Hôm nay,  

Ấn Độ, đi lạc vào xứ sở huyền bí

07/06/201911:14:00(Xem: 4488)

Máy bay đáp xuống phi trường quốc tế Indira Gandhi sau một chuyến bay dài hơn mười tiếng đồng hồ. Delhi, trời cuối tháng hai mát dịu, khoảng hai mươi hai độ, tôi không có cảm giác bị cái nóng hừng hực đập vào mặt như hồi tới Bangkok cách đây vài năm vào một trưa hè nắng cháy da. Đặt chân xuống phi trường, tôi thấy lòng mình nao nao. Bao nhiêu lần dự định tới đây, đều bị hoãn lại vì lý do nào đó. Ngày xưa đọc cuốn “Hành trình về phương đông” của Nguyên Phong, tôi đã mê ngay xứ sở huyền bí này, mê đất nước của dãy núi Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) phủ tuyết trắng xóa có ngọn Everest cao 8.848 m sừng sững và dòng sông Ganga (Hằng) dài 2.510 km linh thiêng từ trên cao đổ xuống vịnh Bengal của Ấn Độ Dương. Tôi mê quê hương của Phật Thích Ca, của thánh Mahatma Gandhi và của nhà thơ hiền hòa nhân ái Rabindranath Tagore. Tagore là người châu Á đầu tiên được giải Nobel về Văn chương năm 1913. Thơ ông đa cảm nhưng sâu sắc, dịu dàng, quyến rũ và trong thơ lúc nào cũng tràn đầy sự hiến dâng cho đời, cho người. Tôi nhớ hai câu thơ của ông:

       Ta du tử trên đường trần rộng lớn
       Áo quần lấm bẩn và bàn chân ứa máu chông gai

      (“Chitra”  thơ Tagore [1])

Ai chẳng là “du tử” trong đời? Tôi cũng đang là một “du tử” trên quê hương ông. Chỉ khác là áo quần không lấm bẩn và bàn chân không ứa máu chông gai như thân phận nàng Chitra trong tập thơ “Chitra” của ông, tôi chỉ là một lãng tử bên đường ghé qua đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của đất nước này.


Delhi cổ kính mà hiện đại


Ở phi trường, chúng tôi được anh hướng dẫn viên du lịch người Ấn Độ ra đón. Anh tên là Piyusch, năm nay 35 tuổi, ở cái tuổi tràn đầy sức sống. Mặc dù anh chưa qua Âu châu lần nào, nhưng anh nói tiếng Đức rất là thông thạo. Trước đây anh học đại học và làm việc trong ngành Informatics (Tin học). Anh tâm sự vì mê du lịch, anh bỏ ngang, đi làm hướng dẫn viên kiếm sống.


Chúng tôi được chở tới một Hotel ở trung tâm thủ đô Delhi, để ngủ một đêm rồi ngày mai lên đường, một cuộc hành trình dài 12 ngày ở vùng bắc Ấn. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi được chở bằng xe bus đi thăm thủ đô Delhi. Delhi nằm ở phía bắc Ấn Độ, là một thành phố đông dân với 16,8 triệu người [2], đứng thứ hai sau Mumbai. Theo truyền thuyết ghi trong bộ sử thi anh hùng ca Mahabharata, Delhi đã được xuất hiện từ năm 1.500 trước công nguyên (TCN) trên một ngọn đồi cao bên dòng sông Yamuna. Yamuna là một nhánh sông lớn nhất của sông Ganga. Trải qua bao nhiêu cuộc biển dâu, Delhi đã từng là kinh đô của nhiều đế chế khác nhau và cũng đã từng bị chiếm lĩnh, tàn phá rồi lại được xây dựng trở lại. Mặc dù trong chiến tranh đã phá hủy rất nhiều, nhưng Delhi vẫn còn hơn 1.300 vừa chùa vừa đền. Thành phố được chia làm hai khu: khu phố cổ và khu phố mới New Delhi (Tân Đề Li). Khu phố cổ chứa rất nhiều di tích lịch sử, đã từng là kinh đô của Ấn Độ dưới triều đại Hồi giáo Mughal, một triều đại cực thịnh. Còn New Delhi được người Anh xây dựng từ năm 1911, hiện tại là thủ đô hành chính của Ấn Độ. New Delhi khác hẳn với khu phố cổ, có rất nhiều công viên xanh, đường xá thẳng tắp, các công trình kiến trúc rất tân tiến. Có thể nói thủ đô Delhi mang một nét đẹp đặc biệt vừa cổ kính lại vừa hiện đại, vừa xưa lại vừa mới, như một cô gái trẻ tân thời khoác trên mình một chiếc áo “Sari” truyền thống đậm màu làm tăng thêm nét duyên dáng, mặn mà.


Delhi có rất nhiều cảnh để xem, nhiều nơi để tới. Đầu tiên là Jama Masjid một đền thờ Hồi giáo lớn nhất nước, được xây bởi hoàng đế Shah Jahan của triều đại Hồi giáo Mughal thế kỷ 17. Sân trong của Jama Masjid có thể chứa 25.000 tín đồ tới cầu nguyện. Rồi đến Pháo đài đỏ (Red Ford) của Delhi cũng do Shah Jahan xây năm 1638. Đây là một công trình rất đồ sộ có tính cách quân sự. Hoàng đế Shah Jahan đã để lại ba công trình lớn là đền thờ Jama Masjid, pháo đài đỏ Delhi và lăng Taj Mahal. Tất cả các công trình của ông đều rất vỹ đại, nhưng lăng Taj Mahal mới thật là một tuyệt tác đã làm tên ông thành bất tử.


D:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\IND16_1616_Delhi_Qutab Mina.jpg
 Trụ tháp Qutb (Ảnh tác giả)


Tới Delhi, cũng nên ghé qua ngắm trụ tháp
Qutb (Qutb Minar). Năm 1200, vua Qutb-ud-din Aibak đã cho xây tháp Qutb để biểu dương sức mạnh siêu việt của Hồi giáo sau khi chiến thắng được Ấn Độ Giáo. Vua Aibak đã lấy vật liệu xây cất từ hai mươi bẩy ngôi đền Ấn Độ giáo do chính ông ra lệnh đập phá, rồi ráp lại dựng lên tháp. Vô tình đã tạo cho tháp Qutb thành một công trình đặc sắc do sự hòa hợp của hai nền kiến trúc Hồi và Ấn. Tháp xây bằng sa thạch đỏ và cẩm thạch trắng cao 73 m và bên trong có 376 bậc thang xoắn ốc lên tới ngọn tháp. Tháp Qutb thuộc vào 7 kỳ quan của Ấn và được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1993. Bên cạnh tháp Qutb là đền Quwwat-ul-Islam. Đây là đền Hồi giáo đầu tiên ở bắc Ấn Độ do vua Aibak xây cùng thời với tháp Qutb.


D:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\IND16N_0014.jpg
 Đài Tưởng Niệm Thánh Mahatma

Gandhi (Ảnh tác giả)


Tôi còn được đi tới thăm Đài Tưởng Niệm Thánh
Mahatma Gandhi ở New Delhi nằm trong một công viên xanh rộng rãi với hàng cây cao vút. Nơi đây Gandhi đã được hỏa táng năm 1948. Ở giữa công viên, trên một tảng đá đen có khắc bằng chữ Hindu “Hey Ram” (Ôi Thượng đế). Đây là lời cuối cùng của Gandhi khi ông bị một tên cuồng tín dùng súng bắn chết. Cái không khí bình an và yên tĩnh nơi đây, đã làm tôi bùi ngùi khi nhớ đến ông, một con người đã hy sinh cả đời mình cho tổ quốc. Thánh Gandhi đã đưa ra phương phát bất bạo động và bất hợp tác để đấu tranh dành lại độc lập cho dân tộc Ấn từ tay thực dân Anh. Năm 1947, Ấn Độ được độc lập cũng là lúc Pakistan tách ra khỏi Ấn Độ để lập lên một quốc gia Hồi giáo. Nhìn thấy được cái nguy cơ đất nước bị phân hóa bởi tôn giáo, Gandhi kêu gọi dân tộc Ấn Độ đoàn kết lại. Nhưng cuối cùng ông đã phải trả bằng mạng sống của mình. Bài học quan trọng nhất mà Gandhi để lại là lòng tha thứ và sự hiểu biết. Tôi vẫn nhớ trong lòng mình một câu nói của Thánh Gandhi “Những kẻ yếu đuối không bao giờ biết tha thứ. Tha thứ chỉ có ở những con người mạnh mẽ


Karni-Mata ngôi đền rất lạ lùng


Trên đường đi đến Jodhpur chúng tôi được ghé qua Desnoke. Desnoke chỉ là một thị trấn nhỏ nằm sâu trong xa mạc Thar gần biên giới Pakistan nhưng lại nổi tiếng vì ngôi đền Karni Mata lạ lùng. Nhìn từ xa ngôi đền Karni Mata cũng giống như các ngôi đền khác, nhưng tới gần nếu tinh ý chúng ta sẽ thấy rất nhiều hình ảnh của chuột được khắc trên cổng vào đền. Nơi đây thờ và nuôi hơn 20.000 con chuột. Chuột được chăm sóc cẩn thận, có sữa và thức ăn riêng do các tín đồ mang đến. Khi du khách bước chân vào đền đều phải cởi giầy và đi chân đất. Du khách nên cẩn thận vì nếu lỡ đạp chết chuột sẽ bị phạt rất nặng. Nhiều du khách sẽ cảm thấy rờn rợn vì có hàng đàn chuột đang bò ngổn ngang trên nóc, dưới thềm và kèm thêm một mùi hôi sộc lên vào lỗ mũi. Theo lời anh hướng dẫn viên Piyusch, thì đây là ngôi đền độc nhất vô nhị trên thế giới thờ chuột và ở Desnoke chưa bao giờ xảy ra nạn dịch hạch.


Truyền thuyết kể lại bà Karni Mata sống vào thế kỷ 14-15 là hóa thân của nữ thần 8 tay Durga, biểu tượng cho cái thiện thắng cái ác. Khi con trai của Karni Mata mất, bà chạy tới thần chết Yama xin cứu giúp. Thần Yama từ chối vì đã quá trễ. Bà vẫn tiếp tục van xin, cuối cùng động lòng thần Yama nói là chỉ còn có một cách duy nhất là con của bà phải đầu thai làm kiếp chuột. Bà đồng ý và thỏa thuận với thần Yama là tất cả các con cháu bà về sau này sẽ sống kiếp chuột trước khi đầu thai làm kiếp người. Từ đó dân địa phương kính trọng và thờ phụng chuột vì họ tin rằng chuột là hóa thân của con cháu nữ thần hộ mệnh Durga.


D:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\IND16_1892_Desnoke_Karn.jpg
Đền chuột Karni Mata (Ảnh tác giả)


Đền Desnoke là một trong những đền thuộc Ấn Độ giáo (Hindu). Để hiểu rõ hơn tại sao người Ấn lại thờ chuột hay nói chung là thờ loài vật, chúng ta nên dừng một chút ở đây đi vào phạm trù của Ấn Độ giáo.
Khoảng 80% trong 1,2 tỷ người ở Ấn Độ theo Ấn Độ giáo. Tôn giáo này xuất hiện khoảng trước 4.000 năm và đặc biệt là không có người sáng lập. Tín đồ của Ấn Độ giáo tin tưởng tuyệt đối vào thuyết luân hồi và nghiệp. Nếu kiếp này tạo nghiệp tốt, thì kiếp sau sẽ được sinh ra làm người và được giàu sang sung sướng và nếu tạo nghiệp xấu thì họ sẽ bị đầu thai vào kiếp nghèo hèn hay thú vật. Nên có thể giải thích tại sao Ấn Độ giáo chia ra 4 giai cấp là đi từ “Nghiệp” mà ra. Nghiệp lành sẽ sinh ở cấp cao nhất Bà-La-Môn (Brahmins) là giai cấp thầy tu, còn nghiệp xấu thì sinh ra ở cấp thấp nhất Thủ-Đà-La (Sùdra) là giai cấp nô tỳ. Họ tin thần thánh ở trong con người và thú vật. Thú vật đối với họ rất là linh thiêng. Họ thờ chuột, voi, khỉ, rắn và nhất là bò vì thế Ấn Độ là nước có nhiều đền thờ thú vật nhất thế giới. Trong loài thú, con bò đối với họ là linh thiêng hơn hết bởi vì bò cho con người sữa để uống, da để làm giày dép, phân bò phơi khô để làm chất đốt và lý do chính nữa là thần Shiva ngồi trên lưng một con bò mộng. Có ba vị thần được thờ kính nhất ở Ấn Độ là: Brahma thần sáng tạo, Vishnu thần bảo tồn và Shiva thần hủy diệt. Ba vị thần này tượng trưng cho sự biến dịch của cuộc sống: sinh, trưởng và diệt. Nhưng đứng trên tất cả là thần Brahman (Phạm thiên). Tuy các tín đồ Ấn Độ giáo thờ phượng rất nhiều thần, có hơn ba trăm ba mươi triệu vị thần, nhưng cho rằng họ theo đa thần thì họ không đồng ý. Họ vẫn cho là họ thờ độc thần vì họ chỉ tin có mỗi một thần Brahman là hiện hữu duy nhất. Tất cả hiện hữu trên đời này kể cả con người đều là thị hiện của thần Brahman.


Jodhpur thành phố màu thiên thanh


Tới Jophpur vào một buổi chiều khi nắng bắt đầu tắt. Jophpur là một thành phố du lịch nằm ở giữa xa mạc Thar thuộc tiểu bang Rajasthan và đã từng là kinh đô của vương quốc Marwar. Jopdpur có tường hào bao quanh, thành lũy chắc chắn và những ngôi nhà ở khu phố cổ sơn màu thiên thanh. Những căn nhà sơn màu xanh da trời nằm giữa xa mạc nắng cháy nên nhìn vào thấy mát rười rượi. Theo truyền thuyết cho rằng sơn màu xanh để phân biệt giai cấp Bà La Môn (Brahmanen) với giai cấp khác, nhưng cũng có thuyết cho là sơn màu xanh để chống muỗi.










Pháo đài Mehrangarh                            Dấu tay in trên tường của các hoàng hậu D:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\IND16_1988.jpgD:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\IND16_2055_1_Jodpur_Mehrangarh-Fort.jpg

(Ảnh tác giả)                                           trước khi lên dàn hỏa thiêu  (Ảnh tác giả)       


Nổi tiếng nhất ở Jodhpur là pháo đài Mehrangarh (Mehrangarh-Fort) là một kỳ quan của Ấn Độ được xây vào thế kỷ thứ 15. Pháo đài Mehrangarh là niềm tự hào của dân tộc Ấn, là một thành trì rất kiên cố, bất khả chiến bại, đã ngăn chặn được bước tiến của quân đội Hồi giáo Mughal (Mông cổ) tràn xuống miền nam. Pháo đài tọa trên một ngọn đồi cao 120 m, được bao quanh bời tường thành cao 36 m và rộng 21 m. Muốn vào thành phải qua 7 cổng thành. Mỗi cổng đều có ghi công chiến thắng của các vị tướng anh hùng. Đặc biệt nhất cổng Loha Pol (Cổng sắt) có in dấu ấn bàn tay của các hoàng hậu. Khi nhà vua băng hà, hoàng hậu phải lên dàn hỏa thiêu để chết theo chồng. Trước đó họ được kiệu vào thành và in dấu tay mình lên bức tường để lại cho hậu thế. Sau đó họ, những người đàn bà đã một thời là vợ của vua chúa, bước lên dàn hỏa thiêu không một lời than vãn hay khóc lóc. Tục lệ hỏa thiêu phụ nữ (Sati) đã bị cấm từ lâu ở Ấn Độ. Pháo đài Mehrangarh cũng được gọi tên là Pháo đài của những cung điện”. Ở trong pháo đài là những cung điện với lối kiến trúc rất cầu kỳ, lộng lẫy, nguy nga còn tồn trữ lại những di tích rất vô giá của các vị vua ở đây. Có rất nhiều cung điện rất đẹp như cung điện kiếng (Sheesh Mahal), cung điện hoa (Phool Mahal), cung điện ngọc trai (Moti Mahal). Anh hướng dẫn viên Piyusch chỉ cho chúng tôi một cánh cửa sổ bằng bốn tấm kính có bốn màu khác nhau: đỏ, xanh lá cây, vàng và xanh biển. Anh kể là Bill Gate, ông chủ của hãng Microsoft, một hôm qua đây thấy cánh cửa sổ này quá đẹp và đã lấy cảm hứng từ đó để làm Logo cho hãng Microsoft của ông.












Cửa sổ kính ở pháo đài Mehrangarh  (Ảnh tác giả) Logo Microsoft (Ảnh Internet)D:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\Microsoft-Logo-HD.jpgD:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\IND16_1812.jpg

                  

Một ngôi đền Jain đẹp nhất


Trước khi tới Udaipur, chúng tôi ghé qua Ranakpur thăm đền của Jain giáo. Jain giáo (Ki-na giáo) là một tôn giáo nhỏ phát xuất lâu đời ở Ấn Độ khoảng vào thế kỷ thứ 5 TCN do Mahavir sáng lập. Đã có một thời Jain giáo là quốc giáo ở Ấn Độ, nhưng sau bị các tôn giáo khác như Ấn Độ giáo, Hồi giáo lấn ép nên càng càng thu nhỏ lại, hiện nay chỉ còn khoảng 4 triệu tín đồ. Jain giáo khuyến khích tín đồ sống khổ hạnh và chủ trương bất hại, không sát

sanh và thà để muỗi đốt, ruồi bu chứ không được giết súc vật. Bước chân vào đền, du khách

D:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\IND16_2147_Ranakpur_Jain Tempel.jpg
Đền Jain   (Ảnh tác giả)

phải bỏ hết tất cả đồ bằng da như thắt lưng, túi sách và cởi giầy dép đi chân đất. Đền Ranakpur được xây khoảng thế kỳ 15 và được coi như ngôi đền đẹp nhất và lớn nhất của đạo Jain ở Ấn Độ. Tọa lạc trên mảnh đất rộng 4.500 m2 có 1.440 cột trụ chống bằng đá cẩm thạch được chạm khắc rất rất công phu, tinh xảo và hoàn toàn khác nhau, không cột nào giống cột nào. Người ta kể lại khi quân giặc tràn tới, các nhà sư đã mang tất cả các tượng hình đem đi giấu. Khi giặc rút đi, các nhà sư vì một lý do gì đó đã không trở về nữa và đền bị bỏ hoang một thời gian dài  cho đến thế kỷ thứ 20 mới được trùng tu lại.


Udaipur thành phố Venice của phương Đông


D:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\IND16_2311_Udaipur-Taj Lake.jpg
 Taj Lake Palace (Ảnh tác giả)


Lên xe Bus tiếp tục đi tới Udaipur, thành phố nằm ở tiểu bang Rajasthan cách Jophpur khoảng 290 km. Được bao quanh bởi
dãy Aravalli và hồ Pichhola, một trong những hồ đẹp nhất tiểu bang này, Udaipur được thêm khi hậu mát mẻ ôn hòa đã trở thành địa điểm danh lam thắng cảnh. Udaipur có 5 hồ lớn và nhiều kinh rạch nên còn được gọi là “Venice của phương đông”.


Thế giới biết đến Udaipur từ khi thành phố này được lấy làm bối cảnh cho cuốn phim James Bond “Octopussy

do tài tử Roger Moore đóng năm 1983. Ngoài thiên nhiên đầy thơ mộng, Udaipur còn có hai lâu đài rất đẹp là City Palace và Taj Lake Palace, một cái nằm ven bờ hồ và một cái nằm giữa hồ Pichhola là những viên ngọc quý trang điểm thêm cho thành phố. Phần đông những lâu đài này đã được trùng tu lại làm khách sạn để đón khách với giá cho thuê chắc chắn không phải là rẻ. Vì cảnh trí hữu tình, nên các cặp tình nhân hay tới đây làm đám cưới.


Jaipur thành phố màu hồng


D:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\IND16_2458_1.jpg
Lâu đài Gió Hawa Mahal 

(Ảnh tác giả)

Jaipur là thủ đô của tiểu bang Rajasthan cách Delhi 262 km. Thành phố do vua Maharaja Sawai Jai Singh II vẽ kiểu và thiết kế năm 1727, có lẽ đây là thành phố Ấn Độ đầu tiên được thiết kế trước khi xây dựng. Là môt thành phố thương mại với những con đường rộng lớn, thẳng tắp và hai bên là những cửa hàng được xây bằng đá đỏ. Do đó Jaipur còn được đặt tên là thành phố màu hồng “Pink City”.


Nổi tiếng nhất ở đây là lâu đài Gió Hawa Mahal một biểu tượng của Jaipur. Hawa Mahal được xây năm 1799 là một thứ tam cung lục viện các vua chúa Ấn Độ. Cách kiến trúc cũng rất đặc biệt, các bà vợ của vua chúa sống trong lâu đài có thể nhìn và nghe tất cả bên ngoài nhưng từ ngoài nhìn vào trong thì không thấy gì hết. Từ xa trông lâu đài như một tổ ong với 953 của sổ nhỏ được trạm trổ rất tinh vi đẹp mắt. Cũng chính nhờ hệ thống nhiều cửa sổ nhỏ nên lúc nào trong lâu đài cũng có gió thoảng làm cho mát mẻ ngay cả những lúc ngoài trời nóng như thiêu đốt. Hawa Mahal mang tên lâu đài Gió từ nguồn gốc đó.


Agra thành phố không thể bỏ qua


Agra là thành phố cuối cùng của chuyến đi trước khi tôi bước chân lên máy bay rời khỏi Ấn Độ. Agra nằm cách Delhi khoảng 220 km, là kinh đô của đế chế Mughal từ năm 1526 đến năm 1648. Thành phố Agra nổi tiếng với 3 di sản thế giới được UNESCO công nhận: Pháo đài đỏ Agra, thành cổ Fatehpur Sikri và lăng Taj Mahal.


D:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\IND16_2767.jpg
 Pháo đài đỏ Lal Qila ở Agra

(Ảnh tác giả)

Pháo đài đỏ Agra (Lal Qila) nằm cách lăng Taj Mahal 2,5 km. Pháo đài được bắt đầu xây vào năm 1558 dưới thời hoàng đế Akbar và kéo dài 8 năm trời. Đây không phải chỉ là căn cứ quân sự đơn thuần mà cũng là trung tâm quyền lực của vương triều Mughal. Pháo đài có hình bán nguyệt bao bọc bởi tường thành cao 21 m và dài 2,4 km bằng đá sa thạch đỏ, chung quanh có hào nước sâu và rộng tạo một ấn tượng vừa to lớn, vừa vững chắc không thể nào chinh phục được. Cũng như phần đông các pháo đài được xây dưới đế chế Mughal, ở trong pháo đài đều có đền Hồi giáo và cung điện để vua ở. Có thể nói đây là sự kết hợp tuyệt mỹ của nền kiến trúc Ấn Hồi (Indo-Islamic), ngoài pháo đài thì uy nghi, kiên cố, khép kín và trong cung điện thì xa hoa lộng lẫy nhưng được trang trí rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng.


Thành cổ Fatehpur Sikri (dịch làThành phố chiến thắng”) được xây dựng từ năm 1571 đến năm 1585 dưới thời hoàng đế Akbar. Fatehpur Sikri là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp và tiêu biểu cho nền kiến trúc thời đại Mughal. Hoàng đế Akbar đã từng lấy nơi đây làm kinh đô. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, ông rời đi tới nơi khác và thành này bị bỏ lãng quên một thời gian dài, chôn vùi dưới gạch vụn. Cho đến năm 1892 mới được các nhà cổ học tìm lại được.


D:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\IND16_2833_Agra_Fatehpur Sikri.jpg
  Từ thành cổ Fatehpur Sikri nhìn

sang Taj Mahal (Ảnh tác giả)

Tôi muốn viết một chút về hoàng đế kiệt xuất Akbar, vị vua thứ ba của của vương triều hồi giáo Mughal. Lịch sử Ấn Độ có hai minh quân là Ashoka (A Dục Vương, thế kỷ 3 TCN) và Akbar đã mang lại thái bình thịnh trị cho dân Ấn. Akbar có nghĩa là “Đấng chí tôn". Ông làm vua từ năm 1556 đến 1605 và là cháu của hoàng đế đầu tiên Babur. Babur người gốc Trung Á và là hậu duệ của Chinghis Khan (Thành Cát Tư Hãn). Năm 1526, Babur đánh tan quân của vương triều Hồi giáo Delhi, chấm dứt 200 năm thống trị miền bắc Ấn Độ của người Afghanistan. Babur đã mở ra triều đại mới ở bắc Ấn Độ là đế chế Mughal (1526-1857). Dưới thời Akbar trị vì được coi như là thời kỳ cường thịnh và mạnh mẽ nhất của vương triều Mughal và của cả Ấn Độ nữa. Ông mở mang bờ cõi, cải cách thuế má và khuyến khích nghệ thuật. Những công trình kiến trúc dưới thời hoàng đế Akbar như Pháo đài đỏ Agra, thành cổ Fatehpur Sikri,… đã ảnh hưởng lớn đến các kiến trúc sau này ở Ấn Độ. Mặc dù ông theo Hồi giáo, nhưng ông mở ra những hội trường để mọi người tới đó tự do tranh luận về tôn giáo. Ông ban hành những sắc luật về tự do tín ngưỡng, tự do thờ phụng. Ông bỏ các thứ thuế bất công đánh lên những người không theo Hồi giáo. Đi xa hơn nữa, ông còn lập một tôn giáo mới để kết hợp mọi tín ngưỡng và ông lên làm giáo chủ. Chưa bao giờ nước Ấn Độ thời trung cổ lại thống nhất về chính trị như thời Akbar.


Taj Mahal giọt nước mắt bất tử trên má thời gian


D:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\IND16_2871.jpg
Lăng Taj Mahal (Ảnh tác giả)

Cuối cùng chúng tôi cũng được tới lăng Taj Mahal. Có một câu là nếu chưa đặt chân tới Taj Mahal  thì vẫn chưa tới Ấn Độ. Nơi mà hàng năm có trên 10 triệu khách du lịch đến viếng thăm. Lăng Taj Mahal nằm ở bắc Ấn thuộc thành phố Agra cạnh con sông Yamuna, cách thủ đô Delhi khoảng 200 km.


Năm 1631, hoàng đế Shah Jahan của đế chế Hồi giáo Mughal đã cho khởi công xây dựng lăng Taj Mahal để tưởng nhớ đến người vợ rất yêu thương của ông là hoàng hậu Mumtaz Mahal mất sớm lúc 38 tuổi sau khi hạ sinh đứa con thứ 14. Khi còn sống, hoàng hậu thường xin hoàng đế là làm sao để đời sau không bao giờ quên nàng. Giữ lời hứa, Shah Jahan đã làm cho Mumtaz Mahal thành bất tử khi xây lăng Taj Mahal. Taj Mahal có nghĩa là “Cung Điện Vương Miện” là một công trình kiến trúc nguy nga đồ sộ kéo dài 17 năm trời và được kiến tạo toàn bằng cẩm thạch trắng pha lẫn vàng bạc, châu báu và trên mỗi khối đá cẩm thạch đều được có hình hoa văn chạm khắc vô cùng tinh xảo. Công trình Taj Mahal đã đạt được tuyệt đỉnh của nghệ thuật kiến trúc thời đại Mughal. Đây là một kiến trúc mang nét đặc thù của Hồi giáo do ba kiến trúc sư từ các nước Ba Tư, Ý và Pháp vẽ kiểu và ngay cả các nghệ nhân cũng được đưa từ các nước Hồi giáo tới. Hơn 20.000 nhân công làm việc ngày đêm và hơn 1.000 con voi để chuyên chở 35 loại đá quý từ các nước xa xôi như Trung Hoa, Tây Tạng, Tích Lan, Ba Tư và A Phú Hãn tới Ấn Độ. Nếu cho rằng Taj Mahal không phải là một công trình vĩ đại nhất, thì không thể phủ nhận Taj Mahal là một trong những tác phẩm kiến trúc đẹp nhất thế giới. Năm 1983 Taj Mahal được UNESCO công nhận là di sản thế giới và năm 2007 được chọn một trong bảy kỳ quan thế giới mới.


Taj Mahal được xây trên một bệ cẩm thạch vuông vức rộng và dài 100 m nằm giữa một khu vườn rộng xanh mướt và ở trước là một hồ nước chiếu ngược bóng lăng. Tòa nhà chính có hình bát giác với một mái vòm tròn lớn cao 74 m nổi bật giữa 4 vòm tròn nhỏ. Chung quanh lăng là bốn tháp minaret cao 40 m đứng bốn góc. Bốn tháp minaret theo quan niệm Hồi giáo tượng trưng cho sự thiêng liêng và bất diệt, được các nhà kiến trúc thời đó xây hơi nghiêng ra ngoài để trong trường hợp động đất không đổ vào lăng. Được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng với lối cấu trúc đặc biệt, ban ngày Taj Mahal đổi màu theo ánh sáng mặt trời rọi chiếu, mỗi giờ, mỗi mùa, mỗi góc độ đều có một màu sắc riêng biệt. Còn về đêm, nhất là những đêm có trăng, Taj Mahal toát ra một ánh sáng kỳ ảo, đẹp vô cùng tận. Trong lăng ở từng trên có hai quan tài trống và ở từng dưới có hai quan tài của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal. Người ta tin rằng khi chết hai linh hồn sẽ quyện vào nhau và bay lên nhập chung vào hai quan tài trống.


Thi hào Tagore đã gọi Taj Mahal là “Giọt nước mắt bất tử trên má thời gian”. Cuộc tình của Shah Jahan và Mumtaz Mahal không kết thúc một cách đẹp đẽ thơ mộng nếu không muốn nói là đầy nước mắt bi thương. Khi hoàng hậu Mumtaz Mahal còn tại thế, hoàng đế Shah Jahan là người có ý chí mãnh liệt đã cầm quân đi chinh phục khắp nơi, ông đã tỏ ra xứng đáng với tên Shah Jahan có nghĩa là “Người chinh phục thế giới. Nhưng khi hoàng hậu mất, ông thờ ơ hết mọi việc chỉ lo xây cất lăng mộ cho người vợ thương yêu quá cố của mình. Ông bỏ bê quốc sự, để mặc triều chính, không màng đến ngân khố đang thiếu hụt vì gáng nặng xây lăng quá lớn. Người con thứ ba của ông Aurangzeb nổi lên chiếm ngôi và giam ông ở tòa tháp Muasamman Burj trong pháo đài đỏ Agra gần đó cho đến chết. Ngày ngày đứng tựa của sổ, ông hướng nhìn về Taj Mahal, nơi người vợ yêu quý đang yên giấc nghìn thu. Shah Jahan mất năm 1666 tức là 35 năm sau vợ ông mất và bị giam tổng cộng 8 năm trời. Giống như thân phận của hoàng đế Shah Jahan, tôi chợt nhớ đến nhân vật Phạm Thái trong tiều thuyết “Tiêu Sơn tráng sĩ” của nhà văn Khái Hưng. Sau khi người yêu là Quỳnh Như chết, Phạm Thái từ một tráng sĩ can trường đã từng xông pha chiến trận trở thành một anh chàng chán đời, thơ thẩn, thất tình, ngày ngày u uất: “Ha ! Ha ! Chí lớn trong thiên hạ đựng không đầy đôi mắt mỹ nhân.”.


Dầu sao đi nữa, dù cho hoàng đế Shah Jahan là một kẻ si tình đến mù quáng, nhưng ông đã để lại cho hậu thế một tác phẩm kiến trúc tuyệt vời đáng để ta kính phục chiêm ngưỡng. Taj Mahal đã trở thành một biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu. Tôi đã phải đứng sững sờ, bàng hoàng, ngất ngây trước vẻ đẹp đến nao lòng của Taj Mahal. Phải đến đây mới cảm nhận hết được cái tình yêu cháy bỏng nhưng ngọt ngào, tinh khiết như hạt kim cương bất tử.


Dư âm sau một chuyến đi


  D:\FOTO\2016\Indien\IND16_1857.jpg









  Đàn bò trong thành phố (Ảnh tác giả)                          Xe tuk tuk (Ảnh tác giả)D:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\IND16_1528.jpg


Chưa bao giờ một chuyến đi đã mang lại cho tôi nhiều ấn tượng như vậy. Ấn tượng về văn hóa, về lịch sử và ngay cả về lối sống của người dân Ấn bình thường mà tôi đã gặp trên đường đi.


Những ngày đầu tiên khi tới đây, tôi cảm thấy mình chưa quen được cái ồn ào, cái náo nhiệt của đủ loại xe cộ từ xe hơi, xe gắn máy cho đến xe tuk tuk qua lại tấp nập và cũng như chưa quen được cái bụi bặm của những thành phố lớn quá nhiều người, cái dơ bẩn của những đống rác bên đường rồi chưa kể đến những chú bò đang lang thang gặm cỏ và bên cạnh là những đống phân mà du khách phải để ý tránh khi đi ngang qua. Ngoài ra cái tương phản quá lớn giữa giàu và nghèo, mà đa số dân chúng còn sống lầm than, còn cơ cực nên không phải du khách nào khi mới tới đây cũng dễ dàng chấp nhận được. Nhưng càng ở lâu, tôi lại càng mến đất nước lạ lùng này vì ở nơi đây tôi cảm nhận được nét bình thản chịu đựng trên khuôn mặt của những con người chất phát và không ở nơi nào tôi lại thấy họ vui vẻ dễ thân thiện như nơi đây. Tôi đã từng gặp các em học sinh nam nữ, mặc đồng phục xanh, khuôn mặt thật thánh thiện vui vẻ chào hỏi du khách, xin chụp hình chung. Tôi đã từng chứng kiến một chú bò đi chậm rãi nghêng ngang trên xa lộ, nhưng không một tài xế nào bóp còi xua đuổi, tất cả đều dừng xe lại, tránh qua một bên và trong suốt thời gian ở đây tôi chưa được nghe một lời nói nào học hằng, to tiếng. Người Ấn, họ vẫn nhìn cuộc đời qua lăng kính “nghiệp” của mình. Kiếp này phải trả nghiệp, kiếp sau thì dứt nghiệp, kiếp này làm tội, thì kiếp sau phải trả và cứ như thế qua hết kiếp này đến kiếp khác. Mà một kiếp người có là bao, chỉ là giấc mộng kê vàng, một trăm năm có là mấy so với vạn kiếp người. Cho nên họ dễ chấp nhận dù họ có phải đau khổ trăm điều. Nhà thơ Tagore đã mang vào thơ cái tâm trạng đi từ khổ đau, thất vọng tới sung sướng được sống trong cõi đời này:

Tôi đã từng khổ đau thất vọng

đã từng biết chết chóc

nhưng tôi rất sung sướng rằng

tôi đã ở trong cõi đời to lớn này

(“Những con chim bay lạc” thơ Tagore do Đào Xuân Quý dịch)

Tôi không biết họ có sung sướng thật sự hay không, nhưng chắc chắn một điều mà tôi học

được ở họ là sự bình thản đứng trước mọi nghịch cảnh.


D:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\IND16_1770.jpg

Nữ học sinh Ấn Độ mặc đồng phục

đang tươi cười đi du ngoạn

(Ảnh tác giả)


Nếu đến đây chỉ để nhìn thấy cái dơ, cái bẩn, nghe cái đinh tai, cái nhức óc đó thôi thì chúng ta sẽ đánh mất một dịp may lớn để nhận ra một đất nước có chiều sâu lịch sử dài đến mấy ngàn năm. Ấn Độ có một nền văn minh tối cổ có thể so sánh với nền văn minh thời kỳ Kim Tự Tháp của Ai Cập hay nền văn minh thời kỳ Babylone của Iraq. Từ xa xưa, cách đây khoảng 3000 năm, người Ấn đã có một tiếng nói, một chữ viết đáp ứng được mọi khía cạnh như triết lý, xã hội và tôn giáo trong khi đó một số dân tộc khác đang còn sống trong sơ khai. Vào khoảng 1000 năm TCN đã có sự hiện diện của kinh Veda (Vệ Đà hay Phệ Đà) cổ nhất của Ấn Độ viết bằng tiếng Sanskrit (Phạn). Kinh Veda có khoảng 1000 câu thơ và được coi là cõi gốc của Ấn Độ giáo, là suối nguồn của văn minh Ấn Độ và cũng là căn bản định chuẩn cho triết học Ấn Độ. Tiếp đến vào thế kỷ thứ 5-6 TCN, hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana bằng tiếng Sankrit cũng được xuất hiện. Đây là cuốn sử thi vĩ đại nhất của Ấn Độ cổ đại. Mahabharata có 74.000 câu. Có câu tục ngữ ở Ấn Độ: “Cái gì không thấy ở trong Mahabharata thì cũng không thấy ở Ấn Độ”. Từ năm 1600 TCN đến khoảng năm 100 TCN được gọi là thời kỳ của nền văn minh Veda. Giống như thời Nghiêu Thuấn bên Trung Hoa, thời Veda là thời kỳ của thái bình thịnh trị, con người sống rất lương thiện. Đạo Phật đã được ra đời trong khoảng thời gian đó.


Nếu viết về lịch sử cổ đại của Ấn Độ, thì không thể không nhắc đến vị vua kiệt xuất Ashoka (A-Dục Vương) vào thế kỷ thứ 3 TCN thuộc đế chế Maurya. Ashoka là vị vua đầu tiên thống nhất được một lãnh thổ lớn hơn lãnh thổ Ấn Độ ngày nay. Khi mới lên ngôi, ông là một vị vua rất hung bạo và tàn ác. Ông mang quân chinh phục khắp nơi. Nơi đâu có dấu chân của Ashoka là nơi đó có máu chảy, đầu rơi. Nhưng một hôm, sau một trận chiến thắng đẫm máu, đứng trước cảnh chết chóc và điêu tàn, Ashoka chợt tỉnh cơn mê, từ một “Ashoka ác vương” (Chandashoka) ông chuyển hóa thành ra "Ashoka sùng đạo" (Dharmashoka). Ông quy y và ra sức quảng bá đạo Phật. Ashoka cho lập tu viện Phật giáo, dựng 84.000 bửu tháp để thờ xá lợi Phật, kiết tập kinh tạng lần thứ 3 tại thành Pataliputra, xây khắc các trụ đá để ghi thánh tích quan trọng của Đức Phật. Ngoài ra vua Ashoka còn cho con trai của mình qua Tích Lan để truyền bá đạo Phật. Ông là một vị minh quân nên Ấn Độ thời đó đã trở lên cực thịnh. Người đời sau biết đến những thành quả của ông mang lại là qua những gì ghi khắc lại trên trụ đá. Sau khi lấy lại được độc lập từ nước Anh năm 1947, Ấn Độ đã lấy hình bánh xe Pháp luân gồm 24 nan hoa của Ashoka (Ashoka Chakra) đặt ở giữa lá cờ ba màu vàng, trắng, xanh của mình. Quốc huy của Ấn Độ với hàng chữ “Satyameva Jayate” (chỉ có chân lý là chiến thắng) trên là bánh xe Pháp luân và 4 con sư tử biểu tượng cho 4 đức tính dựa trên căn bản của Phật pháp là chân lý, hòa bình, lòng khoan dung và từ bi. Đầu sư tử được lấy từ hình tượng điêu khắc trên trụ đá mà Ashoka đã cho xây tại thánh địa Sarnath (Vườn Lộc Uyển), nơi Đức Phật thuyết phát lần đầu tiên và tăng đoàn đầu tiên được thành lập.


Nhưng nền văn minh nào lên đến tột đỉnh rồi cũng phải có lúc đi xuống. Người Ấn đã xa lầy vào các cuộc tranh biện không dứt về triết học và các cuộc nội chiến đẫm máu. Họ ngủ trên nền văn minh rực rỡ của mình mà quên đi một quốc gia muốn sống còn phải cần có sự dũng cảm của người lính, sự khôn ngoan của người chỉ huy và sự hy sinh của toàn dân. Sự phân chia giai cấp đã góp phần vào sự thất bại trong công cuộc bảo vệ đất nước. Phần đông người dân họ thờ ơ với chiến tranh và cho đó là nhiệm vụ của giai cấp chiến sĩ là giai cấp thứ hai Sát đế lợi (Kshatriya). Từ thế kỷ thứ 6 cho đến 10, các dân tộc như Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan, … luôn tìm cách xâm chiếm. Sau cùng thì Ấn Độ đã bị rơi vào tay ngoại xâm. Trong suốt lịch sử của quốc gia này, không có trang sử nào đẫm máu bằng trang sử người Hồi giáo xâm chiếm Ấn Độ. Như vua Qutb-ud-din Aibak (1150-1210) của đế chế Hồi giáo Mughal, người xây trụ tháp Qutb ở Delhi, đã ra lệnh đập phá tất cả các ngôi đền của Ấn Độ giáo, Jain giáo và các tu viện Phật giáo ở bắc Ấn Độ. Học viện Nalanda là đại học đầu tiên của Phật giáo được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 và là nơi Đường Huyền Trang một vị cao tăng của Trung Quốc đã tới tu học vào thế kỷ thứ 7. Năm 1197,  học viện Nalanda cũng không tránh được số phận của mình, vua Aiback ra lệnh san bằng và giết chết tất cả các tu sĩ ở đấy. Một ít di tích còn lại như chùa, đền thờ và trụ đá của vua Ashoka đã nói lên thời xa xưa Ấn Độ đã có một nền văn minh cực kỳ rực rỡ. Nhưng nền văn minh Ấn Độ không phải là nền văn minh chết như của Kim Tự Tháp ở Ai Cập hay Babylon ở Iraq. Bởi vì văn minh Veda vẫn được nuôi dưỡng và phát triển trong con người Ấn Độ cho đến ngày hôm nay và có lẽ mãi mãi mai sau.



D:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\Cờ Ấn Độ.gif






             Quốc kỳ                                Quốc huy Trụ đá AshokaD:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\Quoc Huy.jpgD:\WORK\Kultur\Hien_Kultur\IND_Indien\Fotos\Trụ đá Asoka.jpg

                                                            (Ảnh Internet)

10 ngày du lịch là một thời gian quá ít ỏi cho một quốc gia quá nhiều nơi để tới, để xem, để khám phá như Ấn Độ. Nhưng cuộc vui nào cũng phải tàn, cuộc ra đi nào cũng phải có ngày quay về. Tôi bước lên phi cơ mà lòng còn lưu lại. Cám ơn nước Ấn Độ đã cống hiến quá nhiều công trình kiến trúc tuyệt vời để loài người trong đó có tôi được chiêm ngưỡng và kính phục, cám ơn người Ấn mộc mạc hiền hòa đã cho tôi những bài học về cách suy nghĩ và nếp sống của họ. Nhà thám hiểm Cristoforo Colombo đi tìm Ấn Độ mà lạc qua tận châu Mỹ, tôi thấy mình may mắn hơn tới được Ấn Độ nhưng lại lạc vào rừng thơ của Tagore để bắt gặp niềm hạnh phúc được làm con người sánh vai cùng nhân thế, hát rong trong nắng ấm với ngàn hoa đơm sắc

Chỉ muốn làm một con người
Bước đi trong nhân thế
Với rộ nắng mặt trời, đơm sắc muôn hoa xui trái tim tình ái hát ca…

(“Sắc nhọn và mòn tù” thơ Tagore)

Xin vẫy tay chào Ấn Độ.

Namastee!  


Mùa xuân 2016


[1] “Những ngã đường sáng tạo của Tagore”, Nhật Chiêu

[2] Wikipedia

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.