Hôm nay,  

Nước Mỹ Đi Về Đâu Với TT Trump Bị Luận Tội?

27/09/201900:00:00(Xem: 4813)
PHAM TRAN_
Phạm Trần

 

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Perlosi chính thức mở hồ sơ luận tội Tổng thống Donald Trump vì, theo lời bà, ông đã “phản bội lời thề bảo vệ chức vụ Tổng thống, phản bội an ninh quốc gia và phản bội sự công chính của các cuộc bầu cử” (betrayal of his oath of office, betrayal of our national security, and betrayal of the integrity of our elections).

Nhưng tại sao bà Pelosi, lãnh tụ đảng Dân chủ đa số ở Hạ viện,  đã có quyết định này vào hôm Thứ Ba, 24/09/2019, sau hơn 2 năm bà không mấy mặn mà với yêu cầu tương tự của các Dân biểu cấp tiến của đảng Dân chủ?

NGUYÊN NHÂN

Lý do vì trước đây bà Pelosi và đảng Dân chủ không nắm được những bằng chứng cụ thể để buộc tội ông Trump trong vụ một số người trong Ban Tranh cử của ông Trump có quan hệ với Nga, nước đã bị các cơ quan tình báo và an ninh Mỹ tố cáo đã nhúng tay làm lũng đoạn cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.

Vì vậy, sau 2 năm điều tra, Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, cũng không tìm  được bằng cớ không thể phủ nhận để truy tố  ông Trump đã cấu kết với Nga, hay nhờ Nga giúp đánh bại ứng cử viên Dân chủ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, dù phúc trình của Mueller xác nhận chuyện Nga phá hoại bầu cử là có thật.

Do đó, đảng Dân chủ, dù nắm đa số ở Hạ viện là nơi mọi thủ tục luận tội phải bắt đầu theo quy định của Hiến pháp, đã không làm được gì, dù rất muốn.

Nhưng sự kiên nhẫn của bà Nancy Pelosi đã bất ngờ được tưởng thưởng, nhưng không do những khám phá mới của phe Dân chủ mà từ chính hành động và những lời phát biểu xác nhận của ông Trump trong cuộc điện đàm ngày 25/07/2019 với Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky.

Vậy ông Trump đã nói gì với Tổng thống Zelensky, và tại sao vụ này có thể  tác hại đến việc tái tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2 của ông Trump?

LẠM DỤNG QUYỀN HÀNH

Trước khi đi vào chi tiết ta cũng nên biết cuộc điện đàm giữa hai Tổng thống Mỹ-Ukraine đã được, it nhất một người chính thức báo động với thẩm quyền của mình, vì người này ở vị trí  nghe được cuộc nói chuyện và thấy rằng những gì ông Trump hứa với Tổng thống Zelensky “rất đáng quan ngại”.

Nhân vật bí mật này, được báo chí Mỹ gọi là whistle-blower, tạm dịch là “người thổi còi báo động”. Khi tin này, gói trong nội dung  “khiếu nại” (complaint), lần đầu được báo Washington Post đăng lên, đã lập tức được Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, Dân biểu Adam Schiff, yêu cầu Tòa Bạch ốc, Bộ Tư Pháp và Giám đốc Tình báo Quốc gia (Director of National Intelligence) cung cấp đầy đủ theo luật định.

Nhưng, theo tuyên bố của bà Pelosi, dù Tổng Thanh tra của Cộng đồng tình báo (the Intelligence Community Inspector General) , (Michael K. Atkinson) xác nhận bản “khiếu nại” rất khẩn trương và khả tín (urgent concern and bredible), nhưng người xử lý quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia (Joseph Maguire) đã ngăn chận không gửi sang Quốc hội.

Bà Pelosi nói: “Đây là hành động vi phạm luật.” (This is a violation of the law).

Sau đó, dần dà nội dung điện đàm Trump-Zelensky bị tiết lộ thêm cho thấy ông Trump đã, ít nhất 8 lần, yêu cầu ông Zelensky mở lại cuộc điều tra hồ sơ gia đình cựu Phó Tổng thống Jose Biden và con trai ông, Hunter Biden.

Thậm chí ông Trump, được nói đã ra lệnh hoãn khoản viện trợ gần 400 triệu cho Ukraine để áp lực Tổng thống Zelensky. Ngân khoản này đã được chuyển cho Ukraine vào tháng 09/2019.

Phe ông Trump muốn đào lại hồ sơ gia đình Biden, dù không có bằng chứng, cho rằng ông Biden, khi còn là Phó Tổng thống, đã sử dụng viện trợ để áp lực chính phủ Ukraine thời bấy giờ cách chức Công tố viên Viktor Shokin, lúc đó đang điều tra Công ty khí đốt Burisma, nơi Hunter Biden là một Ủy viên trong Hội đồng Qủan trị.

Mục đích của ông Trump và luật sư riêng, Rudy Giuliani, là muốn dùng hồ sơ Biden để bôi đen uy tín ứng cử viên  Tổng thống Dân chủ Jose Biden, người có nhiều triển vọng sẽ được đảng Dân chủ đề cứ chống lại ông Trump trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2020.

ĐỐI THOẠI TRUMP-ZELENSKY

Vậy cuộc đối thoại giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói về gia đình Biden ra sao ?

Theo công bố của Tòa Bạch Ôc hôm 25/09 (2019) thì bản này chỉ là note ghi lại, không phải là bản ghi từng chữ phát ra từ cuộc đàm thoại giữ 2 Tổng thống.

Trump: “The other thing, there's a lot of talk about Biden's son, that Biden stopped the prosecution and a lot of people want to find out about that so whatever you can do with the Attorney General would be great. Biden went around bragging that he stopped the prosecution so if you can look into it... It sounds horrible to me.”

(Tạm dịch: “ Vấn đề khác là đã có nhiều bàn cãi về người con của Biden và Biden đã ngăn chặn việc truy tố và nhiều người muốn biết chuyện gì đã xẩy ra, do đó nếu ông có thể làm được gì với Bộ trưởng Tư pháp (của Mỹ) thì tốt lắm. Biden đã rêu rao là ông ta đã chận được việc truy tố, cho nên nếu Tổng thống có thể xem lại chuyện này…Nó khiến tôi rất khó chịu.”

President Zelensky: “I wanted to tell you about the prosecutor. First of all, I understand and I'm knowledgeable about the situation. Since we have won the absolute majority in our Parliament, the next prosecutor general will be 100% my person, my candidate, who will be approved by the parliament and will start as a new prosecutor in September. He or she will look into the situation, specifically to the company that you mentioned in this issue. The issue of the investigation of the case is actually the issue of making sure to restore the honesty so we will take care of that and will work on the investigation of the case. On top of that, I would kindly ask you if you have any additional information that you can provide to us, it would be very helpful for the investigation to make sure that we administer justice in our country….”

(Tạm dịch:”Tôi muốn nói với Tổng thống vể Công tố viên. Trước hết, tôi hiểu  và biết chuyện này. Từ khi chúng tôi thắng đa số ở Quốc hội, Công tố viên tương lai sẽ 100% là người của tôi, ứng viên của tôi, người này sẽ được chấp thuận bởi Quốc hội và sẽ bắt đầu nhiệm kỳ váo tháng 9. Ông ta hay bà ta sẽ xem lại chuyện này, đặc biệt là Công ty mà Tổng thống đã đề cập đến. Vấn đề điều tra vụ này sẽ là vấn đề nhằm bảo đảm phục hồi lại sự trung thực, và chúng tôi sẽ làm như thế để điều tra vụ này. Ngoài vấn đề này, nếu Tổng thống có thể cung cấp cho chúng tôi những tin mới thì rất hữu ích cho cuộc điều tra để bảo đảm việc thi hành pháp lý ở nước chúng tôi.”

Trong một đoạn khác, Tổng thống Zelensky nói thêm:”

On the other hand, I also want to ensure you that we will be very serious about the case and will work on the investigation.”

(Tạm dịch:”Mặt khác, tôi muốn bảo đảm với Tổng thống là chúng tôi rất quan tâm đến vụ này (Biden) và sẽ thực hiện cuộc điều tra.”

Trump:” Good. Well, thank you very much and I appreciate that. I will tell Rudy and Attorney General Barr to call. Thank you. Whenever you would like to come to the White House, feel free to call. Give us a date and we'll work that out. I look forward to seeing you.”

(Tạm dịch:”Tốt lắm, xin cảm ơn Tổng thống rất nhiều. Tôi sẽ nói Rudy (Giuliani)—Luật sư riêng của ông Trump—và Bộ trưởng Tư pháp William Barr gọi cho Tổng thống. Xin cảm ơn. Khi nào Tổng thống muốn đến White House thì xin cứ gọi tự nhiên. Cho chúng tôi biết ngày và chúng tôi sẽ chuẩn bị. Tôi trông chờ được gặp Ngài.”

Như vậy rõ ràng đã có sự thỏa hiệp giữa hai ông Tổng thống Trump-Zelensky để đào lại vụ gia đình Biden với mục đích chính trị có lợi cho ông Trump trong cuộc tranh cử chống nguyên Phó Tổng thống Joe Biden.

Hành động của ông Trump, đương nhiên sẽ được 6 Ủy ban điều tra của Hạ viện khai thác để xem mức độ vi phạm Hiến pháp và luật pháp của Tổng thống đên mức độ nào trong tiến trình luận tội.

LUẬN TỘI TRONG LỊCH SỬ MỸ

 

Riêng chuyện luận tội thì trước nhất phải qua Hạ nghị viện. Chắc chắn, phe đảng Dân chủ hiện chiếm đa số với 235 Dân biều chống 198 Cộng hòa, sẽ thông qua với da số tương đối dễ dàng.

 

Nhưng Thượng viện mới là nơi quyết định hạch tội Tổng thống hay không. Phe Cộng hòa hiện chiếm đa số 53 Nghị sỹ chống 45 Nghị sỹ Dân chủ. 2 Nghị sỷ độc lập luôn luôn bỏ phiếu với Dân chủ nhưng vẫn không hội đú số phiếu để truất quyền Tổng thống của ông Trump.

Bởi vì Hiến pháp quy định phải có 2/3  trên tổng số 100 Nghị sỷ, hay 67 Nghị sỹ tán thành thì việc luận tội mới thành công. Với tình hình hiện nay thì điều này sẽ không xẩy ra.

Tuy nhiên, dù việc luận tội sẽ không đi đến đâu, nhưng ông Trump và đảng Cộng hòa sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc tranh cử năm 2020, vì tiến trình luận tội kéo dài ít nhất từ 3 đến 4 tháng, và rất có thể sẽ lan sang năm bầu cử 2020.

Trong cuộc cờ chính trị này, tuy đảng Dân chủ ở thế thượng phong nhưng việc giành lại Tòa Bạch Ốc và chiếm đa số Thượng viện, trong khi cần duy trì đa số Hạ viện cũng không phải là chuyễn dễ dàng khi đảng cầm quyền Cộng hòa có lợi thế nhờ vào tình hình kinh tế phát triển cao hơn trước đây.

Cho đến nay, ông Donald Trump sẽ là Tổng thống Mỹ thứ 4 bị luận tội.

-Tổng thống đầu tiên thoát bị truất phế vào năm 1886 là ông Andrew Johnson với 35 phiếu thuận, 19 phiếu chống. Ông thoát nhờ thiếu 1 phiếu là đủ 2/3 tổng số. Tổng thống thứ 17 của Mỹ bị luận tội vì lạm quyền khi cách chức Bộ trưởng chiến tranh Edwin M. Stanton.

-Người thứ hai là Tổng thống Richard Nixon đã bị Ủy ban Tư pháp luận tội về vụ xâm nhập Đại hội đảng Dân chủ ở khách sạn Watergate ở Washington D.C. Nhưng sau khi biết các Nghị sỹ Cộng hòa cũng bỏ ông nên Nixobn tự ý từ chức năm 1974.

-Người thứ ba thoát nạn là Tổng thống Bill Clinton trong vụ Paula Jones, nhưng ông bị tai tiếng nhiều trong vụ liên hệ với Monica Lewinsky, nhân viên tập sự tại Tòa Bạch Ốc.

Ông Clinton  chỉ bị 45 thuận và 55 phiếu chống truất phế và cuộc bỏ phiếu thứ hai 50-50 nên ông tồn tại. -/-

 

Phạm Trần

(09/019)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
Cuộc đua vào Tòa án Tối cao Wisconsin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp lý và chính sách trong tiểu bang. Wisconsin là một bang chiến địa quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tòa tối cao tiểu bang có thể đóng vai trò lớn trong các tranh chấp liên quan đến luật bầu cử, quyền tiếp cận lá phiếu và các thách thức đối với kết quả bầu cử. Cuối cùng, sự lo lắng có cơ sở của người dân cuối cùng đã được hóa giải. Số tiền “đầu tư” $20 triệu của Musk đã không thắng được sự lựa chọn của Wisconsin.
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.