56

[9] -Thư Viện CIA  23 Dec. 2016:The Current Saigon Crisis-1955.pdf

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
23/04/202415:32:00
Hôm qua, 22 tháng 4 là Ngày Trái Đất, khởi nguồn từ 1970 nhằm hỗ trợ bảo vệ môi trường, bảo vệ tự nhiên.
22/04/202417:22:00
Trump được bàn dân thiên hạ đặt cho một biệt danh là vua nói dối (Lying King). Theo Washington Post, tổng số tuyên bố sai trái hoặc gây hiểu lầm của Trump là 30,573 trong 4 năm làm tổng thống. Trump còn một khuyết điểm nghiêm trọng hơn nữa là việc làm không đi đôi với lời nói. Chỉ còn hơn sáu tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Đây là lúc kiểm điểm lại một số sự kiện đã và đang xảy ra trong vài năm qua liên quan cựu Tổng Thống Donald Trump và sẽ là một ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa vào tháng 11 sắp tới. Bài báo này sẽ khá dài vì Trump có nhiều khuyết điểm mà độc giả cử tri cần phải biết và có thể sẽ không có phần tham khảo vì tôi đã phải tham chiếu vài chục tài liệu hoặc là tôi sẽ chỉ liệt kê khoảng 10 tài liệu quan trọng nhất. Xin độc giả thông cảm.
21/04/202417:38:00
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
14/04/202417:09:00
Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này: Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật?
12/04/202400:00:00
Còn khoảng bảy tháng nữa sẽ đến ngày thực sự bầu phiếu vào đầu tháng 11. Thời gian không dài lắm nhưng đủ để sóng gió thăng trầm. Nếu bạn đọc tò mò hỏi tôi, ai sẽ là người chiến thắng? Tôi chưa có câu trả lời dứt khoát, nhưng tôi sẽ lý luận với các bạn và dựa lên câu trả lời của câu hỏi then chốt: Đa số người Mỹ hoặc sống ở mỹ đi bầu phiếu, có phải là những kẻ ngây thơ? Ông Biden và ông Trump, cả hai đều có ưu và khuyết điểm, có kẻ khôn theo phò và có kẻ khờ hùa theo. Nhưng điểm then chốt mà bạn đọc muốn biết, hơn cả ai sẽ thắng, đó là, bạn là người khôn hay kẻ khờ, dù là bạn bỏ phiếu cho ai? Có khi nào bạn tự hỏi, mình khôn hay khờ khi sử dụng lá phiếu? Sự khôn hay khờ này không mắc mớ đến bằng cấp, giàu nghèo, màu da, địa vị, vân vân, mà chỉ mắc mớ đến khả năng lý luận và phẩm chất đạo lý, không phải đạo đức, mà bạn đang có
12/04/202400:00:00
Sức mạnh răn đe hạt nhân là thứ hữu dụng – ít nhất là cho đến nay. Muốn hiểu rõ hơn, chỉ cần nhìn vào cuộc chiến ở Ukraine. Hoa Kỳ và Châu Âu trang bị vũ khí cho các đồng minh nhưng không dám triển khai quân đội đối đầu trực tiếp với Nga. Tương tự, Nga cũng không có gan gây hấn trực tiếp với các quốc gia phương Tây. Nỗi sợ hãi và kiêng dè lẫn nhau khiến các cường quốc hạt nhân không công khai gây chiến trực tiếp; như đã từng ngăn Chiến Tranh Lạnh trở nên nảy lửa, dù đã có rất nhiều xung đột gián tiếp nổ ra. Răn đe hạt nhân cũng giúp hạn chế số lượng quốc gia phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân – hiện nay chỉ có 9 quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân, và số quốc gia có có khả năng phát triển các loại vũ khí hủy diệt này còn ít hơn thế.
10/04/202407:58:00
Cha và mẹ của học sinh 15 tuổi ở Michigan đã bị tòa tuyên án từ 10 tới 15 năm tù vì tội đã mua súng cho con trai và cậu bé này đã dùng nó để thảm sát bốn học sinh tại Oxford High School. Còn cậu bé bị án tù chung thân không ân xá. Công tố viên đã buộc tội cặp vợ chồng này đã không để súng tại một nơi có khóa an toàn và không có hành động ngăn cản khi có biểu hiện con mình sẽ có hành động điên cuồng...
05/04/202400:00:00
Trái với những lời đàm tiếu hay tiếng cười khẩy trước hình ảnh thất thểu của ông thạc sĩ triết học khi từ chủ tịch… chuyển sang cựu chủ tịch, tôi lại hình dung ra cả một tương lai học thuật huy hoàng. Được làm vua, thua làm nhà nghiên cứu, nếu mất một Chủ tịch Võ Văn Thưởng chán phèo mà được một triết gia họ Võ với tầm cỡ thế giới thì, xét ra, nước nhà cũng có phần khá hơn, không có miếng cũng có tiếng. Nhìn lại lịch sử theo hướng này thì có ông Trần Văn Giàu nhưng so ra thì thạc sĩ cựu chủ tịch phải hơn. Một thời là Bí thư Xứ ủy, toàn quyền sinh sát ở cõi Nam kỳ, oai phong, hiển hách; đùng một cái ông Giàu bị điều ra Bắc làm con cá nằm trên thớt, lẻ loi, bất lực, chỉ biết lao đầu vào việc nghiên cứu để cuối cùng trở thành… sử gia
04/04/202411:21:00
Chúng ta đang chứng kiến những nghịch cảnh “đấu thầu dân chủ” trong cuộc sống Bầu Cử Tổng Thống 2024 vốn chỉ dựa theo thủ đoạn tuyên truyền, quảng cáo mị dân, mà xa lìa những nguyên tắc điều hành tổ chức chính trị, hay danh dự và trách nhiệm lãnh đạo của những người ứng cử viên trong đảng phái chính trị đã được ghi nhận từ Hiến Pháp Hoa Kỳ...
27/03/202413:35:00
Đất nước đang nằm trong sự định đoạt của những nhà cai trị mà, trên lý thuyết, phải thực sự vô thần. Nhưng trên thực tế, như có thể thấy qua nhiều thông tin gián tiếp, họ lại phó thác gần hết sự quyết định trong tay đám thầy bói, thầy địa lý hay thầy cúng. Giới cai trị “vô thần” đang mê tín hơn bao giờ hết và sự thể cũng chẳng có gì là lạ bởi, dù là vô thần, bản chất thực sự của họ là mê tín. Họ mê tín trước lãnh tụ. Họ mê tín trước giáo điều. Và khi những thứ này hết thiêng mà phải vẫy vùng giữa cái “thị trường quyền lực” đầy bất an, họ phải bám víu vào đám “thầy” sực nức mùi nhang đèn. Trên thì bất an với chuyện quyền lực xuống, lên. Dưới thì nhân dân phải sống trong một môi trường bất trắc -- từ chuyện mưu sinh đến việc ăn học hay bệnh tật của con cái đến sự thiếu an toàn của xã hội v.v. – nên thị trường tâm linh mới sinh sôi mạnh mẽ cùng sự hình thành của những “nhóm lợi ích” tín ngưỡng.