Hôm nay,  

Nghệ Thuật Sẽ Ra Sao Trong 20 Năm Tới?

10/04/202000:00:00(Xem: 3417)
NGHE THUAT 20 NAM TOI 01

Nhà bảo quản và nghệ sĩ người Senegal Modou Dieng, hình chụp năm 2009, nói với BBC Culture về “tương lai của nghệ thuật là da đen.” (nguồn: www.bbc.com )

 
Trong thế giới biến dịch không ngừng mà đặc biệt là trong thời đại tin học hiện nay mọi thứ kể cả nghệ thuật đều đổi thay liên tục.

Trong tiểu luận “The Origin of the Work of Art,” triết gia Đức Martin Heidegger viết rằng, “Các tác phẩm nghệ thuật không chỉ là những biểu hiện của phương cách mọi sự vật hiện hữu, mà thực sự tạo ra sự hiểu biết chung của cộng đồng. Mỗi khi một tác phẩm nghệ thuật mới được thêm vào trong bất cứ nền văn hóa nào, ý nghĩa về điều gì nó vốn hiện hữu đã thay đổi.”

Có khi nào bạn thắc mắc rằng nghệ thuật sẽ biến đổi như thế nào trong vài thập niên tới? Có rất nhiều suy tư và giấy mực đã đổ ra cho vấn đề này từ lâu. Trong số đó, nhà văn và nhà phê bình nghệ thuật Devon Van Houten Maldonado cũng đã tự nêu vấn đề và đi tìm giải đáp. Ông đã thử đưa ra dự đoán về tương lai của nghệ thuật trong vòng 20 năm tới sẽ là gì và đã phác họa cho chúng ta xem bức tranh nghệ thuật tương lai đó.

Devon Van Houten Maldonado là nhà văn và nhà phê bình nghệ thuật tự do lưu trú tại Chicago và Mexico City. Ông cũng là nhà giáo dục về nghệ thuật làm việc với giới trẻ gặp nguy hiểm cho một tổ chức bất vụ lợi ở phía nam của thành phố Chicago. Ông cũng đã viết cho các báo đài như BBC, Flash Art, Hyperallergic và OZY.

Devon Van Houten Maldonado đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn và tìm hiểu nơi các nghệ sĩ và những nhà quản thủ bảo tàng viện để hình dung ra những thay đổi và khuynh hướng sẽ ảnh hưởng đến thế giới nghệ thuật trong vòng 2 thập niên tới. Bài nghiên cứu của ông có tiêu đề “What Will Art Look Like In 20 Years?” [Nghệ Thuật Sẽ Giống Gì Trong 20 Năm Tới?] được đăng nơi mục Văn Hóa trên trang mạng của Đài BBC tiếng Anh vào ngày 23 tháng 4 năm 2019.

Tương lai có thể không chắc chắn, nhưng có vài điều thì không thể phủ bác đó là biến đổi khí hậu, sự thay đổi về nhân khẩu, địa chính trị. Chỉ có điều bảo đảm là sẽ có nhiều thay đổi, cả kỳ diệu lẫn khủng khiếp.

Thật là giá trị và hữu ích trong việc xem cách mà các nghệ sĩ sẽ đáp ứng như thế nào với những thay đổi này, cũng như nghệ thuật phục vụ mục đích gì, bây giờ và tương lai.

Các phúc trình cho thấy rằng vào năm 2040 những tác động của biến đổi khí hậu do con người gây ra sẽ không thể trốn tránh được, làm cho nó trở thành là vấn đề lớn nằm trong trọng tâm của nghệ thuật và cuộc sống vào thời điểm của 20 năm sắp tới. Các nghệ sĩ trong tương lai sẽ vật lộn với những khả tính của thời đại hậu nhân loại và hậu kỷ nguyên địa chất chịu ảnh hưởng của con người – trí thông minh nhân tạo, robot, các lãnh địa của con người bên ngoài không gian và số mệnh tiềm ẩn.

Bản sắc chính trị đã được chứng kiến trong nghệ thuật chung quanh phong trào #MeToo và Black Lives Matter sẽ tiếp tục phát triển như một thứ chủ nghĩa môi trường, biên giới chính trị và di dân ngày càng trở thành tâm điểm. Nghệ thuật sẽ ngày càng trở nên đa dạng và có thể sẽ không ‘trông giống nghệ thuật’ như chúng ta dự kiến. Trong tương lai, một khi chúng ta trở nên mệt mỏi với cuộc sống của minh vì tất cả mọi người có thể nhìn thấy trên mạng và quyền riêng tư của chúng ta đã bị mất, thì sự ẩn danh có thể được mong muốn hơn là danh tiếng. Thay vì hàng ngàn, hoặc hàng triệu lượt thích và theo dõi, chúng ta sẽ bị đói khát vì sự xác thực và kết nối. Nghệ thuật có thể, đến lượt, trở thành tập họp và kinh nghiệm, hơn là riêng tư.

Thế giới nghệ thuật bao quát hơn?
 
“Tôi tưởng tượng nghệ thuật trong 20 năm nữa sẽ là nhiều chất lỏng hơn hiện nay,” theo nhà quản trị báo tàng viện Jeffreen M Hayes nói với BBC Culture, “trong ý nghĩa các biên giới bị sụp đổ giữa truyền thông, giữa các loại nghệ thuật được dán nhãn là nghệ thuật, trong ý nghĩa truyền thống. Tôi cũng thấy nó sẽ có nhiều tiêu biểu hơn về sự phát triển và thay đổi nhân khẩu của chúng ta, như thế sẽ có nhiều nghệ sĩ màu sắc hơn, nhiều tác phẩm được thừa nhận của phái nữ hơn, và mọi thứ ở giữa.”

Cuộc triển lãm AfriCOBRA của Hayes: Nation Time gần đây được chọn làm sự kiện bên lề chính thức của cuộc triển lãm Venice Biennale năm 2019 mở cửa trong tháng 5, mang đến tác phẩm của nhóm nghệ sĩ da đen trước đây ít được biết đến làm việc tại phía nam của Chicago trong thập niên 1960s cho khán giả quốc tế.

“Tôi hy vọng rằng trong 20 năm tới, khi nghệ thuật thay đổi và các nghệ sĩ giúp dẫn đường, các cơ chế bắt đầu, không chỉ chú tâm, mà còn quan tâm nhiều hơn về các phương thức khác nhau mà nghệ thuật có thể được biểu đạt, và điều đó sẽ đòi hỏi sự bao quát hơn, không chỉ nhân viên quản trị, mà còn giới lãnh đạo nữa,” theo bà bày tỏ cảm nghĩ như thế.

Nhà nghệ thuật và điều hành người Senegal là Modou Dieng nói với BBC Culture rằng “tương lai của nghệ thuật là da đen.” Ngày nay, nghệ thuật Phi Châu, Mỹ-Phi, Âu-Phi, và La Tinh-Phi đang hướng đến toàn cầu, được đánh dấu bởi việc mở ra cho các nghệ sĩ di cư Phi Châu làm việc với sự thông truyền vượt ngoài tổ chức da đen và chủ nghĩa thực dân. Trườu tượng đen, việc điều hành và sự thực hiện là tất cả giai đoạn chính. Trưởng thành trong một Senegal độc lập mới đây đang tìm kiếm bản sắc như một dân tộc, “chúng tôi đã chứng kiến việc di dân như là giải pháp, không phải là vấn đề,” theo Dieng cho biết, toàn bộ các tác phẩm được bao gồm trong bộ sưu tập thường xuyên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Sự thay đổi đã được dự đoán bởi Hayes và Dieng không có nghĩa là sự trỗi dậy mới của nghệ thuật da đen, La Tinh, đồng tính nam và nữ, lưỡng tính, trung tính (LGBT), bên ngoài, nữ quyền và nghệ thuật ‘khác’, khi mà những phong trào này có các lịch sử lâu dài của chính nó. Nhưng chỉ có nghĩa là chúng sẽ được gắn bó hơn nữa bởi các thị trường và các cơ chế, mà tự thân chúng trở thành đa dạng hơn và được thông truyền bởi lịch sử bên ngoài tiêu chuẩn Trung Âu, Tây Phương chiếm ưu thế.
 
Hoạt động
 
Các phong trào hoạt động nghệ thuật là chỉ dấu của các khuynh hướng thay đổi nhắm đến trách nhiệm, cũng cho thấy các động lực quyền lực ẩn kín và tiền bạc không sạch trong thế giới nghệ thuật. Decolonize This Place, nhóm không định hình của các nghệ sĩ và nhà hoạt động tự mô tả họ như là “phong trào định hướng hành động tập trung quanh sự xung đột Bản Địa, giải phóng Da Đen, tự do cho Palestine, công nhân lương toàn cầu và thoái hóa,” là những chống đối đang diễn ra hiện nay bên trong Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Whitney tại New York chống lại phó chủ tịch Warren B Kanders, người làm chủ công ty sản xuất hơi cay được dùng để chống lại nhiều người trên khắp thế giới.

Các nhà hoạt động nghệ thuật của phong trào Decolonize This Place không phải là đầu tiên phá đổ trong lịch sử, thường là làm hoảng hốt các tổ chức. Trong Thế Chiến Thứ Nhất một nhóm các nghệ sĩ tự gọi họ là Dada đã bắt đầu giai đoạn phá đổ, những can thiệp thử nghiệm như là cuộc biểu tình chống lại bạo động vô cảm của chiến tranh. Dada được xem như phong trào tiên phong triệt để nhất vào những năm đầu thế kỷ 20, được theo sau bởi các nghệ sĩ Fluxus trong thập niên 1960s, là những người tương tự đi tìm cách dủng kích động và vô cảm để thay đổi các quan điểm nghệ thuật và xã hội. Di sản của những phong trào trình diễn này tiếp tục trong các tác phẩm được thực hiện bởi các nghệ sĩ như Paul McCarthy và Robert Mapplethorpe. “Chức năng kích động như một phần của nỗ lực của phong trào để thay đổi xã hội,” theo Dorothée Brill viết trong “Shock and the Senseless in Dada and Fluxus.” “Nỗ lực này sẽ được biểu thị như là có liên quan đến sự phản bác của các nghệ sĩ về ý tưởng cho rằng sản xuất nghệ thuật phải có lý và có ý nghĩa.”

“Tôi hy vọng rằng nghệ thuật sẽ tiếp tục là mảnh đất cho sự sáng tạo chính thống, thử nghiệm tận gốc và khai phóng,” theo nhà quản trị Chris Sharp nói với BBC Culture, “để tiếp tục tránh né công cụ của chủ nghĩa tư bản, chính trị và tư tưởng hệ, tạo ra không gian cho tư duy không đúng không sai, đúng hơn là tư tưởng không phẩm chất mà cũng không số lượng.” Khi chúng ta nói chuyện, Sharp đang ở Milan cho cuộc triển lãm nghệ thuật Lulu của ông tại Mexico City, trước khi đi Venice, nơi mà ông là đồng quản trị New Zealand Pavilion cho May Biennale với Tiến Sĩ Zara Stanhope và nghệ sĩ Dane Mitchell.

Đối với những người tin vào ‘nghệ thuật vị nghệ thuật’ có thể nói rằng nghệ thuật như là thế lực bất khả diễn bày phải duy trì bên ngoài các chuẩn mực xã hội và ý thức hệ, hay nguy cơ trở thành một thứ gì khác. Một số chuyên gia như Sharp cho rằng đó là một con dốc trơn trượt khi nghệ thuật bắt đầu nghiêng về hoạt động bởi vì điều đó không chỉ là điểm. Dù nhà quản trị này cũng nói rằng không thể nào nghệ thuật là phi chính trị.  Đó là quan điểm gắn kết với nghệ thuật như sức mạnh trên chính nó, một quá trình thử nghiệm tận gốc dẫn đến tác phẩm nghệ thuật, một trong nhiều câu hỏi, không phải là phương tiện để minh họa sự kết thúc hay cưu mang một đối tượng có ý nghĩa. Không nên đưa ra kết luận nào về nghệ thuật, hiện tại hay tương lai vì đó là sức mạnh chống lại chủ nghĩa phổ quát, phải được các nghệ sĩ can thiệp, như thể muốn nói với thế giới rằng “hãy tỉnh giấc!”

NGHE THUAT 20 NAM TOI 02
Bức tranh “Past Times” (1997) của Kerry James Marshall được bán 21.1 triệu đô, là kỷ lục mới đối với một nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi Châu đang còn sống.(nguồn: www.bbc.com )

 Tranh không chết
 
Trong thời gian hai thập kỷ, sẽ có 200 năm kể từ khi Paul Delaroche tuyên bố “bức tranh chết,” và có những tranh luận hợp lý chống lại cách thích đáng mà phương tiện này như là công cụ của tiên phong. Ý tưởng ban đầu của Delaroche đã được lập lại và được tái biến vô cùng khi phương tiện mới đã hoạt động theo cách của chúng vào và ra khỏi ánh đèn sân khấu, nhưng bức tranh có thể sẽ đi đến bất cứ đâu.

Các thương vụ tranh vẽ vẫn là động lực chính của các nhà đấu giá, các hội chợ và triển lãm nghệ thuật, chiếm ngự tất cả thương vụ nghệ thuật phá kỷ lục. Những bức tranh hiện đại được vẽ trong thời gian nửa đầu của thế kỷ 20 tiếp tục đứng vững là những tác phẩm nghệ thuật được ưa thích và đắt giá nhất trên thị trường. Chín phần mười các tranh vẽ đắt giá nhất từ trước tới nay đã được bán đã được vẽ từ năm 1892 tới 1955, ngoại lệ duy nhất được khám phá mới đây là Leonardo da Vinci từ năm 1490 tới 1519, đã lấy được số tiền kinh khủng 450.3 triệu đô la (341 triệu bảng Anh) khi bán đấu giá, khiến nó trở thành tác phẩm nghệ thuật đắt nhất từng được bán từ trước tới đó. Tuy nhiên, mỗi bức tranh trên danh dách được làm ra bởi một người đàn ông da trắng mà không vẽ bức tranh đầy hy vọng cho sự bình đẳng.

Trong 20 năm, thị trường có thể không quá khác biệt với ngày nay – được thống trị bởi tranh hiện đại – nhưng có lẽ các tác phẩm từ nửa sau của thế kỷ 20, bao gồm nhiều nghệ sĩ phụ nữ và nhóm thiểu số hơn, sẽ bắt đầu tích lũy giá trị: trong năm 2017, một bức tranh được vẽ bởi Jean-Michel Basquiat, có tên Untitled (1984), đã đạt kỷ lục mới tác phẩm nghệ thuật đương đại đắt giá nhất được bán đấu giá 110.4 triệu đô la. Năm 2018 thị trường cho người Phi Châu và người di cư Châu Phi cũng đạt kỷ lục, với Kerry James Marshall lấy về 21.1 triệu đô la cho bức tranh Past Times (1997) của ông, một kỷ lục mới cho nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi  Châu đang còn sống.
 
Nhiều tương lai
 
Maite Borjabad, nhà bảo quản kiến trúc và thiết kế tại Viện Nghệ Thuật Chicago, nói rằng chúng ta nên “sẵn sàng mọi thứ sẽ xảy ra mà bạn không thể tiên liệu.” Nói cách khác, chúng ta không thể kỳ vọng dự đoán một tương lai, nhưng thay vì vậy nên chuẩn bị cho nhiều tương lai.

Viện bảo tàng không chỉ là nơi để mọi thứ hiện hữu, mà nó là một diễn đàn cho những tiếng nói khác được nghe. Vì thế theo Borjabad, nhà bảo quản là trung gian. Chẳng hạn, qua các sứ mệnh viện bảo tàng không chỉ là nơi để trưng bày nghệ thuật, mà cũng là “nơi bảo quản ý tưởng” cho sự chế tác tác phẩm mới. “Tôi nghĩ rằng tương lai là nhiều, không phải chỉ một tương lai,” theo bà nói với BBC Culture.

“Các tổ chức và những bộ sưu tập văn hóa có tính chính trị cao và đã duy trì và củng cố một sự hiểu biết rất giáo điều về lịch sử,” theo bà cho biết tiếp. “Đó là lý do tại sao các bộ sưu tập như Viện Nghệ Thuật là vật liệu hoàn hảo để giúp chúng ta viết lại nhiều lịch sử, số nhiều, hơn là chỉ có một lịch sử.”
Vào năm 2040, nghệ thuật có lẽ không giống nghệ thuật (trừ khi nó là một bức tranh), nhưng nó sẽ giống một thứ gì khác, phản ảnh những người theo chủ nghĩa da dạng như chính các nghệ sĩ đa thù và đa dạng. Sẽ có những nhà hoạt động nghệ thuật lãnh đạo biến động chính trị; sẽ có những người thử nghiệm chính thống khám phá các phương tiện và không gian mới (ngay cả bên ngoài vũ trụ), và sẽ có nhiều thị trường vững mạnh tại Châu Mỹ La Tinh, Châu Á và Châu Phi. Vì vậy trong thế giới văn hóa, ít nhất Tây Phương có thể tự tìm cách bắt kịp.

Trong khi đó, Richard Koshalek là nhà quản thủ Trung Tâm Nghệ Thuật Walker tại Mineapolis, và giám đốc Viện Báo Tàng Nghệ Thuật tại thành phố Fort Worth thuộc tiểu bang Texas và đồng thời cũng là giám đốc Viện Bảo Tàng Hudson River Museum tại Quận Westchester, New York, trong bài viết “Art’s Bold New Direction,” đã cho rằng tới năm 2050, ông tin là các nghệ sĩ sẽ khám phá và ảnh hưởng tất cả các mặt của môi trường sống thường nhật của chúng ta trong cách nguyên bản nhất. Ông nói hiện nay chúng ta đang chứng kiến các nghệ sĩ đang đi ra ngoài 4 bức tường của các cơ chế được thiết lập (như các viện bảo tàng) và đang trực tiếp lôi cuốn và truyền cảm hứng cho hàng loạt khán giả mới. Đặc biệt qua các kỹ thuật tối tân, những khán giả này sẽ gia tăng, cũng như sự hiện diện và ảnh hưởng của các nghệ sĩ.

Ông cho biết thêm rằng, từ màn hình điện thoại đến không gian đô thị, hoạt hình ngày càng hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và sẽ sinh sôi nảy nở theo những cách sáng tạo đáng kinh ngạc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bạn có thể gọi Arnaud Nazare-Aga là một nhà điêu khắc, hay một lạt ma vào đời, hay đơn giản, là một nghệ sĩ và là một cư sĩ. Một thời anh đã ngồi trong tu viện để tạc các pho tượng Phật, tượng Bồ Tát, các trụ điêu khắc, và rồi anh rời tu viện để bước vào đời, trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng trong thế giới tượng hình. Nói kiểu tóm gọn theo văn phong báo chí thường gặp là: một nghệ sĩ Phật tử người Pháp. Nhưng cuộc đời anh đầy những cơ duyên kỳ lạ. Bài viết này tổng hợp từ nhiều báo, trong đó có Forbes, Time Out, Thai PBS World, The Phuket News... Lời tự giới thiệu của nhà điêu khắc Arnaud Nazare-Aga chỉ đơn giản vài đoạn trên trang nhà riêng. Sinh năm 1965 tại Paris, Arnaud Nazare-Aga đã sinh khởi niềm đam mê với kiến trúc và điêu khắc hiện đại từ khi còn thơ ấu. Anh thường xuyên đi thăm viện bảo tàng cùng ba mẹ. Anh được giáo dục trong một cộng đồng Phật giáo Tây Tạng ở vùng Burgundy, miền Đông nước Pháp, và học nghề đúc tượng thạch cao nơi đây.
Được sáng tạo bởi Disney Theatrical Productions (dưới sự chỉ đạo của Thomas Schumacher), vở nhạc kịch The Lion King được trình diễn lần đầu trên sân khấu Broadway vào ngày 13 tháng 11 năm 1997 và đã đón hơn 112 triệu khán giả trên khắp thế giới đến thưởng thức. Sự kiện nhạc kịch mang tính bước ngoặt này quy tụ một trong những đội ngũ sáng tạo giàu trí tưởng tượng nhất tại sân khấu Broadway. Julie Taymor, đạo diễn từng đoạt giải Tony Award®, đã mang đến một câu chuyện tràn đầy hy vọng và phiêu lưu trên phông nền kỳ thú với những hình ảnh tuyệt đẹp. The Lion King cũng sử dụng một số bản nhạc quen thuộc nhất của Broadway do các nghệ sĩ từng đoạt giải Tony Award là Elton John và Tim Rice sáng tác. The Lion King không giống như bất kỳ vở nhạc kịch nào khác.
Bị những kẻ mơ làm ca sĩ dai dẳng tra tấn trong cảnh sống chung chạ ở trại tỵ nạn nên tôi đã, như một hình thức phản vệ, tập cho mình thói quen thưởng thức bằng lỗ tai phân tích, chủ yếu trên khía cạnh ngôn từ...
Ann Phong triển lãm tranh ở Quận Cam, tôi bay qua tham dự. Xem tranh trừu tượng là xem tranh bằng tưởng tượng. Tôi là người sống bằng tưởng tượng. Xem tranh Ann Phong, không chỉ xem cái đẹp, xem nét đặc thù của nữ họa sĩ này, nhưng để sau cùng là xem chính “tôi trong quá trình tưởng tượng từ dãy tranh.” Luhraw viết: “Trước đây tôi chỉ có thể đoán chừng mình là ai. Giờ đây, nhờ nghệ thuật, tôi biết mình là ai.” (Quote.) Có nhiều đêm mất ngủ, tôi thường lên mạng xem tranh, đôi khi, ngủ nhờ trong phòng tranh ảo của Ann Phong. Những khi suy nghĩ về sự hiện sinh của con người, của bản thân, tôi thường tự dẫn mình đến một số tranh của Ann Phong theo quan điểm “Dấu người trên đất.” Tôi yêu thích loạt tranh này, vì Ann Phong nói lên những điều bằng họa, mà tôi chưa thể nói hết những suy nghĩ qua thơ.
Ở nước Mỹ hiện nay, các chính trị gia đang chia rẽ, đấu đá, tranh phiếu cử tri về những vấn đề tưởng như là “chuyện nhỏ” ở các quốc gia văn minh khác. Thí dụ như vấn đề về quyền của người đồng tính. Ở nước Mỹ tự do dân chủ nhất thế giới ngày nay vẫn xảy ra tình trạng đối xử tàn nhẫn, kém văn minh đối với những người đồng tính. Nhiều người khi nghe điều này sẽ không tin đó là sự thật. “Làm sao chuyện đó có thể xảy ra ở xứ sở văn minh này!?” Nhưng sự thật dù khó tin nhưng vẫn là sự thật. Nhất là khi nó được kể lại từ những nhân chứng sống, rồi sau đó được in thành sách, chuyển thể thành phim ảnh.
Trưa Chủ Nhật, 8 tháng 10 năm 2023, tại đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove, Quận Cam đã diễn ra chương trình Ngọc Trong Tim kỳ 15, với phần trình diễn của các nghệ sĩ khuyết tật đến từ nhiều nơi...
Với một người lãnh đạo có cả tâm, tài và niềm đam mê, với một ban điều hành tâm huyết với nền văn học-nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại, với những thiện nguyện luôn sát cánh trong gần hai thập kỷ, có vẻ như VFF đã sẵn sàng đi tiếp thêm 20 năm nữa...
Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm sinh năm 1930 tại làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, trong gia đình theo đạo Tin Lành. Nhập học lớp Đệ Thất vào năm 1944 lúc 14 tuổi tại trường Bưởi...
Nhạc sĩ Y Vũ vừa qua đời tại Sài Gòn ngày 28-9-2023 hưởng thọ 83 tuổi (1940-2023); báo chí lại đặt vấn đề ai là tác giả thật sự của ca khúc nổi tiếng Tôi Đưa Em Sang Sông...
Sáng nay trên trang Facebook, ca sĩ Bảo Yến báo tin nhạc sĩ Quốc Dũng vừa ra đi ngày 24-9-2023. Khoảng mười mấy năm trước Quốc Dũng có sang Hoa Kỳ và ghé ở nhà người quen ở San Jose. Tôi chở Quốc Dũng ra quán cà phê Dạ Thảo, ngồi nghe anh kể chuyện văn nghệ. Anh nói rằng lần này sang Mỹ và sẽ xuống Quận Cam để gặp một nhạc sĩ nổi tiếng mà Quốc Dũng ngưỡng mộ. Bạn có biết người nhạc sĩ đó là ai không- tôi thoáng suy nghĩ- thì ra đó là nhạc sĩ Lam Phương!
Đối với nhiều người Việt tị nạn sinh sống tại hải ngoại, giữ gìn và quảng bá nền văn hóa nghệ thuật của cộng đồng người Việt tị nạn là một sứ mạng tinh thần quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ này không hề dễ, bởi vì các hoạt động văn học nghệ thuật của người Việt hải ngoại thường không sinh lợi, chưa kể công sức tiền của bỏ vào xiết kể. Những người làm văn hóa cần phải có tâm, có sự kiên trì, cả sự gan lì để thực hiện sứ mệnh của mình. Duy trì được những sự kiện văn hóa tại hải ngoại kéo dài đến 20 năm có thể được xem là một thành tích đáng kể. Và năm nay, Đại Hội Liên Hoan Phim Ảnh Việt Nam Quốc Tế “Viet Film Fest” bước vào mốc 20 năm, đánh dấu một đoạn đường dài phục vụ cộng đồng. Ngoài việc hỗ trợ và quảng bá những tác phẩm của các đạo diễn gốc Việt trên thế giới, Viet Film Fest quảng bá phim mang đề tài về con người hoặc văn hóa Việt Nam do những đạo diễn không phải gốc Việt thực hiện.
Hơn ba năm sau khi bị đánh cắp ở Laren, bức tranh ‘The Parsonage garden at Nuenen in Spring’ (tạm dịch: Vườn Nhà Mục Sư ở Nuenen vào Xuân) của Van Gogh đã được tìm lại. Việc trả lại được thực hiện bởi thám tử tư nhân người Hà Lan Arthur Brand.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.