Hôm nay,  

Nghĩa Trang Bình Hưng Hòa: Giải Tỏa Sắp Xong, Nhiều Người Nghèo Vẫn Lây Lất Sống Bám

09/09/201800:00:00(Xem: 6285)
z Nghia trang BHH

Chú Hai Phượng, người chuyên chăm sóc, quét mộ ở khu nghĩa trang đối diện Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa, nơi vẫn còn rất nhiều mộ chưa bốc.

 
Dù việc di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa sắp hoàn tất, thị trường nhà đất đang sôi động, nhiều người dân sinh sống lâu năm ở đây vẫn chưa tính ra chuyện về nơi ở mới, theo Người Lao Động TP (NLĐO).

Những ngày này, nghĩa trang Bình Hưng Hòa (nằm ở 2 phường Bình Hưng Hòa và Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, Sài Gòn) thật heo hút, lạnh lẽo, những khối bê tông, gạch đá… nằm rải rác trên các đoạn đường mòn, đám cỏ dại cao gần bằng đầu người phủ quanh những ngôi mộ. Sáng sáng, một cái quán cóc dưới bóng mát một táng cây lớn, dân còn sống bám vào nghĩa trang thường tụ tập, chuyện trò. Họ đang làm đủ thứ nghề, từ bốc cốt, giữ mộ, trông coi nhà để cốt cho đến bán vé số, lượm ve chai…

Theo NLĐO, ‘trưởng lão’ trong đám người này hẳn là bà Nguyễn Thị Em (còn được gọi là bà Bảy), đã 65 tuổi, hơn nửa đời người gắn bó với công việc quét mộ. Ngoài công việc quét dọn, phát cỏ, lau chùi và thắp nhang cho các ngôi mộ vào những dịp lễ, tết, ngày rằm, mùng 1, bà Bảy còn trông coi nhà để cốt.

"Tôi làm nghề phụ xây mộ năm 14 tuổi, sau chuyển sang quét mộ. Cứ nghĩ chỉ làm tạm bợ để mưu sinh nhưng thoắt cái, tôi đã gắn bó với nó gần 50 năm. Đến tuổi này, sức khỏe không còn được như trước nhưng tôi vẫn không thể bỏ việc. Chồng  tôi mất khi 4 đứa con còn nhỏ, nhờ làm ôsin cho người chết  - như  có người nói, tôi nuôi các con tôi, đến nay, đứa nào cũng có gia đình riêng, sống ổn định" - bà Bảy tâm sự.

Được hỏi về dự tính tương lai khi nghĩa trang giải tỏa xong, bà Bảy nhìn xa xăm: "Gần đây, sức khỏe tôi không còn được như trước, các con kêu tôi về giữ con cho nó, đừng làm công việc này nữa. Tôi nghe theo, về ở được 1-2 ngày rồi tôi cũng phải về lại đây vì nhớ và buồn quá. Công việc đã làm mấy chục năm trời, đâu phải nói bỏ là bỏ được. Còn chuyện giải tỏa nghĩa trang, chừng nào tới ngày đó thì về nghỉ ngơi cạnh con cháu".

Đến nay, thu nhập từ việc được thuê dọn dẹp mộ phần rất bấp bênh, có ngày chỉ được vài ba chục ngàn, nhiều nhất là một trăm ngàn đồng nhưng có lúc không có được đồng nào. Dù vậy, người dân ở đây vẫn luôn thấy bà Bảy cầm liềm dọn cỏ quanh những ngôi mộ. Chị Nhung (47 tuổi, hàng xóm bà Bảy) chia sẻ: "Nghĩa trang này mà không có những người như cô Bảy thì nó đìu hiu, cô quạnh lắm. Nhờ cô trông coi, dọn dẹp mà những người nằm ở đây cũng được an ủi phần nào".


NLĐO nêu tiếp về hoàn cảnh bà Dương Thị Thanh Thủy, 54 tuổi, quê gốc Củ Chi, sống ở nghĩa trang đã mấy chục năm với nghề lượm ve chai. Bà ở trong một căn chòi rộng chừng 4-5 m2 dựng tạm bợ bằng những tấm bạt rách bươm, chắp vá nhiều mảnh, tất nhiên không điện không nước.

Bà Thủy cho biết bà có 4 người con, 2 người chết từ nhỏ vì nuôi khó. Về hai người còn lại, cô con gái lớn đã lập gia đình, đã có con trai (năm nay 17 tuổi) nhưng cả gia đình 3 người nhà chị đều nhiễm HIV/AIDS và chị mất đã 6 năm. Còn cậu trai út hiền lành, lập gia đình có 2 con rồi vợ chồng chia tay. Chán nản, anh sa vào nghiện ngập rồi bị bắt cách đây hơn 1 năm.

“Ở đây, không ai sợ người chết, chỉ sợ người sống. Nếu muốn an toàn thì đừng ra khỏi cửa khi trời bắt đầu tối, gặp nhóm người hút chích thì đừng để ý, cứ bình tĩnh đi tiếp, đừng nhìn. Có khi tụi nó xin chỉ 10,000 đồng, không có tiền cũng phải ráng vét cho, không thì không yên thân", đó là kinh nghiệm của người phụ nữ sống một mình, mà căn chòi của bà luôn là nơi thuận tiện để dân nghiện ngập, trộm cắp tụ tập tiêm chích. Đã vậy, chiếc điện thoại cũ của bà dù đã giấu thật kỹ vẫn bị mất trộm, rồi chiếc xe đạp để đi lượm ve chai, để sát vách chòi cũng bị lấy mất.

Bà Thủy bộc bạch sống ở nghĩa trang đã mấy chục năm, xem những ngôi mộ như hàng xóm, nay nghĩa trang giải tỏa, sắp tới phải dời đi thì chưa biết tương lai sẽ ra sao. "Đợi con trai về, hai mẹ con về quê làm lại giấy tờ rồi kiếm cái nhà trọ mà ở, làm lại từ đầu. Nửa cuộc đời ở đây, bỏ đi cũng lưu luyến nhưng nhà nước sắp giải tỏa xong, mình cũng phải tính. Với lại, cứ ở đây, tôi lo con trai không dứt được nghiện ngập" - bà Thủy thở dài.

NLĐO kể thêm câu chuyện về chú Hai Phượng, tuổi gần 60, lâu nay vẫn chuyên chăm sóc, quét mộ ở khu nghĩa trang phía bên trái đường Tân Kỳ - Tân Quý, đối diện với lò thiêu. Chú Hai cho biết khu này thuộc “Dự án 2”, thời hạn giải tỏa nghe nói còn cả 1 năm, nên mồ mã chưa bốc còn rất nhiều.

“Từ mấy năm trước, ban đầu tôi ra đây là chăm sóc mộ ông bà, cha mẹ thôi nhưng nhiều bà con lên tiếng nhờ nên tui làm luôn.Về thu nhập thì chỉ mùa Tết, Thanh minh, rằm tháng Bảy là kiếm khá, có khi hai, ba trăm ngàn một ngày. Người xa lạ đi dẩy mộ, vô nghĩa trang thấy mình đang lui cui dảy cỏ, quét dọn cho mộ ai đó thì họ đến nhờ luôn…Còn hiện nay rất tệ, có khi ngày chỉ được hai, ba ngàn! Chắc bởi mồ mã sắp bị giải tỏa, di dời nên các gia đình không muốn chăm sóc nữa?”, chú Hai nói.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.