Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Chính Sách Kinh Tế Hoa Kỳ Sau Bầu Cử

14/11/201800:00:00(Xem: 5165)
Nguyễn Xuân Nghĩa & Nguyên Lam RFA

 
...động thái bành trướng và quân sự hóa vùng biển Đông Nam Á của Bắc Kinh cũng là mối quan ngại của Quốc hội Hoa Kỳ


Hoa Kỳ đã hoàn tất cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống với kết quả cơ bản là hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ cùng chia quyền trong Quốc Hội. Điều ấy sẽ ảnh hưởng thế nào đến đường lối chính sách kinh tế của Hoa Kỳ và cách giải quyết các mâu thuẫn về kinh tế quốc tế? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Dù chưa có kết quả chính thức thì cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống tại Hoa Kỳ cũng đã hoàn tất với việc đảng Cộng Hòa tăng cường đa số tại Thượng viện và đảng Dân Chủ kiểm soát Hạ viện trong khi Tổng thống Donald Trump cũng tự cho là đã chiến thắng. Nếu vậy thưa ông, cục diện chính trị tại Hoa Kỳ sẽ là gì và ảnh hưởng thế nào đến các hồ sơ kinh tế?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng cũng như cuộc bầu cử năm 2016, kết quả là một sự bất ngờ vì cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều cho là mình thắng khi phe Cộng Hòa củng cố đa số tại Thượng viện và phe Dân Chủ giành lại đa số tại Hạ viện. Tổng thống Donald Trump cũng cho rằng mình thắng vì các ứng cử viên vào chức vụ Nghị sĩ và Thống đốc mà ông trực tiếp ủng hộ trong mấy ngày vận động cuối cùng đều thắng và các ứng cử viên dân biểu bên Cộng Hòa không muốn ông ủng hộ hoặc có lập trường trái ngược với Tổng thống đều thất cử. Nhìn trên toàn cảnh thì có lẽ cử tri trao quyền cho cả hai đảng tại cả hai viện để có thế cân bằng lực lượng nhưng cũng lại gây hiện tượng gọi là “ách tắc chính trị” và một số chính sách của ông Trump sẽ gặp trở ngại tại Hạ viện.

- Riêng về lĩnh vực kinh tế thì tình hình khả quan nhờ sản lượng tăng, thất nghiệp giảm và lợi tức cao hơn có thể là lợi thế cho đảng Cộng Hòa đang cầm quyền, nhưng sự thật lại chẳng như vậy. Cả ông Trump và đảng Dân Chủ đối lập ít nói đến hồ sơ kinh tế mà chú trọng tới các vấn đề xã hội, như chính sách di dân hay sắc tộc, giới tính hoặc tôn giáo của cử tri. Hiện tượng phân cực với lập trường chính trị cực đoan hơn ở cả hai phía cho thấy Hoa Kỳ đang kịch liệt tranh luận về các giá trị tinh thần hay “bản sắc của quốc gia”. Vì vậy, tôi nghĩ rằng sẽ chẳng có thay đổi nhiều về kinh tế, ngoại trừ chính sách thuế khóa.

Nguyên Lam: Khi nạn phân cực gia tăng và quốc hội lại chia quyền giữa hai đảng thì hiện tượng “ách tắc chính trị” mà ông vừa nói tới có thể nào làm nước Mỹ bị tê liệt hay không? Thí dụ như Hành pháp trong tay đảng Cộng Hòa sẽ khó thực hiện các chính sách mà ông Trump đề xướng hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thật ra, trong nền dân chủ của Hoa Kỳ, Tổng thống không có toàn quyền như người ta, ông ta hay bà ta nghĩ vì phải chia quyền với lưỡng viện Quốc hội, với nền Tư pháp là các tòa án độc lập, trên cùng là Tối cao Pháp viện, với các Thống đốc tiểu bang và một định chế tự trị là Ngân hàng Trung ương. Ông Trump cố mở rộng ảnh hưởng của Hành pháp và trong gần hai năm, thường xuyên về các địa phương vận động thành phần cử tri của mình để gián tiếp tác động vào Quốc hội. Trong một số lãnh vực, ông thành công, nhưng thất bại trong nhiều lãnh vực khác, chưa kể là đảng Dân Chủ và truyền thông triệt để chống đối và có tác động vào tâm lý cử tri. Về đối ngoại, ông Trump muốn xóa bỏ trật tự cũ và tăng cường vai trò của Hoa Kỳ mà cũng muốn giảm thiểu phí tổn cho nước Mỹ. Trong lãnh vực đó, ông có thành công mà cũng gặp trở ngại.

- Cuộc bầu cử vừa qua cho thấy làn sóng xanh của đảng Dân Chủ vào Hạ viện không mạnh như người ta nghĩ lại còn đụng vào bức tường đỏ của phe Cộng Hòa tại Thượng viện. Mâu thuẫn khi kiểm phiếu tại các tiểu bang xôi đậu như Florida, Arizona hay Georgia chỉ là tái diễn chuyện phân cực mà thôi. Một đặc tính khác của nền dân chủ Hoa Kỳ là cả hai đảng đều tự chuẩn bị cho viễn ảnh bầu cử năm 2020 sắp tới và chính trường có bị ách tắc thì kinh tế và xã hội vẫn vận hành chứ không bị tê liệt. Đấy là một nghịch lý khác của nước Mỹ.

Nguyên Lam: Chúng ta bước vào chuyện cụ thể làm nhiều quốc gia quan tâm là chính sách thương mại của nước Mỹ sau này, ông dự đoán tình hình sẽ ra sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Lập pháp bị chia hai như Quốc hội Khóa 116 sẽ tuyên thệ nhậm chức vào Tháng Giêng tới đây sẽ không chặn được đối sách thương mại của Hành pháp Donald Trump. Lý do thứ nhất là các ứng cử viên Dân Chủ đã kịch liệt chống chính sách ngoại thương của ông Trump đều không thắng, tức là cử tri ngấm ngầm ủng hộ chính sách này. Thứ hai và nhìn trong dài hạn thì từ xưa rồi, Quốc hội vẫn cho Hành pháp nhiều quyền hạn về ngoại thương qua việc đàm phán các hiệp ước mậu dịch rồi đệ trình lên Quốc hội để phê chuẩn trọn gói chứ không từng bước thương thuyết dưới sự giám sát của các ủy ban trong Quốc hội.

- Bây giờ, với đa số tại Hạ viện, đảng Dân Chủ có thể hâm nóng nhiều đề nghị cũ là thu hẹp thẩm quyền thương mại của Tổng thống khi áp dụng Khoản 232 của Đạo luật Thương mại Mở rộng năm 1962 theo đó Hành pháp có thể nhân danh an ninh quốc gia mà áp thuế nhập nội hoặc nâng hạn ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên các đề nghị ấy của phe Dân Chủ nhắm vào Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ với hai láng giềng là Canada và Mexico gọi là NAFTA và Chính quyền Trump đã khéo hoàn tất vào giờ chót việc cải sửa Hiệp ước này thành một hiệp ước tay ba giữa Hoa Kỳ và hai nước kia, gọi là USMCA.


- Năm tới, nhờ đa số tại Hạ viện và làm Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi, đảng Dân Chủ sẽ giám sát kỹ lưỡng hơn việc đàm phán thương mại với Liên hiệp Âu Châu, Nhật Bản hay Vương quốc Anh Thống nhất, nhưng qua Thượng viện trong tay đảng Cộng Hòa thì chưa chắc phe Dân Chủ đã thành công. Chưa kể là tại Thượng viện, các Nghị sĩ Cộng Hòa kịch liệt chống đối chính sách thương mại của Tổng thống đều không còn nữa.

Nguyên Lam: Mấy chi tiết rắc rối phức tạp đó có thể làm thính giả của chúng ta phân vân, Nguyên Lam xin đề nghị ông tóm lược lại cho dễ nhớ có được không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Hoa Kỳ có đạo luật cho Hành pháp tiến hành việc đàm phán thương mại theo thủ tục nhanh gọn, gọi là “Trade Promotion Authority”, hay Fast Track. Đàm phán xong thì Chính phủ xin Quốc hội phê chuẩn trọn gói, như chúng ta đã thấy với Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP năm 2015. Khi ấy, đa số trong Quốc hội và các ứng cử viên tranh cử Tổng thống đều chống nên Hành pháp Barack Obama không dám đưa qua xin Quốc hội phê chuẩn dù ông Obama đã ráo riết vận động mà không thành và ông Trump đã rút khỏi hiệp ước đó như đã hứa khi tranh cử.

- Bây giờ, với đa số tại Hạ viện, đảng Dân Chủ có thể đòi Chính quyền Trump chú trọng đến các ưu tiên của đảng trong hiệp ước thương mại, như nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ môi sinh và điều kiện lao động. Thật ra, điều ấy không làm thay đổi nhiều chính sách thương mại của nước Mỹ.

- Tuy nhiên, riêng với Việt Nam, trong kịch bản của việc đàm phán một Hiệp ước Tự do Thương mại Song phương với Hoa Kỳ sau này, tiêu chuẩn về môi sinh và lao động sẽ được đặc biệt quan tâm. Do đó, Việt Nam nên sớm phê chuẩn và thi hành các cam kết trong Hiệp ước TPP đã cải tiến với 10 quốc gia còn lại về việc bảo vệ môi sinh và về vai trò của các công đoàn độc lập vì điều ấy sẽ có lợi khi thương thuyết với Mỹ sau này.

Nguyên Lam: Trong bối cảnh của trận thương chiến gay gắt giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc, cục diện chính trị mới tại Mỹ có làm thay đổi gì không, thưa ông?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi trộm nghĩ là không, như Bắc Kinh sẽ thấy trong đợt đàm phán sắp tới. Lý do là chủ trương cứng rắn của Chính quyền Trump với Trung Quốc - đến độ mỗi tuần lại gây thêm một áp lực mới trên nhiều trận tuyến khác nhau - lại được cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa ủng hộ. Nếu lãnh đạo Bắc Kinh tưởng rằng cuộc bầu cử vừa qua sẽ đem lại lợi thế cho họ thì họ sẽ thất vọng và nên rà soát lại khả năng thẩm định của mình.

- Thứ nhất, suốt năm qua, Quốc hội Khóa 115 đã tăng sức ép với Bắc Kinh về quan hệ thương mại song phương và về đầu tư cùa Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ. Trong hồ sơ Mỹ-Hoa này, việc chuyển giao hay đánh cắp công nghệ cao cấp và việc Bắc Kinh không tôn trọng luật lệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là mối quan tâm lưỡng đảng. Qua năm tới, Trung Quốc còn gặp nhiều trở ngại mới với Quốc hội Khóa 116 sẽ nhậm chức.

Nguyên Lam: Dường như là trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hồ sơ Đài Loan cũng được Quốc hội Mỹ đặc biệt quan tâm, ông nghĩ sao về việc đó?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Xưa nay, Lập pháp Hoa Kỳ thường có lập trường bảo vệ Đài Loan còn dứt khoát hơn Hành pháp. Với Chính quyền Trump đặc biệt quan tâm và ráo riết bênh vực Đài Loan thì lập trường đó được cả hai đảng ủng hộ. Bây giờ, bốn Nghị sĩ nổi tiếng cứng rắn bảo vệ Đài Loan như các ông Marco Rubio, Ed Markey, Robert Mendenez hay Cory Gardner đều có mặt trong Thượng viện Khóa 116 cho nên Bắc Kinh sẽ gặp trở ngại mới khi tranh thủ các nước để cô lập Đài Loan. Chúng ta có dịp kiểm nghiệm chuyện này vào ngày 24 tới đây, khi các lực sĩ Đài Loan tham dự Thế vận hội sẽ có cuộc trưng cầu dân ý để xưng danh là Đài Loan thay vì “Trung Quốc – Đài Loan” như một phần của Trung Quốc.

- Nhìn rộng ra ngoài, động thái bành trướng và quân sự hóa vùng biển Đông Nam Á của Bắc Kinh cũng là mối quan ngại của Quốc hội Hoa Kỳ vì quyền lợi an ninh và kinh tế của nước Mỹ trong khu vực chiến lược đó. Quốc hội mới sẽ không cản trở đối sách cứng rắn của Chính quyền Donald Trump mà chỉ kêu gọi ông Trump vận động thêm đồng minh và chẳng lấy rủi ro gây ra xung đột.

Nguyên Lam: Kết thúc chương trình tuần này, ông rút tỉa ra những gì đáng quan tâm nhất sau cuộc bầu cử vừa qua?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Phong cách của ông Trump cứ như lửa đổ thêm dầu và gây tranh luận gay gắt trong thời sự hàng ngày, nhưng chính sách thương mại của ông ta lại có nhiều điểm khả thể. Ông sẽ gặp nhiều trở ngại với Quốc hội mới về chính sách thuế khoá trong nội bộ chứ không bị chống đối nhiều về ngoại thương.

- Sau cùng, trong trận chiến mậu dịch về kỹ nghệ ráp chế xe hơi và sản xuất phụ tùng với Âu Châu và Nhật Bản là các nước nằm ngoài hệ thống giao dịch Bắc Mỹ, có khi Chính quyền Trump lại được hậu thuẫn kín đáo của các nghiệp đoàn xưa nay vẫn thiên về đảng Dân Chủ vì điều ấy có lợi cho giới lao động Mỹ. Và ngay trong hồ sơ cá biệt này, lãnh đạo Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng đều không muốn Trung Quốc trục lợi mà tuồn hàng của mình cho xứ khác bán vào Mỹ.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này, và xin hẹn quý thính giả tuần sau.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nobel là một giải thưởng cao qúy nhưng đó không phải là tất cả hay tối thượng mà, xét cho cùng, mục tiêu của nền văn học quốc gia hay bất cứ lĩnh vực nào khác đâu nhất thiết là hướng tới giải Nobel? Mahatma Gandhi đã năm lần bị bác giải Nobel Hoà Bình nhưng so với một Henry Kissinger hí hửng ôm nửa cái giải ấy vào năm 1973, ai đáng ngưỡng mộ hơn ai? Tuyên ngôn Nobel Văn Chương 1938 vinh danh nhà văn Mỹ Pearl Buck về những tác phẩm “diễn tả xác thực đời sống của nông dân Trung Hoa” nhưng, so với Lỗ Tấn cùng thời, nhà văn không chỉ diễn tả xác thực đời sống mà cả tâm não của người Trung Hoa, ai để lại dư âm lâu dài hơn ai?
Nếu mũ cối là biểu tượng của thực dân Tây phương vào thế kỷ 18 thì, bây giờ, “năng lượng tích cực”, như là diễn ngôn của thực dân Đại Hán với những dấu ấn đậm nét của tân hoàng đế Tập Cận Bình, đã trở nên gắn bó với người Việt, từ diễn ngôn của thể chế cho đến giọng điệu ngôn tình của những đôi lứa bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Israel và Iran đã âm thầm chống nhau trong một thời gian dài. Nhưng nhiều diễn biến sôi động liên tục xảy ra gần đây làm cho xung đột giữa hai nước leo thang và chiến tranh có nguy cơ bùng nổ và lan rộng ra toàn khu vực. Điển hình là vào tháng 4 năm nay, Iran công khai tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đầu tháng 10, Israel đã tấn công bằng bộ binh ở miền nam Lebanon. Trước đó, trong cuộc không kích vào trụ sở dân quân Hezbollah ở Beirut, Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah và nhiều nhân vật quan trọng khác.
Nhà báo Cù Mai Công vừa lên tiếng nhắc nhở đồng nghiệp (“Ráng Xài Tiếng Việt Cho Đúng, Xài Bậy, Dân Họ Cười Cho”) vào hôm 6 tháng 9 vừa qua. Ông dùng tựa một bản tin của báo Dân Trí (“Hai Kịch Bản Siêu Bão Yagi Tác Động Đến Đất Liền”) như một thí dụ tiêu biểu: “Trong toàn bộ các tự điển tiếng Việt xưa nay, ‘kịch bản’ nguyên nghĩa là bản viết cho một vở kịch, sau có thể mở rộng thành văn bản, bản thảo về nội dung cho một phim truyền hình, quảng cáo, phim ảnh, gameshow…
Trong nhiều ngày qua, Donald Trump và Cộng Hòa MAGA tung rất nhiều tin giả hay bóp méo và nhiều thuyết âm mưu liên quan đến cơn bão lụt Helene một cách có hệ thống. Mục đích để hạ đối thủ Kamala Harris và Đảng Dân Chủ. Theo tường thuật của CNN vào ngày 6/10, Cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hàng loạt lời dối trá và xuyên tạc về phản ứng của liên bang đối với cơn bão Helene. Theo MSNBC, “Những lời dối trá đó đã được khuếch đại bởi những người như tỷ phú Elon Musk, nhà lý luận âm mưu chuyên nghiệp Alex Jones và ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang dính nhiều bê bối cho chức thống đốc Bắc Carolina, Mark Robinson. Dân biểu Marjorie Taylor Greene, một đồng minh trung thành của Trump.” Ngay cả Hùng Cao, một nhân vật MAGA mới bước vào chính trường cũng góp phần vào việc nấu nồi canh hẹ này.
“Luật Phòng Chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.”
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.