Hôm nay,  

MỘT GÓC THƠ NGÔ VĂN QUY – TÂM HỒN CỦA MỘT HUYNH TRƯỞNG LÃNG TỬ

25/07/201710:38:00(Xem: 7197)
Em là bóng nguyt gia tri đêm
Tri xung vườn ai ánh la mm
Tánh Không! như th em là có
Mà có trăng ri hn có em
(Nguyệt Ca, Ngô Vân Quy)
Ngô Văn Quy hay Ngô Vân Quy (NVQ), cũng chỉ là một, một con người, một Huynh trưởng, một Phật tử, một nhà thơ, một người Cha, người chồng, người con tầm thường như bao nhiêu con người khác. Khác ở chỗ là con tim của anh thổn thức và rung động theo thời gian hữu hạn và không gian vô cùng. Tâm hồn nghệ sĩ và Phật tánh của anh là nguồn cảm hứng cho thi ca và sinh hoạt với tuổi trẻ, nhất là tổ chức Gia Đình Phật Tử.

Xin mạn phép mở ngoặc nói về anh và GĐPT một chút xíu. Có lần chúng tôi được nghe anh là nhân viên của văn phòng định cư và di trú Los Angeles từ những năm 1975 sau khi vượt biển đến Hoa Kỳ, anh làm việc ởđây cùng với nhạc sỹ Nam Lộc là 2 phụ tá Giám đốc cơ quan nầy cho đến 1995 rời bỏ chức vụ di chuyển về Orange county. Anh cùng với Nguyễn Hoàng Đoan / Khánh Ly làm chủ nhiệm và phụ tá chủ nhiệm tờ báo đầu tiên của tập thể người Việt Nam tỵ nạn HỒN VIỆT và giám đốc chương trình Tivi Việt Nam đầu tiên tại hải ngoại (VNP VIETNAM PROGRAM).  Nhưng thực sự, chúng tôi biết anh là vì tinh thần “nhập thể” của anh nói riêng và của đơn vị GĐPT Long Hoa nói chung. Tinh thần đem đạo vào đời đó cần phải được tuyên dương và nối tiếp. Anh đã thành lập vũ đoàn dân tộc Việt Nam do GĐPT Long Hoa điều hành và cung cấp diễn viên cho các trung tâm băng nhạc thực hiện karaoke như U SING ALONG / LÀNG VĂN, v.v… Anh Ngô Văn Quy, pháp danh, Tâm Nghĩa với huynh trưởng Quảng Pháp cùng những huynh trưởng có tâm huyết đã thực hiện nhiều tuần báo hay nguyệt san Phật giáo trong đó có Hoa Đàm.  Thân tình hơn, thì chúng tôi biết anh từ trại huấn luyện A Dục Lộc Uyển; anh là một huynh trưởng hoạt động thanh niên giỏi. Anh đã làm Liên Đoàn Trưởng cho một trong 5 đơn vị đầu tiên tại Hoa Kỳ, đó là GĐPT Liên Hoa tại Chùa Việt Nam (từ thời Hoà thượng Thích Thiên Ân đến Hoà thượng Thích Mãn Giác). Trong suốt thời gian anh còn sinh hoạt, trại huấn luyện nào, có thể nói, cũng đều có anh tham dự như một thành viên Ban Quản Trại. Ngoài ra, anh góp phần xây dựng và thành lập ba đơn vị: GĐPTBảo Quang, chùa Bảo Quang, Santa Ana, CA. Đơn vị Chơn Nguyên, Santa Ana, CA và Kỳ Viên, Garden Grove, CA.

Trở lại thi ca, hồn Thơ Ngô Văn Quy đa dạng, lãng mạn, chắt chiu, và đầy thiền tính như những bức tranh, tượng mà anh dành dụm, cắc ca cắc củm mang về trong ngôi nhà xinh xinh của mình, để rồi, thưởng thức và tủng tỉng cười với những gì mình đang có. Đó cũng là nghệ thuật Thiền vậy.

tho-toi-co-dang-em-ngoi-final-feb

Viết về Thơ NVQ, không ai nói khéo hơn, chính người bạn thân của anh, Uyên Nguyên. Có lần Uyên Nguyên chia sẻ trong bài viết Thơ Ngô Văn Quy, Cõi Nhất Tâm Trong Mâu Thuẫn Rối Bời rằng, “Ta bước vào thế giới chữnghĩa của Ngô Văn Quy, người thủy thủ cuối đời phiêu bạc với những từ ngữđầy phật lý để ngỡ rằng vườn thơ lãng đãng của anh nhuốm mùi thiền vị. Đâu hẳn vậy, bởi bên cạnh những trang kinh, chuông mõ, hậu liêu, hương nến, vẫn bày biện đủ chiếu giường, chăn gối, lưng ong, tay ngà…Có điều rất rõ, khi biết được nghĩa vô thường hư huyễn nhân duyên, Ngô Văn Quy vẫn xốc xáo trong đam mê, cõi mộng, vẫn hết mình vấn vít với áo lụa, tóc huyền, ngực hồng môi thắm… Làm thơ, Ngô Văn Quy như một lữ khách, dù bôn ba tất bật, vẫn hoài mong được dừng chân trên lộ trình tìm về tịnh mặc, vẫn mong ngồi lại bên những quán đời, rũ bỏ mọi tân toan hệ lụy để nhấp chén trà an tại. Cái tâm Ngô Văn Quy đáng quí và thơ anh đẹp ở điểm nầy. Vậy thì nơi đây, chúng tôi chỉ nhắc về vài hình bóng Mẹ trong thơ của anh vậy.
Kể từ ngày, ‘Khâm Liệm Đời Nhau Tháng Tư Sầu’
Tháng Tư tan v ngi xây m
C
a huyt nào đâu đ bước vào
Ti
n nhân ơi hi tôi tht trn
Máu th
t còn đây nhng rã ri.
Ngô Văn Quy đã phiêu bạt phong trần. Trước tháng Tư đó, chắc anh cũng nhưThuý Kiều “Phong gấm rủ là” để rồi cũng bao nhiều người Việt khác, anh phải sống với ‘hiện tại phũ phàng’ nhưng thật tế với thân phận đầy éo le nghiệt ngã của những người con lưu vong. Trong lúc than van,
"Khi sao phong gm r là,
Gi sao tan tác như hoa gia đường”
Anh khi lưu bạt đó, trải nghiệm của đời này, anh mới hiểu về Mẹ.
Mẹ ơi, gậm nhấm cuộc đời
Con nay hiểu được cả trời yêu thương
Mẹ cho con cõi thiên đường
Để con ngụp lặn giữa vườn nhân sinh.
Mi hiu v Ba,
Chiều nay con thắp nén nhang
Tủi thân phận, nhớ vô vàn nhớ Ba
Ba ơi, non nước mất rồi
Con xa ngàn dặm một đời lưu vong.
Và mãi cho đến khi Mẹ khuất bóng, thì anh càng yêu thương Người da diết. Có lần, trong ‘Mng v mt thoáng, M ơi!’, anh viết hai câu thơ, tôi cho là bt h.
 ‘Mẹ về có nói gì đâu
Con ôm mt khóc chia màu tóc sương. ‘Ngô Vân Quy
Thôi thì như nhà thơ Francois Villon, đa tình, đa cảm, tôi tin là NQV không hỏi “Cho tôi hay đâu, ở phương nào? (Dites moy ou, n’en quell pays?)” vì anh đã biết bến bờ nào anh đến, đó là bến Mẹ tịnh yên…
nh sông nh nước quê nhà
ngày xưa xa quá quan hà bên kia
M đi, Ba b đi chia
con đây ng
i vi m bia ai ng
đêm nay ra t
n bến ch
níu tay áo M
 đến b tnh yên…(Mng v mt thoáng, M ơi!)
Vậy xin được trân trọng giới thiệu tập thơ, “Thơ Tôi Có Dáng Em Ngồi” của thi sỹ Ngô Văn Quy do Lotus Inc tái xuất bản.
Sacramento, một ngày thật nóng.
Bạch X. Phẻ

Kính mời tham dự “ĐÊM HẠNH NGỘ TÌNH LAM - Tâm tình và Thơ ca Phật Giáo” tại Miền Bắc California

tại Chùa Phổ Từ, Hayward, CA
địa chỉ: 17327 Meekland Ave, Hayward, CA 94541 
ngày Thứ Bảy 29.7.2017, từ 17:00 giờ đến 21:00 giờ.
Chương trình do Thân hữu Áo Lam tổ chức.
Chương trình buổi sinh họat vào Thứ Bảy, 29 tháng 7 năm 2017, dự định từ 4 giờ chiều cho đến 9 giờ tối, như sau:
- 4 giờ chiều Thân hữu, Huynh trưởng GĐPT họp mặt 
- 5 giờ Dùng cơm chiều thân mật.
- 6 giờ 30 đến 9 giờ tối Buổi Sinh họat "Tâm tình và Thơ ca Phật giáo".
Mọi chi tiết, hãy liên lạc: 
Tâm Thường Định: (916) 607-4066
Quảng Ý - Huỳnh Vĩnh Linh: (510) 390-2410
Thị Nghĩa - Trần Trung Đạo: (781) 424-6811
Uyên Nguyên - Quảng Pháp: (714) 765-9844

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.