Có Bao Nhiêu Phụ Nữ Trong Quốc Hội Mỹ Hiện Nay?

20/11/202000:00:00(Xem: 2395)
CO BAO NHIEU PHU NU TRONG QH 01 rv

Jahana Hayes (trái) và Lauren Underwood được tái đắc cử vào Dân Biểu Quốc Hội. (www.theconversation.com)

 
Có phải Quốc Hội Hoa Kỳ là nơi các đấng mày râu thống lĩnh? Có bao nhiêu phụ nữ ở trong Quốc Hội Mỹ và họ thuộc vào thành phần nào? Đó là những vấn đề lôi cuốn sự quan tâm của nhiều người khi xã hội và chính trường Mỹ ngày càng biến động. Giáo Sư về Khoa Học Chính Trị Sharon Austin tại Đại Học University of Florida đã có bài phân tích cặn kẽ về vấn đề này được đăng trên trang mạng toàn cầu www.theconversation.com hôm 16 tháng 11 năm 2020. Việt Báo xin dịch để cống hiến cho độc giả tường lãm.
 
*******
 
Các phụ nữ sẽ có ít nhất 14 ghế trong Quốc Hội Thứ 117, đạt mức kỷ lục mới đối với đại diện phụ nữ.

Trong năm 2018, toàn quốc đã bầu 127 phụ nữ -- và 48 phụ nữ da màu – vào Hạ Viện và Thượng Viện. Vào ngày 3 tháng 1 sắp tới, ít nhất 141 phụ nữ, gồm 51 phụ nữ da màu sẽ được tuyên thệ nhậm chức. 8 cuộc tranh cử liên quan đến phụ nữ chưa được tuyên bố tính tới ngày 16 tháng 11, có nghĩa là con số này có thể sẽ còn cao hơn.

Phụ nữ sẽ chiếm ít nhất 27% của Hạ Viện và 24% của Thượng Viện. Con số Thượng Viện không gồm Phó Tổng Thống đắc cử Kamala Harris, hay Kelly Loeffler, Cộng Hòa tại Georgia liên quan đến cuộc bầu cử bất thường sẽ diễn ra sau khi Quốc Hội tuyên thệ nhậm chức. Phụ nữ chiếm 50.52% dân số Hoa Kỳ.

Sức mạnh cho thấy các phụ nữ Cộng Hòa đã giúp cho chiều hướng này, với ít nhất 36 người phục vụ trong Quốc Hội sắp tới, so với 22 hiện nay.
Qua suốt sự nghiệp hơn 20 năm của tôi làm giáo sư khoa học chính trị, tôi đã nghiên cứu đại diện của phụ nữ trong các cuộc bầu cử thị trưởng, quốc hội, thống đốc và tổng thống.

Sau đây là tìm hiểu của tôi đối với số phụ nữ tại Quốc Hội theo sau cuộc bầu cử năm 2020.
 
Vào đó để giành chiến thắng
 
Người ta thường nói rằng “Khi phụ nữ tranh cử, phụ nữ thắng,” và năm 2020 cũng đã chứng kiến con số kỷ lục của phụ nữ tranh cử trong các cuộc bầu cử quốc hội.

Nói chung, 643 phụ nữ đã là ứng cử viên trong các cuộc bầu cử sơ bộ quốc hội, gồm con số kỷ lục của các phụ nữ Á Châu hay Đảo Thái Bình Dương, La Tinh, Trung Đông hay Bắc Phi và người Mỹ Bản Xứ.

Phụ nữ Da Đen cũng đạt kỷ lục mới trong năm 2020 với 117 phụ nữ vào các bầu cử sơ bộ đối với Hạ Viện và 13 đối với Thượng Viện Hoa Kỳ, theo Trung Tâm Phụ Nữ Mỹ và Chính Trị (CAWP).
 
Tiếp tục tăng thêm
 
Nhiều phụ nữ lần đầu được đắc cử vào Quốc Hội trong năm 2018 vẫn còn giữ được ghế.

Tất cả 4 thành viên của “the Squad” được tái đắc cử. Những phụ nữ này -- Ayanna Pressley, Ilhan Omar, Alexandria Ocasio-Cortez và Rashida Tlaib – các phụ nữ Dân Chủ da màu được biết vì các chính sách cấp tiến của họ, gồm Green New Deal.

Cũng được tái đắc cử là các phụ nữ lần đầu đắc cử vào năm 2018 như nhà lập pháp Dân Chủ tại Illinois Lauren Underwood, người chiến thắng trong địa hạt Cộng Hòa đa số; Jahana Hayes, phụ nữ Da Đen đầu tiên đại diện Connecticut; và Lucy McBath của Georgia, người chiến thắng Dân Chủ trong địa hạt Cộng Hòa đã thắng qua 4 thập niên.

Các cuộc tái đắc cử này chứng tỏ rằng các chiến thắng của họ trong “đợt sóng” năm 2018 đã không phải là cú sốc tình cờ và rằng họ có thực lực trong Quốc Hội.

Trong một số cuộc tranh cử quốc hội năm 2020, các phụ nữ người Mỹ gốc Phi Châu đã cạnh tranh nhau – một dấu hiệu của sự tham gia mạnh mẽ của họ. Thí dụ, Val Demings của Florida, Frederica Wilson của Florida và Nikema Williams của Georgia – những người sẽ nối tiếp thần tượng dân quyền John Lewis vừa qua đời – đã thắng các cuộc tranh củ quốc hội của họ sau khi đánh bại các phụ nữ Da Đen khác.
 
Những người mới đáng chú ý
 
Lớp người mới trong các Dân Biểu Hạ Viện sẽ gồm ít nhất 26 phụ nữ phục vụ nhiệm kỳ đầu tiên của họ.

Cori Bush, nhà hoạt động cho Black Lives Matter, đã trở thành nữ dân biểu Da Đen đầu tiên của Missouri. Bà đại diện một địa hạt gồm các thành phố St. Louis và Ferguson, nơi cảnh sát đã giết một vị thành niên Mỹ gốc Phi Châu Michael Brown vào năm 2014. Ferguson cũng đã bầu thị trưởng Da Đen và phụ nữ đầu tiên trong năm nay.


CO BAO NHIEU PHU NU TRONG QH 02

Activist Cori Bush đại diện Missouri trong Quốc Hội Thứ 117. (www.theconversation.com)


Bush đã đánh bại Dân Biểu Hoa Kỳ người Mỹ gốc Phi Châu William Lacy Clay. Clay và cha của ông đã đại diện cho địa hạt này trên 50 năm.
Các phụ nữ da màu khác vào Hạ Viện lần đầu gồm cựu ký giả Đài Telemundo là Maria Elvira Salazar, đảng Cộng Hòa người đã bứng ghế Donna Shalala tại Flordia, và luật sư Teresa Leger Fernandez, Dân Chủ từ New Mexico.

Marilyn Strickland, cựu thị trưởng Tacoma, tiểu bang Washington, sẽ là phụ nữ Mỹ gốc Đại Hàn đầu tiên được bầu vào Quốc Hội và đại diện Da Đen đầu tiên từ Tiểu Bang Washington.
 
Như vậy ai thua?
 
Joyce Elliott của Arkansas là cựu giáo viên và nhà lập pháp tiểu bang, thua cuộc chạy đua để trở thành người Mỹ gốc Phi Châu đầu tiên trong quốc hội từ Arkansas.

Pam Keith của Florida là cựu quân nhân và luật sư, thua rất xa cho đối thủ Cộng Hòa của bà.

Patricia Timmons-Goodson, thành viên Mỹ gốc Phi Châu đầu tiên của Tối Cao Pháp Viện North Carolina là người được Barack Obama bổ nhiệm làm chánh án liên bang nhưng bị các nhà lập pháp Cộng Hòa chận đường, bị thua ghế Quốc Hội.

Người bị thua khác là Marquita Bradshaw của Tennessee, một bà mẹ độc thân và là nhà hoạt động môi trường là người đáng lẽ trở thành phụ nữ Da Đen đầu tiên trong quốc hội của Tennessee nếu bà thắng.

Tamika Hamilton của California, Vivian Chids của Georgia, Kimberly Klacid của Maryland và Lavern Groe của Ohio tất cả đều là Cộng Hòa tranh cử tại các địa hạt Dân Chủ đông nhất, nhưng không ai thắng vào đêm bầu cử. Tất cả phụ nữ Da Đen trong dân biểu quốc hội – với ngoại lệ là Mia Love của Utah, là người phục vụ 2 nhiệm kỳ trong Hạ Viện – đều là Dân Chủ, cho thấy rằng con đường chiến thắng thì đặc biệt dốc ghềnh đối với các phụ nữ Cộng Hòa Da Đen.

Candace Valenzuela đã có thể trở thành người Mỹ gốc Phi Châu-La Tinh đầu tiên trong Quốc Hội, nhưng bị thua trong cuộc tranh cử địa hạt quốc hội 24 của Texas đối với Beth Van Duyne là Cộng Hòa, là cựu viên chức chính phủ Trump.

Dù họ bị thua, các ứng cử viên đều hàm ý rằng ngày càng có nhiều phụ nữ da màu sẽ tiếp tục tranh cử Quốc Hội khi cả Dân Chủ và Cộng Hòa và có thể thắng lần kế tiếp.
 
Phải chăng là chính quyền của đàn ông da trắng?
 
Hầu như cả dòng lịch sử, các thành viên của Lưỡng Viện Quốc Hội đều là những người đàn ông da trắng.

Sự đơn điệu đó đã bắt đầu bị phá vỡ vào năm 1916 khi Jeannette Rankin của Montana thắng cuộc bầu cử trở thành nữ dân biểu quốc hội đầu tiên. Vào năm 1964, Patsy Mink của Hawaii đã trở thành người Mỹ gốc Châu Á đầu tiên được bầu vào quốc hội. Ileana Ros-Lehtinen của Florida, trở thành người Mỹ gốc La Tinh đầu tiên được bầu vào năm 1989.

Năm 1968, Shirley Chisholm đã trở thành phụ nữ Da Đen đầu tiên phục vụ trong Quốc Hội. 4 năm sau, thêm 2 người phụ nữ Da Đen khác đã vào Quốc Hội, là Barbara Jordan của Texas và Yvonne Brathwaite-Burke của California.

Chisholm gọi các phụ nữ Da Đen là “những chất xúc tác cho sự thay đổi” trong chính trị. Dân Biểu Maxine Waters, nhà Dân Chủ từ California, đã từng viết tweet rằng, “Tôi không thể bị dọa nạt và tôi sẽ không đi đâu cả.”

Lý thuyết về sự tương giao tương liên của Giáo Sư Kimberle Crenshaw cho thấy các phụ nữ Da Đen bị kỳ thị bởi vì “mối tương giao” của chủng tộc, giới tính và giai cấp của họ. Kết quả là họ gặp phải sự bất lợi khi tranh cử vào các chức vụ chính quyền.

Một vài phụ nữ mà tôi đã đề cập đã đối diện nhiều bất lợi liên quan tới chủng tộc, giới tính và giai cấp của họ khi tranh cử chống lại các đương kim có nhiều tài trợ. Tuy nhiên, tác phẩm của tôi trong lãnh vực phụ nữ và chính trị cũng cho thấy rằng truyền thống lâu đời của sự lãnh đạo chính trị của phụ nữ Da Đen tại Mỹ đang có xung lực. Dù một số phụ nữ thua, đại diện của họ có, và sẽ tiếp tục gia tăng trong Quốc Hội.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm 2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảnh giác về tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị" của một bộ phận Thanh niên, nhưng 6 năm sau vấn đề suy thoái tư tưởng mới được “khắc phục một bước”. Tại sao lại chậm rùa bò như thế?
Có lẽ cũng không “êm ả” lắm đâu nhưng vẫn đỡ “sốc” hơn là cuộc sống trong một quốc gia Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc mà mọi người buộc “phải ngậm chặt miệng để giữ lấy sinh mạng” – theo như nguyên văn lời của nhà thơ Thái Hạo khi viết về loài cuốc, một giống chim đang dần tuyệt chủng tại Việt Nam!
Cách nay hơn một năm, hôm 4 tháng 02/22, Putin tới Bắc Kinh thăm Xi để xác nhận thêm một lần nữa mối hữu nghị « không biên giới » giữa hai người. Có lẽ vì xúc động mà Xi đã gọi Putin là « người bạn tốt nhất » của mình...
Ngay tại Việt Nam mà qui vị lãnh đạo có ai thiết tha gì đến chuyện bảo vệ ngư dân, ngư trường, biển đảo, môi trường, và sức khoẻ của người dân đâu (tất cả chỉ chăm lo vơ vét thôi) thì trách chi những anh quan sứ...
Đảng CSVN tìm mọi cách để cổ võ dân đọc báo đảng, nhưng họ lại tìm vào mạng xã hội nhiều hơn. Đây là mối lo không nhỏ của lãnh đạo đảng mà còn của báo chí, vì thị trường thương mại và ảnh hưởng trong dư luận đã bị chia phần. Tình trạng này đã đươc thảo luận tại 3 ngày Hội báo Toàn quốc, được tổ chức tại Hà Nội từ 17 đến 19/3/2023.
Chuyến đi của Tập Cận Bình tới Moscow được truyền thông nhà nước Trung Quốc thổi phồng lên với các bài báo minh họa hình ảnh hai nhà lãnh đạo nâng ly chúc mừng, nhấn mạnh tình hữu nghị bền chặt giữa Trung Quốc và Nga. Tập Cận Bình được mô tả là một nhà lãnh đạo thế giới có thể thách thức Washington. Rõ ràng là Trung Quốc không ngại tăng cường quan hệ với Nga vào thời điểm mà các nhà lãnh đạo khác ngược lại, đang xa lánh. Tại Moscow, Tập Cận Bình cho biết một chương mới trong mối quan hệ giữa hai nước đã bắt đầu, ông cũng đã mời Vladimir Putin đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay. Hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế kéo dài đến năm 2030.
Vài năm sau này, cụm từ lỗi thằng đánh máy, xem chừng, thưa hẳn trên những trang báo của nước CHXHCNVN. Hỏi thăm mới biết rằng (với thời gian, cùng tuổi đời) mấy chả đều đã lần lượt chuyển qua từ trần ráo nạo...
Khi Putin xua quân xâm lăng Ukraine, quân đội Nga ra sức cướp bốc, bắn giết dân chúng Ukraine, hãm hiếp phụ nữ ở những thành phố ngoại ô Kiev như Irpin, Boutcha, Hostomel. Đây là những tội phạm chiến tranh được LHQ cho điều tra và lập hồ sơ để truy tố Putin ra Tòa án Quốc tế Đặc biệt. Nhưng về mặt chiến thuật, những hành động tàn bạo này có phải do chủ trương và được Putin vận dụng như một thứ vũ khí chiến tranh hay không?
Xác suất cựu Tổng Thống Donald Trump bị truy tố (indicted) và buộc tội (convicted) ngày càng rõ và càng lên cao trong thời gian gần đây...
US.IC: Các hoạt động của Nga ở Ukraine, có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn, cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây. * US.IC: Ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng ngày càng nhiều lực lượng không quân, hải quân, bảo vệ biển đảo- đe dọa các bên chống yêu sách của Trung Quốc về quyền kiểm soát đối với các khu vực tranh chấp. * US.IC: Sự thống trị của Trung Quốc trong khai thác và chế biến một số vật liệu chiến lược, bao gồm cả yếu tố đất hiếm, thể hiện một lỗ hổng lớn đối với Hoa Kỳ - sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến sản lượng trong sản xuất dân sự và quốc phòng ở Hoa Kỳ và phương Tây.
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.