Hôm nay,  

Thơ Thơ

23/06/200000:00:00(Xem: 6149)
Thơ tôi được viết về đề tài xưa cũ, hoài niệm về những cái gì đã mất. Cho nên thơ tôi lúc nào cũng được. Bởi vì tôi sống ở quê hương mới được hơn 22 tuổi thôi. Tôi mới vừa nhận thức được tình quê hương bạn bè, gia đình là phải bỏ chạy rồi. Những sung sướng đó tôi hưởng chưa được đầy đủ, tôi phải bỏ. Cho nên tôi sống ở Úc từ 81 đến giờ lúc nào tôi cũng nuối tiếc thời hoa bướm mang hình ảnh thơ mộng đó. Lúc nào tôi cũng nhớ về quê nhà, dù bây giờ tất cả đã hoàn toàn thay đổi. Những kỷ niệm tầm thường nhất bây giờ tôi cũng không thể nào tìm lại được. Đã mất tất cả rồi, mất vĩnh viễn rồi. Cho nên khi tôi nhớ về một kỷ niệm nào đó thì tôi cố gắng để nhớ mà làm lại, đôi khi cũng không đúng nữa. Cho nên khi đọc thơ tôi, có lẽ bà con sẽ chán vì buồn, vì nhàm, vì cùng một đề tài... Nhiều khi nghĩ thế nên tôi không muốn viết nữa. Nhưng tôi lại cứ bị thôi thúc, hình như có một cái gì vô tình thúc đẩy tôi hoài. Dù bao lần tôi bỏ bút vì công chuyện gia đình, nhưng rồi tôi cũng không bỏ được. Hình như tôi còn nặng nợ với quê hương, bạn bè và gia đình thế nào ấy tôi không hiểu được. Vì dĩ vãng cứ hiện về và đầu óc thơ cứ tuôn ra, rồi tôi cũng phải cầm viết... Không cầm viết thì tôi thấy bứt rứt khó chịu…

Huỳnh Bá Tươi

*
Hạt Mưa Nỗi Nhớ

Nhớ mùi cá lóc kho tiêu,
Nhớ canh rau đắng những chiều đổ mưa.
Nhớ bông điên điển làm dưa,
Nhớ bông súng, nhớ rau dừa, mắm kho.
Trời mưa bạn nhậu tha hồ,
Mồi ngon một đĩa tôm khô, quên đời!
Con giờ thân phận nổi trôi,
Nhớ quê cũ, thuở nằm nôi ngày nào.
Nghe mưa nỗi nhớ quặn đau,
Nhớ từ mẫu, nhớ mộ màu cỏ xanh.
Mẹ về chốn đó an lành,
Trông mưa chợt thoáng mong manh quê nghèo.
Chị giờ một bóng cheo leo.

Vĩnh Hòa Hiệp

***
Rưng Rưng Dòng Lệ Ngậm Ngùi
Giặc giải phóng, em bỏ thầy bỏ bạn
Bán dung nhan mua vội những lần no
Khép sách vở em phấn son đón khách
Cạnh trường xưa, cô giáo đếm học trò
Bàn tay vẫy còn thẹn thùng bút mực
Thuở thư sinh e ấp nét run xưa
Thân uốn éo vụng về dòng phấn trắng
Trước bảng đen bôi xóa dấu bụi mờ
Giặc giải phóng thầy bỏ bàn bỏ lớp
Tìm miếng ăn, bỏ chữ nghĩa bơ vơ
Chong mắt đêm thầy soi đời chăm chỉ
Bên trường xưa cặm cụi bới rác thừa
Miếng giẻ rách, thầy vá câu dang dở
Khúc xương thừa chấm phết ngắt thành thơ
Nhịp thước gõ, bỗng giựt mình xa lạ
Nghe đâu đây lạc lõng tự bao giờ
Gặp lại em hỏi rằng sao bỏ học
Dạ thưa thầy máu đỏ đổi đời xanh
Cách mạng biến em trở thành gái điếm
Chữ nghĩa đầy thua một bát cơm lưng
Rồi em hỏi sao thầy bỏ dậy
Bỏ trường xưa, xa phấn trắng bảng đen
Gỡ kính cận thầy ngập ngừng đáp khẽ
Giấy đã nhòa bút mực cũng buồn theo.
Thầy xưa trò cũ gặp nhau
Mắt nhìn mắt bỗng nghẹn ngào quay xuôi
Rưng rưng dòng lệ ngậm ngùi
Người lau kính cận, người chùi phấn son.

Vô Danh

***
Chiều Bên Giòng South Yarra
Chiều bên giòng sông South Yarra
Chợt thoáng nhớ đến miệt quê nhà
Nhớ lục bình, bông màu tim tím
Em giờ làm gì nơi chốn xa"
Mẹ già đã thành người thiên cổ
Chị giờ sống một kiếp lẻ loi
Anh giờ sống cuộc đời viễn xứ
Con giờ lận đận chốn quê người
Quê hương, cuộc đổi đời bi thảm
Bạn bè tứ tán khắp mọi nơi
Mong ngày có dịp về quê cũ
Cùng bạn lai rai suốt đêm dài
Chiều bên giòng sông South Yarra
Nhớ một ngày trên bến sông xưa
Thuyền đưa em về nơi xứ lạ
Bỏ chốn quê nghèo, em đi xa.

Vĩnh Hòa Hiệp

***
Quê Hương Thứ Hai

Hai thập niên, đã qua đông lại đến,
Thu tàn rồi, gió lạnh lại thổi sang.
Nơi đất khách thầm đếm tiếng thời gian,


Nhìn thiên hạ, bon chen trong cuộc sống
Đất Úc châu, đồng dollars biến động,
Nhớ khi xưa, một đồng ăn đồng ba(*)
Xăng một lít, chỉ độ ba mươi ba(**)
Lương công nhân trung bình hai trăm bạc
Bán buôn nhỏ vẫn tàng tàng phát đạt
Ngành may mặc có cuộc sống thong dong
Đường học vấn, trẻ nhỏ cũng thành công
Dân tỵ nạn, đã qua thời đen tối
Rồi từ đó phát sanh vài lầm lỗi
Xã hội đen băng đảng, mọc nhô lên
Lắm biệt danh Anh Chị, tiếng vang rền
Dùng bạo lực, dành địa bàn hoạt động
Thuở xa xưa, Việt Nam vùng nóng bỏng
Lửa chiến tranh, ngút trời máu thịt rơi
Bây giờ đây, nơi đất khách quê người
Còn tái diễn trò chơi đầy tội lỗi,
Để chút thời gian “tu thân sám hối”
Trên đất Úc, khó có cảnh nghèo nàn,
Chẳng khi nào phút chốc lại giàu sang
Đừng hòng xây lâu đài trong giây lát
Tìm hạnh phúc bằng việc làm khó nhọc
Nghĩ làm chi bột trắng với casino
Thoáng nháy mắt, sang giàu hoặc tội đồ,
Xin thế nhân nên chọn điều lương thiện
Một cuộc đời trăm tuổi qua rất nhanh
Nơi cõi thế, tích trữ những điều lành
Lúc nhắm mắt xuôi tay không vướng bận
Vĩnh biệt dương trần chỉ còn tay không.
Tạo nhân đức, sẽ thanh thỏa trong lòng
Nên tâm niệm thuyết: KHỔ-TẬP-DIỆT-ĐẠO(***)

Từ Nguyên
(*)khoảng năm 81-82, $1 Úc bằng $1.30 Mỹ kim)
(**)$33 cent
(***) Con đường đưa đến An Lạc không còn phiền muộn. Đó là đạo của đức Phật

***
Tình Trêu

Hỡi cô bán sữa đậu nành
Trời không có nắng trải vành nón ra
Để cho kẻ lại người qua
Muốn mua sữa khỏi lân la cúi nhìn
Bán buôn gì cứ làm thinh
Nào đi nào lại chẳng xin chẳng mời
Thẹn e chi chỉ mấy lời
Mời anh ngồi xuống dùm tôi mở hàng
Đêm qua nằm ngủ mơ màng
Thấy cô vui vẻ rộn ràng hỏi han
Nhà tôi ở chốn cuối làng
Có dòng sông nhỏ vắt ngang chân trời
Năm ba khóm trúc xinh tươi
Thêm cây cầu khỉ chơi vơi trước nhà
Từ đây đến đó không xa
Phải mua tình cảm ghé qua khách hàng

Tùng Darlo

***
Sài Gòn Ơi, Một Đời Ta Vẫn Nhớ
(Thân tặng Saigon Times và nhất là thân tặng nhân viên vườn thơ: Thùy Dzung)

Sài Gòn ơi một đời ta vẫn nhớ,
Chợ Bến Thành lẫn chợ Lớn đông vui.
Từ phương Nam tận Châu Úc xa xôi,
Ta ôm cả Sài Gòn vào giấc ngủ.

Đường Lê Lợi dập dìu nam với nữ,
Phố Tự Do tà áo phất phơ bay
Ngày cuối tuần, ai hò hẹn ai đây"
Xem phim mới, dạo phố phường, mua sách"

Trường Văn Khoa nét rêu phong thành quách,
Buổi tan trường xào xạc lá me bay.
Nhớ không em, đường Cường Để nối dài,
Còn in dấu thuở buồn, vui Đại học.

Sài Gòn ơi, trên bước đường xuôi ngược,
Nhớ về em: thành phố bị cưỡng hôn
Dây tơ hồng, buộc xác chết chưa chôn,
Kinh hãi quá, hỡi Sài Gòn yêu quý!!

Hăm lăm năm: Hiện rõ dần chân lý,
Học tập gì" Và cải tạo được chi"
Chỉ đào sâu hố ngăn cách phân ly,
Say chiến thắng mà quên lường di hại.

Từ nơi xa, ta nhìn về ái ngại,
Bởi vì đâu em băng hoại đời hoa"
Việt Nam mình cách Châu Úc bao xa" Mà cay đắng cõi lòng ta, quá lắm!

Sài Gòn ơi ta nhớ em sâu đậm,
Bến Bạch Đằng, ai thơ thẩn đêm nay"
Mũi Phú Lâm, ai dở tỉnh dở say"
Vùng Ông Tạ, cầy tơ còn nổi tiếng"

Quên được sao, những chiều mưa hò hẹn"
Đưa em về Bình Quới nước bao quanh.
Qua Thanh Đa, qua liếp mía, vườn chanh.
Rồi tạm biệt nơi bến đò Thủ Đức.

Một đời ta: vẫn còn trong ký ức,
Chợ Thị Nghè, kinh Nhiêu Lộc, Cầu Bông,
Cầu Chữ Y, cầu Ông Lãnh, Rạch Ông.
Lăng Cha Cả, Xóm Bảy Hiền quen thuộc.

Sài Gòn ơi, về sau này, nếu được,
Đừng bao giờ thố lộ chuyện cưỡng hôn!
Nẻo trời xa, ta vẫn thích cô đơn,
Vẫn mong thấy Sài Gòn trong giấc ngủ.

Kỳ Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.