Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Ngẫm Về Trường Cũ

22/02/202110:52:00(Xem: 2653)

Le Ngoc Chau

 

Dẫn nhập: Wuhan-Virus từ China (sic) gây ra biết bao tang tóc khắp nơi trên thế giới. Hàng triệu người nhiễm trùng và bị tử vong đã được ghi nhận. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, tài chánh ... Nhiều hãng xưởng, cửa tiệm bị phá sản. Nhân viên phải làm việc ở nhà, Đại học, trường học, vườn trẻ, tiệm bán sách, tiệm hớt tóc, nhà hàng … phải đóng cửa. Lệnh giới nghiêm được ban hành khắp nơi trên thế giới để ngăn chận sự lây lan nhanh, rộng của Wuhan Virus. Đời sống bị đảo lộn vì đại dịch Corona.

 

Điều đáng mừng là từ vài tuần qua nhiều quốc gia trong đó có Đức chích ngừa Corona cho dân chúng (tuy Đức đang trở ngại chưa có đầy đủ thuốc để chích ngừa) nên hy vọng sự lây lan ngừng lại và đời sống từ từ sẽ trở lại bình thường như trước khi có đại dịch Corona. Điều đang lo ngại là vi khuẩn biến thể - một loại virus mới khác- đang lan truyền ở Anh, Đức … làm cho mọi người lo sợ.

 

Cũng nói ra luôn sự khó khăn mà giới lãnh đạo của Đức hay khối EU nói chung là dân chúng sống tự do quen rồi, thích đi du lịch đây đó, thích đi tắm biển … nên bị gò bó quá họ bực mình nên đôi khi "bất cần" và làm các điều họ thích khiến cho giới lãnh đạo cũng khó xử. Dù gì thì tiện tại hầu hết mọi người ai cũng ao ước có một đời sống như trước đại dịch, càng nhanh càng tốt.

 

***  

 

Thời tiết như mùa xuân với nhiệt độ khoảng 20 độ C (20 Grad Celsius) vào gần cuối tháng Hai, giữa mùa Đông ở Đức nói riêng thu hút mọi người ra ngoài NHƯNG biện pháp lockdown nghiêm ngặt đến ngày 07.03.2021 vì đại dịch đang khóa chân dân Đức.

 

Các chuyên gia từ Bộ Y tế và các đảng phái đã cảnh báo dân Đức nên đề cao cảnh giác vì sự nguy hiểm của dịch corona vẫn còn đó và có thể tái phát bất kỳ lúc nào, mặc dù có đảng muốn kiếm phiếu trong kỳ bầu cử Quốc hội vào mùa thu 2021 tại Đức nên đã lên tiếng chỉ trích biện pháp lockdown nghiêm ngặt hiện tại của chính phủ liên bang và tiểu bang.

 

Có thể nói, dân Đức quen nếp sống tự do rồi. Họ thích hưởng thụ, tắm nắng hay du lịch đó đây, thích đi trượt tuyết, đi tắm biển tại các nước như Ý, Tây Ban Nha … nên họ rất khó chịu khi phải bó chân nằm nhà. Người viết nói riêng, nghĩ lại thời sinh viên vì lý do tài chính (tiền để ăn học còn chưa đủ lấy đâu ăn chơi!) "cố thủ tại địa phương" suốt những năm còn đi học nên quen rồi vì vậy chuyện nằm nhà vì locdown có thể nói cũng chỉ là chuyện nhỏ. Nằm nhà chán thật nên tìm cách giải trí với vài hobbys biết được nhờ tự hàm mò hàm thụ trên internet mà ông thầy là google.

 

Trước Tết Ta 2021 tình cờ thấy bài thơ của thi sĩ Vivi phổ biến trên nhóm (internet) liên quan đến trường xưa với tiêu đề "NGẪM VỀ TRƯỜNG CŨ" tôi lấy xuống cất đó. Vài ngày qua lợi dụng lockdowm tôi lôi nó ra phổ nhạc giải trí cho đỡ buồn. Xí xọn (là nghề của tôi) cho nên hai ba ngày liên tiếp lục tìm hình trên mạng. May mắn tìm được (giới hạn) một số hình ảnh trường cũ của thời Việt Nam Cộng Hoà (tôi ưu tiên hình ảnh các trường thời VNCH trước 1975) mà tôi đã nghe đến cũng như có lần ghé qua) và thực hiện một video clip theo ý riêng. Chưa hết, tôi đi xa hơn chút xíu và đã xí xọn không những chỉ sử dụng hình của Thầy Cô và một số trường học ở Qui Nhơn/Bình Định mà còn sử dụng cả hình ảnh, học sinh, sinh viên của một số trường và đại học nổi tiếng của thời VNCH, từ Huế đến vùng cao nguyên, Nha Trang, Đà Lạt, Ban Mê Thuật cho đến Sài Gòn để hoàn thành video clip.

 

Chưa dừng lại ở đó, lợi dụng thời gian "nằm nha vì dịch Corona xài không hết" tui (thú thật chẳng biết nhờ ai lúc này, chưa nói đến rất khó thử hòa âm trải nghiệm và "hét" luôn) mặc dù tôi 111% không phải là ca-nhạc sĩ. Đối với tôi nhạc đơn thuần chỉ để giải trí và là nghiệp dư thôi. "Hét" xong thì thực hiện luôn video clip cho đủ bộ. Tạm vòng vo giới thiệu như vậy. Mong hoan hỷ.

 

Bây giờ trở lại với thi phẩm. Tiêu đề của bài thơ tự nó đã diễn tả tất cả "Ngẫm về TRƯỜNG CŨ".

 

Tôi thích ngay hai câu đầu của bài thơ đã "điểm trúng" tâm trạng của mình. Vâng, từ sau tháng Tư năm 1975 tôi nói riêng - kể từ khi xin tị nạn ở Đức - chưa có dịp về thăm lại trường xưa:

Lâu quá ! Chưa lần về thăm lại

Mái trường yêu thuở dại năm nao

 

Nếu không lầm (vì lâu quá rồi), tác giả thay tôi đã diễn tả một cách ngắn gọn, thực tế:

 

Hàng cây phượng vĩ lao xao

Hứng trời u ám, gió gào nắng mưa

 

Và quá đúng khi tác giả nhắc đến Thầy Cô vì rõ ràng chính học trò ngày xưa bây giờ hầu như ai cũng lớn tuổi hết rồi cũng như (có thể) không biết rõ bây giờ đang ở đâu:

 

Thầy cô nay lưa thưa đầu bạc

Ở quê nhà hay lạc nơi đâu

 

Ưu tư nơi xứ người nói chung mấy ai tránh khỏi?. Là người trong cuộc, hơn 45 năm biệt xứ sống tha phương cầu thực nên cá nhân người viết đồng cảm với tác giả (chưa quen biết ngoài đời) có thể nói hiểu rõ cảm tưởng này, được thi sĩ tác giả héo léo diễn tả qua lời thơ:

 

Thói đời gieo lắm ưu sầu

Xứ người tủi nhớ, mắt sâu thâm quầng

 

Mong ước của tác giả qua đoạn thơ sau đây, tuy giản dị nhưng phản ảnh sự thật và ước vọng của những đứa con Việt Nam vì hoàn cảnh phải sống tha phương dù quê hương vẫn còn đó:

 

Bạn bè lạc từ lâu không gặp

Chưa lần nào họp mặt chúc nhau

Những lời xóa vết buồn đau

Cho hoa tình nở muôn màu đẹp tươi

 

Hai câu thơ dưới đây tự nó đã diễn tả tâm trạng của những người trong cuộc đã một lần vội vã tìm cách rời bỏ quê hương, thân nhân và bạn bè trong khoảng thời gian vào tháng Ba, tháng Tư năm 1975 khi miền Nam sắp mất và sau đó là làn sóng vượt biên, vượt biển đi tìm Tự Do.

 

Ôi ! Nhớ quá mấy mươi xuân biệt

Ngày ra đi không kịp vẫy chào

 

Vuối cùng, có lẽ là lời than vãn của những người Việt Nam chấp nhận kiếp sống tha hương từ sau 1975 … khi nhìn lại mình và quê hương yêu dấu:

 

Nước non Non nước nghẹn ngào

Đôi giày lủng gót buồn trao nợ đời !

 

Có thể nói, ai trong chúng ta đều có lần cấp sách đến trường và đều có ngôi trường cũ dù đó là trường mẫu giáo, trung tiểu học hay đại học. Để kết thúc bài phóng tác tôi xin giới thiệu và mời Quý Thầy Cô, quý vị, thi sĩ tác giả Vivi, bạn bè, thân hữu và độc giả theo dõi video clip do tôi tự biên tự diễn (tất cả nhờ/với khả năng tự học mò hàm thụ) đã được đưa lên Youtube. Rất tiếc hình ảnh giới hạn, hơn nữa lại tự thu âm tài tử với máy Digitalcamera nhỏ, loại bỏ túi, không mixed, không lọc âm thanh nên mong quý vị hoan hỷ cho mọi sự !. Đa tạ.

 

NGẪM VỀ TRƯỜNG CŨ

Thơ: Vivi

Phổ nhạc, hát nhanh (hát hay không bằng hay hát), hòa âm trải nghiệm, video: LNChâu6168

 

https://www.youtube.com/watch?v=Qx5SIPVrjCA&feature=youtu.be

 

 

*  © Lê Ngọc Châu - Nam Đức, ngày 22.02.2021 + hình internet & minh họa.

* Xin tùy nghi phổ biến nhưng vui lòng ghi xuất xứ/nguồn. Cám ơn (LNC).     

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khán thính giả yêu nhạc Từ Công Phụng sẽ có dịp nghe nhạc, mua sách, gặp mặt, được ký tặng sách tại hai buổi chiều cuối tuần Thứ Bảy 21/09 và Chủ Nhật 22/09/2024, từ 2:00 PM đến 6:00 PM, tại Phòng Sinh Hoạt Báo Người Việt (14771 Moran St. Westminster) qua chương trình nhạc để giới thiệu Tuyển Tập Tình Khúc Từ Công Phụng. Đây là một tuyển tập bao gồm toàn bộ những tình khúc của Từ Công Phụng trước và sau 1975, cùng những bài viết về người nhạc sĩ tài hoa này từ người thân và bằng hữu.
Vào tối ngày Thứ Bảy 31 tháng 8 tới đây, tại sân khấu ngoài trời Garden Grove Amphitheater (12762 Main Street, Garden Grove CA 92843), Đài Truyền Hình SBTN, hội thiện nguyện Bên Em Đang Có Ta sẽ có một sự kiện đặc biệt dành cho những người yêu nhạc: Đại Hội Nhạc Trẻ Mùa Hè 2024 (SBTN Music Festival). Nhiều ca sĩ hải ngoại nổi tiếng sẽ có mặt để cống hiến một chương trình ca nhạc đặc sắc cho khán giả. Hai ca nhạc sĩ Sỹ Đan, Việt Khang đã có cuộc trả lời phỏng vấn ngắn với Việt Báo, chia sẻ tâm tình của mình về Đại Hội Nhạc Trẻ Mùa Hè 2024.
Trong số truyện ngắn của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, “Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều” trong tập truyện Gìn Vàng Giữ Ngọc có lẽ là tác phẩm được độc giả nhắc đến nhiều nhất. Dựa trên câu chuyện cơ cực có thật của chính gia đình mình trong thời toàn quốc kháng chiến chống Pháp, Doãn Quốc Sỹ đã kể lại với một cách nhìn nhân bản, kết thúc với đoạn văn được những người hâm mộ trích lại nhiều nhất: “…Ở thế giới thực dân tư bản người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn; ở thế giới thực dân cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua được bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành…”
Vương Trùng Dương, tên khai sinh là Trần Ngọc Dưỡng, sinh đầu tháng 2 năm 1945 (âm lịch tuổi Giáp Thân) tại Quảng Nam. Gia đình của Dương, từ lâu, định cư tại Chợ Được, một ngôi chợ khang trang nằm bên bờ sông Trường. Chợ cũng là bến ghe thuyền. Đò dọc theo sông dài, đò ngang qua bên kia sông là vùng ven biển Đông. Gần biển, những đêm mùa đông, trong chiếu chăn hãy còn nghe tiếng sóng biển ầm vang.
Nhà xuất bản nổi tiếng của Hoa Kỳ Barnes and Noble vừa phát hành cuốn hồi ký 500 trang của Kiều Chinh. Giới văn chương Mỹ gọi cô là nghệ sĩ lưu vong. Tra cứu trên Internet chúng ta thấy bản văn Anh ngữ nhà Barnes khen ngợi tác giả. Bản văn Việt Ngữ khen ngợi cô Kiều Chinh do nữ đại úy Phan của quân lực Mỹ viết. Cuốn hồi ký đặc biệt này đã ghi bán 30 đồng giấy thường và sách bìa cứng giá 40 đồng. Đại úy Phan là nữ quân nhân trẻ hiếm có đọc được cuốn hồi ký tiếng Việt đã ước mong rằng sẽ có phiên bản Anh Ngữ sớm phát hành.
Khi nói đến âm nhạc, người ta thường liên tưởng đến khái niệm về “tâm hồn” hay “cảm xúc”. Khi nói đến giáo dục lại thường liên kết với “trí tuệ”. Một bên là nghệ thuật, một bên là tri thức. Một bên là những chàng nghệ sĩ, một bên là những nhà mô phạm. Thực ra hai lĩnh vực này có nhiều khi đan lẫn, kết hợp với nhau. Âm nhạc là một ngành học với học vị lên tới tiến sĩ, không thua kém gì học bác sĩ, kỹ sư. Và khoa học đã chứng minh từ lâu rằng học âm nhạc góp phần phát triển khả năng trí tuệ toàn diện cho trẻ em.
Cuốn phim Từ Sài Gòn đến Điện biên Phủ cũng được ra mắt lần đầu tiên tại Hoa Kỳ. Phim do hãng Mỹ Vân hoàn tất tại Việt Nam trước 1975. Chưa từng chiếu được giữ lại trên 50 năm qua sẽ ra mắt đồng bào rất may mắn tại San Jose. Xin mời đến để gặp Kiều Chinh và Sài Gòn sau hơn nửa thế kỷ. Vào 1 giờ chiều thứ bẩy 27 tháng 7-2024 tại hội trường Santa Clara County
Vào chiều Chủ Nhật cuối Tháng Sáu, khoảng hơn 400 khán giả đã ngồi chật khán phòng của Huntington Beach Central Library Theater để cổ vũ cho các tài năng âm nhạc trẻ gốc Việt trong chương trình nhạc Emê Concert 2, chủ đề “I Wish It So”.
Thỉnh thoảng có một ngày vui. Gặp nhau trong thân tình, được bày lộ nỗi lòng, nâng ly rượu giao hòa. Đó là buổi ra mắt tập thơ của Họa sĩ Khánh Trường. Chiều, của một ngày cuối cùng tháng Sáu, 2024. Trời Nam Cali mát dịu. Tôi và Kim đến rất đúng giờ nhưng phòng họp đã đầy chật bằng hữu. Tấm lòng yêu mến Khánh Trường quả là rõ thực. Tay này đa tài trên khắp nẻo, hội họa, văn chương, báo chí, cả ngang tàng một cõi thời trai trẻ. Bỗng đủ thứ bệnh tật đến rần rần như rủ nhau đi xem hội. Trên hai mươi năm nay ung thư thanh quản, hộc máu, tắt tiếng, đột quỵ, ngồi xe lăn, bại thận, mỗi tuần bị lụi kim, kim bự tổ chảng, vào người thay máu hai lần. Nhìn hai cổ/ cánh tay của Khánh Trường, từng đụn da thịt gồ lên thấp xuống, như cái dãy… Trường sơn thu nhỏ.
Nhà thơ Đỗ Quý Toàn nói về Khánh Trường-nhà thơ đã không quên nhắc lại “Khánh Trường là người làm được rất nhiều thứ, không những ông là họa sĩ, nhà thơ, mà ông viết văn rất hay. Tôi rất thích đọc truyện Khánh Trường. Nhưng điều tôi phục nhất là Khánh Trường của Hợp Lưu. Khánh Trường của nguyên tắc làm theo ý mình, trái ý thiên hạ. Người ta cho là anh ta phản kháng hay nổi loạn, nhưng theo tôi, KT chỉ làm cái gì mình cho là đúng, hay, phải làm. Tôi rất khâm phục.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.