Hôm nay,  

Giải thưởng về quản trị, điều khiển, lãnh đạo mang tên Charles Nguyễn

17/05/201813:00:00(Xem: 5054)

blank(Photo: catholic University of America: Dean Emeritus Charles Nguyen, Mary Kate Selgraththe,  Dean  John Judge)

Giải thưởng về quản trị, điều khiển, lãnh đạo
mang tên Charles Nguyễn

Nguyễn Viết Kim


Đại Học Công Giáo Mỹ Châu (Catholic University of America) loan báo (May 16, 2018) có một giải thưởng về quản trị, điều khiển, lãnh đạo (School of Engineering Establishes New Charles Nguyen Leadership Award). Đây là một giải thưởng do trường kỹ sư thiết lập, với sự trợ giúp tài chánh của một số cựu sinh viên tên tuổi, phát ra thường niên, dành cho một sinh viên xuất sắc về khả năng chuyên môn, năng khiếu quản trị, chỉ huy, lãnh đạo. Đương kim khoa trưởng, phó giáo sư John Judge loan báo năm nay, giải thưởng được trao cho chị Mary Kate Selgraththe, sinh viên năm thứ năm của chương trình 5 năm kỹ sư công chánh và kiến trúc, Mary Kate Selgrathth cho biết là nguyên khoa trưởng Nguyễn Cường là tấm gương sáng trong việc phát triển, quản trị giáo dục và chị rất hãnh diện khi được trao giải này.
Giải được mang tên Charles Nguyễn để vinh danh giáo sư Nguyễn Cường, ông theo học trung học chương trình Pháp-Việt tại Huế, đỗ tú tài năm 17 tuổi, du học tại Cộng Hoà Liên Bang Đức Quốc, tốt nghiệp thủ khoa kỹ sư đại học Konstanz (Universitaet Konstanz) tọa lạc tại biên giới Đức và Thụy Sĩ. Sau đó ông qua Hoa Kỳ khoảng cuối thập niên 70, đỗ tiến sĩ George Washington University tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ông bước vào giáo giới ngay sau khi tốt nghiệp tiến sĩ; Đại Học Công Giáo CUA, bắt đầu từ giảng sư (assistant professor); với những nghiên cứu xuất sắc, ông được hội đồng khoa nhận vào ngạch chính thức là phó giáo sư (associate professor), sau đó ông có những nghiên cứu rất sâu đậm trong lãnh vực chuyên môn như khảo cứu tại Goddard Space Flight Center, NASA; chủ biên tạp chí khoa học chuyên môn, đóng góp bài vở, thuyết trình tại các hội nghị, tạo được tăm tiếng và được trường bổ nhiệm vào ngạch cao nhất đại học là giáo sư thực thụ toàn phần (full professor).
Cần nói thêm là tại các đại học về ngạch trật của các vị giảng huấn thì như sau:
- ngạch giảng viên (lecturer): gia hạn mỗi năm và sau đó khi có tín nhiệm và chứng tỏ khả năng giảng dạy thì lên được giảng viên thâm niên (senior lecturer) với nhiệm kỳ là 3 năm gia hạn hợp đồng giảng huấn.
Vì đại học được quan niệm không phải chỉ là truyền bá kiến thức mà còn tạo kiến thức, giảng viên chỉ có nhiệm vụ truyền bá kiến thức như giáo sư trung học song giáo sư đại học có điều kiện đặc biệt về tạo kiến thức tức là những nghiên cứu.
- ngạch giáo sư professor): khởi đầu là giảng sư (assistant professor), các vị này có thời gian khoảng 5 năm để đệ trình những nghiên cứu, sau đó đại học sẽ cứu xét và những vị đáp đúng điều kiện về nghiên cứu sẽ được vào ngạch giáo sư, khởi đầu là phó giáo sư (associate professor), có rất nhiều vị chỉ lên được đến ngạch này trong suốt cuộc đời giảng dạy; khi vị này có thêm những nghiên cứu tạo được tiếng tăm trong ngành thì đại học sẽ cứu xét cho lên cấp cao nhất là giáo sư thực thụ toàn phần (full professor).
Sự khác biệt giữa giảng sư  (assistant professor) và giáo sư (associate professor and full professor) là nếu không được cứu xét vào ngạch giáo sư thì sẽ không được đại học chấp nhận cho tại chức. Khi được vào ngạch giáo sư thì là được chấp nhận trong giảng huấn và nghiên cứu, được bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy như trưởng khoa, khoa trưởng, giám đốc học vụ (department chairman, dean, provost, vice-president for academic affairs), Cũng có nhiều vị vì không có khả năng quản trị nên chỉ là giáo sư (associate and full professor) thuần túy giảng huấn  và nghiên cứu, không có thêm nhiệm vụ chỉ huy hành chánh (administrator). Chức vụ giáo sư có những quyền lợi về tự trị đại học và thông thường mỗi 7 năm được nghỉ một năm cho việc nghiên cứu riêng (sabbatical year).
Khi nghỉ hưu nếu có những công trạng đặc biệt, đại học sẽ phong cho danh hiệu emeritus, quyền dùng những phương tiện của đại học như thời còn tại chức cho các công việc nghiên cứu và giáo dục.
Giáo sư Nguyễn Cường là khoa trưởng gốc Việt đầu tiên của một đại học có tầm vóc quốc gia và kích thước quốc tế, đại học CUA là một đại học tự thục có tiếng, nơi có nhiều vị tốt nghiệp thành danh như tiến sĩ Michael Douglas Griffin, hiện nay (2018) phó bộ trưởng quốc phòng, đặc trách nghiên cứu và học thuật kỹ sư (Under Secretary of Defense for Research and Engineering), giám đốc thứ 11 của cơ quan hàng không không gian quốc gia ( NASA: 2005-2009), a Master of Science in Engineering degree in Aerospace Science from the Catholic University of America (1974).
Tiến sĩ Nguyễn Cường là vị khoa trưởng thứ 13 của trường kỹ sư, phục vụ 4 nhiệm kỳ từ 2001 đến 2017, ông từ giảng sư lên phó giáo sư, rồi giáo sư thực thụ toàn phần, là trưởng khoa (department chairman) rồi lên khoa trưởng (dean of school of engineering).
Về tổ chức có sự khác biệt giữa trường (school) và phân khoa (college), cao nhất về học vụ là giám đốc học vụ (provost, vice-president for academic affairs), dưới đó có các cơ cấu trực thuộc: 
- phân khoa (college) và trường (school). 
Phân khoa đào tạo tổng quát và trường đào tạo ứng dụng, thí dụ như Trường Kỹ Sự (school of engineering) đào tạo kỹ sư.
Phân khoa (college) Toán (mathematics) đào tạo cử nhân Toán, Phân khoa Vật Lý (Physics) cử nhân Vật Lý.
Sau khi không làm khoa trương nữa ông được thêm tước hiệu Emeritus và là nguyên khoa trưởng danh dự (Dean Emeritus), hiện giờ ông là giáo sư thực thụ (full professor) về ngành điện học, điện toán tại CỦA.
Trong thời gian 16 năm là khoa trưởng ông đã tuyển thêm nhiều tài năng trẻ với những nghiên cứu đặc sắc vào ban giảng huấn, tạo thêm nhiều uy tín cho trường, chương trình học được thêm phẩm chất, tốt nghiệp có việc làm thích hợp;nên số sinh viên xin theo học kỹ sư đã tăng thêm gấp hơn 4 lần, tạo mối liên lạc chặt chẽ quốc tế với các đại học tại Trung Hoa, Đài Loan, Phi Luật Tân, Ấn Độ và Ba Tây.
Nguyễn Viết Kim
(người viết tốt nghiệp đại học tại Đức Quốc và Hoa Kỳ, nguyên nhân viên của cơ quan hàng không không gian quốc gia -- NASA)


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.