Hôm nay,  

Từ Bỏ Chốn Phồn Hoa

19/06/201800:00:00(Xem: 4747)
TT Thành, WA

 
Mỗi khi đài KBTC 9 ở tiều bang tôi sống chiếu lại phim phóng sự của cựu sĩ quan hải quân Mỹ tên Dick Proenneke từ bỏ cuộc sống hào nhoáng ở đô thị để lên sống một mình hơn hai mươi năm ở một nơi hẻo lánh trên Alaska trong lòng tôi lại dâng lên niềm khâm phục và ao ước được như ông.

Hình như hiện nay ít người trong chúng ta có thể sống thiếu những tiện nghi vật chất, thiếu cell phone, thiếu TV, thiếu internet. Đó là những nhu cầu cần có trong cuộc sống ở thế kỷ thứ hai mươi mốt này.  Những nhu cầu đó cầu đó cần thiết cho giới trẻ mà hình như cho cả luôn thế hệ đã về chiều.  Ít có vị khá cao niên nào lại không mở tv hay vô internet, bắt phone nghe trong một ngày.  Rồi những “cuộc tấn công dồn dập” của thế giới siêu -tin- học hiện tại làm cho đa số chúng ta mất đi sự tự chủ trong nột tâm. Hình như là chúng ta “có tất cả nhưng lại thấy thiếu tất cả”.

Moị thứ được chế tạo sẵn để phục vụ nhu cầu của mình.  Cứ bật nút máy computer, mở phone, gọi điện thoại là chúng ta có ngay những thứ mình cần, hay đúng hơn những thứ mình “muốn” hơn là “cần”.   Niềm vui sướùng  hình như là do bên ngoài tạo đến cho ta chứ ta không tự tạo cho mình có được.  Tất cả những tấn công liên tục như vậy từ thế giới bên ngoài làm ta thấy “mình không còn là mình nữa.”  Chúng ta tự hỏi mình đang sống cuộc đời của ai đây!?  Trong tâm trạng đó ông Dick Proennenke đã từ bỏ chốn phồn hoa.

Ông quyết định bỏ lại tất cả của cải vật chất, chuyến phi cơ nhỏ của người bạn chở ông đi đến địa điểm “định cư” ở gần một cái hồ có phong cảnh thật đẹp.  Ông chỉ mang theo những vật dụng cần thiết cho đời sống hằng ngày và những dụng cụ, vật dụng  căn bản trong nghề mộc để tự mình tạo dựng một cuộc sống từ số không nơi một miền hoang dã ở Alaska.  Bắt đầu từ lúc này người xem mới thấy tài khéo léo sáng tạo và niềm vui sướng không gì sánh được của một “bậc thức giả” thời văn minh quá độ này.   Việc trước tiên là ông cất cho mình một cái nhà để che mưa, che tuyết tronh khi tạm ở trong cái lều nhỏ.

Sau khi chọn chỗ và san bằng khu đất cho nền nhà. Ông cưa hạ một số cây lớn tại chỗ, sau khi cạo sạch vỏ cây, ông dùng thế để tự dựng lên mấy cây cột cái.  Với kiến thức kỹ thuật vững chắc sẵn có và những dụng cụ đo đạc đã mang theo, ông hoàn thành một cách chính xác.  Với chiếc xuồng nhỏ được mang theo, ông đã chèo qua khu rừng bên kia để lựa chọn và đốn một số cây cần để làm mái nhà.  Hạ cây đủ, ông gọt vỏ cây tại chỗ, cột lại  thành từng bó để vác ra xuồng chở về.  Sau nhiền ngàu do đạc và lắp đóng, ông đã hoàn thành được căn nhà gỗ có cửa sổ nhìn ra phong cảnh thật vô cùng đệp ngoài hồ.  Kế đến là một cái lò sưởi để giữ ấm cho mùa đông.  Ông đã lượm nhặt và tích lũy những hòn đá cuội trong nnững chuyến đi đốn cây chở về và với xi măng được chở theo, ông đã xây cái lò sưởi thật chắc chắn và hoạt động hữu hiệu cho mùa đông cực lạnh ở độ âm nơi vùng Cực Bắc này.  Với những khúc cây khô sau khi được bửa ra ông khoan khoái ngồi nhìn ngọn lửa ấm hồng cháy reo vui trong lò sưởi. Ông tìm những mẩu cây thích hợp để cạo sạch gọt nhẵn làm thành những cái muỗng, chén để dùng trong bữa ăn hằng ngày.  Cá tươi ư?  Đã có cái hồ bên cạnh.  Thịt ư?   Ở đây nai, hoản không thiếu gì.  Mứt ư? Ông đi hái những dâu dại ở rừng về nấu lại bỏ vào keo lọ để ăn lâu ngày với bánh mì khô.  Để chứa và giữ lâu thức ăn kiếm được, ông đã cất một cái chòi cao để trử lương thực tránh bị thú rừng ăn cắp.  Những thực phẩm tươi thì ông cho vào cái hộp giữ lạnh được đào âm dưới đất có nắp đậy kỹ càng.


Trong những lần đi thám thính địa hình chung quanh, ông được caí thú hưởng phong cảnh tuyệt vời của bốn mùa  xuân, hạ, thu , đông nơi miền giá lạnh Alaska torng những khi quan sát sinh hoạt thiên nhiên của chú nai, gia đình gấu , thưởng thức những chùm dâu rừng tinh sạnh nơi mé rừng.  Hưởng cái thú bơi chiếc xuồng con  trên mặt hồ yên lặng phẳng như mặt gương trong cảnh thật vô cùng đầy thanh nhàn và u tịch. Rồi những buổi sáng bình minh hay vào những buổi chiếu tà, ông ngồi trong căn nhà gỗ nhìn ra khung cữa sổ để hưởng cảnh huy hoàng của thiên nhiên để đưa tâm hồn mình nhập vào cỏi Vô Biên.

Trời với nước tuy là hai mà một

một mình ta với chiếc thuyền con

trong tỉnh  lặng ta hoà mình vào Đại Ngã.

Tối nào ông cũng có thói quen ghi vào nhựt ký những gì xảy ra trong ngày.  Nhờ vậy mà ta có được từng chi tiết về cuộc sống của ông hơn hai mười năm nơi này.  Có theo dõi nhiếu lần cuốn phim phóng sự này ta mới thấy khâm phục tài mưu sinh, tự lực và chủ động trong cuộc sống “ẩn dật” của ông.  Trong hơn hai mươi năm trời đó ông không hề tiếp xúc với ai ngoài thiên nhiên và thú rừng.  Tuy vậy ông vẫn tạo đuợc cho mình một cuộc sống thật là tiện nghi với những vật liệu từ thiên nhiên.  Ông không cần bác sĩ nào để chăm sóc mình vì tinh thần của ông lúc nào cũng thanh thản trong một thân thể tráng kiện.  Ta thường mang một hình ảnh đầy khổ hạnh với ngoại diện dị hình của một “ẩn sĩ” nhưng ngược lại, ông là một ẩn sĩ đi tìm sự An Lạc với chính bàn tay và khối óc của mình.  Tuy đây là một lối sống không nhằm tìm đến cỏi Niết Bàn cao xa nhưng nó vận dụng những gì Thượng Đế ban cho con người và với khối óc và bàn tay ông Proenneke đã đạt đuợc cái Hạnh Phúc, tìm được Sự An Vững Tinh Thần bằng  một cách thực tiển và đầy thực tế ở mỗi ngày trong cuộc sống ẩn dật của mình.

Ông sống như vậy hơn hai mười năm và sau đó vì tuổi già không chống lại được cái lạnh qúa mức ông đã rời “Thiên Đường ở cỏi  thế” của mình.  Ông đã tặng lại căn nhà cho chính phủ đaị phương và đã được chất thuận coi  như là một “di tích thắng cảnh” để hằng năm du khác đến viếng để chứng kiến và ngưởng mộ nơi một của con người đã “ngộ” và đã biến nơi hoang vu này thành một Niết Bàn ở cõi thế.

 Giá trị của một cuộc sống tìm về với thiên nhiên và để trở về với nội tâm của mình quả thật là hiếm quý ở thế kỹ thứ thứ hai mươi mốt này.  Có lẽ chúng ta đều muốn như vậy nhưng ít có ai có can đảm làm được như vậy. Thực ra có phải là phần thưởng ở đới này là chỉ dành cho những ai biết từ bỏ cái giả để tìm về với cái thật.  Rồi không những khi ta tìm được cái thật và hưởng cái thật mà ta còn mở cho người khác thấy được con đường đi đến cái thật là có, là có thể đạt được và nhờ đó mà biết đâu sẽ có những người sẽ mạnh dạn tiến bước đi tìm Chân Hạnh Phúc?  Thì ra cỏi Niết Bàn và miền Cực Lạc ở ngay trong cõi thế này và ta cũng có thề hưởng đươc chứ cần gì chờ cho đến khi từ bỏ cuộc đời này phải không thưa bạn./.                       

- Viết từ cuốn DVD “Alone in the Wilderness”- KBT Channel, WA - 10.12.12

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.