Hôm nay,  

Con Thần Mã Seabiscuit

07/08/201710:12:00(Xem: 9248)

* “Ta đừng chỉ vì một khuyết điểm mà bỏ đi mất cả một cuộc đời.”


Con thần mã tên Seabiscuit sinh ngày 23 tháng Năm 1933, chết ngày 17 năm 1947 là con ngựa đua vô địch trong lịch sử đua ngựa của Mỹ.  Từ một con ngựa “què”, Seabiscuit bổng trở thành con ngựa vô địch và trở thành biểu tượng của hy vọng cho nhiều người Mỹ trong thời Khủng hoảng Kinh Tế.  Con Seabiscuit trở thành đề tài cho phim:  Truyện về Seabiscuit năm 1949, một quyển sách năm 2001 tên là Seabiscuit, Một Chuyện Truyền kỳ của Mỹ. và phim Seabiscuit năm 2003 [bạn có thể xem DVD này để thưởng thức sự huy hoàng của hình ảnh trong cuốn phim đầy giá trị này.- TTT] được đề cử cho giải thưởng phim ảnh Academy Award là phim có hình ảnnh đẹp nhất.  Tượng bằng đồng của Seabiscuit được dựng lên công viên ở Santa Anita Park, tb Kentucky.  

Seabiscuit sanh năm 1933, mẹ là Swing On và ngựa cha là Hard Tack.  Chữ “seabiscuit” là tên của loại bánh miếng cứng mà các thủy thủ hay ăn.  Chú ngựa con màu nâu đỏ này lớn l ên ở trang trại Lairborne, tb Kentucky, ông chủ của nó là Gadys Mills Phipps.  Con Seabiscuit khi nhỏ èo uột, đi cà nhắt, nhìn không có “tướng” gì, chỉ ăn rồi  nằm lăn ra ngủ!  Lúc khởi đầu nó được dạy bởi người huấn luyện nổi danh là Sunny Jim Fitzsimmons đã từng huấn luyện những con ngựa đoạt giải. Fitzsimmons thấy con Seabiscuit cũng có chút điểm hay nhưng cho là nó lười nên chỉ dành thì giờ huấn luyện cho con ngựa khác  đã ba lần thắng giải lớn tên Omaha. Con Seabiscuit bị loại ra chỉ được dự những cuộc đua nhỏ hơn. Nó không thắng trong mười cuộc đua đầu và chỉ lẹt đẹt về sau.  Sau đó việc huấn luyện con “ngưa què” naỳ là chuyện chẳng ai để tâm tới nữa và nó là đầu đề cho những câu chuyện chế nhạo mà thôi.  Khi được hai tuổi, con Seabiscuit ra trường đua tới ba mươi lăm lần, về nhứt được năm lần và về nhì bảy lần.  dù vậy khi cuối mùa đua nó vẫn còn bị làm con ngựa chạy phụ trong các cuộc  huấn luyện.  Trong mùa đua kế, con ngựa này vẫn không lập được thành tích gì đáng kể và người chủ nó bán cho một doanh gia xe hơi tên là Charles S. Howard với gía 8 ngàn đô la thời đó, tương đương với 100 ngàn năm 2007.  Đây không phải là một gía rẽ khiến cho Fitzsimmons nghỉ là con Seabiscuit phải có một tiềm năng nào đó và có thể trở thành một con ngựa đua chiến đúng nghĩa.  Thật ra thì con Seabiscuit đâu phải là một con ngừa “què” như Fitzmmons tưởng.  Thường thì ít có con ngựa đua hay nào chứng tỏ khả năng xuất chúng ngay từ những lần đua đầu.   

Người dạy ngựa kế là Tom Smith hiểu biết cái tiềm năng này ở Seabiscuit.  Ông dạy con ngựa bằng những phương cách “ngoài sách vở”  và dần dần đưa con Seabiscuit đạt được phong độ của nó.   Ông cho tay nài cởi người Canada có kinh nghiệm ở miền tây và ở Mexico nhưng không gặp may mắn trong nghề tên Red Pollard (1909-1981) cởi con Seabiscuit.  Ngày 22 tháng Tám năm 1936, con Seabiscuit dua lần đầu với người này mới không có gì làm mọi người để ý nhưng không lâu sau, sự tiến bộ được thấy rõ.  Trong tám lần đua kế triếp ở miền Đông, Seabiscuits và Pollard thấy được vài trận, kể cả gỉải Detroit’s Governor’s Handicap   ( $5. 600 thưởng) và giải Scarsdale Handicap ( $7,300 thưởng) tại trường đua Empire City Race ở Yonkers, tb New York. Đầu tháng Mười Một năm 1936, Howard và Smith dùng xe lửa chở con ngựa về California.  Trong hai trận cuối năm tại trường đua.   Ở sân Mateo, Seabiscuit thăng thắng được hai cuộc đua. Năm 1937 người chủ nhắm đến giải đua nổi tiếng vào tháng Hai là giải Santa Anita Handicap vớí tiền thưởng trên $125 ngàn  thời đó ( hơn 1 triệu 500 ngàn năm 2006) cho ngự thắng giải .  Trong lần chạy thử đầu tiên, Seabiscuit thắng dễ dàng nhưng bị thua ở trận nhì sau con Rosemont.  Hai tuần nữa sẽ có cuộc đua lại.  Trong cuộc đua lần này vì một con mắt của nài Pollard bị mờ nên Seabiscuit bị về sau con Rosemont trong tích tắt.  Tuy vậy sau đó nó thắng được hai trận và Howard đưa nó về phía Đông để thi nnhững trận đấu nổi tiếng hơn.

Khi về miền Đông, từ 26 tháng Sáu đến 7 tháng Bảy, nó nó thắng năm trận và sau đó thắng bảy trận cá độ.  Năm 1937, Seabiscuit thắng 11 trong 15 cuộc đua và kiếm tiền nhiều nhất trong năm đó, ớ phía tây Seabiscuit đã nổi danh như cồn.  Mỗi trận đua của nó được thính và khán gỉa cuồng nhiệt theo dõi và được kể trên hàng trăm cột báo.  Ở miền Đông này thì ít  ai “mê” Seabiscuit tới mức đó.  Về phần con ngựa đua lừng lẫy tên là War Admiral thì đã ba lần vô địch trong năm, nó còn  được bầu làm con ngựa xuất xắc ngoại hạng và được trao giài thưởng Danh Dự Eclipse của năm nữa. Ngày 19 tháng Hai  năm 198 Pollard bị té ngưạ bị gãy be sưòn và gãy chân nên phải thế người nài   tên George  Woolf. Trong suốt từ năm 1937 đến năm 1938, báo chí tryền thanh rầm rộ loan báo là sẽ có trận cá độ giữa Seabiscuit và con War Admiral. Ngày 1 tháng Mười Một năm 1938, trận đụng độ giữa Seabiscuit và War Admiral  đã thực sự xãy ra trong cuộc đua được gọi là “ Cuộc Đua của Thế Kỷ”.   Đưòng  đua dài 1 cây số 91 mét này là một cuộc đua được nhiều trông đợi nhất trong lịch sử Mỹ.  Trường đua Pimlico từ khán đài cho tới chỗ đứng vòng quanh sân đều chật cứng người hâm mộ.  Xe lửa trên toàn quốc chở người hâm mộ đến cở 40 ngàn người và khỏan 40 triệu người theo dõi trên ra- điô.  Con War Admiral là con ngựa được các tay cá độ bắt chấp thật cao so với các con ngựa khác trong mỗi cuộc nó đua.  

Thường trong cuộc đua kè sát thì con nào vượt đi trưóc ngay lúc đó sẽ giành được ưu thế và con War Admiral là con ngựa sở trường về chiêu thức này.  Còn về con Seabiscuit thì lại sở ttrường về chiêu pháp chạy từ từ lúc đầu rồi khi gần đến vòng chót nó rút thật gắt để tới mức.  Smith biết sở truờng và sở đoản của cả hai con ngựa.  Ông đã kín đáo tập con Seabiscuit bức đi nhanh bằng cách cho nó quen với  tiếng chuông rung khi khởi đầu phát xuất cuộc đua và nẹt roi liên tục để nó vụt phóng đi ngay.  Ngày đầu vì Pollard vẫn còn bị thương nên Woolf cởi con Seabiscuit ra trận,  Ngay khi tiếng chộng ra hiệu rung, Seabiscuit vượt khỏi con ngựa vô địch rồi sau đó tuy bị dạt ra ngoài, Woolf lượt lên trong 20 giây sau đó.  Ở nữa đường chạy con War Admiral lại dẫn đầu ngang với con Seabiscuit rồi nhích lên khỏi một chút.  Theo lời chỉ của Pollard, Woolf ghìm con Seabiscuit lại một chút để cho nó thấy đối phương đang chạy kế mình rồi thúc nó tăng tốc độ,  Khi còn hai trăm yards tới mức đến, nó rút thêm nữa và cứ tiếp tục dẫn đầu và đến mức hơn đối phương đến bốn quảng cách. Thắng con War Admiral ở trận này, Seabiscuit được mệnh danh là “Con Ngựa Trong Năm” của năm 1938.  

Trong khi chạy ở một cuộc đua con Seabiscuit bị ngã qụy.  Nài cởi Woolf tưởng rằng nó chỉ bị vấp ngã rồi tiếp tục chạy được.  Chấn thương này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nó nhưng gân chân trái phía trước bị đứt.  Nhiều người đoán rằng nó sẽ không còn đua được nữa.  Ít lâu sau Pollard và Seabiscuit từ từ bình phục tại trang trại của Howard.  Nhờ bác sĩ chửa trị, chân của Red (tức là Pollard) từ từ chắc lại.  Red kẹp một thanh nẹp cứng vô cái chân bị thương để từ từ  tập cởi  con Seabiscuit trong  sự lo ngại c ủa Howard.  

Suốt mùa thu và đông năm 1939 tìng trạng sức khoẻ của Seabiscuit cải thiện ngày một.  Đến cuối 1939, Smith làm trái lại với lời khuyên của viên thú y để nó ra trường đua do Pollard cởi sau khi nhiêu lần nài nỉ vớí Howard là chân mình đã cứng lại .  Đến lần đua thứ ba thì con Seabiscuit lên được hạng nhất.  Chỉ còn một trận đua chót nữa gìữa con Kayak I I và con Seabiscuit để tranh giải Santa Anita Handicap với số tiền thưởng là 121 ngàn (thời ấy).  Con sồ người xem để ủng hộ con Seabiscuit vào ngày đua lên đến 78 ngàn người làm chật cứng cả trường đua.   Trận đua khởi đầu bất lợi cho Pollard vì bị mấy con ngực khác cản đường.  Dần dần con Seabiscuit lướt qua được nhưng rồi bị lùi xuống thứ ba, sau hai con Whichcee và Wedding Call chạy bên phía ngoài.  Tin chắc vào nước rút của con ngựa mình, Pollard lướt sát giữa hai con kia và bức lên chạy đầu.  Rồi  Seabiscuit rút nước đại bỏ lại hai con kia để vưt qua con dẩn  trước là Hundred Grander và thắng cuộc.  

Khán giả lúc đó trở nên như điên cuổng.  Không cách chi xen lọt được hàng rào người dày đặc để có thể  đến gần được con thần mã và ngươì nài cởi  Red Pollard, “tri kỹ” của nó.

Ngày 10 tháng Tư, Seabiscuit chính thức từ bỏ trường đua và về trang trại Ridgewood Ranh của Howard , tb California.  Seabiscuit là con ngực đua đã dẫn đầu mọi thời về tiền thưởng thắng cuộc cao nhất.  Nó để giống cho 108 ngựa con.  Hơn 50 ngàn khách thăm đến trang trại Ridgewood để xem Seabiscuit trong bảy  năm trước khi con ngựa chết.  Gia đìng Howard giữ bí mật chỗ chôn nó.  Ngày 23 tháng Sáu năm 2007 tượng kỷ niệm của Seabiscuit được khánh thành nơi trang trại ở Ridgewood, nơi an nghỉ vỉnh viển của nó.  

Seabiscuit đã chứng minh được lời của Smith khi nhìn ra  cái hay  của nó để nhận xét về bài học sống ở đời  là: “ Ta đừng chỉ vì một khuyết điểm mà bỏ mất cả một cuộc đời.” . /.


-  Lacey, một chiều thứ Bảy, tháng Tư năm 2010

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.