Hôm nay,  

Tản Mạn Tết Xứ Người

08/01/201900:00:00(Xem: 3388)
Duy Xuyên

 
Tacoma, năm nào cũng có Tết như Nha Trang quê mình!

Vào những đêm trừ tịch, tôi cố lắng nghe tiếng pháo giao thừa, nhưng  chẳng nghe thấy gì cả.  Chỉ có tiếng bà hàng xóm, gọi chồng đi làm ca ba, nghe sao mà lãnh lót trong đêm tàn, át cả  tiếng giầy nện gót, nghe cọt kẹt của anh bạn láng giềng, vừa về nhà, sau giờ tan sở.

Tuyệt nhiên, không nghe thấy  tiếng pháo nổ rền vang, để đón giao thừa.

Dường như có cái gì bất ổn trong lòng tôi. Tôi cố mím chặt môi, nghe mằn mặn ở đầu lưỡi, nước mắt tôi đang lưng tròng, chảy dài trên gò má gầy vì năm tháng ưu phiền, đợi chờ ngày về để được thăm Chợ Tết ở quê nhà, trong vô vọng, thương nhớ triền miên, da diết.

Khi còn ở quê Mẹ, tôi  thường ngồi trước tách cà phê pha thật đậm khi giao thừa đến, liếm từng giọt cà phê  đắng trên đầu lưỡi, phì phèo vài điếu thuốc RUBY Quân Tiếp Vụ hay một vài  tẩu thuốc pipe, thả hồn trong điệu kinh nguyện cầu của Mẹ, để đón Xuân về trên đất nước Việt Nam.

Tiếng Mẹ trước bàn thờ gia tiên đều đều, dạt dào lời nguyện cầu nhè nhẹ... của Mẹ.

 "Nam Mô A Di Đà Phật."

Lời nguyện ngàn đời bất diệt, lắng sâu trong âm ỷ đã bao giờ mà nay vẫn còn lảng vảng đâu đây.

Nỗi buồn mỗi khi Xuân về, Tết đến ở đây là nỗi buồn da diết, càng nhớ về quê hương càng thương quê nhà, nhất là nơi đó còn có thân nhân ruột thịt, ông bà. cha mẹ.

Nơi đó còn có vườn hoa, bông cải vàng nở rộ sân.  Tôi nhớ những đêm trừ tịch, ngồi bên bếp lửa, châm củi thêm vào lò, mà Mẹ đang nấu bánh tét.

Nỗi buồn còn chất ngất khi mình nhớ tới anh em còn kẹt lại, bị giam cầm trong hỏa ngục đỏ của cộng sản.

Mỗi ngày xa quê hương là mỗi phút giây ngơ ngác, muộn phiền tiếp nối với những cơn mê kéo dài ...

Sáng nay, 26/12/18, Tacoma mưa thật nhiều.

Trời vào Đông.  Những hàng cây chết rũ bên đường. Lá bắt đầu đổi màu nâu đậm.  Mưa giăng bốn hướng. Mùa đông năm 2018 này, thời tiết tại Washington quá lạnh.  Mới đến tháng 12 mà tuyết đã rơi rơi nhiều nơi.  Những vùng khác giá buốt đã kéo về sớm hơn mọi năm.  Thiên hạ khổ sở vì tuyết rơi ngập đường, giao thông bế tắc.

Nhớ lại những mùa mưa năm xưa, anh và em cùng làm chung trong một tòa nhà, tuy hai cơ quan khác nhau.  Hai đứa rủ nhau đi làm cùng một lúc.  Sáng chiều có nhau.  Nay thì em đổi đi một nhiệm sở khác, anh lủi thủi, về hưu.

Sáng nay, một thân một mình, tôi đi bộ, băng qua bãi đậu xe của "Khu Gia Cư Tacoma," có nhiều xe đang đậu trong những đường kẻ vạch trắng, tôi tìm chỗ xe em thường đậu, nay có xe của một người khác đã đang đậu nơi đây rồi.

Nhìn qua cửa sổ của phòng em, cái bàn kê gần sát cửa sổ, cái ghế vẫn chưa có ai ngồi, tẻ ngắt. Nỗi buồn của buổi bình minh xám xịt như những cành thông già ủ rũ quạnh hiu.

Em đi làm xa rồi.  Buồn!  Chợt nhớ đến em.  Vắng em là vắng tất cả.  Xa em là xa tất cả.  Ước gì giờ này có em bên cạnh để anh vuốt lại những sợi tóc mây lòa xòa, đang vắt ngang trán em, hôn nhẹ lên môi em để nghe tiếng em thở đều và anh thấy hương môi em ngào ngạt, thơm ngon.

Một mình tôi, với chiếc dù nhỏ, tôi kéo lê bước chân buồn đến Trung Tâm Văn Hóa  Đông Dương, nơi đây ngày xưa, tôi đã phụ trách lớp luyện thi Nhập Quốc Tịch Mỹ cho anh chị em tị nạn chính trị cộng sản. Đường xá vắng teo, tôi vừa đi vừa nhìn trời, mây thênh thang, hồn thơ đang

chờn vờn, lai láng.  Vài giọt mưa hắt vào mặt cho tôi cái cảm giác ngây ngất tưởng mình còn ở tuổi ngây dại.  Nhớ những lần mới quen nhau, hai đứa thường đi bộ dưới cơn mưa, dọc theo bờ biển Nha Trang, vài giọt mưa cũng tạt vào mặt hai đứa mình như thế này.  Da thịt em thơm mát quyện vào từng cơn gió biển, nghe thoang thoảng hạnh phúc ngập tràn. Tình yêu như những hạt mưa trên thân thể hai đứa đang bén gót bên nhau, mà mỗi đứa theo đuổi một ý nghĩ riêng, không ai nói với ai một lời.  Mải đến khi một cơn gió nhẹ thổi tạt vào tóc em bay bám chặt vào môi anh, như em đang vẫy gọi; bỗng em cất tiếng hát nho nhỏ, rồi tôi cũng nhận ra ngay âm thanh cao vút, loạn cuồng đó nhạt nhòa trong bầu trời có những vầng mây bay thật thấp.


Tôi đưa em về.  Hai đứa rão bước nhanh, chưa đến con đường Nguyễn Tri Phương trời đổ mưa nặng hạt.  Mưa giăng khắp các nẻo đường phủ màu trắng đục.  Vài tia sét chạy tua tủa phát ra những tiếng nổ lớn vang dội cả một góc trời.

Tôi choàng tay ôm qua vai em, nhỏ nhắn nép sát vào ngực tôi.  Hai đứa chìm dưới cơn mưa nặng hạt.  Hơi ấm từ lòng ngực em chuyền qua cơ thể tôi.  Tôi xiết chặt bờ vai em và quên cơn mưa đang rơi trên vai áo của hai đưa.  Tôi cầu mong cơn mưa cứ kéo dài như thế này.  Nhưng ròi mưa cũng tạnh.  Tôi dìu em vào dường cụt.  Con hẻm nhỏ.   Nghe thấy mình đờ đẫn với ý nghĩ đi hoang vào mọng mị.  Chơi vơi!

Sáng nay tôi lủi thủi một thân một mình, bước từng bước trên con đường vắng ngắt, với nỗi buồn của buổi sáng tinh sương, đầu óc nặng trĩu suy tư.  Chẳng có em bên cạnh để tôi được thủ thỉ chuyện trò, để nắm bóp năm ngón tay nhỏ xíu, mềm như búp măng mới mọc của em, trong lòng bàn tay tôi, để được ghì mạnh với hai cánh tay vòng ôm lưng nhau xiết thật chặt.

Mùa Đông ở xứ người, hè phố Tacoma, vẫn đổ mưa như thác lũ.  Mưa vẫn mưa.  Gió cứ gió. Mùa Đông ở đay vẫn thường là những cơn mưa kéo về Tacoma không dứt, để ta nghe như tiếng thác đổ từ núi rừng về rồi ta bị những ám ảnh bởi những quá khứ dày đặc đã qua, nó vẫn còn dằn vặt ở đau đó trong tiềm thức quanh đây, vấn vương trên con đường từ nhà đến sở làm hay ngay cả trong giấc ngủ chập chờn, ngập tràn ác mộng đêm nay!

Bỗng có bóng dáng một học viên cũ, từ xa đi về bãi đậu xe, tôi vội sửa lại dáng đi bề thế hơn, nghiêm nghị hơn, nên hồn thơ cũng vội vã vỗ cánh bay xa.

Tôi đã bám lấy nghề nghiệp và hăng say với công việc hằng ngày bằng những ước mơ hết sức tầm thường.

Buồn cho kiếp nghèo vây bủa!  Vui!  Chỉ vui với mái ấm gia đình.

Tháng Mười Hai!  Thành phố Tacoma, mưa nhiều!   Hôm nào không mưa thì bầu trời xanh xám che mặt buồn thiu.  Thỉnh thoảng có tuyết rơi nhè nhẹ, đủ che khuất gót chân chim của em trở về tổ ấm, sau một ngày điên đầu với công việc.

Hàng cây phủ rêu chết rũ hai bên đường đứng nghiêng mình run rẩy, những chiếc lá vàng úa chưa muốn lìa cành mà vẫn còn luyến tiếc bám chắc vào thân cây trắng đục, đong đưa theo cơn gió thoảng.

Vào những ngày mưa như hôm nay, nếu có em ở nhà, em sẽ kể cho tôi nghe, những cơn mưa ở Việt Nam, và bao giờ em cũng bắt đầu bằng:  "Nhớ lại ngày xưa, khi gia đình em còn định cư ở  "Vùng Kinh Tế Mới Nhiễu Giang,"  cả gia đình phải sống trong một căn nhà tranh, vách đất cũ kỹ, dột nát.  Mỗi lần mưa đến là mối phiền muộn hiện lên khuôn mặt của mẹ em.  Ngoài trời đang mưa, trong nhà em ngồi gần chậu nước hứng mưa, nhỏ giọt nghe tí tách. Mẹ và các em ngồi khoanh tay cạnh cửa sổ chờ hết mưa, mà tuổi thơ của em như những giọt mưa đang chảy tung toé trên nền đất loang lổ.  Mưa hoài không tạnh, rồi cơn mưa khác lại nặng hạt hơn, nhưng rồi cũng xong, cũng qua đêm.  Cứ có mưa thì hình ảnh ấy quay cuồn cuộn trở lại làm em khó quên.  Mẹ quá nghèo, tay yếu chân mềm, lại bị cưỡng bức sống bằng nghề làm rẫy,  không đủ nuôi bày con đang tuổi đòi ăn."

Vừa nói xong, em quay mặt đi, tránh không cho tôi thấy hai giọt nước mắt đang lăn từ từ trên má.  Rồi như nhớ ra điều gì, em nhìn tôi lo âu, hỏi:

"Không biết mùa mưa này, tụi nhỏ ở Khu Kinh-Tế-Mới Nhiễu-Giang có sao không anh?" Tôi trấn an: "Không sao đâu!"

Sau đó, mỗi đứa theo dòng suy nghĩ riêng tư...

Duy Xuyên

Tacoma

27/12/18

Trích: Con tim thổn thức

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.