Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Trần Hoài Thư và Ngọc Yến Với Con Chim Chằng Nghịch và Nỗi Nhớ Quê

15/05/202111:03:00(Xem: 4957)

      Lời Dẫn Nhập:  Gần đây, qua bao nhiêu biến cố dồn dập trong cuộc đời Trần Hoài Thư, đã đến lúc không thể không có một bài viết về người bạn văn, như một tấm thiệp mừng 50 năm ngày cưới – 50th Gold anniversary của đôi vợ chồng Nguyễn Ngọc Yến – Trần Hoài Thư, một “đám cưới nhà binh” của thế kỷ, với  rất nhiều hạnh phúc cùng với nhiều khổ đau khi cả hai sắp bước vào tuổi 80. Cũng nhân đây, có một gợi ý với các bạn trẻ trong và ngoài nước đang chuẩn bị luận án tiến sĩ văn học, thì chân dung văn hoá của Trần Hoài Thư cùng với nỗ lực phục hồi Di Sản Văn Học Miền Nam 1954 – 1975 là một đề tài vô cùng phong phú và hấp dẫn, rất xứng đáng để các bạn khám phá và dấn thân vào. Các bạn cũng không còn nhiều thời gian – nói theo cách ví von của nhà văn trẻ Trần Vũ, chiếc kim đồng hồ trên tay anh Trần Hoài Thư đã chỉ 12 giờ kém 5 phút sắp qua nửa đêm và chỉ sau năm phút phù du đó, khi Trần Hoài Thư trở thành “người của trăm năm cũ”, tất cả sẽ bị lớp bụi thời gian mau chóng phủ mờ.  


D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_01_Image_0001.jpg  D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_01_Image_0002.jpg


Hình 1: trái, thầy giáo Trần Hoài Thư (1967) ở tuổi 25 khi mới chuẩn uý về làm trung đội trưởng thám kích sư đoàn 22 Bộ binh. [nguồn: “Nhà văn Việt Nam” của Lương Trọng Minh]; phải, nửa thế kỷ sau nhà văn Trần Hoài Thư (2017) ở tuổi 75 đang ngồi khâu Di sản Văn học Miền Nam dưới tầng hầm căn nhà 719 Coolidge Street, Plainfield, New Jersey 07062, là địa chỉ Thư Ấn Quán, cũng là toà soạn Thư Quán Bản Thảo. [ nguồn: ảnh THT tự chụp từ video với iPhone 5; Chân Dung VHNT & VH, Việt Ecology Press 2017 ]


TIỂU SỬ TRẦN HOÀI THƯ

      Trần Hoài Thư tên thật Trần Quí Sách, sinh ngày 16/12/1942 tại Đà Lạt. Tuổi thơ bị thất lạc cha, theo mẹ sống khổ cực ở thành phố Nha Trang, có một thời gian sống trong cô nhi viện Bethlehem Hòn Chồng. Sau khi được đoàn tụ với thân phụ – là một ông đồ còn mặc áo lương đen, THT mới được theo học trường Quốc Học Huế, rồi vào Đại học Khoa học Sài Gòn. Từ năm 1964-1966 là giáo sư Toán đệ nhị cấp trường trung học Trần Cao Vân, Tam Kỳ tỉnh Quảng Tín (nay đã sát nhập vào tỉnh Quảng Nam).


      Năm 1967, nhập ngũ khóa 24 SQTB Thủ Đức. Phục vụ tại đại đội 405 Thám kích sư đoàn 22 Bộ binh. THT bị thương 3 lần. Lần đầu tiên do một viên đạn AK VC bắn vào ngực trái khi đơn vị anh tới tăng viện cho mặt trận Quy Nhơn trong Tết Mậu Thân 1968, THT phải nằm Quân Y viện Quy Nhơn một thời gian. Hai lần sau đều là những vết thương miểng do lựu đạn trong hai cuộc giao tranh khốc liệt trên chiến trường Bình Định: một trên ngọn đồi Kỳ Sơn với 4 sĩ quan tử trận 2 sĩ quan còn lại bị thương trong đó có THT, một trên trận địa xứ dừa Bồng Sơn. THT rời đơn vị Thám kích sau 4 năm với 3 chiến thương bội tinh, rồi về làm phóng viên chiến trường ở vùng IV nơi anh mới có một người vợ đồng bằng – Ngọc Yến là một cô gái Cần Thơ mê văn anh, cho tới ngày 30/4/1975. 


MỘT MỐI TÌNH VĂN CHƯƠNG

      Trần Hoài Thư khởi sự viết văn từ năm 1964, có lẽ sớm hơn. Truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ được đăng trên tạp chí Bách Khoa Sài Gòn. Ngoài Bách Khoa, những năm sau đó THT còn cộng tác với Văn, Văn Học, Đời, Bộ Binh, Thời Tập, Vấn Đề, Khởi Hành, Ý Thức...

 

      Không biết cô gái Cần Thơ Nguyễn Ngọc Yến bắt đầu đọc và hâm mộ Trần Hoài Thư từ bao giờ. Trên Tạp chí Sóng Văn (1997), Ngọc Yến cho biết: “cũng vì yêu mến văn chương, nên duyên văn nghệ đã đưa chúng tôi gặp nhau, và nhà văn Nguyễn Lệ Uyên là ông mai”. Từ trước đến nay, tôi vẫn đinh ninh anh Lê Ngộ Châu chủ nhiệm Bách Khoa là ông mai. Qua Đỗ Nghê, tôi đã liên lạc được với Nguyễn Lệ Uyên, và anh đã mau mắn trả lời tôi ngay trong đêm qua một email [viết ngày 05.05.2021]: 

      “Chuyện là thế này: hồi học Sư Phạm Đại học Cần Thơ (1968), lúc làm hồ sơ nhập học bị trễ mấy ngày, bị làm khó. May sao gặp chị Yến làm ở phòng Hành Chánh của Viện nói giúp với ông Khoa trưởng. Sau đó thì thân nhau, bởi chị cũng biết tôi có võ vẽ mấy truyện ngắn trên Văn, Khởi Hành... mà chị thì mê văn chương, đọc nhiều, các tạp chí văn học chị hầu như ít bỏ sót, nên chúng tôi coi như chị em, chị lớn hơn tôi 7,8 tuổi. Những dịp nhận nhuận bút, tôi thường chở chị đi ăn món gì đó. Rồi trên số Văn chủ đề Những cây bút trẻ, lại có truyện của tôi và anh Trần Hoài Thư. Khi nhận nhuận bút, tôi mời chị đi ăn bún bò Huế ở quán ông Ba Mập ngoài Bình Thủy, trên đường đi Long Xuyên. Ăn, chị hít hà, chảy nước mắt và khen ngon. Trong lúc ăn, chị hỏi tôi có biết, quen anh THT không, có nhận xét gì về truyện anh Thư. Tất nhiên là quen nhiều, vì ảnh, từ Quy Nhơn hay vào chơi với anh em văn nghệ Tuy Hòa năm ba hôm, thường thì ăn uống rồi ở lại nhà tôi. 

      Thâm tâm, tôi chỉ nghĩ chị hỏi để hiểu rõ thêm về một tác giả, nhưng không ngờ, chị mê truyện anh Thư, mê các nhân vật khốn khổ của ảnh, như hiện thân của một THT được bê nguyên xi vào truyện rồi yêu cả truyện và người viết! Tới cuối năm 69 đầu 70, nhóm sinh viên chúng tôi thực hiện chương trình ca nhạc, đọc, ngâm thơ hàng tuần ở giảng đường lớn, chị mới biểu lộ tình cảm thật của chị đối với anh Thư. Chị hỏi tôi gia cảnh, sinh hoạt cá nhân, tính tình... Vậy là đã rõ. Tôi ra sức vẽ vời anh THT còn hay hơn truyện tôi viết. Tôi sơn phết anh Thư cho tròn trịa hơn một chút, bặm trợn, lãng mạn như cụ Hemingway một mình giữa biển khơi. Tối đó, tôi viết cho anh Thư đến 4, 5 tờ pelures về chị Yến. Kể thật về điều tai nghe mắt thấy, về nhan sắc, tính tình của chị trong gia đình gia giáo (ông cụ thân sinh chị là GS Tổng Giám thị trường Trung học Phan Thanh Giản). Với anh THT, tôi viết thư nói đây là một mẫu người lý tưởng để làm vợ, anh đừng để mất cơ hội. Chị Yến thì gần, gặp nhau hai chị em nói chuyện thơ văn, tán dương ông anh Quí Sách, khuyến khích chị viết thư làm quen với các nhân vật của ảnh. Sau vài ba lần như vậy, tôi nói thẳng với chị: Anh Thư là một người tuy không hoàn hảo, nhưng sẽ là người chồng tốt…” [hết trích dẫn]


      Từ đó địa chỉ Toà soạn Bách Khoa, trở thành hộp thư để cô gái miền Tây làm quen và liên lạc với người lính lang bạt Trần Hoài Thư. Sau đó Bách Khoa cũng là điểm hẹn cho lần gặp gỡ đầu tiên của hai người.  Rồi trong một chuyến về phép ngắn ngủi, Thư có hẹn lần đầu gặp Yến ở Bách Khoa. THT vui bạn bè nên trễ buổi hẹn với Yến. Khi Đỗ Nghê chở Thư tới 160 Phan Đình Phùng thì Yến đã giận bỏ đi. Và cũng chính anh Lê Ngộ Châu đã tất bật đuổi chạy kịp theo Yến đưa trở lại toà soạn gặp THT. Những kỷ niệm trân quý với anh Lê Ngộ Châu là điều mà mãi sau này THT không bao giờ quên. Rồi không lâu sau đó hai người nên duyên vợ chồng. Thư đã làm lễ thành hôn với Yến ngày 18/6/1971.

       Nguyễn Lệ Uyên viết tiếp: Cuối cùng, như duyên tiền định với tô bún bò Huế cay xè tôi đãi chị, hai người hẹn hò nhau ở tòa soạn Bách Khoa, đến tháng 6/1971 hai người làm đám cưới;  khi ấy  tôi đang ở quân trường Thủ Đức, nhận được thư chị viết mấy dòng ngắn: Chị và anh Thư cưới nhau, ngày... tháng... năm... Em gắng lấy giấy phép về dự, không anh chị buồn". 

      Đúng là một “đám cưới nhà binh” tại Sài Gòn không thể nào đơn giản hơn, chỉ với mươi người bạn nơi một căn nhà trong xóm Bàn Cờ, không có rước dâu cũng không có cả nhẫn cưới. 

      Một tuần lễ sau, ngày 23/6/1971 Cơ sở Xuất bản Ý Thức tổ chức một buổi ra mắt sách cho Trần Hoài Thư với tác phẩm đầu tay “Những Vì Sao Vĩnh Biệt” có Trần Phong Giao thư ký toà soạn Văn tới tham dự. 

TIỂU ĐĂNG KHOA ĐẠI ĐĂNG KHOA

      Trong tờ Văn 181 tháng 07/1971, nhà văn Trần Phong Giao viết: “Người xưa coi đại đăng khoa là thi đỗ, tiểu đăng khoa là cưới vợ. Đối với người cầm bút trẻ thời nay, phải “xếp bút nghiên theo việc đao cung” thì đại đăng khoa không còn là thi đỗ, mà (có lẽ vậy) là có tác phẩm được in. Cây bút trẻ Trần Hoài Thư viết rất nhiều hiện nay, qua cả tiểu lẫn đại đăng khoa, cùng lúc. Ngày 18 tháng 6, anh đã làm lễ thành hôn với cô Nguyễn Ngọc Yến tại Sài Gòn trong vòng thân mật. Ngày 23 tháng 6, vào hồi 19 giờ 30, Cơ sở Xuất bản Ý Thức vừa tổ chức một buổi tiếp tân trình diện tập truyện đầu tay của Trần Hoài Thư “Những Vì Sao Vĩnh Biệt”. Tiểu đại đăng khoa xong, Trần Hoài Thư vội vã lên đường trở về đơn vị ở Quân khu II. Lính chiến chỉ có một tuần nghỉ phép. Chạy ngược chạy xuôi, không có tuần trăng mật, cũng như không kịp đem sách mới đi tặng anh em bà con. Vui vậy đó! Nhân dịp vui mừng này, chúng tôi xin có lời cầu chúc đôi bạn Thư -Yến một hạnh phúc bình dị, lâu dài và bền chặt. Cũng xin cầu chúc tác giả “Những Vì Sao Vĩnh Biệt” sẽ sớm có thêm nhiều tác phẩm mới khác, những tác phẩm não tuỷ và tinh tuỷ." 

      Một năm sau, đứa con trai đầu lòng Trần Quí Thoại cũng là đứa con duy nhất chào đời. Đôi uyên ương Thư-Yến cho dù qua bao thăng trầm, họ đã có một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc bình dị, lâu dài và bền chặt cho tới bây giờ, đúng một nửa thế kỷ (1971 – 2021).

D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_04_Image_0001.jpg

Hình 2: Chủ nhiệm Lê Ngộ Châu và báo Bách Khoa, người chọn đăng truyện ngắn đầu tiên Nước Mắt Tuổi Thơ của Trần Hoài Thư trên Bách Khoa 1964. 

D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_04_Image_0002.jpg*D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_04_Image_0003.jpg*D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_04_Image_0004.jpg


Hình 3: phải, nhà văn Trần Phong Giao Thư ký Toà soạn báo Văn [ photo by Lê Phương Chi, Tin Sách Hội Bút Việt ]; giữa, bản tin trên báo Văn số 181, tháng 7/1971 loan tin THT cưới vợ: tiểu đăng khoa, và THT ra mắt tác phẩm đầu tay: đại đăng khoa; trái, bìa cuốn Những Vì Sao Vĩnh Biệt do Nhóm Ý Thức xuất bản 1971. [tư liệu Thư Quán Bản Thảo] 


      Sự thực tác phẩm đầu tay của Trần Hoài Thư là cuốn Nỗi Bơ Vơ của Bầy Ngựa Hoang cũng do cơ sở Ý Thức xuất bản năm 1969, tại Phan Rang một tỉnh lỵ nhỏ của miền Nam, dưới hình thức “phổ biến hạn chế” theo cái nghĩa không qua kiểm duyệt. Mẫu bìa 2 màu do Lê Ký Thương vẽ, bản kẽm bìa làm từ Cliché Dầu Sài Gòn, được in typo bằng máy đạp / pedal thô sơ, và in 2 lần, mỗi lần cho một màu chồng lên nhau. Ruột sách thì  in ronéo và khi thực hiện trên giấy stencil, được chị Kim Phương bạn của Nguyên Minh canh lề bằng chân sao cho giống bát chữ typo. Đợt đầu 100 ấn bản được ra mắt và phát hành từ nhà sách Huy Hoàng Nha Trang, cũng là quê hương tuổi thơ nghèo khó của Trần Hoài Thư. Và kết quả Nỗi Bơ Vơ của Bầy Ngựa Hoang đã được độc giả miền Nam đón nhận trong sự ngạc  nhiên và thích thú. 


      Như vậy, Những Vì Sao Vĩnh Biệt phải được kể là tác phẩm thứ hai của Trần Hoài Thư nhưng là tác phẩm thứ nhất hoàn toàn được in theo kỹ thuật typo. 


D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_05_Image_0001.jpg


Hình 4: Les Trois Mousquetaires – Ba Chàng Ngự Lâm ít nhiều có “hệ luỵ” với cuộc đời Trần Hoài Thư, từ trái: Lê Ký Thương, người vẽ bìa cho tác phẩm đầu tay Nỗi Bơ Vơ của Bầy Ngựa Hoang của THT do Ý Thức xuất bản (1969), Nguyễn Lệ Uyên, “ông mai” xe duyên cho đôi uyên ương Ngọc Yến - THT (1969), Đỗ Nghê người chở THT tới buổi hẹn đầu tiên của Ngọc Yến - Trần Hoài Thư tại toà soạn Bách Khoa (1970). [tư liệu Đỗ Nghê, hình do Cao Kim Quy vợ Lê Ký Thương chụp tại nhà LKT 09/05/2021]   


PHÓNG VIÊN CHIẾN TRƯỜNG VÙNG IV

      Trần Hoài Thư sống sót sau 4 năm trong một trung đội Thám kích, với 3 lần bị thương, được coi như một phép lạ. Sau khi lập gia đình, Trần Hoài Thư đã nghĩ tới dừng chân lại. Phải được sống và tiếp tục được viết như một nhân chứng. Rồi bằng một cách thế không giống ai, không tuân theo hệ thống quân giai, một lỗi rất nặng về quân kỷ, Trần Hoài Thư tự viết một thư riêng cho vị tướng cao cấp nhất trong Tổng cục Chiến tranh Chính trị, với nguyện vọng vẫn được  ở trong quân ngũ nhưng chuyển ngành sang làm một phóng viên chiến trường. Trong phong thư riêng ấy, có những trang báo, những bài viết, những tác phẩm đã xuất bản và dĩ nhiên cả những tin tức liên quan tới ba lần bị thương cùng với các huy chương. 


      Không phải chờ đợi lâu, một sự việc lạ lùng nhất đã xảy ra. Trần Hoài Thư đã viết báo tin ngay  cho Yến: “Không thể tưởng tượng cho một kẻ xuất thân từ đơn vị hai quản trị mà tờ sự vụ lệnh vẫn còn ghi: sĩ quan đương sự phải phục vụ ở đơn vị tác chiến, xa trục lộ giao thông. Nhưng cái công điện đánh lên từ Tổng cục Chiến tranh Chính trị, cho biết Tổng cục chấp thuận ý nguyện của anh và hỏi anh muốn về nơi nào: vùng I, II, III, IV hay thủ đô. Dĩ nhiên anh chọn vùng IV nơi có Yến, người nữ độc giả của anh, và nay trở thành người vợ mới cưới của anh. Có lẽ anh may mắn hơn cả những người may mắn, bởi vì khó có ai được quyền lựa chọn một đơn vị mình ưa thích trên toàn cõi miền Nam như anh.”


      Như một tự sự, THT viết: “Xin cảm tạ văn chương. Nhờ văn chương mà tiếng chuông ngân vang, như những niềm vui lẫn tự hào kỳ diệu. Nhờ văn chương mà ta quên đi thân phận nhục nhằn, nhờ văn chương mà ta thấy ta cao lớn hơn bao giờ.”  


      Hành Phương Nam là những dòng chữ mới mẻ của một Trần Hoài Thư khác, của một người lính đang từ Cao nguyên nay xuống dưới Đồng bằng:


      “Phương Nam. Tôi bắt đầu làm quen với những chiếc xe lôi hay những chiếc xuồng tắc ráng. Hay những cánh đồng mênh mông bạt ngàn. Hay những rừng tràm rừng đước. Tôi bắt đầu làm quen với những bãi đầm sình lún ngập đến cổ người. Những hàng ô môi, những chòm  bông điên điển, những lời kinh giảng vang vọng trong đêm trăng, những tấm lòng hiền như đất, trọng tình trọng nghĩa mà tôi đã gặp. Tôi cám ơn, rằng cuối cùng Ơn Trên đã cho tôi một cõi nương tựa sau những tháng ngày lênh đênh trôi nổi… Cánh cửa đã mở ra như Phương Nam đã mở ra, đón tôi. Có mùi thơm khó có thể quên của bông lúa, hương cau, của mùi đất phù sa lan toả. Cánh cửa ấy đã được kết bằng những chùm mận trĩu nặng trên cành, rực đỏ giữa màu xanh của lá. Nơi nào, từ vườn sau nhà, hay bên dòng kênh, hay trước nhà, hay cạnh bờ ao, hai bên đường quốc lộ, những vườn mận sum suê trái quả. Có trái màu đỏ, có trái màu xanh, trái ửng hồng. Mời mọc ngọt lịm như đôi môi hồng muốn cắn, no đầy tròn trịa như bầu ngực con gái thanh tân, bầu bĩnh au au như đôi má ửng hồng của người gái quê quấn chiếc khăn sọc vằn chèo thuyền xuồng đưa người qua sông trong một ngày mùa hạ để bắt người khách không muốn về:


      Qua sông mùa mận chín

      Tháng nắng ngại đường xa

      Em ra vườn sau nhà

      Hái mời anh chùm mận

      Bông mận rơi lấm tấm

      Da mận hồng như môi

      Ôi con mắt có đuôi

      Má hồng đào ửng đỏ

      Si em người em nhỏ

      Ta ở mãi quên về

      Trái mận nào dậy thì

      Ta giữ hoài không cắn… 

             

NGƯỜI VƯỢN TRẦN HOÀI THƯ

      Nhưng rồi cũng chẳng được bao lâu, tới ngày 30/4/1975 lại một đổi đời. Trần Hoài Thư bị bắt đi tù cải tạo khi thằng con trai mới 2 tuổi. Cây mận trước sân nhà bông đã nở trắng, trắng như tóc của bà ngoại nó. 


      Hơn 4 năm tù khổ sai, mấy tháng đầu bị giam tại Trung tâm Huấn luyện Chi Lăng cũ, thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang; sau đó THT bị chuyển qua trại tù Kiên Lương, trong một khu đầm lầy còn hoang vắng phía tây bắc tỉnh Kiên Giang gần biên giới với Cam Bốt. 


      Kiên Lương cũng như mọi trại tù cải tạo cộng sản khác, không bỏ tù nhân chết đói nhưng luôn luôn phải thiếu ăn. Thiếu ăn ngay giữa một vựa lúa ĐBSCL có thể nuôi sống cả nước.  


      Nhân danh nhân đạo, ban quản giáo trại cho phép đám tù nhân được lập thêm toán cải thiện: trồng rau trái và hái lượm để có thêm chất xanh. Vì Kiên Lương là vùng trũng [thuộc khu tứ giác Long Xuyên, vùng trũng  thứ hai là Đồng Tháp Mười], giữa mênh mông rừng tràm với rất nhiều tôm cá, cua ốc. Với cơ duyên đó THT tình nguyện xung phong ngay vào nhóm đi câu, gọi là nhóm chứ đó là thứ lao động mà đám tù nhân muốn xa lánh: do sợ đỉa vắt và cả vô số trăn rắn trong khu rừng tràm; họ còn sợ nước phèn ăn da thịt và cả sợ sa chân vào vùng đất lún trong khu đầm lầy. Do nghĩ rằng chẳng có lối nào mà trốn thoát, nên lính canh trại cũng không cần phải đi theo canh gác. Với THT đó lại chính là cơ hội để có những khoảnh khắc sống tự do cho một tên tù thám kích đã quá quen với mưu sinh và thoát hiểm. Chàng Robinson Crusoe bất đắc dĩ thời hiện đại THT viết: “Tôi thì muốn tránh những con mắt. Tôi muốn trong rừng tôi có quyền la hét, hát hò, ỉa đái, cười ha hả. Tôi muốn ôm lấy đời tôi cùng thiên nhiên, mây trắng. Tôi muốn ngồi trên cây tràm như một con vượn người. 


      Do nguồn cá thì ê hề: cá lóc, cá trê, cá rô… câu được với lưỡi câu tự chế với mồi trùn, những con trùn béo nhẫy rất dễ kiếm. Người tù khổ sai THT mỗi ngày dễ dàng “đạt chỉ tiêu” với số ký cá bỏ vào bao cát mang về nộp cho tổ anh nuôi. Dĩ nhiên phần cá ngon thì anh nuôi phải lựa ra nộp đem cho cán bộ quản giáo, phần còn lại mới là nguồn chất đạm / protein cải thiện cho anh em. 


      Hình ảnh mà THT không bao giờ quên là khuôn mặt đen đủi của Yến bám đầy bụi than mỗi lần đi thăm nuôi, do  phải đi những chuyến xe đò cải tiến chạy bằng than củi. 


      Rồi cũng ra tù, THT trở về Cần Thơ quê vợ, với tấm thân xác nặng chưa tới 35 ký lô, để tiếp tục sống những ngày bị quản chế. 


      Ban ngày THT gò lưng trên chiếc xe đạp cũ nát với một thùng mốp cà-rem, đi vào các làng mạc, sáng chiều lắc chuông bán dạo, làm bầu bạn với đám con nít để kiếm sống. Cũng chính cái nghề rung chuông mua vui cho con nít ấy đã khiến một ông chủ ghe cảm kích, hơn nữa ông cũng đang cần một người dò đường mà đó cũng là nghề của chàng sĩ quan Thám kích THT. Ông cho Thư một vé xuống ghe “miễn phí” vì biết Thư quá nghèo. Chỉ có một chỗ, nhưng Thư thì còn vợ và một đứa con.  Mãi sau này Thư mới được biết, chính Ngọc Yến vợ anh đã lén lút tìm đến ông chủ ghe  năn nỉ. Ông chủ ghe nói: ‘Chị suy nghĩ lại, chúng tôi không muốn làm anh chị phải chia lìa’. Nhưng Yến vẫn cương quyết: ‘Tôi sẵn sàng để cho chồng tôi ra đi. Xin ông cứu giùm ảnh.’ 


      Trần Hoài Thư viết: “Ở lại hay ra đi? Tôi đã sống trong sự giằng xé ghê gớm ấy. Ở lại thì ôm nhau mà chết, mà ra đi thì tôi sợ là một lần vĩnh viễn. Tôi đã thấy con thuyền ấy. Khoảng 20 thước bề dài, thuyền ván mong manh, chỉ dành đi trên sông sao lại đem nó ra thử với biển sóng hãi hùng?”  Chính Yến giục giã chồng không thể bỏ qua cơ hội mà phải ra đi. THT viết tiếp: “Tôi chấp nhận. Tôi hèn nhát để chấp nhận. Ích kỷ để chấp nhận. 

     

      Rồi trước khi đi tôi phải đóng kịch, phải làm sao hàng xóm láng giềng biết việc tôi đào thoát không có sự đồng loã của gia đình. Nếu không Yến sẽ bị đuổi việc, vì sát bên vách là nhà của  một mụ đảng viên. Không ai khác hơn chính bà mẹ Yến, một bà mẹ quá hiền quá tội, mẹ chưa một lần nói dối, lại là tác giả của vở tuồng cười ra nước mắt này. Bà khuyên hai con: “Con à, mình phải đóng tuồng. Hai vợ chồng con giả bộ gây lộn để hàng xóm biết, từ nay hai vợ chồng con mạnh ai nấy đi. Con hẳn biết, bên nhà hàng xóm là đảng viên.”    


      Tôi phải chứng tỏ rằng tôi bỏ bê, phụ bạc vợ con. Vở kịch chỉ có hai diễn viên. Người chồng và người vợ. Không gian là cái bếp. Thời gian là buổi chiều. Chỉ có chai đập nồi liệng, tiếng hét tiếng la, tiếng khóc, lớn chừng nào tốt chừng ấy. Với tiếng của Thư: Tao chán cái nhà này quá rồi. Tao sợ cái nơi này quá rồi. Tao đập hết, tao phá hết. Rồi với tiếng Yến: Tới nay thì liên hệ giữa tôi và anh kể như chấm dứt… Vai vợ chồng tôi đóng xuất sắc lắm. Đến nỗi thằng con trai 6  tuổi của tôi phải sợ hãi khóc oà. Và bà má vợ tôi phải sụt sùi nước mắt. Và chỉ có ba người biết rõ những gì trong lòng. 


      Tôi đi khi con tôi ngủ như một thiên thần. Tôi đi chỉ có một bộ đồ độc nhất. Vợ tôi đứng đầu ngõ dõi mắt nhìn theo. Sau đó nàng vào lại buồng chúng tôi ôm gối mà khóc ngất, khóc như chưa bao giờ khóc như vậy.” Và đó là một ngày cuối năm 1979, ngày anh đi cũng là ngày “xả chế”, chúng trả lại anh quyền công dân. 


TỰ DO HAY LÀ CHẾT

      Phải bỏ lại vợ con, Trần Hoài Thư vượt biển trên một chiếc ghe nhỏ đi sông dồn nén cũng chở được 93 người. Chuyến đi gian truân nhưng cuối cùng cũng tới được bến bờ tự do, đảo Pulau Bidong Mã Lai. 


      “Cuối cùng anh cũng quỳ xuống trên bãi cát để cảm tạ Ơn Trên. Tự do, mơ ước là đây. Biển  bây giờ sao quá êm và quá xanh biếc. Sóng bây giờ sao quá đỗi hiền từ. Anh quỳ, dù hai tay anh đã che đỡ những cú đánh, cú thoi, cú đá từ người lính Mã Lai. Anh nhắm mắt lại, không kêu đau, không van xin. Để biết thêm về cái giá của một cuộc ra đi và thấm thía thêm thân phận của một người không có đất nước. ‘Này đất này là của vua ta, bãi biển này là bãi biển của vua ta… Còn ngươi, một thằng từ đâu lạc chợ trôi sông, mang bao khổ luỵ phiền toái tới đất nước  này.’

      … Cứ chửi, cứ rủa đi anh lính đội chiếc nón bê-rê đen, cầm thêm cây gậy, bên mình lủng lẳng khẩu súng ngắn. Tự do đâu phải quá dễ dàng như một lần du ngoạn. Bao nhiêu người đã không may. Bao nhiêu người đã nằm dưới lòng biển. Bao nhiêu người con gái đã bị hãm hiếp và bị bắt cóc. Và có người con gái tóc dài tung toé, nhảy ào xuống biển. Còn nữa, còn bao nhiêu người đã lênh đênh trong vô tận của ngày của đêm, không thức ăn, nước uống, trên những vùng đá ngầm san hô, cá mập… Tự do hay là chết. Chết hay là tự do. Anh cứ đập tôi đi, nhưng cơn đau bầm của tôi, bụm máu khạc ra từ cửa miệng tôi, đâu có thấm gì với cái bóng tối mà tôi bỏ lại. Tôi đã chờ đợi quá lâu, trong ngôi nhà mồ. Tôi đã muốn nhảy xuống biển tự tử khi nghĩ đến một lần họ bắt tôi trở lại. Bây giờ là ánh sáng rồi. Nó đã rực rỡ như muôn ngàn hào quang ân sủng. Nó vô hình vô dạng nhưng nó nồng nàn như mùi thuốc hồi sinh trong phòng cấp cứu. Tôi không buồn hay giận anh đâu. Bởi vì, tôi sẽ đứng lên, dù run rẩy đi nữa, dù đau tận cùng đi nữa.” 6        


      Khi Tôi Đi Rồi, bài thơ đầy cảm xúc của Trần Hoài Thư khi phải cắn răng bỏ lại vợ con, lao mình ra biển khơi đi tìm tự do: 

  

 "... tôi ra đi thành thị sau lưng

chào từ biệt, quê hương mình lần cuối

tôi có thằng con chưa đầy bốn tuổi*

tôi có mẹ già tóc bạc tợ sương

tôi có vợ tôi cay đắng đoạn trường

đêm nay, đêm nay, trời ơi bỏ hết

khi tôi đi rồi một là chết biển

hai là bỏ xứ làm kẻ lưu vong

khi tôi đi rồi hai bàn tay không

giữa vùng mênh mông ngàn trùng bát ngát

khi tôi đi rồi, chắc hồn khó thoát

bởi quê hương cứ giữ chặt, không buông"

( *Năm 1979, con của Trần Hoài Thư - Ngọc Yến lúc đó 6 tuổi )


      Trên đảo, tuy phải mòn mỏi chờ đợi nhưng là của hy vọng. Khi có phái đoàn Mỹ tới phỏng vấn, THT được hỏi có gì chứng minh ông là sĩ quan hay lính miền Nam, THT cởi áo vạch ngực chỉ vết thương đạn với sẹo lớn cắt đứt một núm vú nơi ngực trái; sang câu hỏi thứ hai ông dự tính làm gì nếu được vào Mỹ, THT nói anh là nhà văn anh sẽ tiếp tục viết về những nỗi khổ của miền Nam trong và sau chiến tranh. Không hỏi gì thêm, người Mỹ phỏng vấn tươi cười bắt tay anh và chúc may mắn. Rất sớm sau đó, THT được đi định cư tại Mỹ, thời gian đầu anh được đưa tới Maryland, sống tạm bợ tá túc khi thì trong một ngôi chùa nhỏ, khi trong nhà thờ rồi lang bạt qua nhiều nơi khác nhau sau đó.


NGỌC YẾN NỖI KHỔ NGƯỜI Ở LẠI 

      Trước 1975, Ngọc Yến là nhân viên hành chánh của Viện Đại học Cần Thơ, là thư ký của Giáo sư Viện trưởng Nguyễn Duy Xuân. Sau 1975, Gs Nguyễn Duy Xuân bị cộng sản bắt đi tù cải tạo 11 năm, cuối cùng chết tức tưởi ở trại tù Hà Nam Ninh, miền Bắc Việt Nam. 


      Chuyện chỉ được Yến kể lại về sau này, là sau 1975, chức thư ký cho Gs Viện trưởng của Yến ban đầu được “cách mạng” đánh giá là quan trọng: Ngọc Yến như là “bí thư” của Gs Nguyễn Duy Xuân, có thể là đối tượng bị thanh lọc để cho đi học cải tạo. Nhưng do ý kiến “nhân dân”, đám công nhân viên cũ bảo rằng Yến chỉ là một thư ký hiền lành lo giấy tờ, đánh máy trong văn phòng chứ chẳng có một quyền hành gì khác, và Yến đã không bị bắt đi cải tạo, không bị sa thải. 


      Nhưng vẫn chưa yên, sau khi chồng đi rồi, Yến là đối tượng được chăm sóc của đảng uỷ nhà trường. Yến  luôn luôn được nhắc nhở rằng chồng chị là một tên sĩ quan “nguỵ” phản quốc đã trốn đi, chị hãy quên nó đi để xây dựng cuộc đời mới. Khi ấy Ngọc Yến là gái một con, còn trẻ đẹp nên có nhiều cán bộ theo bám. Rồi Yến được đảng uỷ chuẩn bị tác thành cho lấy một tên Đại uý phục viên và cũng là cán bộ của trường. Đang là công nhân viên, tuy với đồng lương chết đói nhưng Yến cần phải giữ hộ khẩu với sổ lương thực cho hai mẹ con. Uất hận nhưng Yến không dám dứt khoát nói không và chỉ xin cho một thời gian nguôi ngoai.  


      Đầu năm 1980, khi biết được tin chồng đã đi thoát, Ngọc Yến quyết định bế đứa con trai chưa đầy 7 tuổi tìm ghe vượt biên, cũng lại là một “chuyến đi chùa”  do một ông chủ ghe có tâm Phật cho đi. Thêm chuyến đi thừa sống thiếu chết với đói khát nhiều ngày trên biển cả, rồi gặp hải tặc và tiếp theo đó những ngày dài phải bồng con đi ăn xin nơi một ngôi làng hẻo lánh bên Thái Lan.  

      

TỚI NGÀY MỘT GIA ĐÌNH ĐOÀN TỤ

      Trần Hoài Thư kể lại, không hiểu bằng cách nào, Đại tá Nguyễn Bé nguyên chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Cán bộ Xây dựng Nông thôn Chí Linh Vũng Tàu, có được số phone của THT. Ông báo cho Thư biết là có nhận được một phong thư gửi từ Thái Lan. Không chờ thư chuyển, Thư yêu cầu Đại tá Bé mở thư đọc qua phone, chỉ có vẻn vẹn một câu: “Em và con đã tới Thái Lan.” 


      Nhờ phước đức ông bà nay anh sẽ lại có một gia đình đoàn tụ. Sắp bước vào cái tuổi “tứ thập nhi bất hoặc”, THT thấy chỉ có một con đường tiến thân duy nhất là đi học trở lại. Từ Maryland, theo lời khuyên của một người bạn trẻ gặp được trong nhà thờ, THT quyết định  đưa gia đình sang Philadelphia. Do không có tiền nên phải thuê một căn phòng giá rẻ trong một khu “slum” phía bắc thành phố, nghèo nàn mất an ninh, cư dân đa phần gồm nhóm người tỵ nạn Đông Dương như Lào, Cam Bốt và Việt Nam mới tới. Chỉ có một tay Đại Hàn hảo hớn là dám mở một tiệm Grocery store nơi đây. Đám tội phạm thường là từ bên ngoài đến, ra vào như chỗ không người. Có lần ban đêm, thấy cửa hàng Đại Hàn dưới lầu bị trộm phá cửa với các thùng hàng lớn nhỏ lũ lượt được khiêng ra. THT kêu 911, thì được sở cảnh sát cho biết: cửa hàng ấy đã có bảo hiểm, họ sẽ được bồi thường, và cảnh sát còn lưu ý là nên thận trọng, vì nếu tụi nó biết có người báo cảnh sát có thể bị trả thù. Hiểm nguy rình rập nhưng không có chọn lựa nào khác, gia đình THT vẫn phải tiếp tục sống trong khu ổ chuột ấy, trong một căn phòng chật hẹp với cửa sổ luôn luôn đóng kín, có đóng thêm cả đinh nhọn 10 phân làm chông. 


     Trần Hoài Thư đi học, vợ đi làm công nhân lắp ráp đồ điện tử với đồng lương tối thiểu. Thằng con trai thì được ba hoặc mẹ dẫn đến trường và hết giờ học thì nó phải tự về nhà một mình. Nó còn nhỏ và quá thấp, vợ chồng Thư phải kê thêm hai cục gạch để nó có thể vói tới ổ khoá mở cửa vào nhà. THT lúc đó là sinh viên toàn thời gian ngành điện toán của Spring Garden College, ban ngày đi học, ban đêm thì làm janitor quét dọn phòng ốc để có thể trang trải cuộc sống. 


      Hai vợ chồng Thư đều biết luật pháp ở Mỹ, cho dù có lý do bận sinh kế đi nữa  nhưng việc bỏ con nhỏ vị thành niên ở nhà một mình là phạm pháp. Vợ chồng vẫn phải luân phiên gọi điện thoại về thăm chừng con, khi không thấy ai lên tiếng, không biết chuyện gì xảy ra cho con, Thư phải tức tốc bỏ học về nhà nhưng đa phần là do nó ngủ quên không nghe chuông reng. 


      Rồi THT cũng xong học trình 4 năm, Thư tốt nghiệp điện toán với thứ hạng cao trong nhóm top five. Khi hãng AT&T tới trường tuyển chọn sinh viên vừa tốt nghiệp với thứ hạng cao, THT qua được cuộc Interview khó khăn, và ít lâu sau đó được nhận vào làm cho một chi nhánh của hãng này ở tiểu bang New Jersey. Đó là lý do gia đình THT dọn về đây, nơi có rất ít người Việt. New Jersey từ nay là nơi đất lành chim đậu. Ban đầu Thư ở nhà thuê, không còn phải lao động tay chân cực nhọc như một blue-collar worker, với đồng lương khá hơn hai vợ chồng dành dụm mua được căn nhà 4 buồng như hiện nay. Rồi thằng Thoại xong trung học, điểm cao nên được nhận vào trường Y khoa chương trình 7 năm, thuận buồm xuôi gió, nó tốt nghiệp bác sĩ y khoa. 


      Trong công việc của hãng, Thư chứng tỏ rất có khả năng và có sáng kiến, lại giỏi toán. Như một đầu tư lâu dài, hãng AT&T trả tiền cho Thư đi học thêm bán thời gian. Sau hai năm, Thư đậu thêm văn bằng Cao học Toán Ứng dụng / Master of Applied Mathematics. Nghiệp vụ tiếp tục thăng tiến. Khi chi nhánh của Thư được chuyển nhượng cho hãng điện toán IBM, Thư lên tới chức vụ Project Leader cho tới khi nghỉ hưu.


D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_11_Image_0001.jpg D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_11_Image_0002.jpg D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_11_Image_0003.jpg


Hình 5: từ trái, qua cơn bĩ cực, sau khi THT tốt nghiệp cử nhân điện toán, có công việc ổn định của một white-collar worker, hai vợ chồng Ngọc Yến và Trần Hoài Thư từ nay bắt đầu biết thế nào là vẻ đẹp muôn màu của mùa Thu miền đông bắc nước Mỹ. [ photo by Trần Quí Thoại 1990 Poconos, Pennsylvania ]; phải: Nguyễn Ngọc Yến và Trần Hoài Thư trong đám cưới của người bạn trẻ, đã từng đón gia đình THT bước đầu sang lập nghiệp ở Philadelphia, khi ấy Ngọc Yến còn rất trẻ, THT mái tóc chỉ mới ngả muối tiêu. [nguồn: Blog’s Trần Hoài Thư, ghi chú của Ngọc Yến]                                                                                                                                                                                

PHỤC HỒI DI SẢN VĂN HỌC MIỀN NAM 

      Từ năm 2001, tuy còn đi làm Trần Hoài Thư đã cùng với người bạn lính Phạm Văn Nhàn, người bạn văn thuở nào, hai người sáng lập tạp chí Thư Quán Bản Thảo và nhà xuất bản Thư Ấn Quán. 


      Khi chi nhánh của công ty IBM outsourcing chuyển qua Ấn Độ, THT quyết định nghỉ hưu. Không còn bận bịu về sinh kế, đây cũng là thời điểm Thư có thể thực hiện điều mơ ước. THT có toàn thời gian bắt tay vào việc thực hiện tủ sách DI SẢN VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM. 


      Trần Hoài Thư có hùng tâm và gần như đơn độc trong suốt nhiều năm nỗ lực khôi phục lại những văn bản của một thời kỳ văn học bị CS Việt Nam trong nước đã không ngừng truy lùng và huỷ diệt.  


D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_12_Image_0001.jpg*D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_12_Image_0002.jpg


Hình 6: trái, nhóm bạn văn thuở thanh xuân, Phạm Ngọc Lư, Trần Hoài Thư, Nguyễn Lệ Uyên, Phạm Văn Nhàn. [nguồn: tư liệu Nguyễn Lệ Uyên, hình chụp năm 1969]; phải, Trần Hoài Thư và Phạm Văn Nhàn, hai người bạn lính và cho đến nay 2021 vẫn là hai bạn đồng hành của Thư Quán Bản Thảo và Thư Ấn Quan, cả hai vẫn bền bỉ trên con đường phục hồi Di Sản Văn Chương Miền Nam; Trần Hoài Thư và Phạm Văn Nhàn trên đỉnh ngọn núi Watchung, Green Brook, N.J. là một cao điểm từng được tướng George Washington 1777 dùng để theo dõi các đạo quân Anh di chuyển, nay là Washington Rock State Park với con đường ngoạn cảnh 30 dặm tuyệt đẹp rất hấp dẫn du khách. [ photo by Tô Thẩm Huy ] 

      

ĐƯỜNG XA CHI MẤY: TỚI THƯ VIỆN CORNELL

      Qua các thư viện Đại học lớn ở Mỹ, Thư có thể tìm ra một số sách báo miền Nam. Tương đối gần nhà là thư viện Đại học Yale, chỉ cách nhà 2 tiếng lái xe, nơi có học giả Việt Nam nổi tiếng Huỳnh Sanh Thông, người đã dịch truyện Kiều của Nguyễn Du sang tiếng Anh, ông cũng là người giúp nhà văn Võ Phiến tài liệu để hoàn thành bộ Văn Học Miền Nam. Rồi đến thư viện Đại học Cornell tuy xa hơn, cách nhà 5 tiếng lái xe, nhưng thư viện Đại học Cornell, khu Đông Nam Á châu phải nói là nơi có đầy đủ sách báo miền Nam nhất.


      Thường thường Trần Hoài Thư chỉ lái xe ban ngày lúc trời còn sáng, còn Yến giúp lái xe ban đêm vì biết chồng dễ ngủ gục khi lái. Đường rất nguy hiểm, có đoạn là đường núi, nhiều khi tuyết băng đông đặc. Cũng hai lần suýt chết vì tai nạn khi đi Cornell trên những đoạn đường mưa tuyết trơn trợt. Và không thể tưởng tượng được, tại Cornell sách báo Tiếng Việt của miền Nam rất dồi dào là thế nào; họ có cả tờ truyền đơn chiêu hồi cũng được lưu trữ.


      Có lẽ do bản chất của dòng máu thám kích nên THT rất liều lĩnh với những bước chân khai phá. Rời nhà lúc 4 giờ sáng trời còn tối Yến lái xe, khi trời sáng là phiên THT. Thường là tới nơi thư viện Cornell lúc 10 giờ sáng. Đằm mình trong khu thư viện Á châu, lục lọi tìm tòi, ghi chép, làm photocopy cho tới sẩm chiều – ngoài một lunch break ngắn của hai vợ chồng, cho tới giờ ra về. Không phải chỉ một ngày, mà nhiều ngày, không phải một tuần mà nhiều tuần, trong nhiều năm như vậy. Nhiều chục ngàn trang sách thơ văn miền Nam của Thư Ấn Quán là thành quả tích luỹ của công sức bền bỉ của vợ chồng Trần Hoài Thư trong nhiều tháng, nhiều năm, cho tới năm 2012. 


D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_13_Image_0001.jpg


D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_13_Image_0002.jpg D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_13_Image_0003.jpg


Hình 7: trên, Đại học Cornell thành lập từ 1865, nơi lưu trữ đầy đủ nhất sách báo của miền Nam Việt Nam trong khoảng thời gian 20 năm từ 1954 tới 1975; dưới, Trần Hoài Thư ngồi trong thư viện Cornell từ khi mái tóc còn xanh đến khi tóc trắng bạc như sương. [nguồn: tư liệu Trần Hoài Thư]  

      

      Về máy móc thì THT lên Craigslist tìm kiếm đồ phế thải. Có khi họ cho không, có khi họ bán rất rẻ. Sau khi thỏa thuận, họ cho biết địa chỉ, mình đến, với cái screwdriver trong túi. Họ hỏi máy nặng cả tấn sao ông lại khiêng nổi? Tôi cười, tao biết cách. Rồi tháo máy ra, đến mức không thể tháo. Fuser, ngăn giấy, mực, assembly parts, khung… Mấy anh chàng Mỹ trố mắt nhìn, ngạc nhiên. Chỉ có mực là mới có vấn đề. Lên eBay mua, nhưng làm sao biết ống mực tốt hay xấu?


      Vậy mà đã 46 năm qua đi 1975-2021, với đời người như một cơn gió thoảng, với lịch sử chỉ là một chớp mắt, nhưng lại là một chặng đường rất dài trải nghiệm những tang thương. Thêm một chớp mắt nữa, thế hệ những người cầm bút 1954-1975 đều trở về với cát bụi, một số có thể còn được nhắc tới qua tác phẩm nhưng rồi cũng phải kể tới cuộc sống đầy đoạ và cả những cái chết tức tưởi của họ trong các trại tù cộng sản. Nói tới Văn Học Miền Nam, không thể không có một “cuốn sách trắng / livre blanc” về thời kỳ đó, một Wikipedia mở, như một “bộ nhớ” cho các thế hệ Việt Nam tương lai.



D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_14_Image_0001.jpg  D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_14_Image_0002.jpg


Hình 8: trái, địa chỉ 719 Coolidge Street, Plainfield, New Jersey 07062 là ngôi nhà vợ chồng Trần Hoài Thư đã sống ngót 30 năm, cũng là địa chỉ của Thư Ấn Quán, và là Toà Soạn Thư Quán Bản Thảo; phải, nhà văn Trần Hoài Thư đang còng lưng cắt xén những số báo Thư Quán Bản Thảo. Ước mong sao, rồi ra nơi đây sẽ là một landmark văn hoá của Thế hệ thứ Nhất cần được lưu giữ cho các thế hệ Việt Nam tương lai. [photo by Phạm Cao Hoàng]   

 

D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_14_Image_0003.jpg


Hình 9: một phần của tủ sách Di sản Văn học Miền Nam của Thư Ấn Quán, bộ Văn Miền Nam 4 tập: I, II, III, IV (2013); bộ Thơ Miền Nam trong thời chiến 2 tập: I, II (2017); bộ Thơ Tình Miền Nam (2017); Một Thời Lục Bát Miền Nam (2008); Thơ Tự Do Miền Nam (2009). Tất cả đều do Trần Hoài Thư thực hiện bằng phương pháp thủ công và có thể nói THT là người đi tiên phong trong kỹ thuật POD / Print On Demand trong lãnh vực sách báo tiếng Việt ở hải ngoại. [photo by Phạm Cao Hoàng] 3


Tác phẩm đã xuất bản:

Trước 1975


1. Nỗi bơ vơ của bầy ngựa hoang; 2. Những vì sao vĩnh biệt; 3. Ngọn cỏ ngậm ngùi; 4. Một nơi nào để nhớ. 


Sau 1975


VĂN


1.  Ra biển gọi thầm (Tập truyện); 2.  Ban Mê Thuột ngày đầu ngày cuối (Tập truyện ); 3.  Về hướng mặt trời lặn (Tập truyện); 4.  Mặc niệm chiến tranh (Tập truyện); 5.  Đại đội cũ, trang sách cũ (Tập truyện); 6.  Thế hệ chiến tranh (Tập truyện); 7.  Thủ Đức gọi ta về (Tạp bút); 8.  Đánh giặc ở Bình Định (tự truyện); 9.  Hành trình của một cổ trắng  (truyện vừa); 10. Ở một nơi trên Trường Sơn (tập truyện); 11. Truyện từ Bách Khoa (Tập truyện); 12. Truyện từ Văn (Tập truyện); 13. Truyện từ Trình Bầy, Văn Học, Khởi Hành... (Tập truyện); 14. Truyện từ Vấn Đề (Tập truyện); 15. Tản mạn văn chương (tập I); 16. Giấc mơ Giáng Sinh (Tập truyện); 17. Cảm tạ Văn chương (Hồi ức).


THƠ


1.  Thơ Trần Hoài Thư; 2.  Ngày vàng; 3.  Nhủ đời bao dung; 4.  Ô cửa; 5.  Xa xứ; 6. Quán; 7. Vịn vào lục bát

HAI TÁC PHẨM THẤT LẠC SAU CHIẾN TRANH


1. Của Chiến Tranh; 2. Một Ngày Gạo Ba Ngày Hành Quân. 

      

      Trong quân ngũ và ngay cả giai đoạn bỏ ngũ, Trần Hoài Thư viết rất khoẻ. Chỉ trong hai tháng sống ở Tháp Chàm với Phạm Văn Nhàn, Thư đã viết xong một truyện vừa có nhan đề Của Chiến Tranh, giao cho Thầy Từ Mẫn Võ Thắng Tiết * giám đốc nhà xuất bản Lá Bối lúc đó  nhưng không sao qua được kiểm duyệt, và sau tháng Tư 1975 thì bản thảo duy nhất bị thất lạc. 


[ *Sau 1975, anh Từ Mẫn Võ Thắng Tiết cũng là một thuyền nhân, đi cùng chuyến tàu với nhà văn Nhật Tiến, ban đầu sinh sống sống ở Alaska, rồi xuống ở Nam California, anh thành lập nhà xuất bản Văn Nghệ rất có uy tín ở hải ngoại trong nhiều năm trước khi anh nghỉ hưu ]. 


      Tác phẩm thứ hai, Một Ngày Gạo Ba Ngày Hành Quân cũng là một truyện dài, được giao cho nhà văn Thế Uyên lúc đó đang trông coi nhà xuất bản Thái Độ và Tủ sách Văn Nghệ Xám. 

[Thái Độ cũng đã từng in cuốn tiểu thuyết Vòng Đai Xanh của Ngô Thế Vinh]. Cho dù Thế Uyên rất xông xáo nhưng cũng vẫn không vượt qua được hàng rào “phối hợp văn học nghệ thuật” của Bộ Thông Tin, cho tới tháng Tư 1975, bản thảo duy nhất cũng bị thất lạc. 


      Cả hai cuốn sách trên đã được quảng cáo trên báo chí nhưng không bao giờ được ra mắt. Đó là những tác phẩm bị thất lạc, thêm vào những tổn thất trong chiến tranh, vĩnh viễn đi vào sự quên lãng.  


      Những tổn thất nhân mạng trong chiến tranh đã được thống kê và nói tới. Thế còn những tổn thất trong văn học, liệu đây có phải là phần trách nhiệm của các sử gia? 

  


D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_16_Image_0001.jpg  D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_16_Image_0002.jpg


Hình 10: trái, Trung uý Thám Báo Trần Hoài Thư với hạnh phúc được bồng con (1974);

phải,Trần Quí Thoại con trai Trần Hoài Thư tại Hội chợ Science Fair do Bell Lab bảo trợ và tổ chức. Thoại đang thuyết trình về công trình nghiên cứu khoa học “The magnetic field of a Superconductor” được một giải thưởng cho công trình nghiên cứu này. Trần Hoài Thư và Ngọc Yến có mặt và hãnh diện với đứa con của mình. Rồi không thể không chạnh nghĩ, Thoại với gốc là con một sĩ quan “nguỵ” nếu như còn kẹt lại ở Việt Nam, chắc nó chỉ là một đứa trẻ chăn trâu. Nay tới được một lục địa mới, một đất nước mới, nó có cơ hội làm đủ mọi điều để phát triển. Trần Quí Thoại nay đã là một bác sĩ y khoa. [nguồn: tư liệu Trần Hoài Thư]  

 

blank blank  blank


Hình 11: trái, các trang trí trên đĩa sứ của Trần Quí Thoại, vẽ tặng cha; giữa, tranh của Trần Quí Thoại vẽ cảnh “Con Vịn Cha”; phải, bức hình mới nhất, nay thì cảnh “Cha Vịn Con”. 


Con Vịn Cha                                                 Cha Vịn Con

Lan can ba, ba thẳng lưng                            Bây giờ ba lại vịn con                                          

Ba dạy con chân đạp bùn mà đi                   Tay trong tay con dẫn ba qua đường                   

Con nhón chân, con đưa tay                         Ba đi từng bước ngập ngừng

Con vịn ba với cái đầu ngẩng lên!                Bỗng nghe hơi ấm chảy rần trong ba 

                        

  

D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_17_Image_0001.jpg D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_17_Image_0002.jpg

Hình 12: trái, Trần Hoài Thư, bán cà-rem nay nhận bằng Cao học Toán Ứng dụng tại Viện Kỹ thuật Steven New Jersey ngày 24.05.2005; phải, gia đình Trần Hoài Thư vui mừng đoàn tụ trong ngày lễ tốt nghiệp: Nguyễn Ngọc Yến, Trần Hoài Thư và con trai Trần Quí Thoại. Thoại tốt nghiệp bác sĩ.   


NGỌC YẾN ĐỘT QUỴ SAU TRẬN BÃO SANDY


     Chỉ một tháng sau cơn bão tố  Sandy tàn phá nhiều nơi trong đó có New Jersey, Ngọc Yến bị tai biến mạch máu não / stroke tháng 12 năm 2012. Hurricane Sandy thì được đài khí tượng báo trước, nhưng trận bão stroke của Ngọc Yến thì không. Với Trần Hoài Thư, thì đó là một trận động đất / earthquake, mà động đất thì không có dấu hiệu gì báo trước và Yến rất bất ngờ bị một cơn stroke đánh gục, bị liệt nửa người bên trái. Tay trái, chân trái không thể cục cựa. Nhìn Yến không thể ngồi, đứng, một nửa thân người không còn cử động, Với Thư thì Yến vợ anh đã bị đóng đinh khổ nạn từ đây. 


      Quan sát những gì người ta làm cho Yến ở nhà thương, Trần Hoài Thư tự tay biến đổi căn nhà với thêm bậc thềm, tay vịn sao cho thích nghi với người vợ tàn phế. Thư cũng mau chóng học được cách đưa người bệnh từ xe lăn lên giường, chuyển từ giường xuống ghế ngồi, rồi cả những công việc vệ sinh cá nhân cho Yến như tắm rửa, thay quần, thay áo, thay tã và những thao tác tập vật lý trị liệu cơ bản cho người bệnh liệt bán thân. Tất cả nhanh và gọn mà ngay cả những therapists và home caregivers cũng phải trố mắt ngạc nhiên. Thư cố tạo một cảnh sống gia đình gần như bình thường cho Yến. Thấy Yến ăn ngon, ngủ ngon, luôn miệng nói mình vui quá là Thư vui. Chấp nhận như số phận đã an bài và anh nghiệm ra là: hạnh phúc càng lớn khi nó được nẩy sinh từ khổ nạn. Thư trải lòng mình trên trang giấy: “Mỗi ngày tôi cố mang cho Yến niềm vui. Cũng mỗi ngày tôi giấu Yến nỗi buồn của tôi.”  


      Nhưng rồi chưa yên, Yến còn bị giáng thêm một trận stroke thứ hai, rồi thứ ba, đến tháng 05/2015, Yến không còn có thể sống ở nhà mà cần được chăm sóc 7/24 trong một nursing home, bác sĩ bảo đó là cách duy nhất để cứu Yến và cứu cả Trần Hoài Thư. 

    

      Trong suốt 11 năm [từ 2001 tới 2012], Ngọc Yến – người bạn đời của THT, đã đồng hành  giúp anh rất nhiều trong việc thực hiện các công trình phục hồi Di Sản Văn Học Miền Nam.     


      “Yến giúp tôi lái xe khi đi xa trong những lần tới Thư viện Đại học Cornell, rồi đóng bằng chỉ những cuốn sách dày cả ngàn trang, hay phụ với tôi khiêng những thùng giấy tôi mua với giá rẻ. Yến giúp tôi viết địa chỉ, bỏ sách báo vào phong bì, dán tem, hay nhắc tôi về những sơ suất. Khi một người hỏi order một cuốn sách, Yến luôn luôn nói là tặng, đừng lấy tiền. Tâm Yến là tâm Phật. Mất Yến là mất cả cánh tay phải, tôi như hết chỗ vịn.”


      Rồi đều đặn như vậy, trong nhiều năm, ngày hai lần, Trần Hoài Thư nội trợ nấu thức ăn Việt Nam nóng đem vào cho Yến. Yến không chịu ăn đồ ăn Mỹ. Mỗi ngày Thư tìm cách kéo dài thời gian ngồi túc trực bên giường của Yến. Đứa con trai bác sĩ thì đi làm xa, nhưng mỗi cuối tuần đều về để đi với ba vào thăm mẹ. Nó biết cách làm cho mẹ nó vui, cả gây cho mẹ mối ghen tuông với ba nó. 

CHUYỆN ÔNG TRẦN HOÀI THƯ “CƯỚI CON PHƯƠNG”

      Mỗi lần hai cha con vào thăm, bình thường thì Yến gọi Thư là “ba Thoại”, Trần Quí Thoại là tên đứa con trai. Bỗng một hôm, chẳng rõ tại sao, Yến xoay lưng không thèm nói chuyện với Thư. Không biết chuyện gì đã xảy ra, Yến đổi hẳn cách xưng hô. Thay vì là “ba Thoại” thì hôm nay gọi anh là “ông Trần Hoài Thư”. Yến nói “Ông đang chờ tôi chết để cưới con Phương, có phải không?” Nghe Yến nói vậy, Thư tá hoả tam tinh, hỏi Yến: “Con Phương nào?” Một cái tên không thể nào Thư có thể nhớ ra. Thế là Yến giận, quay mặt vào tường không thèm nói chuyện với ba thằng Thoại nữa. 


        Nằm bệnh bao năm sau ba lần bị tai biến, chuyện mới thì Yến không nhớ, nhưng các chuyện cũ thì vẫn nhớ như in. Nhưng Thư thì vẫn nghĩ không ra “con Phương” là ai, hay là Yến ghen với một nhân vật nào đó trong các truyện đã viết của mình. Thế là về nhà suốt đêm vào máy tìm kiếm. Eureka! Cuối cùng Thư đã có câu giải đáp, thì ra “con Phương” là tên một cô gái giang hồ, một nhân vật trong truyện “Cơn Giông” được viên thiếu uý thám kích gặp trong một động điếm và đem lòng yêu thương, truyện mà chính Thư không còn nhớ, đã đăng trên báo Bách Khoa số 288 (1969) 5. Tuy bị Yến giận và ghen tuông vô lý nhưng Thư lại cảm thấy vui vì biết được phần trí tuệ còn sắc sảo của Yến. 

          

NHỚ QUÊ NHỚ CHIM CHẰNG NGHỊCH
   

      Trước đại dịch Covid-19, hầu như mỗi ngày 2 lần Thư được phép tới Nursing Home  thăm Yến với thức ăn Việt nấu từ nhà đem vào. Nhưng rồi một hôm, các cô y tá cho biết, Yến không chịu ăn từ mấy ngày nay. 


      Yến không ăn đồ Mỹ điều ấy Thư đã biết nên Thư đã học nấu các món ăn Việt Nam từ Internet và cả biết Yến thích ăn món gì. Bác sĩ tới khám tổng quát cho biết tình trạng Yến vẫn ổn định và không mắc thêm một căn bệnh gì. Thư hỏi, vậy Yến thích ăn món gì để anh nấu. Yến trả lời: muốn ăn món chim chằng nghịch. Từ ngày về Vùng IV làm phóng viên chiến trường suốt 2 năm mà THT cũng chưa biết chim chằng nghịch là gì. Như mọi lần, Dr. Google đã giúp anh, và bây giờ Thư mới được biết, chim chằng nghịch hay còn gọi là gà nước vằn, mỏ dài chân đen là loại chim thiên nhiên chỉ có ở miền Tây Nam Bộ. Nhưng có lẽ chim chằng nghịch sau này quá hiếm và gần như biến mất khỏi đồng ruộng miền Tây rồi. Ngay cả bây giờ, nếu còn sống ở Cần Thơ quê Yến, thì cũng chẳng biết kiếm chim chằng nghịch ở đâu ra, huống chi đang ở Mỹ. Giải thích cho vợ hiểu nhưng Thư cũng thấm thía hiểu rằng, chẳng qua là Yến nằm bệnh quá lâu, quá  nhớ quê mà nhớ ra tên con chim chằng nghịch từ một tuổi ấu thơ xa xưa nào. 


D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_19_Image_0001.jpg


Hình 13: Chim chằng nghịch hay nỗi nhớ quê, còn gọi là gà nước vằn, tên khoa học Gallirallus striatus, xưa kia có ở đồng ruộng miền Tây ĐBSCL nay hầu như không còn nữa, nhưng chưa thấy trong Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam. [ nguồn: birdwatchingvietnam ]


      Cũng sáng hôm đó, từ California tôi phone thăm Trần Hoài Thư. Lúc ấy Thư đang ở trong Nursing Home với Yến. Tôi bảo Thư đưa phone cho tôi được nói ít câu thăm chị. Thư giới thiệu tên tôi Ngô Thế Vinh thì chị nhớ ngay và nói “chào bác sĩ”. Tôi nhắc chị Yến, tôi là bạn của Thư, chị đừng gọi tôi là bác sĩ, nhưng lúc đó trong lòng thực sự có niềm vui, vì biết với cách xưng hô đó chứng tỏ trí nhớ chị còn rất tốt cho dù đã hơn 6 năm nằm bệnh. Tôi cũng nói với chị Yến qua phone, là mới đây tôi có về thăm miền Tây, và cũng chẳng còn thấy một con chim chằng nghịch nào. Và rồi Yến cũng quên đi chuyện con chim chằng nghịch và trở lại ăn uống bình thường với những món Thư tự tay nấu, trong nỗi vui mừng của cả hai cha con. 

 

CÙ HUY HÀ VŨ THĂM ANH CHỊ TRẦN HOÀI THƯ 2016

      Cù Huy Hà Vũ, là con trai của nhà thơ Huy Cận, nhỏ hơn Trần Hoài Thư 15 tuổi. Năm 1968, khi Thư là sĩ quan Thám kích đang lặn lội trong chiến tranh ở miền Nam thì Vũ mới là một cậu bé 11 tuổi, còn thập thò nơi cửa hang nơi đi sơ tán, xem phi cơ Mỹ từ xa oanh kích miền Bắc đạn bắn như pháo bông. 

      Văn kỳ thanh, nghe tiếng nhà văn Trần Hoài Thư, lại yêu thích văn học, hai vợ chồng Vũ đang sống ở Chicago, bay sang Boston, cùng với người bạn lái xe đi New Jersey thăm anh chị Trần Hoài Thư. Vũ xin được cùng THT đi thăm chị Ngọc Yến. Khi nghe Thư giới thiệu là có Cù Huy Hà Vũ là con trai của nhà thơ Huy Cận tác giả Lửa Thiêng, tới thăm, Yến kết nối được được ngay. Cũng ngay tại Nursing Home, Cù Huy Hà Vũ đã lấy giấy bút chớp nhoáng vẽ xong bức ký hoạ cùng với dòng chữ đề “Tặng Chị Nguyễn Ngọc Yến nhân Ngày của Mẹ Mother’s Day May 8, 2016”

      Vũ có nét vẽ tài hoa, bắt được ngay cái “thần” của Chị Yến, với đôi mắt đẹp thông minh và một vầng trán cao bướng bỉnh. Thấy Yến vui và cảm động, Thư cũng vui lây,  cảm giác ấm áp như có “một chút mặt trời trong nước lạnh – Un peu de soleil dans l’eau froide”, cuốn phim mà Thư đã xem từ những năm rất xa xôi mà nay chỉ còn nhớ tên.


D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_20_Image_0001.jpg D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_20_Image_0002.jpg


Hình 14: Hai vợ chồng Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Thị Dương Hà vào thăm chị Yến tại Nursing Home Ashbrook, N.J. nhân Ngày của Mẹ, Chủ Nhật 08.05.2016; trái, chân dung chị Nguyễn Ngọc Yến, vợ Trần Hoài Thư qua nét ký hoạ của Cù Huy Hà Vũ; phải, ký hoạ nhà văn Trần Hoài Thư, cũng qua nét vẽ của Cù Huy Hà Vũ. [tư liệu Trần Hoài Thư] 


      Về tới nhà, suốt ngày hôm đó Vũ chỉ đằm mình tromg núi sách báo nơi tầng hầm nhà của Trần Hoài Thư. Cù Huy Hà Vũ đã được Trần Hoài Thư ký tặng nhiều bộ sách báo miền Nam.

         

ĐÔI UYÊN ƯƠNG GIỮA MÙA ĐẠI DỊCH 

      Mấy tháng đầu năm 2020, bắt đầu trận đại dịch, các Nursing Homes trên toàn nước Mỹ là nơi tới viếng của lưỡi hái tử thần Covid hung hãn nhất. N.H. Ashbrook cũng không hơn gì. THT được báo tin Yến phải nhập  viện vì bị nhiễm Covid-19 cùng với một số bệnh nhân khác. Yến với bao nhiêu là bệnh nền, với 3 lần bị tai biến mạch máu não, ai cũng nghĩ Yến khó qua khỏi. Vậy mà Yến vẫn là một ngoại lệ, một trường hợp hiếm hoi khỏi bệnh, Yến không phải vào ICU không qua máy trợ thở, chỉ ít ngày sau thì Yến được xuất viện trở về Nursing Home còn nhiều chiếc giường trống trải. Có thể nói đây là phép lạ, Yến vẫn sống, vẫn vác chiếc thánh giá khổ nạn để ở lại với hai cha con Thư Thoại. Trong thời kỳ tuyệt đối cách ly, trong nhiều tháng hai cha con hoàn toàn không được vào thăm Yến.


      Nhưng rồi hoạ vô đơn chí, tháng 06/2020 đến lượt Trần Hoài Thư cũng bị cơn bão tai biến. Nhưng lần này thì Trần Hoài Thư như bị phục kích. Một ngày bình thường như mọi ngày khác, khi Thư cầm bút viết ít dòng chữ lời đề tặng trên trang đầu một cuốn sách. Thư bỗng thấy bàn tay cầm cây bút sao mà khó khăn, rồi lại thấy cả hàng chữ viết run rẩy xiêu đổ. Biết đây là một dấu hiệu chẳng lành. Ngay trong đêm, Thư phone cho con, lúc ấy nó đang là bác sĩ trực ở Philadelphia. Thoại khuyên ba gọi ngay 911 để được đưa vào bệnh viện vì đó là triệu chứng của stroke, và Thoại cũng cho biết sẽ lái xe về ngay sáng hôm sau. Trong nhà thương gặp lại con, Thoại cho biết ba bị một cục máu đông  trong óc. Vậy ra, sau Yến cơn bão stroke Sandy nó cũng không chừa anh. Một thoáng bi quan, Thư đã chạnh nghĩ: “Số phần chúng tôi coi như là mạt lộ rồi. Thôi hết rồi giấc mơ Thư Quán Bản Thảo, giấc mơ Thư Ấn Quán. Thôi hết rồi những bài văn những bài thơ theo nhịp gõ êm êm trên bàn phím. Niềm vui trong tuổi xế chiều tự nhiên bị cướp mất”. 


      Thư mau chóng gạt mọi ý nghĩ bi quan ra khỏi óc. Anh chuẩn bị ngay cho một cuộc chiến đấu từng ngày. Sau một tháng nằm nhiều hơn ngồi, người ta cho Thư xuất viện; không phải vì đã  hồi phục mà vì Insurance chỉ cho nằm bấy nhiêu. Thoại chở ba về cũng vẫn căn nhà cũ, sau một tháng đóng cửa. Vườn sau, sân trước cỏ dại mọc cao. Thư nghĩ bây giờ là lúc “ba bắt đầu phải vịn con”. Thoại dọn dẹp lại căn phòng bừa bộn, sắp xếp cho ba nằm trên cái giường bệnh viện / hospital bed có thể điều khiển cao thấp mà mẹ Yến đã bỏ lại khi vào Nursing Home. Thoại cũng mua và đặt camera khắp mọi nơi trong nhà, để có thể theo dõi ba từ xa qua chiếc iPhone. Sau đó trở lại Philadelphia nơi bệnh viện nó làm việc.  


      Rồi một mình trong căn nhà vắng, THT vẫn phải đương đầu với một thực tế trước mắt. Những ngón tay đã không giữ được cái muỗng, đôi đũa để những hạt cơm hay thức ăn khỏi vương vãi ra trên áo trên quần. Tệ hơn nữa, chúng không còn sức mạnh để gõ hay để viết trên bàn phím, bộ não đã không sao điều khiển được các ngón tay để có thể gõ cho chính xác…    


      Tinh thần chiến đấu với Trần Hoài Thư đã trở thành một bản năng thứ hai. Vẫn như một programmer, THT đã “phác thảo” cho riêng mình một chương trình “Hoạt động Trị liệu / Occupational Therapy” tại nhà với một lối tập độc nhất vô nhị. Thay vì là bài tập thô sơ như trong bệnh viện: các cô therapist tập cho anh cách bốc lượm đồ, cách lắp ráp các hình nhà, hình xe bằng những miếng gỗ. Những bài tập của Thư là tập viết khó khăn trên giấy hay tập  bấm vụng về trên màn hình chiếc iPhone từng dòng thơ lục bát mà anh thích. Dần dần qua ít tuần lễ THT cũng làm chủ được mười ngón tay của mình. Sau đó, Trần Hoài Thư lại say sưa viết, anh làm việc như một người đang cạn kiệt quỹ thời gian. 


      Tìm lại được tập hồi ức dở dang viết rồi để đó, không có dự định cho xuất bản nhưng sau lần bị stroke THT nghĩ khác, anh phải viết xong giữa khoảng cách sống và chết, chưa biết sẽ đến lúc nào. Anh đặt tên cho tập hồi ức là: Cảm Tạ Văn Chương – mà anh cảm thấy như đang viết một Di chúc. Cuốn sách đã được THT hoàn tất trong một thời gian kỷ lục. Có những trang sách khiến người đọc phải rơi lệ. Sách tuy không bán, nhưng Cảm Tạ Văn Chương đã trở thành một best-seller của Thư Quán Bản Thảo. 


      Nơi mấy trang cuối của cuốn hồi ức, vẫn Trần Hoài Thư viết: “Thêm một lần nữa tôi phải cảm tạ văn chương. Nó đến khi tôi ngã xuống. Nó giúp tôi vịn mà đứng dậy. Nó là chiếc gậy thần, tôi chống mà đi. Cho dù bây giờ không hồi phục hẳn, nhưng tôi vẫn có thể gõ một bài thơ, post một bài viết, hay xuống hầm nhà để tự tay đóng một cuốn sách. Dù mắt mờ, bước chân xiêu đổ. Để niềm vui mọc cánh nở hoa”.      


D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_22_Image_0001.jpg blank


Hình 15: trái, Cảm Tạ Văn Chương, hồi ức của Trần Hoài Thư – như một Di Chúc, dày 224 trang, được THT hoàn tất trong một thời gian kỷ lục sau 4 tháng bị tai biến mạch máu não, đây là ấn bản đặc biệt của Thư Quán Bản Thảo tháng 10/2020; phải, Mai Thảo – Bài viết ở trang cuối là 32 bài tuỳ bút của Mai Thảo, dày ngót 200 trang chỉ trong vòng hai tuần đã được THT đánh máy, layout, in ấn và phát hành tháng 5/2021. Sức làm việc của “người bệnh THT” là phi thường, không ai có thể sánh kịp. [nguồn: 2 ấn bản đặc biệt THT tặng Ngô Thế Vinh] 
     

Tưởng cảnh khổ của hai vợ chồng Ngọc Yến - Trần Hoài Thư như vậy là đã đụng đáy, nhưng không. Đến tháng 2/2021 một cơn bão stroke Sandy thứ 4 lại phủ ập lên tấm thân đã đầy những thương tật của Yến. Ít ai sống sót được ở lần tai biến thứ tư này. Lần này Yến phải nằm bệnh viện lâu hơn, mang thêm một số thương tật mới: Yến bị mất tiếng nói vì bị tổn thương vùng ngôn ngữ trên não, Yến còn bị mất thêm nửa vùng thị giác do bị tổn thương vùng vỏ não thị giác. Rồi Yến vẫn sống sót để trở về Ashbrook N.H. Yến vẫn còn phần thính giác để nghe và hiểu được những câu đùa giỡn của hai cha con Thư Thoại, nhưng phần tham dự của Yến từ nay chỉ còn là biểu tỏ qua cử chỉ - mà thuật ngữ chuyên môn gọi đó là ngôn ngữ cơ thể/ body language. Yến cũng không nuốt được, THT từ nay cũng mất luôn nguồn hạnh phúc được nội trợ mỗi ngày nấu ăn cho Yến; và phần dinh dưỡng của Yến chỉ còn là một ống G-Tube dẫn thức ăn thẳng vào bao tử. “Bao nhiêu đau khổ của trần gian, trời đã dành riêng để tặng nàng” hai câu thơ ấy của Nguyễn Bính hình như đã vận vào người Yến.

Can đảm chấp nhận số phận nghiệt ngã, với Thư và Yến kể từ nay, hạnh phúc rồi ra chỉ là tính riêng cho mỗi từng ngày.

MỘT NGÀY NGHIỆN NGẬP CỦA TRẦN HOÀI THƯ

Trong một eMail mới gửi cho tôi, Trần Hoài Thư viết: “Bạn bảo tôi là típ người “ghiền làm việc / workaholic”. Vâng, chính vậy. Nếu không có việc làm chắc tôi buồn mà chết sớm quá. Dù quá bận rộn mà vui. Vui như những trái hỏa châu được bắn lên trong cõi đêm của đời xế bóng. Chỉ trong vòng 2 tuần nào in: “Mai Thảo – Bài viết ở trang cuối.” Nào là chuẩn bị bài vở viết bài cho Thư Quán Bản Thảo số 93 sắp tới. Nào là scan, layout, thực hiện toàn bộ tập san Chính Văn… Nào là làm thơ, viết văn… không ngưng nghỉ. Thực phẩm nuôi dưỡng tinh thần khiến tôi bận rộn cả ngày. Còn thực phẩm nuôi dưỡng thân xác thì có gì mà cần bận tâm chứ.

      Dĩ nhiên “ghiền làm việc” không phải là làm khi cảm thấy tay chân thừa thãi, nấu nướng cũng là một nghệ thuật, làm ngon cái miệng, sao lại không ham. Lại đi ham đánh máy bằng hai ngón tay, 32 bài tùy bút của Mai Thảo, mang khổ nhọc vào thân. Nhất là bị ảnh hưởng nặng nề sau trận stroke.
 

      Ngón tay điều khiển khó khăn, muốn đánh được một chữ đúng thì đôi khi phải sửa đi sửa lại 4, 5 lần. Hay mỗi khi thực hiện một flipbook, phải scan chụp cả cuốn, layout lại, đổi size lại cho đúng kích thước, tìm cách làm giảm sức nặng mỗi trang từ cấp MB, giảm xuống vài trăm kilobytes, kẻo memory không “kham nổi.”


      Bạn làm sao hiểu ở trong những con chữ mà tôi đánh máy ấy có sức nam châm kỳ lạ, khi ta đánh máy một bài văn ta ưa thích, chữ không còn là một hình phạt mà là niềm vui nở búp nở hoa! Bởi vì nó tỏa ra cái đẹp, đó là nghệ thuật. Ví dụ khi tôi đánh máy câu sau đây của Mai Thảo trong bài tùy bút Quán Bệnh:

“Đêm tháng tám bên ngoài bát ngát sao. 

 Trong những lùm cây xôn xao, gió múa những thuyền đầy.”


      Tôi không khỏi ngây ngất cùng với những chữ trong câu “gió múa những thuyền đầy”, Gió mà biết múa sao? Thưa bạn, tại mình không biết đấy thôi. Giờ ông MT đã nói cho chúng ta biết. Cho tôi biết. Chính vì cái muốn biết ấy đã giúp một lão già sắp 8 bó này phải đánh máy miệt mài, không nghỉ, không mệt và bây giờ cũng in miệt mài, không nghỉ một cuốn sách dày 200 trang để tặng đời!


      …

      Khác với quan niệm về già, phải hưởng nhàn, phải coi đời là phù du, hãy nhâm nhi hớp cà phê buổi sáng, đừng bận tâm đến in ấn, in báo, hay sưu tập các tạp chí cũ để thực hiện flipbook cho thiên hạ đọc chùa… Họ không hiểu tôi cần làm việc. Cần sự thách đố. Cần cái đẹp… Tôi có thể vất hàng trăm bìa in không thương xót, dù giá tiền không phải là nhỏ, mà chỉ cần một bìa – một bìa đẹp – đủ vui rồi. Sức mạnh của nghệ thuật kỳ lạ lắm.


      Tôi bỗng liên tưởng đến người bạn đời. Yến gần như một pho tượng khổ hình. Không còn biết chuyện đời. Không còn thắc mắc suy tư. Không biết cái nắm tay nóng hổi tình thương yêu của người chồng, không còn mắt sáng ngời lên khi thấy con…  Không cần ngồi xếp bằng nhắm mắt tham thiền. Nàng có một chỗ ngồi trong xe lăn, mắt nhìn về một cõi vô minh nào đó suốt 8 năm dài…


      Tôi nghe lòng ràn rụa. Tôi phải làm gì để cứu khổ, cứu nạn, cứu nàng khỏi cơn mê thiếp. La hoài cũng vậy. Siết tay chặt hoài cũng vậy. Thôi thì, chỉ có cách lấy Iphone mở bài Tóc Mây Sĩ Phú hát kê sát vào tai nàng. Để âm thanh lọt vào màng nhĩ, đánh động bộ não, xẹt lửa những sợi dây thần kinh đã chết, Tóc Mây. Đây là bài hát mà mình thích tôi mở cho mình nghe… Tóc Mây. Ngày xưa tóc đen huyền vì gội bằng bồ kết. Bây giờ thay vì bồ kết, tóc Yến vẫn đen mun vì gội bằng trái khổ nạn. Tôi nhìn vào mắt nàng. Tôi thấy mắt nàng lim dim muốn ngủ, thì ra, những lời ca kia, bài hát quen thuộc kia đã có một phép lạ. Tôi nói là phép lạ, Yến đã rơi vào giấc ngủ ngon như một đứa trẻ. Chúng mang lại bình an mà ta đang khao khát.


Tran Hoai Thu 02

Hình 16: Hơn bao giờ bằng lúc này, chính tôi cần sự bình an đó. Yến đã trả nó bằng khổ nạn. Còn tôi công việc đâu có khổ nạn, khó khăn gì… Đánh máy ngón tay còn lẩy bẩy, không chính xác nên lỗi nhiều. Xin bạn thông cảm.


D:\NGÔ THẾ VINH\BÀI NHỜ CHỈNH\1 TRẦN HOÀI THƯ CHIM_Page_24_Image_0002.jpg

Hình 17: Trong mùa đại dịch, tháng bảy ở Mỹ không có mưa ngâu, nàng trên xe lăn, chàng vịn walker, Ngưu Lang Chức Nữ thời hiện đại, cả hai chỉ có 15 phút nhìn nhau bên ngoài cửa nursing home Ashbrook, New Jersey. [photo by Trần Quí Thoại 2021]  



BÀI THƠ NGƯU LANG 

Bây giờ Ngưu Chức đã già

Chàng vừa bị stroke đi bằng walker

Nàng cũng thoát dịch Corona

Hai người vẫn đợi đến ngày gặp nhau

Tháng bảy Mỹ không mưa ngâu

Bởi nước mắt họ thấm vào đá cương

Nở lên một đoá vô thường



NGÔ THẾ VINH

Sài Gòn 18.06.1971 – New Jersey 18.06.2021

[ 50 năm Vàng, ngày cưới Nguyễn Ngọc Yến – Trần Hoài Thư ]  



THAM KHẢO:


1/ Lê Ngộ Châu. Bách Khoa 160 Phan Đình Phùng Sài Gòn

https://www.diendantheky.net/2011/09/le-ngo-chau-160-phan-inh-phung.html


2/ Báo SVYK Tình Thương, 113 Nguyễn Bỉnh Khiêm Sài Gòn 

 http://vietecologypress.blogspot.com/p/tinh-thuong.html


3/ Phạm Cao Hoàng. Trang Văn Học Nghệ Thuật 

http://blogphamcaohoangtacgia.blogspot.com/2013/06/tran-hoai-thu.html


4/ Ngô Thế Vinh. Chân Dung VHNT & VH, Việt Ecology Press 2017

Chan Dung Van Hoc Nghe Thuat & Van Hoa (full color version) (Vietnamese Edition)

5/ Cơn Giông. Trần Hoài Thư. Tạp chí Bách Khoa 1969, số 288.

https://nhatbook.com/wp-content/uploads/2019/04/nhatbook-Tap-chi-Bach-Khoa-so-288-1969.pdf


6/ Cảm Tạ Văn Chương. Trần Hoài Thư. Tạp Chí Thư Quán Bản Thảo. Ấn bản đặc biệt tháng 10/2020.  


*******

TRẦN HOÀI THƯ AND NGỌC YẾN THE SLATY-BREASTED RAIL AND LONGING FOR THE HOMELAND

Introduction: Trần Hoài Thư is listed in The Anthology of Portraits of Literature, Art and Culture II. It shows this literary figure has been extensively written about and to write another article on him would indeed be a challenging undertaking.Moreover, the latter half of his life is so eventful it would take a voluminous effort to cover it all.In recent days, his life has taken so many unexpected turns that it is high time for me to write a long 50th Gold anniversary card to my friends Trần Hoài Thư and his better half Nguyễn Ngọc Yến. They tied the knot in a unique military wedding,” knew unbounded happiness, are facing numerous ordeals as they were about to enter their eightiesOn this occasion, I would like to venture that doctoral candidates would be well served to choose Trần Hoài Thư and his efforts to restore theHeritage of Literature of South Vietnam 1954 – 1975 / Di Sản Văn Học Miền Nam 1954 – 1975as a topic for their thesis. They will find in it an extremely rich and exciting topic worthy of commitment and discovery. There is not much time left. To borrow thewords of the young author Trần Vũ, the watch on Trần Hoài Thư’s wrist shows it is 5 to midnight – once those five ephemeral minutes are gone, Trần Hoài Thư would join the rank of the departed “người của trăm năm cũ”andeverything would be irretrievably covered by the dust of time.

blank

Picture 1: left, teacherTrần Hoài Thư (1967) at the age of 25, warrant lieutenant and leader of the Scout Ranger platoon of the 22nd Infantry Division. [source: Lương Trọng Minh];righthalf a century later, authorTrần Hoài Thư (2017) age 75 binding the Di sản Văn học Miền Nambook in the basement of his house at719 Coolidge Street, Plainfield, New Jersey 07062 which also serves as the address of Thư Ấn Quán andthe editorial office for Thư Quán Bản Thảo.[ source: a still frame of THT from a selfie video done with an iPhone 5Chân Dung VHNT & VH, Việt Ecology Press 2017 ]

TRẦN HOÀI THƯ – A BIOGRAPHY

Trần Hoài Thư, given name Trần Quí Sách, was born on 12/16/1942 in Dalat. In early childhood, his father lost contact with the family and he lived with his mother in the coastal city of Nha Trang.  He also spent some time at the Bethlehem Orphanage in Hòn Chồng. After he was reunited with his father - a scholar still wearing the traditional black áo dài - THT attended the Quốc Học Huế then the University of Science in Saigon. From 1964 to 1966 he taught mathematics at Trần Cao Vân High School, Tam Kỳ, Quảng Tín Province (now incorporated into the Quảng Nam Province).

In 1967, he received training at the Thủ Đức Military Academy – Class of 24. Later assigned to the 405 Scout Ranger Company of the 22nd Infantry Division, THT was wounded three times. The first one, when a bullet from a VC AK tore through his left chest as his unit was sent to reinforce the battle of Quy Nhơn during the Tết Offensive of 1968. Consequently, THT was treated at the Military Hospital at Quy Nhơn. The other two wounds were caused by grenade fragments during ferocious engagements in Bình Định Province: the first time on the Kỳ Sơn Hill where 4 officers lost their lives and two were wounded including THT. The second one during the battle in the coconut region of Bồng Sơn. After 4 years and 3 Purple Hearts, THT was reassigned from the Scout Ranger company to serve as a war correspondent in IV Corps. There, he met Ngọc Yến, his wife to be. She is a native of Cần Thơ and a fervent fan of his.

A LOVE BORN IN LITERATURE

Trần Hoài Thư picked up his pen in 1964. It could be sooner. He made his debut with his first short story Nước Mắt Tuổi Thơ that appeared on the magazine Bách Khoa Sài Gòn. In later years, he became a contributor to Văn, Văn Học, Đời, Bộ Binh, Thời Tập, Vấn Đề, Khởi Hành, and Ý Thức ...

We cannot ascertain when the Cần Thơ beauty Nguyễn Ngọc Yến was first introduced to and became a fan of Trần Hoài Thư. In the Sóng Văn Journal (1997), Ngọc Yến confided: it is the love of literature that led our two ways to cross and writer Nguyễn Lệ Uyên acted as the matchmaker. For a long time, I was convinced it was Lê Ngộ Châu the editor of Bách Khoa who brought them together. With the help of Đỗ Nghê, I was able to contact Nguyễn Lệ Uyên who responded on the same night with an email dated 05.05.2021:

The story goes like this: while at the School of Pedagogy, Can Tho University, (1968), I was late enrolling for a couple of days and found myself in a bind. Fortunately, I met Yến who worked at the Administration Office. She put in a kind word for me with the Dean. We became good friends because she knew I authored several short stories published by Văn, Khởi Hành ... she loves literature, is a bookworm and rarely misses reading a literary publication. I looked up to her as my big sister since she was 7 or 8 years my senior. Each time I received a payment for my writing I would take her out to eat. Then, in an issue of Văn featuring young writers both the short stories written by me and Trần Hoài Thư were published. As customary, when I received the author’s royalties, I took her to eat bún bò Huế at the Mister Ba Mập joint in Bình Thủy, on the direction of Long Xuyên. Enjoying the spicy food, with her mouth on fire and tears running down her eyes she commented that the dish is good. While we were eating, she asked if I knew THT and what I thought of his story. Of course, I knew him very well. He often travelled from Quy Nhơn to Tuy Hòa and spent a couple of days each time with his literary friends.  After meals, he usually stayed at my place.

In my mind, I only suspected that the purpose of her inquiry was to gain more information about the author but never imagined that she was infatuated with his works, sympathized with the wretched antagonists in his stories to the point of identifying them with the author. She ended up falling in love with him and the stories! At the close of 1969 or start of 1970 our group of students organized a weekly show of music and poem reading at the big auditorium. It was during one of those events that she opened up about her true feelings for Thư. She asked me about his family status, personal activities, character … Now, everything became as clear as day. Outdoing myself as a writer, I tried to create an exceptional persona out of Thư. I painted THT in a more flattering light turning him into a tough, macho, romantic individual like Hemingway’s old man sailing alone in the open sea.That night, I wrote Thư a 4- or 5-page letter telling him about Yến. I related faithfully what I knew or heard about her, her look, behaviors, and respectable family background (her father was a teacher and the superintendent at Phan Thanh Giản High School).I told THT, he’d find in her an ideal spouse and he should not let this golden opportunity slip through his fingers. Yến and I lived not far from each other. Each time we met, we talked about literature, sang the praise of Mr. Quí Sách. I encouraged her to write him and learned more about the antagonists in his stories. Several meetings later, I told her point blank that Thư though not a perfect man would make a good husband …” [end of quote]

From that day on, the address of Toà soạn Bách Khoa served as a P.O. Box for the girl from the Mekong Delta to correspond with the vagabond soldier Trần Hoài Thư. On a fateful day, the place was also used as the location for their first meeting. It took place on the occasion Thư was on a short leave and obtained a date to see Yến at Bách Khoa’s office. THT showed up late because he was kept too long by his friends. By the time Đỗ Nghê took Thư to the address at 160 Phan Đình Phùng Street, Yến already left piqued. It was Lê Ngộ Châu who left in haste on Yến’s trail to bring her back to meet THT. Not long after, they became husband and wife in a wedding ceremony on 6/18/1971.Those dear memories shared with Lê Ngộ Châu remained forever engraved in THT’s mind. 

Nguyễn Lệ Uyên continued: To make the story short, as if by predestiny, after we finished a flaming hot bowl of bún bò Huế I bought her, the two of them had a date at the Bách Khoa’s office, exchanged the vow in June,1971. At that time, I was a cadet at the Thủ Đức Military Academy when this short note arrived: Thư and I will get married on the day ... month ... year ... Try to get a leave to come and attend our wedding to make our joy complete".

It was a typical “military wedding” in Saigon. The simplest one possible, attended by about ten friends at a house in the Bàn Cờ area. No ceremony to take the bride to the groom’s house. Not even a wedding ring.

THE SMALL AND BIG BLESSINGS

In the issue No. 181 of Văn Journal dated 07/1971, author Trần Phong Giao wrote: In the past, the small blessing happened when you got married and the big one when you passed the court’s examinations. With the young writers of today who have to “give up their pens to pick up the rifles” the big blessing would no longer be passing the court’s examinations but probably when they see their works being published. Trần Hoài Thư, the prolific young author of our day, knows both joys at the same time. On the 18th of Junehetied the knot with Miss Nguyễn Ngọc Yến in Saigon with an intimate circle of friendsOn June 23, at 7:30 PM, Ý Thức Printing House organized a book launch for Trần Hoài Thư’s first work “Những Vì Sao Vĩnh Biệt”. After the celebration of the small and big blessings, Trần Hoài Thư had to rush back to hisunit in II CorpsOur soldier was only allowed a week leaveAll hustle bustle. No honeymoon, no time to give his new book to friends and relativesThat’s how things wentOn this happy occasion, we would like to wish our friends Thư -Yến a joy pure, lasting, and steadfast.We also are looking forward for many new works by the author of “Những Vì Sao Vĩnh Biệt.” Works that would be cerebral as well as cardinal."

In the following year, the couple was blessed with their first and only son Trần Quí Thoại. To this day, half a century later (1971-2021), the lovers Thư-Yến still enjoy a long, pure happiness that outlasts countless tribulations.

blank

Picture 2: Lê Ngộ Châu, editor of Bách Khoa, the person who chose to publish Trần Hoài Thư’s first short storyNước Mắt Tuổi Thơin a 1964 issue of Bách Khoa.

blank

Picture 3:right, authorTrần Phong Giao,editorial secretary, of Văn [ photo by Lê Phương Chi]; centerthe press release in the issue No.181 of Văn July 1971 announcing THT’s marriagesmall blessingandthe publication of his first bookbig blessing; left, book cover of Những Vì Sao Vĩnh Biệt showing the name of Nhóm Ý Thức Printing House 1971. [private collection Thư Quán Bản Thảo]

Actually, Trần Hoài Thư’s first book Nỗi Bơ Vơ của Bầy Ngựa Hoang was also published by Ý Thức Printing House in 1969, in Phan Rang a small town of South Vietnam in limited edition- meaning it did not pass censorship. The two-color book cover was designed by Lê Ký Thương while the zinc plate used in printing it was done with the Cliché Dầu Sài Gòn process.  The typo printing was done using a rudimentary pedal machine. Since this is a two-color cover, the printing was done twice. One color each time.  The text was printed on stencil papers using a ronéo machine. The first edition of 100 copies was launched and distributed by Huy Hoàng Bookstore in Nha Trang which was also the town where Trần Hoài Thư spent his difficult youth. Nỗi Bơ Vơ của Bầy Ngựa Hoang was received by the readers in the South in complete surprise and amazement.

blank

Picture 4: The Three Musketeers  – who in one way or the other played a partin Trần Hoài Thư’s life, from left: Lê Ký Thương, the designer of the book cover for Nỗi Bơ Vơ của Bầy Ngựa HoangTHT’s first work, published by Ý Thức (1969); Nguyễn Lệ Uyên, “the matchmaker” in the marriage of the lovers Ngọc Yến - THT (1969); Đỗ Nghê the driver who took THT to his first date with Ngọc Yến at Bách Khoa’s editorial office (1970). [private collection Đỗ Nghê, photo by Cao Kim Quy, Lê Ký Thương’s wife at their house on 09/05/2021]

WAR CORRESPONDENT IN IV CORPS

It was a miracle that Trần Hoài Thư survived the four years he served in a scout ranger platoon and was wounded three times. After he started a family, Trần Hoài Thư gave serious thoughts to the need to settle down. He was convinced he must live to continue to write as a witness of the war. In an unusual move, in complete disregard to the military hierarchy of command, a most grave breach of military discipline, Trần Hoài Thư wrote a personal letter to the top commanding general of the General Department of Political War, expressing his desire to remain with the military but be transferred to serve under the general as a war correspondent. Attached to the letter were, newspaper clips of the articles he wrote, his published books and naturally the details pertaining to the three times he was wounded and the medals he received

Not long afterward, a most extraordinary thing happened. It did not take long that Trần Hoài Thư wrote to inform Yến: I could not imagine that being an officer in the Intelligence Departmentthe mission order I was issued stated:this officer must serve in a combat unitaway fromany traffic axis.Nevertheless, the written order from theGeneral Department of PoliticalWaradvised me that itapproved my requestand let me choose the Corps I wished to be assigned to: I, II, III, IV or the Capital CorpsNaturally I chose IV Corps where you live, my faithful reader, my new brideI think I am the luckiest of the lucky because it is extremely rare for a soldier to be allowed to select his preferred assignment like me in the entire land of the South.

As an inner thought, THT wrote: A million thanks to literatureThanks to literature the bell chimes so vibrantly, conveying such magical joy and exultationThanks to literature I forgot my humblelotthanks to literature I feel myself in such an elated state.”

Hành Phương Nam / Journey to the South reflects the new writing style of a different Trần Hoài Thư, of a soldier moving from the Highland to the Delta:

“Phương Nam. I became familiar with thebuggies or dinghiesOr the boundless fieldsOr the melaleuca and mangrove forestsI learned to get acquainted with the swamps where you could sink as deep as your neckThe rows of cassiafistulaclumps of sesbania sesbanreligious preachingresounding in the moonlit nightpeople as gentle as doves guided by love and obligations in their dealing with each otherI am thankful to Heaven for allowing me to finally find a haven after long days of tribulation… The door was flung open, the door of the South, to welcome me. The fragrance of rice stalks, the scent of areca nuts, the smell of the earth mixed with alluvia ... they permeated the air, haunting your memoryThat door’s panelswere made of braids of red plumsresplendent under the blue skyEverywhere, in back gardens, on the banks of canals, in front ofhouses, the sides of pondsthe shoulders of national routesyou see treesweighed down with fruitsSome red, others green, some bright pinkThey look inviting like the sweet and rosy lips you want to bite into – so full and round like the breast of an adolescent girl;plump,bright and cheerfullike the flush pink cheeks of a country girl wearing a checkered scarf and ferrying the travelers who are reluctant to bid her goodbye across the river on a summer day.

Crossing the river,
      When the plums are ripening
The sunny month,
      The weary traveler
You go to the garden in the back
Pick for me a bunch of fruits
The plum flowers fall like dusts
The skin of the plums
      Look as rosy as your lips
Oh! the corners of the eyes
The bright pink cheeks
I fall in love with the little girl
I linger on reluctant to leave
      The plum that enters maturation  
I want to keep not wanting to bite ...

APE MAN TRẦN HOÀI THƯ

Unfortunately, good things did not last long. On April 30, 1975 another upheaval occurred. Trần Hoài Thư was sent to the reeducation camp when his son was only two-years old. The plump tree in the back yard was covered with white flowers, as white as the hair on his maternal grandmother’s head.

More than four years of hard labor. During the first few months, he was detained at the old Trung tâm Huấn luyện Chi Lăng, in the Tịnh Biên District, An Giang Province. He was subsequently transferred to the Kiên Lương Prison, in a deserted marshland area northwest of Kiên Giang City on the Cambodian border.

Like with any other communist re-education camps, at Kiên Lương, the prisoners did not starve to death but were kept in a constant state of hunger. Even when it was located in the heart of the Mekong Delta’s rice bowl that could feed the entire country.

In a humane gesture, the camp’s management allowed the prisoners to set up a group to improve their food intake: they are tasked to grow and harvest vegetables to add fresh food to their diet. Kiên Lương lies in a low land region of the Long Xuyên Quadrangle. The vast melaleuca forests teemed with fish, shrimps, and snails. Under those circumstances, THT volunteered to join the so-called group the other prisoners wanted to stay away from because of their fear of leeches, boas, and serpents that thrived in the forests. They also dreaded the alum in the water that could damage their skin or be stuck in the sinking sand of the swamps. The environment was so inhospitable the camp commander saw no need to assign guards to watch over the group since there was no place for them to escape to. However, for a scout well trained in survival skills like THT, this was the opportune time for him to live in freedom. Our modern reluctant Robinson Crusoe wrote: I, on my part, wished to avoid the probing eyesIn the forest, at least I found the freedom to scream, sing, defecate, laugh to my heart’s contentI wanted to hold my life and the white clouds in a tight embrace. I desired to sit on the Melaleucatree like an ape man.

The source of fish was plentiful: snake heads, catfish, perches … They were caught using homemade hooks and fat worms that were readily available.  The prisoner condemned to hard labor THT could easily meet his “daily quota” of catch and bring it back to his group in a sand bag. Naturally, the best catch would be reserved for the camp commanders while the rest were sent to the communal kitchen to improve the protein intake of the prisoners.

As long as he lives, THT will always cherish the image of Yến’s face covered with dust and smoke from the charcoal driven bus she took each time she came to see him at the camp.

Eventually he was released and THT returned to Cần Thơ, his wife’s homeland. In an emaciated body weighing only 35 kilograms, he started a new life under “probation” or more precisely under surveillance.

During the day, from sunrise to sunset, he pedaled his rickety bicycle with a styrofoam box in the back to go from village to village ringing a bell and selling ice cream to the children to earn a living. It was exactly his bell ringing to amuse the children that gained the sympathy of a boat owner who was searching for a scout for his coming sea trip. He offered THT a free ticket on his boat knowing full well his extreme poverty. The catch: What about his wife and child? It was only much later that THT found out that it was his wife Ngọc Yến who took the initiative behind his back to go and plead with that man to let him go on the trip. The boat owner advised her: “You should give it some morethought. I don’t want you two to separate.” But Yến insisted: “I’m determined to see him leave. Please give him a chance”.

Trần Hoài Thư wrote: To leave or not to leaveI was torn by that dilemmaIf I stayed, the two of us would eventually die. If I left, I was afraid it’d be without return. I had a look at that boat. About 20 meters in length built with wooden planks destined for river travel.  Who would ever think of using that flimsy boat to brave the mighty waves of the ocean?”It was Yến who urged him to grab that chance and go. He went on: “I took the plunge. I chose that dastardly decisionI was being selfish to the extreme.

But before I could leave, I had to figure out a way to convince the neighbors that I left without my family’s consent. Otherwise, Yến would lose her job because the lady who lived next door was a communist party member. It was nobody else but Yến’s mother, a kind hearted and totally honest lady, who came up with a dramatic plot. She told the two of us: “Childrenwe have to act this out. You two must pretend that you are having a fight and make the neighbors believe you are going your separate way. You know too well that the lady next door is a party member.   

I had to show that I neglected, betrayedmy wife and childThe act required two players: a husband and wifeThe space was the kitchen. The time: in the afternoon. Smashing of bottles, pans flyingscreaming, shouting, crying the louder the better. Thư: “I am fed up with this familyThis place repulses meI will smash everything upI’ll destroyeverything.Followed by Yến: “From now on I don’t want to see your face again ” The two of us turned out to be first class actorsSo good that my son who was only 6 at the time got really frightened and bursted into tearsAnd my mother-in-law started to sobAnd only three people knew what was really happening.

I left when my child was deep in his angelic sleep. With only the clothes I was wearing. My wife stood at the head of the alley watching me walk away.After that, she went back to our room, hugged the pillow then cried as if she never cried like that before.

It was near the close of 1979, he left on the day he regained his civil rights.

FREEDOM OR DEATH

Leaving behind a wife and child, Trần Hoài Thư got on a tiny riverboat packed like sardines with 93 persons aboard. It was an eventful trip but they eventually reached the shore of freedom on Pulau Bidong Island in Malaysia.

At the end he knelt down on his knees and kissed the sand on the beach in thanksgiving. He found the freedom he long sought. Oh! How could the sea now look so placid and blue? The waves were so gentle? He knelt while his two hands were trying to ward off the blows, punches, and kicks of a Malaysian soldier. He closed his eyes, not uttering a moan, a supplication. He did so while fully realizing it  was the price he had to pay for leaving on such a trip and accepting the lot of a person who no longer hada nationality. This land belongs to our Yang di-Pertuan Agongthe king, this beach belongs to our Yang di-Pertuan Agong, the king … And you, a stateless wanderer, you only bring misery and problems to this land.’

… Keep heaping scornand curseyou the soldier wearing a black beret, holding a baton, with a revolver hanging by your sideFreedom is not earned easily like going on a tour. Many people were not so fortunateMany people found their resting place at the bottom of the sea. Many girls were raped and kidnapped. And there was a girl with her long hairflying in the air as she plunged into the sea. That’s not all! There were countless souls navigating in the infinity of days and nights, with no food, no water, over reefs, corals, waters infested with sharksFreedom or deathDeath or freedomYou can keep on beating meI will willingly sufferthe pain you inflict upon me, the blood I spit out of my mouthit’s nothing compared to the darkness I left behind. I have waited for too long in atomb. I have wanted to jump into the sea to find death when thinking I would be forced to turn back. Now I see the light. It is as bright as thousands of blessed radiances. It possesses no shape, no form but feels as comforting as the smell of life-giving medicine in an emergency room. I do not blame you. I do not feel angry at you. Because I will stand up even on my shaky feet, in the most excruciating pain.” [6]

Khi Tôi Đi Rồi, the poignant poem written by Trần Hoài Thư when he had to leave behind his wife, and son to embark on a perilous adventure at sea in search of freedom:

"... I walk away leaving the city behind
Farewell to you my homeland for the last time
I have a son, he’s not even four years old *
I have an old mother, her hair as white as the dew
I have a wife who has suffered the vagaries of life
Tonight, tonight, Oh God, I left everything behind
Once on the sea, I may lose my life
Leave behind my country, live in exile
Once that I left, I would lose everything, my two hands empty
In the vast, boundless immensity of the sea
Once that I left, my soul would never be free
From the unending calls of love from my country.

 ( *In 1979, his son was six years old )

On the island, the long wait however was full of expectation. When the interviewer of the American team asked for proof of his being an officer or soldier of the Army of the Republic of Vietnam (ARVN), THT opened his shirt and pointed to the big scar that took a good part of his left nipple; he was then asked what he planned to do if he was allowed to go to the U.S., THT answered he was a writer and would continue to write about the misfortune of the war and its aftermath. That’s the end of the exchange. The American interviewer smiled, shook his hand and wished him well. Soon afterward, THT was able to resettle in the U.S.. In the beginning, he was flown to Maryland to live in a small pagoda, then in a church and several other places.

NGỌC YẾN – THE AGONY OF THE PERSON WHO STAYED BEHIND

Prior to 1975, Ngọc Yến served as administrative secretary to the president of Cần Thơ University, Professor Nguyễn Duy Xuân. After 1975, the communists detained him in a reeducation camp for 11 years. He breathed his last at the Hà Nam Ninh camp in North Vietnam.

As Yến later explained, at the beginning, the communists thought that her title of secretary to the president of the University implied that she held an important position. That would make her a potential target for being purged. Fortunately, Yến was spared from being sent to a reeducation camp or losing her job thanks to the report from the “people”, the other university’s employees, who described her as a gentle person whose job consisted of taking care of the paperworks, typing documents with no other authority.

That was not the end of the story, however. Yến remained under the watchful eye of the university’s party secretary. She was constantly being reminded that her husband was an officer of the ancient regime who fled the homeland and she should forget him in order to build a new life. At that time, she was the mother of a child, still young and attractive in the eyes of many communist cadres. The party wanted her to consent to an arranged marriage with a captain who also worked at the university. In spite of her pitiful, low-level salary she had no choice but to hold on to her job in order to keep the Household book and the food voucher she and her child depended on. Utterly indignant, but in no position to turn down the party’s decision, she asked to be given some time for her sorrow to heal.

Beginning in 1980, after learning that her husband was safe in the U.S., Ngọc Yến made up her mind to cross the ocean with her son who was not yet seven. Another “free ride” from a boat owner with a “Buddha” heart.  The trip proved perilous. Suffering from hunger, thirst and attacks by pirates followed by long days of begging for food in an out-of-the-way small village in Thailand.

THE DAY A FAMILY WAS REUNITED

Trần Hoài Thư recalled, for some unknown reason, Colonel Nguyễn Bé the former commander of the Training Center for Rural Construction Officer at Chí Linh Vũng Tàu, got hold of THT’s telephone number. He told Thư he just received a letter from Thailand. Without waiting for the letter to be forwarded to him, Thư asked Colonel Bé to open it and read the content to him over the telephone. The message was short: Our son and I are now in Thailand.”

Thanks to the blessings from his pious ancestors, Thư was reunited with his family. Almost forty, THT clearly knew that his only ticket for a brighter future was to go back to college. On the counsel of a young friend, he met at the church, THT moved his family from Maryland to Philadelphia. The only place they could afford was an apartment in a slum in the northern part of the city. It was in a poor neighborhood teeming with newly arrived refugees from Indochina like Laos, Cambodia and Vietnam.   A lone brave Korean was fearless enough to open a Grocery store there. Criminals visited mostly from the outside and behaved as if they came to a no man’s land. One night, the door on the first floor of the Korean’s store was smashed open and people were seen carrying out big or small boxes. THT called 911. He was told by the police the store was insured and the owner would be paid by the insurance company. The police also, warned him to be cautious because if those guys knew he reported on them they might exact revenge against him. Danger was lurking everywhere. His family had no choice but stay put in that tiny rat hole of an apartment with the windows studded with 10 cm long nails and always shut for protection.

Trần Hoài Thư went back to school while his wife worked as an electronic assembler earning minimum wage. They took turns taking their son to class and at the end of the school day he would have to walk home alone. He was still too young and short to reach the door lock, prompting Thư to stack two bricks on top each other so that his son could reach the knob to open the door on his own. At that time, THT enrolled as a full-time student with Spring Garden College majoring in computer science.  During the day, he attended classes and held a janitor job cleaning offices at night to make ends meet.

The couple was fully aware of the law in the U.S. requiring that a minor should not be left alone in the house regardless of how busy the parents were. They took turn calling to check on the child. Should he fail to pick up the phone, Thư would immediately leave his class and rush home to find out. Most of the time, he simply was sleeping and did not hear the phone ringing.

In the end, THT completed his four-year program in computer science and graduated in the top five of his class. When the AT&T recruiting team showed up at his school looking for outstanding graduates THT passed a strenuous interview and was offered a job with the company’s branch in New Jersey. That explained why the family moved to the state where only a few Vietnamese lived. New Jersey now became the promised land for them. They rented a house since Thư no longer worked at a blue-collar job. With the higher income, they were able to save and eventually bought a four-bedroom house they are still living in to this day. Their son Thoại finished high school with flying colors and was admitted to a seven-year program at a medical school. He graduated and now works as a medical doctor.

At his job, Thư proved to be capable, full of initiative and gifted in mathematics. As a result, AT&T made a long-term investment in him and paid for his higher education on a part-time basis. Two years later, Thư obtained a Master of Applied Mathematics. He continued to advance in his career.  After his branch was bought by IBM, Thư was promoted to Project Leader and worked in that position until his retirement day.

blank
Picture 5: from left, gone are the stormy days. After he graduated with a BS in computer science THT found a stable white-collar job. The couple Ngọc Yến and Trần Hoài Thư learned to enjoy the colorful splendor of Fall in the Eastern part of the country [photo by Trần Q Thoại 1990 Poconos, Pennsylvania]; right: Nguyễn Ngọc Yến and Trần Hoài Thư attending the wedding ceremony of the young friend who welcomed them during their first days in Philadelphia. Ngọc Yến was still very young, THT’s hair was just turning grey. [source: Blog’s Trần Hoài Thư, annotation by Ngọc Yến]

THE RESTORATION OF THE LITERARY HERITAGE OF THE SOUTH

Since 2001, though still holding a job Trần Hoài Thư and Phạm Văn Nhàn, his soldier friend joined hands to establish the magazine Thư Quán Bản Thảo and Thư Ấn Quán publishing house.

When the IBM office was outsourced to India, THT decided to retire. Freed from the need to earn a living, Thư deemed it the propitious time for him to realize his dream. He could devote all his efforts to the completion of his collection DI SẢN VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM/ THE LITERARY HERITAGE OF THE SOUTH.

Trần Hoài Thư has the magnanimity of heart to labor singlehandedly over the years striving to restore the literary works of a time the Vietnamese communists did their utmost to track down and destroy.

blank

Picture 6:left, Phạm Ngọc Lư, Trần Hoài Thư, Nguyễn Lệ Uyên, Phạm Văn Nhàn. [ source: private collection Nguyễn Lệ Uyên, Picture taken in 1969 ]; right, Trần Hoài Thư and Phạm Văn Nhàn, two comrades in armsand currently (2021)companions at the magazine Thư Quán Bản Thảo and Thư Ấn Quán publishing house. The pair works in tandem to restore the Di Sản Văn Chương Miền Nam/The Literary Heritage of the South; right, Trần Hoài Thư and Phạm Văn Nhàn on the summit of mount Watchung Green Brook, N.J.. In 1777, General George Washington used this peak to observe the movements of the British troops. Now known as Washington Rock State Park it boasts an extremely beautiful 30-mile-long scenic routevery popular with tourists. [photo by Tô Thẩm Huy]

AT THE LIBRARY OF CORNELL UNIVERSITY

Using the library system at the large American universities, Thư succeeded in getting hold of a number of publications in South Vietnam. The library at Yale was relatively close to his home – just about two hours driving. The renowned Vietnamese scholar Huỳnh Sanh Thông worked there. He translated the Tale of Kiều by Nguyễn Du into English and provided materials to the writer Võ Phiến to complete his work Văn Học Miền Nam/ the Literature of South [Vietnam]. Then, there was also the library at Cornell, somewhat farther away, approximately 5 hours by car. However, its Southeast Asia Section contained the most exhaustive collection of published materials of South Vietnam.

Usually, Trần Hoài Thư only drove during the daytime when it’s still bright.  At nightfall, Yến took over because her husband tended to doze off when it’s dark.  The drive was very dangerous going through mountain passes and sleets in the winter. Twice they had a brush with death driving on their way to Cornell on a treacherous road covered with slippery sleets. It was quite astonishing that Cornell could amass such a huge number of publications from South Vietnam – even a leaflet used during the “chiêu hồi” campaign to induce the communists to surrender to the government.

Probably because he has the DNA of a scout ranger, THT was very audacious in his work habits. Leaving the house at 4 AM when it’s still dark Yến would be at the wheel until dawn. It’s then THT’s turn to drive. They would usually arrive at Cornell at 10AM and immediately plunged into work at the Asia section of the library, searching, perusing, taking notes, making photocopies until sundown. After a short lunch break then it’s back to work again until the time to head home. It’s like that not only for one day but many days; not only for one week but many weeks, for years on end. The tens of thousands of pages on poetry, literature of South Vietnam found at Thư Ấn Quán Publishing House testified to the laborious and tenacious collecting of this couple over the months and years up to 2012.

blank

blank

Picture 7: top, Cornell Universitywas founded in 1865.It is the most extensive repositoryof publications from South Vietnam for the period of 20 years from 1954 to 1975; bottom, Trần Hoài Thư at the Cornell University Library from the time his hair was still black until the time it turned as grey as dew. [source: private collection Trần Hoài Thư].  

As for the printing machine and equipment, THT went on Craigslist to look for the things he needed at a bargain or at times free. Once the price was agreed upon, he would show up at the given address with a screwdriver in the pocket. People would ask: “How could you move the machine weighing a ton or so?” I smiled and said “I have my way.” I started dismantling the machine to its barest minimum: fuser, paper box, ink, assembly parts, frame… The American owners watched me work in amazement, astonished. My only problem was ink. I could buy it on eBay but could not vouch for the quality.

So, 46 years have gone by 1975-2021, life also unfolds like a passing breeze, history evolves in the blink of an eye, entailing so much suffering and tragedy. Another blink and the generation of writers (1954-1975) would have returned to dusk where they came from. A number of them would still be remembered through their works but, at the same time, we must not forget the wretchedness they suffered in their lives or the painful death they met at the communist camps.  The Literature of South Vietnam would not be complete without a “white paper” for that period in history, an open Wikipedia, like a memory bank for the use of the Vietnamese generations of the future.

blank

Picture 8:
 left, the street address 719 Coolidge Street, Plainfield, New Jersey 07062 is where Trần Hoài Thư and his wife have lived for almost 30 years. It is also the address of Thư Ấn Quán Publishing Houseand the editorial office of Thư Quán Bản Thảo; right, author Trần Hoài Thư assiduously at work cutting to size the issues of Thư Quán Bản Thảo. Hopefullyone day, this place will be kept as a literary landmark of the first Vietnamese generationto be bequeathed to future ones. [photo by Phạm Cao Hoàng]  

blank
Picture 9: A sample of the collection Di sản Văn học Miền Nam/Literary Heritage of the South published by Thư Ấn Quán, tome Văn Miền Nam 4 volumes: I, II, III, IV (2013); tome Thơ Miền Nam trong thời chiến/ War Time Poems of the South 2 volumes: I, II (2017); tome Thơ Tình Miền Nam/ Love Poems of the South (2017); Một Thời Lục Bát Miền Nam/ The Lục Bát Poems of the South (2008); Thơ Tự Do Miền Nam/Free Style Poems of the South (2009). These are the works realized by Trần Hoài Thư using artisanal methods. It can be said that THT is the pioneer of POD / Print On Demand in the publication of Vietnamese materials overseas. [photo by Phạm Cao Hoàng] 3

Published Works:

Prior to 1975

1. Nỗi bơ vơ của bầy ngựa hoang2. Những vì sao vĩnh biệt3. Ngọn cỏ ngậm ngùi4. Một nơi nào để nhớ. 

After 1975

PROSE

1.  Ra biển gọi thầm (Tập truyện)2.  Ban Mê Thuột ngày đầu ngày cuối (Tập truyện )3.  Về hướng mặt trời lặn (Tập truyện)4.  Mặc niệm chiến tranh (Tập truyện)5.  Đại đội cũ, trang sách cũ (Tập truyện)6.  Thế hệ chiến tranh (Tập truyện)7.  Thủ Đức gọi ta về (Tạp bút)8.  Đánh giặc ở Bình Định (tự truyện)9.  Hành trình của một cổ trắng  (truyện vừa)10. Ở một nơi trên Trường Sơn (tập truyện); 11. Truyện từ Bách Khoa (Tập truyện)12. Truyện từ Văn (Tập truyện)13. Truyện từ Trình Bày, Văn Học, Khởi Hành ... (Tập truyện)14. Truyện từ Vấn Đề (Tập truyện)15. Tản mạn văn chương (tập I)16. Giấc mơ Giáng Sinh (Tập truyện)17. Cảm tạ Văn chương (Hồi ức).

POETRY

1.  Thơ Trần Hoài Thư2.  Ngày vàng3.  Nhủ đời bao dung4.  Ô cửa5.  Xa xứ6. Quán7.Vịnvào lục bát 

TWO WORKS THAT WERE MISPLACED AFTER THE WAR

1. Của Chiến Tranh;
2. Một Ngày Gạo Ba Ngày Hành Quân.

Both in and out of uniform, Trần Hoài Thư was quite prolific. In just two months living at Tháp Chàm with Phạm Văn Nhàn, he completed a medium size novel titled Của Chiến Tranh.He trusted the book to Rev Từ MẫnVõ Thắng Tiết * director of Publisher Lá Bối but it never passed censure. After the event of April 1975, the book was misplaced.

[ *After 1975, Từ Mẫn Võ Thắng Tiết joined the rank of boat people. He left on the same boat with the author Nhật Tiến. At first, he resettled in Alaska, then moved to Southern California where he established the prestigious Văn Nghệ Publishing House. He retired after running it for many successful years.]

The second book Một Ngày Gạo Ba Ngày Hành Quânis a long story. Author Thế Uyên, at the time, was managing Thái Độ Publishing and Tủ sách Văn Nghệ Xám.
[ Thái Độ also published the novel Vòng Đai Xanh by Ngô Thế Vinh ]. In spite of the aggressive attempts by Thế Uyên, it failed to pass the censure of the bureau for “phối hợp văn học nghệ thuật” in the Ministry of Information.  After April 1975, this manuscript suffered the same sad fate of its predecessor.

Those two works were advertised in the news media but never saw the light of day. They were works that were lost, war casualties, forever falling into oblivion.

The human death toll of the war has been compiled and made public. What about the literary loss? Will historians be willing to address it?

blank

Picture 10: left, Scout Ranger First Lieutenant Trần Hoài Thư’shappiness in holding his child (1974); right,Trần Quí Thoại, Trần Hoài Thư’s son, at the Science Fair sponsored and organized by Bell Lab. Thoại gave a lecture on the topic of “scientific researchon the magnetic field of superconductors” for which he received an award. Trần Hoài Thư and Ngọc Yến were in the audience and proud of their child. Watching Thoại’s achievement, it’s hard not to raise this question: what would have become of Thoại, the son of an officer of the ancient “renegade” regime, if he still lives in Vietnam? Probably a buffalo boy!Now, he’s living in a new continent, another country and finds all doors are open to him to advance. Trần Quí Thoại is now a medical doctor. [source: private collection Trần Hoài Thư] 

blank

Picture 11: left, the designs on a ceramic plate crafted by Trần Quí Thoại for his fathercenterdrawing by Trần Quí Thoại showing cảnh “Con Vịn Cha/Son leaning on father”; right, the latest photo showing “Cha Vịn Con/Father leaning on son”.

Son Leaning on Father
Father Leaning on Son

The handrail! Dad
Straighten your back Dad                         
Now lean on me Dad                                         
You taught me to step
On the mud to move ahead
Hand in hand I led
You across the street
I tiptoed, I gave you my hand
You hesitated Dad
You paused after each step
All of a sudden I felt warmth
Running all over your body.

blank

Picture 12: left, Trần Hoài Thư, the former icecream seller graduating with a Master in Applied Mathematics fromthe Institute of Technology Steven New Jersey on 05.24.2005; right, Trần Hoài Thư in a happy family reunion on the occasion of his graduation: Nguyễn Ngọc Yến, Trần Hoài Thư and their son Trần Quí Thoại. Thoại is now a medical doctor.

NGỌC YẾN SUFFERED A STROKE IN THE AFTERMATH OF HURRICANE SANDY

A month after Hurricane Sandy devastated New Jersey, Ngọc Yến suffered a stroke in December of 2012. There was advance warning before Hurricane Sandy struck. Not so with the stroke that Ngọc Yến suffered. She was taken by surprise when it came and rendered the left side of her body paralyzed. It also hit Trần Hoài Thư with the force of an earthquake. Yến could not move her left arm and left leg, sit, stand, retain command of the left side of her body at all. In Thư’s mind, Yến’s journey on her via dolorosa began on that day.


Learning from the care his wife received at the hospital, Trần Hoài Thư made changes to their house i.e., adding steps to the door, handrails ... to better accommodate the new physical conditions of his wife. Thư quickly learned how to transfer her from the wheelchair to the bed, help her take care of personal hygiene like bathing, dressing, changing diapers and basic physical therapy. He did everything in such a fast and tidy way that astonished even professional therapists and home caregivers. Thư tried his best to create a normal family atmosphere for Yến to live in. His happiness consisted of seeing to it that Yến had a good appetite, a good sleep, saying she’s happy. He accepted what Providence had in store for them and learned that: happiness grew deeper when it was born out of tribulations. Thư used his pen to bare his thoughts: “Each day I find a way to bring joy to Yến. Likewise, each day I conceal from Yến my sorrow.” 

Things do not stop there. The initial stroke was followed by a second then a third. By May 2015, it became no longer practical for Yến to be cared for round the clock at home. She was moved to a nursing home by order of the doctor who saw it as the only way to save both Yến and Trần Hoài Thư.

For 11 long years [from 2001 to 2012], Ngọc Yến, THT’s life long companion, has walked by his side and helped him immeasurably in the restoration of the Di Sản Văn Học Miền Nam/Literary Heritage of the South.

Yến helped drive me on long trips to the library of CornellUniversity, bind books a thousand of pages thick or carry boxes of paper I bought at a bargain. She helped me write addresses, stuff books into envelopes, stick on the postage, or point out the mistakes I made. When we received a book order, she never failed telling me I should send it out free as a gift. She has the heart of the Buddha. Losing Yến, I lost my right arm. I no longer have my “rock” to lean on.

For many years, like clockwork, Trần Hoài Thư turned “housewife” cooked two hot Vietnamese meals for Yến to eat at the hospital. She refused to eat American food. Thư would find excuses to stay at Yến’s bedside as long as possible. Their son practiced medicine out of town but came home on weekends to go with his father and visit Yến. He knew how to make his mother happy, even making her jealous of his father.

THE ANECDOTE: MR. TRẦN HOÀI THƯ MARRIES THE GAL NAMED PHƯƠNG”

When the father and son came to see Yến she usually called Thư “Thoại’s dad” using the name of her son in the appellation. One day, out of the blue, she turned her back to Thư and refused to talk to him. For no apparent reason, she completely changed her way of addressing him. Instead of calling him “Thoại’s dad” she referred to him as “Mr. Trần Hoài Thư”. Yến accused him: You’re waiting for me to die to marry that gal Phương, aren’t you?” Upon hearing those words, Thư was scared out of his wit and asked Yến: “Phương who?” The name Thư could not place at all. Yến became angry, she turned towards the wall and completely ignored Thoại’s dad.

Having stayed in the hospital for several years on account of the three strokes, Yến easily forgot recent events but for those that took place in the past, she could remember as if they just happened yesterday. Though Thư raked his brain he could not figure out who the “gal Phương” was. Could it be that Yến was jealous of one of the antagonists in his books? Once home, he spent the whole night searching the computer. Eureka! Finally, Thư stumbled on the key to the puzzle. The “gal Phương” turned out to be a prostitute, a protagonist in the story “Cơn Giông”, whom the scout ranger  second lieutenant met at a house of ill repute then fell in love with. The story was published on the issue No. 288 of Bách Khoa in 1969. [5] Though Yến’s unreasonable jealousy has made him go through some heart-rending time, Thư was very happy finding out that Yến’s mind was still very sharp.

In medicine, this is a typical episode of "delusional jealousy" secondary to organic brain syndrome.

LONGING FOR THE HOMELAND – LONGING FOR THE SLATY-BREASTED RAIL

Before the advent of the Covid-19 pandemic, usually Thư was authorized, two times a day, to bring home-cooked Vietnamese food to the hospital for Yến. But then, one day Thư was advised by the nurses that Yến had not been eating for the last few days.

Thư was fully aware that Yến did not like to eat American food and for that reason he went on the Internet to learn how to cook the dishes Yến liked. The doctor gave her a general checkup and told Thư that her condition was stable and free of new complications. He asked Yến what dishes she liked him to cook for her and learned she wanted a dish prepared with the meat of  “chim chằng nghịch” –  slaty-breasted rail. For two full years, THT had served as war correspondent in IV Corps but never heard of a bird named slaty-breasted rail. As usual, with the help of Dr. Google, Thư learned that the bird is also known by another Vietnamese name “gà nước vằn”. It has a long beak, black legs and is indigenous to the Mekong Delta. Lately, it is very rare to lay one’s hands on one. Probably, it has almost disappeared from the fields of the Delta. Nowadays, even in Cần Thơ, Yến’s homeland, it is almost impossible to find a slaty-breasted rail. Let alone in America. Thư tried to explain the situation to Yến but from the bottom of his heart he knew because she has been sick for too long – also too homesick – that the thought of the slaty-breasted rail came back to her mind and she asked for it.

blank

Picture 13: The slaty-breasted rail or the nostalgia of the homelandis also known as “gà nước vằnscientific name Gallirallus striatus. It used to live in the fields of the Mekong Delta but has practically become extinctHowever, it has not been included in the Red Bookof Vietnam. [ source: birdwatchingvietnam ]

On that particular day, I called from California to talk with Trần Hoài Thư. He was then at the nursing home with Yến so I asked him to pass the phone for me to say hello to her. Thư told her it was Ngô Thế Vinh calling. She remembered me right away and said: hello doctor. I reminded her I am Thư’s friend and please do not call me “doctor.” All the while, I was really glad realizing that the way she greeted me showed that her memory was still working very well even after a stay of more than six years at the Nursing Home. In addition, I told her I just visited the Mekong Delta and did not see a single slaty-breasted rail. Eventually, Yến never mentioned the slaty-breasted rail again and went back to eating the dishes Thư prepared for her to the great joy of Thư and their son.

CÙ HUY HÀ VŨ’S VISIT WITH THE COUPLE TRẦN HOÀI THƯ 2016
Cù Huy Hà Vũ, the son of poet Huy Cận, is 15 years younger than Trần Hoài Thư. In 1968, when Thư was serving as a Scout Ranger officer in the battlefields, Vũ, the 11-year-old boy, was watching, from the mouth of the cave where his family evacuated to, waves of American fighter jets bombing North Vietnam.

The two have never met but Vũ has heard of THT. He and his wife flew from their home in Chicago to Boston then drove with a friend to New Jersey to visit the Trần Hoài Thư couple. Vũ asked THT to take them to see Ngọc Yến at the nursing home. When Thư told her that Cù Huy Hà Vũ, the son of poet Huy Cận, the author of Lửa Thiêng came to see her, Yến immediately made the connection. Right there at her bedside, Cù Huy Hà Vũ took a piece of paper and drew Yến’s caricature with this dedication “To Nguyễn Ngọc Yến on Mother’s Day May 8, 2016”.

Vũ is a gifted artist. He faithfully captured the “person” of Yến in his work: the pair of beautiful bright eyes, the highbrow reflecting her determined character. The joy and emotion Yến showed touched Thư equally and filled him with the thought that there was “Un peu de soleil dans l’eau froide /a little sunlight in the cold water,” the title of a film he saw way back.

blank

Picture 14:Cù Huy Hà Vũ and his wife Nguyễn Thị Dương Hà visited Yến at the Nursing Home Ashbrook, N.J. on Mother’s DaySunday 05.08.2016; left, caricature of Nguyễn Ngọc Yến, Trần Hoài Thư’s wife, drawn by Cù Huy Hà Vũ; right, caricature of author Trần Hoài Thư, also drawn by Cù Huy Hà Vũ.  [ private collection Trần Hoài Thư ]

Back at Thư’s home, Vũ went to the basement and spent the rest of the day perusing the extensive book collection he found there. Trần Hoài Thư also autographed a number of his works on the literature of the South and presented them to his new friend.

THE LOVE BIRDS IN THE MIDST OF THE PANDEMIC

The first months of 2020 was plagued by the corona pandemic. Nursing homes all over the country became the hunting ground of the Angel of Death. N.H. Ashbrook did not fare any better. THT was informed that Yến had to be hospitalized because she was infected by Covid-19 along with other residents. Considering that Yến had several underlying diseases and three strokes, the chances that she’ll make it through were not good. But Yến beat the odds and belonged to the rare ones who survived at the nursing home. She was not admitted to the ICU or connected to a ventilator. After a few days, she was discharged back to the nursing home where fewer beds than usual were occupied. We can call this a miracle. She survived in order to keep Thư and her son company. During the many months of maximum social distancing, Thư and Thoại were not allowed to come and visit her.

But then, misfortune often strikes twice. In June 2020, it’s Trần Hoài Thư’s turn to come down with a stroke. However, this time Thư was ambushed. One day, like any other, Thư started to autograph the first page of a book intended for a friend. Suddenly, he felt some difficulty holding the pen and the lines he wrote seemed to be quivering, wobbling before his eyesHe knew something was awfully wrong. That very night, Thư called his son who was the doctor on duty at a hospital in Philadelphia. Thoại advised his father to dial 911 immediately to be taken to a hospital because Thư was displaying symptoms of an impending stroke. He also promised his father he’d drive home early in the morning of the next day. In the hospital, Thoại explained to his father that he had a blood clot in the brain. So, after Yến’s stroke in the aftermath of Hurricane Sandy, Thư was not spared but in turn came down with the same. In a fleeting moment of despair, Thư felt heartbroken: Both of us have come to the end of our ropeGone the dream of the magazine Thư Quán Bản Thảo, Gone the dream of Thư Ấn Quán Publishing HouseNo more the typing of poems and articles with their rhythmic soft sounds on the keyboard. It looked like I’ve been robbed of my remaining joy in the autumn of my life

Thư swiftly brushed aside those pessimistic thoughts. He immediately came up with a daily plan of action. After a month in the hospital, mostly lying on his back, Thư received his discharge order; not because he had fully recovered but because it’s the longest hospital stay the insurance allowed. Thoại took his father back to their old home that was left unoccupied for a month. In the backyard, the weeds had grown quite tall. The thought that the time has come for “the father to lean on the son” dawned in Thư’s mind. Thoại tidied up the mess in the room, helped his father get on the adjustable hospital bed his mother Yến left behind when she moved to the nursing home. Thoại bought and installed cameras all over the house so that he could keep watch over his father with his iPhone. When everything was taken care of, Thoại drove back to his hospital in Philadelphia.

Alone in the empty house, THT came face to face with the stark reality. His fingers could no longer hold the spoon, the chopsticks could no longer handle rice grains or food causing them to splatter on his shirts or pants. Worst yet, they could no longer command enough strength to type on the keyboard. His brain lost control of his fingers and he found it impossible to type correctly... 

For Trần Hoài Thư his fighting spirit is always second nature to him. Like a programmer, THT set up for himself a “program for “Occupational Therapy” he could use at home following a unique algorithm. At the hospital, the therapists showed him simple exercises to follow like picking up things, building houses or cars using Lego blocks. On his own, Thư started the difficult steps to teach himself the skill to write on paper or type on his iPhone one line at a time his favorite “lục bát” poems. Week after week, he gradually regained full use of his ten fingers. Before long, Trần Hoài Thư was back to his passion. He worked feverishly afraid he would waste the precious time he has left.

Thư got his hand on a misplaced unfinished memoir that he never intended to publish. But it’s different this time around. THT decided he had to finish it within the time he still walks on this earth. He was not sure when that time would come to an end. He gave this book the title: Cảm Tạ Văn Chương [6] / In Gratitude to Literature – intending to leave it behind as his personal Will. The book was completed in record time. There were passages in it that brought tears to the readers’ eyes. The work was not put up for sale to the public but, somehow, Cảm Tạ Văn Chương turned out to be the best-seller of Thư Quán Bản Thảo.

In the closing pages of his memoir, Trần Hoài Thư wrote: Again I have to say thanks to literature. It came when I fell downIt gave me the support to get back on my own feet. It is a magic wand. It helps me continue on my way. I have not fully recovered, but I can still type a poem, post an article, and go down to the basement to bind a book with my own handsIn spite of my blurred vision, wobbling legs. So that my joy can soar and blossom”.

blank

Picture 15: rightCảm Tạ Văn Chương, memoir by Trần Hoài Thư – a Will, 224 pages, THT finished it in record time after a four-month convalescence from a stroke. This is a special edition published by Thư Quán Bản Thảo in October 2020; leftMai Thảo – Bài viết ở trang cuối includes 32 essays by Mai Thảo, almost 200 pages thick. THTcompleted the typing, layout, printing and publishing in May 2021. The devotion to workof patient THT” is phenomenalunmatchable. [source: 2 special editions, a gift from THT to Ngô Thế Vinh]

People would think that the suffering and pain this couple had endured had hit bottom. Not so! In February 2021, a fourth stroke – Hurricane Sandy style – again hit her frail and sickly body. Not many people could survive a fourth stroke. This time, Yến was hospitalized for a longer period and afflicted with new illnesses: she lost her speech function because the parietal lobe of her brain was damaged. In addition, since the occipital lobe was also impaired her sight was reduced by half. Nevertheless, Yến survived the ordeal and was transferred back to Ashbrook N.H. She could still retain her hearing and understand the teasing or jokes coming from Thư and Thoại. Nevertheless, her participation was limited to what is known as body language. Yến was no longer able to swallow food depriving  THT of the joy to cook for her. She received her nutrients through a G-Tube that connected directly to the stomach. All the pains in this worldthe heaven for her has reserved those two lines of a poem by Nguyễn Bính seemed to foretell a gloomy omen to Yến’s destiny. 

Both Thư and Yến put on a brave front in the face of adversity. From that time on, happiness for them is counted by each day that goes by.

A DAY IN THE LIFE OF THE ADDICT TRẦN HOÀI THƯ

In an eMail he sent me, Trần Hoài Thư wrote: “You told me I am a ‘workaholic’. Yes, you’re exactly right. I would die an early death out of sadness if I do not have something to do.  My extremely hectic schedule keeps me happy. Joyful like flares that illuminate the darkness of life’s sunset. In two-week time, I was able to do the following: print Mai Thảo – Bài viết ở trang cuối;” prepare materials to write the upcoming issue No. 93 of Thư Quán Bản Thảo; scan, layout, put the finishing touch to the magazine Chính Văn… compose poems; do some writing … without stop. The spiritual food that nourishes the soul keeps me going all day. As for the food that nourishes the body, it’s not worth the attention.

Of course, being a “workaholic” does not mean you work when you feel you don’t know what to do with your idle limbs, cooking is also an art that brings pleasure to your palate you should enjoy. But, when one goes on typing with two fingers the 32 essays by Mai Thảo it is tantamount to self-inflicted pains or self-torture. Especially when one has been severely affected by a stroke.

It may take 4 or 5 tries before one can type a word correctly. Or to do a flipbook, one needs to scan an entire book, redo a layout, change to the correct size, attempt to reduce a page’s memory from kB to MB size so that the system can handle it.

How can you appreciate the fact that the letters I type possess a strange power that attracts me like a magnet? When you type a work that you like, the work itself no longer represents a choir but a pleasure, a blossoming! It radiates beauty. It’s art. For example, when I type this line in Mai Thảo’s essay Quán Bệnh:

Đêm tháng tám bên ngoài bát ngát sao.
Trong những lùm cây xôn xao, gió múa những thuyền đầy.

“A night in August outdoor – myriads of stars in the sky
In the clumps of grumbling trees, the wind dances in the full sails.”

I cannot help feeling ecstatic with each of the letters in the phrase gió múa những thuyền đầy”. Does the wind know how to dance? My friend, it’s just that we do not understand. Now, Mr. Mai Thảo has made everything clear, transparent. He explained it to me. It is that very thirst for understanding, knowledge that keeps this old man, going into his eighties, at his desk typing vigorously, tirelessly, without rest and likewise doing the printing vigorously, without stopping of a 200-page book as an offering to life!

Some people hold the viewpoint that old age is the time for you to enjoy, to be conscious of the ephemerality of life, find simple pleasure in your early morning sip of coffee, not to burden your mind with printing, searching old magazines for materials to finish your flipbook so that people can read free of charge … They cannot understand that I need to work. I need challenges. I need beauty … I can throw away hundreds of book covers without any second thoughts, no matter how much they cost. I only need a book cover – a beautiful one – And I’ll be happy. The power of art is quite surprising.

I, all of a sudden, think of my wife, my life companion. Yến is almost the personification of Pietà. Fully removed from the real world. Free of any worries or concerns. No longer conscious of the warm hand clasp burning with love of her husband, no longer able to acknowledge the presence of her son with her eyes twinkling with life … She no longer sits in her lotus position practicing yoga. She has her own space in her wheelchair, looking lost with her eyes searching a distant, dark world throughout those last 8 years…

I need to do something to save her from her current state of suffering, misery, stupor. All the shouting comes to nothing. The clasping of the hand means nothing. My only recourse is to grab the Iphone, turn on the song Tóc Mây sung by Sĩ Phú and press it close to her ears. I hope that the music will activate her tympanic membrane, awaken her brain, turn on the dead neurons, Tóc Mây. That’s the song you like me to play for you … Tóc Mây. In yesteryears your hair was still pitch black when you washed it with the water of the locust fruits. Now, instead of the locust fruits, her hair still looks black because it is being washed with the fruits of torments. I look into her eyes. They tell me she’s sleepy, about to doze off. So, the lyrics of that familiar song have performed a miracle. I say a miracle. Yến falls into a deep angelic sleep. It brings with it the peace we all crave for.

blank

Picture 16: More than ever,it is I who need that peace. Yến bought it with her tribulations.As for me, my work is not that taxing, that difficult… I type with an unsteady finger, full of errors! Please understand.

blank

Picture 17:During the pandemic, The Ngâu rains do not fall in July in the U.S.she sitting in a wheelchair, heclutching a walkerthe lovers Ngưu Lang Chức Nữ of modern days. They have only 15 minutes to look at each other in front the door of the nursing home Ashbrook, New Jersey. [ photo by Trần Quí Thoại 2021 ]

BÀI THƠ NGƯU LANG

Now, the modern-day lovers Ngưu and Chức* have aged
He moves with a walker after a recent stroke
She escapes the Coronavirus’ yoke
The two lovers long for the Ngâu rain to fall so they can meet
In July, in the U.S., the heavy, sudden Ngâu rain does not fall
Their voluminous teardrops pour on a diamond stone
Out of it, an impermanent flower blooms.

* According to Chinese folk tale, Ngưu Lang/ the Cowherd and Chức Nữ/ the weaver girl were a pair of lovers. Because their love was not approved by Heaven, they were banished to opposite sides of a river in the Milky Way. Once a year, during the season of the Ngâu rain, on the seventh day of the seventh month in the lunar calendar, a flock of magpies would gather and form a bridge for them to cross and meet

NGÔ THẾ VINH

Saigon 06.18.1971 – New Jersey 06.18.2021
[The gold wedding anniversary of Nguyễn Ngọc Yến – Trần Hoài Thư ] 

REFERENCES:

    1. Lê Ngộ Châu. Bách Khoa 160 Phan Đình Phùng Sài Gòn
      https://www.diendantheky.net/2011/09/le-ngo-chau-160-phan-inh-phung.html

    1. Báo SVYK Tình Thương, 113 Nguyễn Bỉnh Khiêm Sài Gòn
      http://vietecologypress.blogspot.com/p/tinh-thuong.html

    1. Phạm Cao Hoàng. Trang Văn Học Nghệ Thuật
      http://blogphamcaohoangtacgia.blogspot.com/2013/06/tran-hoai-thu.html

    1. Ngô Thế Vinh. Chân Dung VHNT & VH, Việt Ecology Press 2017
      Chan Dung Van Hoc Nghe Thuat & Van Hoa (full color version)(Vietnamese Edition)

    1. Cơn Giông. Trần Hoài Thư. Tạp chí Bách Khoa 1969, số 288.
      https://nhatbook.com/wp-content/uploads/2019/04/nhatbook-Tap-chi-Bach-Khoa-so-288-1969.pdf

    1. Cảm Tạ Văn Chương. Trần Hoài Thư. Tạp Chí Thư Quán Bản Thảo. Ấn bản đặc biệt Tháng 10/2020.

  1. Trần Hoài Thư và Ngọc Yến với con chim chằng nghịch và nỗi nhớ quê. Ngô Thế Vinh.
    http://vietecologypress.blogspot.com/2021/05/tran-hoai-thu-va-ngoc-yen-voi-con-chim.html

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuốn sách này không ở đâu có, kể cả thư viện quốc hội Hoa Kỳ. Chỉ bạn có và người Việt có. Nhưng bạn không thể đọc hết hơn ngàn trang trong một lần. Chỉ đọc bài nào vừa ý. Những bài khác cứ hẹn tái ngộ, vì, có khi, một hôm bạn sẽ thích một bài mà bạn không thích trước đây. Có thích mới muốn đọc nhưng thích là động lực tâm tình giới hạn trí tuệ.
Trong số khách đến viếng chùa, có người con gái chừng độ tuổi trăng tròn, không son phấn điểm trang, nhưng nàng trông thật diễm lệ. Nàng nâng niu từng cành hoa mẫu đơn. Trong lúc sơ ý nàng vướn gẫy một cành hoa. Người coi vườn bắt trói nàng đòi tiền chuộc tội.
Lần cuối, nghĩa là lần mới nhất, không phải là lần cuối cùng, tôi gặp Trương Vũ tại nhà của Trần Vũ, khi Trương Vũ ghé Quận Cam, trước khi anh bay lên Bắc California để thăm chị ruột của anh, họa sĩ Trương Thị Thịnh. Lúc đó là, có lẽ năm ngoái. Lúc đó, mối giao tình của Trương Vũ và tôi đã trải rộng từ hơn ba thập niên, từ những ngày tôi còn ở Miền Đông Hoa Kỳ. Thời xa xưa, tôi gọi anh bằng tên là anh Sơn, anh Trương Hồng Sơn, khi nhìn anh như một nhà khoa học. Và nhiều năm sau, khi đọc nhiều bài viết của anh trên Văn Học và Hợp Lưu, tôi gọi anh qua bút hiệu là Trương Vũ. Rồi vài năm gần đây là nhìn anh như họa sĩ. Thời gian đã cho anh hiển lộ qua nhiều tài năng, và với rất nhiều tóc bạc. Nhưng nụ cười của Trương Vũ vẫn hiền lành, đôi mắt vẫn tinh anh, cử chỉ và thái độ vẫn luôn là từ tốn, cẩn trọng, dịu dàng.
Trải qua gần bảy thập niên, từ cuối thập niên 1950’ đến nay, trong lãnh vực báo chí và văn chương, tên tuổi Trần Dạ Từ, Nhã Ca nổi bật, quen thuộc với giới báo chí, văn nghệ sỹ và độc giả từ miền Nam Việt Nam ở hải ngoại. Với nhiều bài viết về Trần Dạ Từ trên nhiều khía cạnh trong sự nghiệp và sáng tác nên nếu viết cũng là sự lặp lại, vì vậy trong bài viết nầy trích dẫn bạn văn, bạn tù đã sống gần gũi nhau đã viết về ông, nhất là bạn tù.
Ông Tri vung tay hất đổ chén canh, vỡ nhiều mảnh trên nền nhà, tung toé mùng tơi và tôm khô. Ông đưa tay lên lần thứ hai, muốn tát vào mặt con rể. Anh nắm tay ông lại. Lòng tung tóe giận dữ. Ánh mắt giết người làm ông sợ hãi. Rụt tay lại. Quay mặt vào vách. Anh hít một hơi đầy, thở mạnh ra. Xả cơn giận. Đứng lên đi dọn dẹp. Những mảnh chén vỡ làm anh nhớ lại lần đầu tiên khi anh đến nhà thăm Lài, ông Tri đã giận dữ đập vỡ tách trà vì không muốn con gái ông quen biết với người nhìn bề ngoài trông giống du đảng, tóc dài và ăn mặc không tiêu chuẩn.
Măc dầu câu kết của hai bài thơ của họ Thôi và ho Lý đều kết thúc bởi câu “sử nhân sầu” Nhưng cái buồn của họ Thôi, cái buồn của người hiểu thế sự. Cái buồn của họ Lý là cái buồn tích cực nhập thế. Họ Thôi thì nhớ về quê hương còn họ Lý thì nhớ thủ đô Tràng An. Như vậy xem ra mối sâu của Thôi Hiệu và của Lý Bạch không giống nhau. Hai bài thơ có những ưu điểm riêng, bổ túc cho nhau.
Bài thơ Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường vào đầu thế kỷ XIX của khuyết danh chỉ đề cập tổng quát, được đề cập nhiều (Sau nầy có bài thơ của Nguyễn Bính nhưng không có gọi tên phố phường). Tác phẩm Hà Nội 36 Phố Phường của nhà văn Thạch Lam (1910-1942) ấn hành năm 1943 được phổ biến rộng rãi, được mọi người biết đến nếp sống, sinh hoạt… của Hà Nội xa xưa.
Nhà thơ Đinh Hùng sinh ngày 3/7/1920, làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông. Ông là con út trong gia đình gồm sáu anh chị em: anh cả là Đinh Lân, các chị là Loan, Yến, Hồng, Oanh. Chị Đinh Thục Oanh lập gia đình với nhà thơ Vũ Hoàng Chương (1915-1976). Đinh Hùng theo bậc tiểu học tại trường Sinh Từ, rồi bậc trung học tại trường trường Bưởi, Hà Nội. Và sau khi đậu bằng Cao Đẳng Tiểu Học (Diplôme d’Étude Primaire Supérieurs Franco-Indigène) thường gọi là bằng Thành Chung. Ông được học bổng tiếp tục đèn sách để thi Tú Tài bản xứ thì “Thần Ái tình đã hiện đến cùng một lúc với sự thành công đầy hứa hẹn” (theo lời kể của ông anh rể Vũ Hoàng Chương), khiến ông bỏ ngang để đi viết văn, làm thơ. Năm 1943, ông xuất bản tập văn xuôi Đám Ma Tôi nhưng sau đó nổi tiếng với bài thơ Kỳ Nữ. Năm 1944, nhà thơ Vũ Hoàng Chương cưới bà Thục Oanh đưa về Nam Định sinh sống, ông ở lại Hà Nội và cho ra đời giai phẩm Dạ Đài, và năm này, ông cùng vợ là bà Nguyễn Thị Thanh về Thái Bình dạy học.
Cha anh, ông Thụ, là một người trung bình về mọi phương diện. Ưa thích quyền lực nhưng không thỏa mãn. Quyền lực mà ông có nhiều nhất là đối với vợ con. Đứa con trai duy nhất, “Em à, số vợ chồng mình thật xui. Có một đứa con mà nó lại sống ở trên mây.” _”Còn hơn nó chết à?” Thú vui lựa chọn của ông Thụ là tập bắn súng. Súng trường, súng lục, súng nào ông bắn cũng giỏi. Đã đoạt một số giải thưởng bắn thi. Và dĩ nhiên, ông muốn truyền tài năng này cho con trai. Năm 17 tuổi anh đã đoạt giải quán quân về tầm bắn xa 200 mét. Khi anh đeo dây huy chương trên cổ, tay cầm cái cúp giải thưởng, cha anh đã ôm anh thật chặt, Hơi nóng ấm áp chuyền qua làn áo vải. Ông đã tìm thấy ông và anh đã tìm thấy cha. Tính tình cha con anh có nhiều chuyện khác nhau, từ sở thích đến suy nghĩ. Khi còn nhỏ, anh không thích ăn thịt. Ông ăn thịt bò bíp-tết hai ngày mỗi tuần. Mỗi lần ăn, ông cắt thịt ra từng mảnh nhỏ, bắt anh hả miệng và đút vào. _”Nhai đi.” Cùng một cách ra lệnh, _”Nghĩ đi”, _”Làm đi”, _”Thở đi” _Số
Mẹ tôi, sinh nhật nào cũng bốn cây bạch lạp thắp sáng, năm nào bà cũng bốn mươi tuổi, không già hơn. Sinh nhật năm nay cũng vậy. Đàn cháu hát hăm hở Happy Birthday mừng bà nội. Mừng điều gì, tôi không biết. Sống lâu? Bà gần như không bao giờ chết. Xinh đẹp? Bà có bao giờ thay đổi đâu. Khỏe mạnh? Bà sẽ không bao giờ bệnh. Có lẽ con gái tôi biết được điều gì tôi không biết. “Chúc bà nội năm nay có tình yêu.” Cả đám con cháu cười vang kèm theo tiếng vỗ tay. Mẹ cười âu yếm. Trong căn phòng khách này, tôi là người già nhất và là người lạc hậu nhất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.