Hôm nay,  

Chánh Thuyết Tiên Rồng

07/08/201910:37:00(Xem: 2700)


Là người Con Cháu Tiên Rồng

Đồng Bào ta nhớ thuộc lòng chín kinh

Tiên Rồng thứ nhất xác minh

Song Hiệp Hoàn Chỉnh trọn tình ai ơi

Thứ hai Trầu Cau diễn lời

Thân Thương nguyên lý làm đời sống chung

Thứ ba hướng tới trùng phùng

Chử Đồng: Bình Đẳng Tột Cùng là đây

Tiết Liêu thứ bốn dựng xây

An Dân Thịnh Nước xum vầy ấm no

An Tiêm tiếp đến chăm lo

Việc Làng Dân Chủ - đạo phò con dân

Vọng Phu thứ sáu góp phần

Chồng nào Vợ nấy chuyên cần tăng gia

Trương Chi thứ bảy ấy là

Căn nguyên hạnh phúc – tình ta sáng ngời

Mỵ Châu thứ tám dẫn lời

Truyền kỳ Giữ Nước góp đời sĩ phu

Kết bài Phù Đổng diệt thù

Dấn thân Cứu Nước cho dù gian nan

Chánh thuyết tóm lại chứa chan

Tiên Rồng văn hóa bao ngàn năm qua


(Huấn ca Tiên Rồng, 1982)


Bài thơ trên mô tả những nét đặc trưng tiêu biểu về nội dung của chín truyền thuyết lưu hành ngàn đời trong lòng Dân Tộc Việt Nam, được gọi là Chánh Thuyết Tiên Rồng. Chánh thuyết này thì khác biệt với cái gọi là “Chủ thuyết Mác – Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh” đang tuyên truyền, cải tạo, tảy não và làm tha hóa đời sống con người trên quê hương xứ sở Việt Nam hiện nay, do Đảng Cộng Sản chủ trương. Vì thiếu quan niệm sống theo Phúc Đức của Tổ Tiên linh huấn, cho nên Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản nhắm mắt làm ngơ, du nhập chủ thuyết và tổ chức ngoại lai, với ước mong cứu dân cứu nước và thoát ách thực dân Pháp. Nhưng thực tế vì thiếu Hồn Việt cho nên Đảng Cộng Sản này tạo ra nhiều việc làm phản dân hại nước, và trong tương lai gần là dẫn đưa Việt Nam trở lại thời kỳ đô hộ, bắt toàn dân làm nô lệ giặc Tàu như trong ngàn năm Bắc Thuộc từng xảy ra trong lịch sử. Bởi thế sự chọn lựa tư tưởng sai lầm và thiếu Sức Mạnh Hồn Việt trong công cuộc tổ chức giải cứu Dân Nước, là điều kiện tiên quyết mà mọi người chúng ta cần quan tâm lưu ý.


Đang khi Chánh Thuyết Tiên Rồng là tinh hoa nền tảng của Văn Hóa Việt, được Tổ Tiên trang trọng đúc kết thành Biểu Tượng Tiên Rồng, lưu truyền trong lòng Dân Tộc trải qua bao ngàn đời ngàn năm của Lịch Sử Việt. Bổn phận và trách nhiệm của người Con Cháu Dân Tộc, như chúng ta ngày nay, là tìm hiểu học hỏi để nhận biết ra ý nghĩa của Biểu Tượng Tiên Rồng mà Tổ Tiên muốn nhắn gởi, và chắc chắn đang ẩn chứa những điều cao siêu hiện thực trong đó.


Chánh Thuyết Tiên Rồng cũng khác biệt với những cái gọi là tứ thư ngũ kinh, cửa Khổng sân Trình, chữ nho hay sách vở kinh kệ của người Trung Quốc (Hoa, Hán, Tàu) – như Kinh Dịch khai triển theo khái niệm âm dương, hay Tam tài Thiên – Địa – Nhân (Thiên hoàng, Địa hoàng, Nhân hoàng) là những ý niệm trừu tượng, và chỉ là thành quả của óc suy luận thuần túy vật chất, vi tri vô giác. 


Đang khi Chánh Thuyết Tiên Rồng của Tổ Tiên lại đặt căn cứ trên Biểu Tượng Tiên Rồng về Con Người – đó là kết tinh của nhận thức hiện thực làm nền tảng cho con người, là mọi người và mỗi Người đều được tạo thành do Mẹ Tiên Cha Rồng phối hiệp. Tất cả cùng được sinh ra một lần, một lúc trong Một Bọc Trăm Con mà chúng ta tự xưng mình là đồng bào – đồng có nghĩa là cùng, bào là cái bọc, tức là anh em ruột thịt trong cả nước – nhà. Theo giòng thời gian và đà xác tín quý trọng của toàn dân, chữ Tiên Rồng trở thành biểu hiệu cho Hai Vị Tộc Tổ, khai sinh ra dòng giống dân Việt vào khởi đầu lịch sử nhân loại. Bởi thế mà ngày nay mọi người Việt Nam chúng ta hãnh diện và xưng mình là Con Cháu Tiên Rồng.


Chánh Thuyết Tiên Rồng cũng không xuất phát từ chủ nghĩa, chủ thuyết, triết thuyết hay một nền tảng học thuyết của tôn giáo nào, mà được Tổ Tiên nhận diện đúng thực Con Người và Cộng Đồng Xã Hội, qua sinh hoạt và tâm tư bộc lộ cũng như thể hiện nếp sống văn minh văn hóa trong một xã hội anh em, Xã Hội Đồng Bào, xã hội của con người và làm người đích thực.


Điểm khác biệt trong Lịch Sử Việt là Tổ Tiên truyền khẩu, truyền miệng, truyền cho nhau ghi nhớ Biểu Tượng Tiên Rồng ròng rã hàng bao nhiêu đời con cháu, từ đời này qua đời khác, làm nổi bật đặc tính sinh hoạt sống động hiện thực trong nếp sống của toàn thể Dân Tộc Việt, được gọi là Văn Hóa Việt. – chớ không phải hệ thống văn từ như đã ghi trong Lĩnh Nam Chích Quái của nhà văn Trần Thế Pháp, mới xuất hiện vào đời Nhà Trần và được ghi nhận là tác giả đã viết theo văn hóa thời cuộc nhằm mang tư tưởng phò thiên triều phương Bắc – Bởi thế theo cách lưu truyền của Tổ Tiên, thì văn từ hay tư tưởng đã thường bị bóp méo, hiểu lệch lạc ý nghĩa tùy theo chế độ hiện hành, hoặc theo thời gian mà sửa đổi nội dung ngôn từ, đang khi biểu tượng thì mang tải ý nghĩa trước sau vẫn thế. 


Chánh Thuyết Tiên Rồng ngày nay được Đảng Tiên Rồng phục hung và khai sáng nhằm mục đích Giúp Dân Cứu Nước. Chúng ta trao chìa khóa cánh cửa tâm tư cho nhau, để cùng nhau mở rộng cửa kho tàng Văn Hóa Việt, và tìm lại những báu vật là Gia Tài Tổ Tiên để lại cho những ai xưng mình là Con Cháu Tiên Rồng.


Chánh thuyết chẳng những trung thực, mà còn thích hợp, thích nghi với hiện cảnh sống cho mọi người, mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính hay thời đại văn minh nhân loại, vì chánh thuyết luôn mở rộng cửa đón nhận tất cả những gía trị, tinh hoa tư tưởng trong đời sống nhân sinh, khai triển nếp sống con người, là Đạo Sống Việt trong Xã Hội Đồng Bào, xã hội thân thương bình đẳng, xã hội anh em từ một Bọc Mẹ Trăm Con của truyền tích Tiên Rồng. 


Chín truyện tích lưu truyền trong dân gian, từ đời này qua đời khác lại cưu mang những đặc điểm làm nổi bật biểu tượng Tiên Rồng, tức là có hai nhóm đặc tính Tiên Rồng được nhận diện nơi Con Người và Cuộc Sống, kế đến là phần cốt truyện lại nhắc tới thời đại của các Vua Hùng Dựng Nước. Dù rằng trong 9 câu truyện ấy ẩn chứa nhiều tình tiết dị biệt ly kỳ, nhưng vẫn được Tổ Tiên Ông Bà lưu truyền nguyên vẹn tinh ròng cho chúng ta tới thời nay, và bổn phận trách nhiệm của chúng ta là tìm hiểu, khám phá kho tàng Văn Hóa Việt, để tìm lại những báu vật gia tài Dân Nước, bởi thế mà có Đảng Tiên Rồng ra đời để Giúp Dân Cứu Nước.


Mỗi truyện tích của Chánh Thuyết Tiên Rồng lại được nhắc nhớ bằng những biểu hiệu tôn quý trong các dịp Lễ Tết của Dân Tộc Việt Nam. Tất cả đã kết tinh quan niệm sống của dân tộc, và liên hợp chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống chỉ đạo mạch lạc, sống động và hiện thực, làm nền tảng căn bản cho toàn thể Văn Hóa Việt – tổng hợp và hệ thống hóa này được gọi là Hệ Tiên Rồng, tức là cái nhìn vào thực tế cuộc sống Con Người, đặt căn cứ trên cuộc sống một cách trọn vẹn, và không ra khỏi hay xa lìa cuộc sống con người. Do đó Hệ Tiên Rồng còn được gọi là Sinh Thức Hệ, tức là Chánh Thuyết Tiên Rồng.


Hệ thống biểu tượng Tiên Rồng này không phải do một người, hay nhóm người phát minh, sáng chế ra, mà là cả một nền văn hóa đã và đang sống trong lòng Dân Tộc, dù ý thức có khác biệt ít nhiều, tùy người, nhưng Văn Hóa Việt được phát hiện là một hệ thống toàn bích, đang chỉ đạo cho tòan thể cuộc sống Xã Hội Con Người.


Việc tìm hiểu, khảo cứu, áp dụng, ứng dụng để sống thích nghi với hiện cảnh là cả một quá trình dài như bao ngàn năm trường tồn của Tộc Việt – khác biệt với Tộc Hoa – vẫn luôn tiếp diễn, cao siêu và hiện thực, là đặc điểm của Con Cháu Việt. Có thể nói mỗi chữ, mỗi câu, mỗi mệnh đề của Chánh Thuyết Tiên Rồng ngày nay đang biên khảo, thì cũng đang trông chờ cả một thiên khảo cứu về lịch sử văn hóa của Dân Tộc Việt.


Bởi thế cho nên, đây cũng là phần mà mọi người trong chúng ta cần tìm hiểu, học hỏi, thảo luận và đừng quên sự đóng góp thêm những khám phá mới của bạn, của chính bạn vào kho tàng Văn Hóa Chính Trị cao siêu hiện thực và tuyệt vời của Tổ Tiên.


Điểm đặc biệt Ông Bà để lại, là một hệ thống biểu tượng chớ không phải hệ thống ngôn từ hay tư tưởng, vì rằng ngôn từ, tư tưởng thường bị tuyên truyền lệch lạc bóp méo nội dung hay ý nghĩa bởi mưu đồ danh lợi của nhà cầm quyền, chế độ hay thời gian. Nhưng ngược lại, biểu tượng thì trước sau vẫn thế, vẫn còn nguyên vẹn tinh ròng dù cho trải qua ngàn đời con cháu, và cứ tùy thuộc thời đại mà chúng ta dùng ngôn từ thích hợp mà diễn tả biểu tượng, như trong Thời Đại Tín Liệu (Information Age) của nhân loại hôm nay.


Trong mỗi bài truyền thuyết của dân tộc, là ghi chép lại những điểm chính yếu, cưu mang bài học của Tổ Tiên. Dĩ nhiên, với thời gian cùng với sự phù trợ của Đức Quốc Tổ và Hồn Thiêng Sông Núi, chúng ta sẽ có bản văn hoàn hảo, đúng thực và trọn vẹn, vì do đón nhận sự đóng góp ý kiến của nhiều người, của toàn dân.


Diễn giải truyền thuyết, là phần có tham vọng đào sâu, tìm hiểu hệ thống biểu tượng tới tận ý nghĩa, và cố gắng đạt đến điểm tột cùng của suy tư có thể có. Do đó phần diễn giải, đôi khi trở thành khó hiểu cho một số người đọc. Tuy nhiên bạn đọc có thể căn cứ vào lịch sử, vào đời sống dân nước mà rút ra những thí dụ cụ thể, những gương sống thực của các vị Minh Quân, Văn Thánh Võ Thần mà cùng giúp cho nhau học hỏi, thông toàn bài học của Tổ Tiên.


Sau phần diễn giải là phần Tìm hiểu truyền thuyết/ Chánh Thuyết Tiên Rồng. Tiên Rồng được gọi là bài học Nền Tảng, vì trong đó chúng ta có nhận diện, có định nghĩa về Con Người và Xã Hội một cách hoàn chỉnh, toàn diện và đúng thực. Phần bài này được coi là đúc kết những nét đặc thù của Văn Hóa Việt, khai thác hết những nét đặc thù đó chúng ta có hệ thống tư tưởng chỉ đạo sống động và hiện thực, gọi là Hệ Tiên Rồng, qua nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp để áp dụng vào cơ cấu tổ chức xã hội con người, như biểu tượng Bọc Mẹ Trăm Con.


1. Tiên Rồng: Bài học nền tảng bởi Tổ Tiên đề ra nguyên lý sinh hóa của vạn vật, đặc biệt căn cứ trên con người, tức nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp Hoàn Chỉnh. Với bài học Tiên Rồng, chúng ta có được định nghĩa về con người hoàn chỉnh toàn diện, đúng thực: Thân – Trí – Tâm – Tuệ (Thân xác sinh động, Trí năng tinh biến, Tâm tình thông hiệp, Tuệ linh vĩnh cửu của con người do Mẹ Tiên Cha Rồng song hiệp. Và từ nguyên lý mà chúng ta khai triển thành nguyên tắc áp dụng vào việc tổ chức Đảng Tiên Rồng như Cánh Kinh Thương, Cánh Thanh Niên, Cánh Xã Hội và Cánh Xã Hội của một Hoa Tiên Rồng.


Đặc biệt, Con Người Tiên Rồng, chúng ta khác biệt với những Con Người của nền văn hóa duy vật, duy lợi, duy tâm, duy linh đang làm tha hóa con người, và con người biến thành sinh vật kinh tế, con thú tiến bộ, động vật lao động trong hãng xưởng, và chi phối bởi cơ quan truyền thông rộn ràng hàng ngày. 


Văn hóa và tổ chức ba góc theo hình Kim Tự Tháp trước mắt, chúng ta nhận ra đó là tổ chức chủ nô, trên là chủ nhân – dưới là nô lệ, trên là đảng trị – dưới là bị trị, cho dù cổ súy Chân – Thiện – Mỹ mà thiếu Tình thì chỉ là con người khiếm khuyết hạnh phúc. Mặt khác, phân ngôi định cấp như văn hóa Ấn: Ai sinh ra ở cái đầu Burma là tăng lữ, ai sinh ra ở cái bụng là thương gia còn ai xui xẻo mà sinh ra ở chân tay Burma thì chỉ là binh lính nô lệ, tức là làm thuộc hạ cung phụng cho giới quý tộc cầm quyền ở đỉnh cao trong cấu trúc tổ chức ba góc từng có xưa nay.


Đang khi trong Truyền Thuyết Việt, Tổ Tiên lại nhận diện Con Người Tiên Rồng một cách đúng thực, và cộng đồng xã hội là Đồng Bào, là anh em từ Một Bọc Trăm Con của Mẹ Tiên Cha Rồng, tức là biểu trưng cho một xã hội bình đằng tột cùng và thân thương tột cùng. Tiên Rồng đưa ra ý niệm về các đặc tính cá biệt của Tiên, của Rồng, và mẹ Tiên cha Rồng đã phối hiệp toàn nhất tương đồng. Bởi thế Tiên và Rồng là kết tinh toàn vẹn cho mọi tương quan sinh họat của con người, tương quan anh em nhằm thể hiện Con Người Tiên Rồng.


Biểu tượng Một Bọc Trăm Con của Chánh Thuyết Tiên Rồng đã khẳng định Đặc Tính Xã Hội bẩm sinh và ngay cùng một lúc có trăm con người, cũng do kinh nghiệm của cuộc sống gia đình, với mẹ với cha, với anh chị em qua hình ảnh của tổ chức trăm người trăm việc – mỗi người mỗi việc, chớ không bao đồng công tác hay dẫm chân lên nhau.


Trong cuộc sống, con người nhận ra mình không thể sống đơn độc, mà ngay từ lúc bắt đầu sự sống, con người cần có mẹ có cha, có sự chăm sóc bảo bọc của tình thân ruột thịt anh chị em. Vì nếu sống đơn độc, con người không thể phát triển toàn vẹn về cuộc sống xứng đáng là người và làm Người. Do kinh nghiệm từ đó con người nhận ra mình vừa là một hiệp thể cá biệt toàn vẹn, mà cũng vừa là một thành phần cộng đồng xã hội anh em, và vừa cùng chung một nguồn sống Mẹ Tiên Cha Rồng.


Cũng do kinh nghiệm của cuộc sống trong tình thân với cha mẹ anh chị em, con người nhận ra mình cũng có cùng một nguồn gốc, cùng một sức sống, và cùng chia sẻ cuộc sống với nhau, trong nhau và cho nhau. Con người rút tỉa kinh nghiệm cuộc sống từ bản thân, quây quần trong gia đình, tuy thế cuộc sống cũng không đóng khung trong tập thể hạn hẹp, mà đã mở rộng với nhiều con người khác nữa. Vì vậy hai truyền tích Chữ Đồng và Trầu Cau đã ghi nhận kinh nghiệm do cuộc sống đông người, tức xã hội an hem, Xã Hội Đồng Bào.


2. Trầu Cau: Bài học Trầu Cau chia sẻ trực tiếp với bài học Tiên Rồng, là rút tỉa hình ảnh từ Bọc Mẹ Trăm Con ra hai anh em sinh đôi, giống nhau như đúc, thương nhau rất mực và chưa hề lìa nhau để ứng dụng vào đời sống con người, bằng Nếp Sống Tiên: Thân Thương Tột Cùng của Con Người. Bài học Trầu Cau đã đặt nền tảng tương quan giữa người với người. Nghĩa là “thương nhau trọn tình, sẵn sàng chết vì thương, mà dẫu có chết cũng vẫn còn thương.” Tương quan anh em và tương quan vợ chồng trong một tổ chức.


Vì là nền tảng tương quan giữa người và người, nên cũng là nền tảng cho Xã Hội Con Người, được tổ chức từ gia đình, gia tộc cho tới cấp dân tộc hay cấp nhân loại theo nguyên lý Thân Thương Tột Cùng. Từ lời linh huấn của Tổ Tiên quá thâm thúy diệu vời đó, cho nên chúng ta đã nhìn nhận xã hội Việt trong đó có bao tấm gương sáng ngời: nào là lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, thiếu phụ Nam Xương, Anh phải sống, nuôi chồng trong tù cải tạo của cộng sản, và thành tín với vợ, chung thủy đợi chờ ngày đoàn tụ, dù tới chết cho gia đình hay chết cho quê hương thì cũng vẫn còn thương: “Tình nhà tình nước chết chưa hết tình!”


Cũng do kinh nghiệm cuộc sống thân thương của gia đình, con người nhận ra tình cảm giữa người với người, được xuất phát từ việc chúng ta nhìn nhận nhau là Anh Em, Giống nhau như đúc, và từ tâm thức ấy mà Quyết chẳng lìa nhau. Tình yêu thương ruột thịt đó lại nhận thêm nhiều kinh nghiệm khi gia đình có thêm những người xa lạ, như người Anh trong truyền thuyết Trầu Cau cưới vợ, và cùng sống chung với người Em dưới một mái ấm gia đình.


Với cuộc sống đầy biến chuyển và trắc trở hiện nay, con người nhận ra rằng, tình thân thương chỉ tồn tại khi ta sẵn sàng đánh đổi cả cuộc sống mình cho những người mình mến thương, Sẵn sàng chết cho nhau, chết vì người thương. Và rồi dù yêu thương nhau khắng khít, dù vượt thắng mọi trở ngại để bảo vệ tình thân thương, con người cũng trải qua kinh nghiệm qua sự chết, qua việc người thân vĩnh viễn chia lìa bởi đi tìm nhau mà chết, hóa thành trầu thành cau hoặc thành đá vôi.


Nhưng cũng do chính kinh nghiệm thăng hoa thành đá, trầu hay cau đó, do lòng thương nhớ không nguôi, con người lại cảm nhận là sự chết chẳng những không chấm dứt hoặc ngăn cản, mà trái lại, còn giúp chúng ta thể hiện trọn vẹn tình Thân Thương Tột Cùng, Mãi mãi có nhau, và khi đó không còn bất cứ gì có thể ngăn cản chúng ta kết hợp với nhau trong yêu thương, trong bảo bọc.


3. Chử Đồng: Nếu như bài học Trầu Cau trong Chánh Thuyết Tiên Rồng đã rút tỉa từ “Bọc Mẹ Trăm Con” ra hai anh em, hai con người để áp dụng nguyên lý “Thân Thương Tột Cùng” của Nếp Sống Tiên, thì để dạy bài học “Bình Đẳng Tột Cùng” tức là Nếp Sống Rồng, thì Tổ Tiên lấy lại hình ảnh Tiên Rồng nơi nàng Công Chúa Tiên Dung (đẹp, giầu, sang được yêu thương, kính trọng quyền thế cao cả… tột cùng trong xã hội). Ta thường nói sướng như tiên, theo chữ nho, chữ nhân ghép với chữ sơn thành chữ tiên, tiên là người ở núi, núi của tức là phần vật chất.


Nàng qủa là nàng tiên giáng trần đang khi chàng rồng Chử Đồng đói khổ lang thang bên bờ sông bãi sú để kiếm ăn. Chàng nghèo khổ đến nỗi chỉ có một cái khố, mà chàng vì hiếu đã cởi ra để liệm cho cha chàng lúc người lìa trần, rồi đành với cảnh sống tồng ngồng! Tổ Tiên muốn dạy điều gì? Vâng muốn sống với nhau, trước tiên phải thấy nhau bằng con người thật, con người tinh tuyền, con người không bị vật chất lụa là, vàng bạc che phủ… Mặt khác, chàng là rồng thì ẩn mình trong lòng đất (thủy phủ) để chờ đợi cho tới khi công chúa Tiên Dung vây màn tắm gội... Nàng từ trời xuống, chàng từ đáy huyệt lên... Nàng giầu sang tuyệt thế, chàng tệ hơn khố rách áo ôm! Xin hỏi, có ai hơn công chúa và ai thua chàng không khố… thế mà nên duyên, song hiệp… thì thử hỏi, xã hội này còn kẽ hở nào để mà phân cách, phân chia giai cấp?


Chính nhờ sự Song Hiệp Tiên Rồng đó, con người mới được hạnh phúc. Tiên Dung Chử Đồng đã giúp dân. Họ có cả một chương trình phát triển xã hội: giáo hóa dân chúng (dạy dân phép tiên), phát triển kinh tế (lập phố xá), ngoại thương (ra biển đi buôn), phát triển giao dịch, lưu thông (gậy thần rút đất)… và rồi khi họ Về Trời, dân chúng cũng được về theo, nghĩa là tất cả cũng được thành tiên… đẹp như tiên và sướng như tiên, hạnh phúc, cực lạc!


Nhìn lại cuộc sống càng kéo dài và càng có đông người, thì con người càng thêm kinh nghiệm về những khác biệt trong tài năng, trong sức lực, cũng như trong may rủi của cuộc đời… như kinh nghiệm của Tiên Dung và của Chử Đồng. Do đó, do kinh nghiệm đối xử với nhau, và do tâm tình muốn bảo đảm cuộc sống tốt đẹp cho hết mọi người, con người nhận ra rằng mỗi người phải Nhận thực chính mình.


Khi đã biết rõ thân phận Con Người của mình, mỗi người lại phải nhìn nhận và sống với những con người khác như những con người tinh vẹn, không để bất cứ ngọai vật nào làm sai lạc hình ảnh đích thực của con người. Chỉ thấy con người. Cũng do kinh nghiệm san sẻ trong tình thân, con người nhận ra cách xử dụng thích đáng tài năng và của cải. Tài và của chỉ là những phương tiện để gíup nhau cùng phát triển, Tài của giúp người, để tất cả Mọi người cùng hưởng hạnh phúc và thăng tiến, không trừ ai. Những kinh nghiệm sống đó, Tổ Tiên đã gói ghém tuyệt vời trong truyền thuyết Chử Đồng.


Nhắc tới đây, chắc chắn có nhiều bạn đọc còn hiểu nhiều về chi tiết Văn Hóa Việt hơn cả người viết… còn bao điều muốn nói nữa, nhưng mà làm sao mà nói cho hết được. Vì mỗi con cháu Việt – Con cháu của Tổ Tiên dòng giống Tiên Rồng siêu việt – thì với tâm hồn Việt, với máu huyết Việt đang luân lưu trong chính con người của bạn, đó là cả một kho tàng Văn Hóa Việt tiềm ẩn trong bạn, xin hãy tự khai thác lấy gia tài Tổ Tiên?


Sau ba truyền thuyết làm Nền Tảng cho con người và cuộc sống con người trong xã hội, Tổ Tiên dạy về một cơ cấu quan trọng nhất, đã chi phối mạnh mẽ tới đời sống con người, đó là Nước, Quốc Gia.


4. Tiết Liêu: Nếu như bài học Chử Đồng đề ra nguyên tắc phát triển xã hội, thì bài học Tiết Liêu dạy việc Trị Nước An Dân. Vua Cha muốn truyền ngôi dạy chúng ta dâng lễ vật thờ cúng tổ tiên, trong khi nhiều nền văn hóa khác lại dạy phải kiếm nhiều thủ cấp của dân láng giềng… Và Tiết Liêu vì hiếu, thà lo cho mẹ hơn là làm vua… nên chàng ở nhà, Cầu Tổ… và được Tổ chỉ dạy làm bánh dày bánh chưng… và rồi chàng lại được làm vua! Đó không phải là nền tảng An Dân Trị Nước sao?


Tiết Liêu có tinh thần dân tộc (thờ cúng Tổ Tiên), hiếu thảo (gia đình là gốc của nước, như trong Trầu Cau), không màng giầu sang, nhưng biết lo cho dân (lấy gạo làm căn bản sống của dân), có sáng kiến, phát triển kinh tế (gạo nấu cơm để lâu dễ bị thiu, nhưng làm thành bánh dày bánh chưng thì để được cả tháng trời)… lại đủ đạo Trời đạo Đất (tròn, vuông)… Con người như thế không đáng trị nước an dân?


Như vậy, Tiết Liêu được Tộc Tổ chỉ dạy, chính là người làm việc nước phải để Hồn Nước hướng dẫn, tức là phải học hỏi, phải thấm nhuần tinh thần và truyền thống dân tộc. Và do đó, làm việc nước cũng có nghĩa là làm cho người dân thể hiện Hồn Nước vào cuộc sống hằng ngày. Như thế cái tài của người làm việc nước là: Tài biết tin tưởng vào dân nước, tài giúp dân sống thực truyền thống dân tộc, tài thấu hiểu nhu cầu thực tế của dân, và tài cải tiến cuộc sống người dân. Trong những tài này, tài cải tiến cuộc sống người dân là công tác thực tiễn và đa đoan.


5. An Tiêm: Chuyện qủa dưa đỏ cũng hình thành bài học tương tự! Thà bị Vua Cha đày oan còn hơn phải trốn theo tầu buôn mà về đất liền làm giặc… Nhưng khi có qủa dưa đỏ, dưa hấu, một loại của ngon vật lạ nơi hải đảo đã gởi về dâng vua, biếu nước! Và từ đó dân ta, đặc biệt nơi miền khô cháy nóng bỏng, được thêm món ăn tươi mát thơm ngon… Chàng chẳng đáng mặt trị nước an dân?


Dưới khía cạnh kinh tế, chúng ta có thể nói, bài học Tiết Liêu phát triển trên đất, nội địa… thì bài học An Tiêm phát triển vùng biển, ngoại thương… và đừng quên bài học Chử Đồng!


Tất cả đều là kinh nghiệm sống, và tất cả đều phát xuất từ tình thân ruột thịt gia đình, từ mẹ, từ cha, từ anh chị em đối xử với nhau. Và cũng vì vậy, mọi cuộc sống mang vết tích con người, mọi cuộc sống xứng đáng con người, mọi cuộc sống tràn đầy ý nghĩa, mọi cuộc sống tòan vẹn đều là những cuộc bộc lộ và thể hiện tình thân giữa người và người. Bởi thế, Văn Hóa Việt bao gồm mọi con người trong tình thân của Gia Đình. Đối với nếp sống Việt, Làng, Nước và cả Nhân Loại, cũng chỉ là một gia đình!


6. Mỵ Châu: là bài học Giữ Nước! Xây thành làm gì (Cổ Loa Thành), cậy vào khí giới có ích chi (nỏ thần), chờ đợi chi người xa lạ (thần Kim Quy). Xây thành cho dân khổ. Phung phí làm dân cùng cực. Ỷ nỏ thần mà quên dân… Thành cao, khí giới tốt có ích chi khi chính người con gái yêu, con dân cuối cùng là nàng (tiên Việt) Mỵ Châu cũng còn đối nghịch?


Tổ Tiên dùng câu chuyện thương tâm An Dương Vương, Mỵ Châu và Trọng Thủy, là câu chuyện công chúa làm mất nước để dạy chúng ta về bài học Giữ Nước, tức là phải giữ Hồn Nước, giữ Dân Nước, giữ Sức Nước, và giữ Đất Nước.


7. Phù Đổng: là bài học Cứu Nước. Giặc chiếm đã ba (nhiều) năm, và trong ba năm đó, dân chúng sống như một đứa bé: không thể đi, không thể đứng, không thể nói, không thể cười! Nhưng Tổ hiện về (Cụ Gìa áo đỏ, múa nhảy với bọn trẻ ngoài đầu xóm!) như trong Tiên Rồng, khi Cha Rồng xác tín: “Khi nào cần thì gọi, ta về ngay!”


Vâng lời Tổ, Vua Hùng sai sứ đi tìm người cứu nước. Cậu bé của làng Phù Đổng lắng nghe sứ vua… vươn vai thành người cao lớn, nhảy lên ngựa sắt, cầm roi sắt để đánh giặc Ân. Khi giặc thua thì cậu dùng tre làm roi mà đánh: Ôi! Bài học nhân thứ (từ roi sắt cậu chuyển sang roi tre để giặc bớt đau khi đã thua chạy).


Toàn dân toàn diện (dân làng mang gạo, áo giúp cậu ăn mặc, rồi to lớn đến nỗi phải dùng hoa mà kết). Ngựa sắt cũng hét ra lửa! Gốc tre làng cũng hữu hiệu hơn gươm đao… Và lũy tre xanh, hệ thống làng mạc, chẳng những giúp chúng ta thắng giặc cứu nước, mà còn giúp toàn dân Phù Đổng làm lại cuộc đời! Hạnh phúc như tiên, bay Về Trời!


Phù Đổng chẳng những chỉ phương cách cứu nước cho mỗi người, cho tổ chức, và cho cả một dân tộc, mà đồng thời, lồng trong đó còn có cả một kế hoạch vĩ đại cho việc Cải Hóa Con Người và Cải Hóa Xã Hội!


Cũng như Vua Hùng, kinh xác định những đức tính thiết yếu của chúng ta là dám nhận thực hiện trạng phũ phàng, dám tin tưởng tuyệt đối vào sức sống, sức mạnh của dân tộc, dám “lột xác” để thích ứng với tình thế mới, dám quyết tâm dấn thân để làm đến thành công.


Bài học này khởi sự với việc nêu rõ những điều kiện, những đức tính cần thiết để cải hóa từng người, rồi từ một người tới một tổ chức, từ một tổ chức đến mọi người khác … Phù Đổng duyệt qua từng giai đoạn, từng công tác, từng hành động… từ việc vận động tinh thần, tới các điều kiện đoàn kết, qua phương thức phát hiện tiềm năng, tới cách thể hiện điều hợp, ứng biến và tập trung sức mạnh.


Phù Đổng còn nêu rõ vấn đề vai trò của các chủ lực, cả những thái độ và những phương thức để khỏi rơi vào tròng độc tài, áp bức bất công. Tất cả được Tổ Tiên chỉ dẫn từng bước cụ thể, từng giai đoạn thực tế, để từng người, từng nhóm người và toàn thể nhân loại trở về với Con Người đích thực, và để Xã Hội cũng trở thành đích thực trọn vẹn là xã hội của loài người.


Vạn vật, con người, xã hội, đất nước đều có, nhưng Tổ Tiên vẫn không quên cá nhân từng người.


8. Trương Chi: với bài học Trương Chi, Tổ Tiên tả thẳng vào nỗi niềm thâm sâu nhất là trái tim Con Người, căn cội của hạnh phúc. Chuyện kể chàng lái đò xấu trai Trương Chi, với mối tình của người đẹp nhà giầu Mỵ Nương. Nhưng nàng tương tư qua tiếng sáo của chàng, để khi gặp nhau, thấy thực tế hình dáng chàng thì nàng lại bỗng dửng dưng…


Và tiếng sét ái tình kia, đã làm chàng Trương chết trong tẻ lạnh… Ôi! Mối tình đầu! Tình lãng mạn, đẹp và buồn! 


Tình tuyệt vời và tuyệt vọng! Đã biến trái tim chàng thành chén ngọc, và chàng vẫn mãi chèo đò trong chén ngọc… Đợi chờ cho được một giọt nước mắt của người mình yêu, và chàng chết vì nàng! Chính lúc ấy chén mới tan! Tình mới trọn!


Ai dám bảo Tổ Tiên ta khô cằn sỏi đá? Hay lìa xa tâm hồn con người?


9. Vọng Phu: Chồng ra đi giúp nước, nàng ở nhà ôm con chờ chàng đến hóa đá! Nghe sao thật đơn sơ! Nhưng biết đến bao giờ chúng ta mới sống trọn bài học “bổn phận làm dân,” và bài học “người nào việc nấy” của Chánh Thuyết Tiên Rồng! Vẫn biết mọi người bình đẳng. Nhưng Trời sinh ra mỗi người mỗi khác, và mọi người cũng phải tùy vào tài sức của riêng mình mà góp phần vào việc chung việc nước!


Chàng là rồng thì chàng phải làm mây, làm mưa với đời. Còn phận thiếp là tiên, lý đâu lại đòi làm sấm, làm sét? Biết thế, thiếp đã lo ôm con gánh vác giang sơn nhà chồng… để giúp chàng an tâm mà đem tài năng ra giúp dân cứu nước! Và rồi biết bao hình ảnh, như mẹ gìa cuốc đất trồng khoai, nuôi con đánh giặc… vợ hiền ôm con, gồng gánh thăm nuôi chồng đang bị tù cải tạo... và Tổ Tiên đã thưởng công cho nàng, bằng cách cho nàng hóa đá!


Trong bài học Mỵ Châu, Tổ Tiên chém chết nàng công chúa làm mất nước! Nàng có tội với nước thì bị xử phạt thích đáng, hầu răn dạy những người khác tránh tội. Làm mất nước là tội không thể tha thứ!


Nhưng tình nhà, nàng đã chung thủy với chồng, thương chông và nghe chồng đến nỗi làm mất nước! Tổ Tiên ta xét đoán phân minh: Làm mất nước là tội tử hình! Nhưng trọn tình nhà thì cho nàng thăng hoa thành ngọc (Máu Mỵ Châu chảy xuống biển, trai ăn thành ngọc). Và ngọc đó chỉ được rửa bóng khi lấy nước trong giếng sâu nơi chồng nàng, Trọng Thủy tự tử để đền tội với vợ! Đừng quên Tiên Rồng: Nước và Nhà! Và cũng đừng quên Trầu Cau: Thương nhau trọn tình, chết vì người mình thương, và dẫu có chết cũng vẫn còn thương!


- Ở cấp Tình Nước, những người An Dân Trị Nước như Tiên Dung Chử Đồng thành Tiên, Phù Đổng thành ThầnTiên, Thần là phần thưởng công, phần thăng hoa hay tinh túy của linh thiêng.


- Ở cấp Tình Nhà, Trầu Cau qua chuyện người em hóa đá, máu Mỵ Châu trọn tín thác chồng thì hóa ngọc, trái tim Trương Chi ôm mối tình câm, chỉ vì con người phân chia đẹp xấu, giầu nghèo… thì cũng hóa ngọc. Đá, ngọc là kết tinh, tinh túy của vật chất!


Và nói đến cả hai phần vật chất và tinh thần (siêu linh), Tiên Rồng trong mỗi Con Người, đều được thăng hoa thành đá, thành ngọc, thành Tiên, thành Thần… thì chúng ta đã trở về với Chánh Thuyết Tiên Rồng gồm linh thiêng và vật chất của Con Người.


Vậy có sự an ủi và niềm hãnh diện nào hơn, là được làm Con Cháu Tiên Rồng, mang Chánh Thuyết Tiên Rồng siêu việt của Tổ Tiên để đi xây dựng tổ chức chính trị Đảng Tiên Rồng, nhằm mục đích Giúp Dân Cứu Nước và thể hiện Sức Mạnh Hồn Việt trong thời đại mới, Thời Đại Tín Liệu của Con Người ngày nay. Đó là bổn phận và là trách nhiệm của mỗi người chúng ta vậy.



blank


Ban Nghiên Huấn Tiên Rồng

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.