Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Bạo Lực Trong Chính Trị

20/06/201700:00:00(Xem: 10020)

...Bà ca sĩ Madonna công khai mơ tưởng “làm nổ tung Tòa Bạch Ốc”...

Tuần qua, một dân biểu liên bang và một phụ tá của một dân biểu khác đã bị bắn trong khi đang chơi bóng chầy –baseball- tại một công viên của thủ đô Washington. Sáu người đã bị bắn kể cả hai cảnh sát viên. Ngoại trừ hung thủ bị bắn chết tại trận, và ông dân biểu còn đang trong tình trạng nguy cấp khi bài này được viết, mọi người chỉ bị thương nhẹ.

Hai điều đáng ghi nhận: dân biểu và phụ tá dân biểu đều thuộc đảng CH. Thủ phạm là một đảng viên DC, từng tích cực vận động bầu cử cho cụ xã nghĩa Bernie Sanders, đồng thời cũng luôn lên trang mạng sỉ vả TT Trump, đảng CH, và hô hào “tiêu diệt Trump và đồng đảng”.

Nạn nhân là những người đang tham dự cuộc tập dợt để chuẩn bị cho cuộc đấu bóng chầy giao hữu gây quỹ phước thiện hàng năm của các nghị sĩ, dân biểu của hai chính đảng. Thủ phạm vác súng đến, hỏi một nhân viên an ninh đám nào là DC, đám nào là CH, rồi bỉnh tĩnh chỉa súng bắn vào đám CH!

Sau khi thủ phạm bị bắn chết, cảnh sát khám thấy trong túi có danh sách nửa tá dân biểu CH.

Tin gây chấn động chính trường Mỹ, nhưng thật ra chẳng có gì ngạc nhiên. Chuyện phải đến đã đến.

Xứ Mỹ này ra đời trong bạo lực, qua một cuộc chiến đẫm máu dành độc lập. Rồi bành trướng qua cuộc tây tiến tàn bạo bắn chậm thì chết mà chúng ta đều được thưởng thức qua phim ảnh Hollywood. Ngay cả Hiến Pháp cũng cho phép người dân tự do sở hữu súng với lý do khá độc đáo là “để bảo đảm người dân có phương tiện nổi loạn chống độc tài của Nhà Nước”. Không phải để đi săn thỏ, săn nai đâu.

Trong lịch sử cận đại, các tổng thống Kennedy, Ford, Reagan, Bush con đều đã là nạn nhân. Mục sư Martin Luther King, thượng nghị sĩ Robert Kennedy, thống đốc George Wallace cũng chia sẻ số phân. Ngay cả nghị sĩ, dân biểu, cũng đã có vài người là nạn nhân. Mới nhất là bà dân biểu Gabrielle Giffords bị bắn trọng thương vào đầu, tuy không chết nhưng phải về hưu luôn.

Trong cái không khí nguy hiểm đó, phe cấp tiến đã hăng say thổi lửa hận thù không ngừng, từ sau ngày ông Trump giựt cái ghế của bà Hillary. Từ gần nửa năm qua, khối cấp tiến, đảng DC, và TTDC đã xúm lại đánh TT Trump như chưa từng thấy trong lịch sử chính trị Mỹ. Từ không nhìn nhận chiến thắng, đến chỉ trích, nhục mạ cá nhân, đến xử dụng ngôn ngữ du đãng, thô tục, đến hăm he đe dọa tính mạng,... không có gì là giới hạn. Truyền thống dân chủ tôn trọng kết quả bầu cử đã bị lộng kiếng rồi liệng cống rồi.

Phe cấp tiến đã phơi bày ra cả lô mâu thuẫn vĩ đại, để lộ ra bộ mặt thật của họ.

Họ tự nhận “cấp tiến”, nghĩa là khối phản ảnh tư tưởng tiến bộ, văn minh, phóng khoáng, nhân ái, bao dung, tôn trọng tự do, dân chủ, nhìn nhận và hoan nghênh khác biệt chính kiến, màu da, tôn giáo, giới tính, văn hoá,... Một cái lều lớn đa dạng, nơi mà tất cả mọi người đều được hoan nghênh, tất cả đều có tiếng nói.

Và họ tranh đấu chống lại nhân sinh quan của đám bảo thủ Mỹ trắng già, hay Mỹ ruộng, hủ lậu, kỳ thị, độc đoán, bất nhân, bất nhẫn, vô cảm, vũ phu, hung hăng,...

Ta hãy nhìn vào những chỉ trích chống TT Trump của phe cấp tiến: đây là một tay kỳ thị, một Hitler tân thời, không khoan dung. Như vậy, cần phải chống bằng đủ cách, đối kháng đến cùng. Phải chống không khoan dung bằng cách không khoan dung mạnh hơn. Tất cả mọi người đều được hoan nghênh, có tiếng nói, nhưng với điều kiện tiếng nói hợp nhĩ, còn không thì phải bịt miệng chúng lại.

Họ không nhìn thấy hay không muốn nhìn thấy cái mâu thuẫn trong thái độ đó vì tự cao tự đại, tự cho mình là chân lý, là chính đạo, trong khi Trump là phường bá đạo. Bá đạo thì phải diệt. Ta là chính đạo, có độc tài đàn áp những người khác ý cũng không sao vì là độc tài cho chính đạo. Như Nhạc Bất Quần đứng ra chiêu mộ anh hùng võ lâm diệt ma giáo.

Cái giả dối lớn thứ nhì là miệng hô dân chủ, tự do, tôn trọng dân quyền, nhân quyền, nữ quyền, đồng tính quyền, đủ thứ quyền, nhưng lại chỉ nhìn nhận quyền của chính mình, còn những ai không hợp ý mình thì xin lỗi, chẳng có quyền gì ráo. Dân quyền, giá trị của lá phiếu chỉ dành cho “phe ta” thôi.

Khi còn đang tranh cử, ứng viên Trump tuyên bố “tôi sẽ xét lại việc bầu bán trước khi công nhận kết quả nếu tôi thua”. Toàn thể khối phe ta, từ TT Obama tới bà Hillary, tới TTDC, tới các chính khách, tin chắc gà nhà sẽ thắng, nhất tề nhao nhao hô hoán tay Trump độc tài, dám coi thường lá phiếu của người dân, đáng chu di tam tộc.

Đến khi gà nhà thất cử thì... không phải tổng thống của tôi, đếm phiếu lại, sửa đổi thủ tục bầu bán, Nga giúp, kháng chiến đến cùng, đàn hặc,...

Cái giả dối thô bạo thứ ba là cái khối người chủ trương nhân ái, tình thương, hòa bình đó cũng là cái khối sẵn sàng dùng mọi phương tiện để đạt mục tiêu, kể cả bạo lực. Hay đúng hơn, lấy bạo lực làm phương tiện sở trường.

Trong lịch sử cận đại, tất cả các cuộc bạo động, xuống đường biểu tình đập phá đều do “phe ta” chủ động, với sự tham gia của các cử tri của đảng DC, kể cả những vụ xuống đường bạo động phản đối chiến tranh VN của sinh viên thiên tả, và những cuộc xuống đường của dân da đen, mỗi lần có một anh “đồng bào” nào bị giết, cho dù đó là một tay côn đồ, hay ăn cướp vặt bị cảnh sát bắn tại trận. Đố quý vị dẫn chứng ra được một cuộc biểu tình phá xe, đốt nhà nào của khối bảo thủ CH, hay của các cụ Mỹ trắng già, hay của mấy anh cao bồi Mỹ ruộng.

Một ngày sau bầu cử, khi biết gà nhà Hillary đã thua, cả ngàn người đã mau mắn xuống đường, không phải để biểu tình tuần hành trong trật tự và yên tĩnh để bày tỏ sự thất vọng, hay để chia buồn cùng gà nhà, hay để yêu cầu tổng thống tân cử lưu ý đến quyền lợi của phe thất bại. Mà để đập phá, cướp bóc, hôi của, đốt xe, đánh người.

Rồi trong ngày TT Trump tuyên thệ cũng vậy. Cả ngàn người biểu tình cách đó vài con đường. Cũng mô thức cũ: cướp phá, đốt xe.

Ngay trong ngày tuyên thệ nhậm chức của tân tổng thống, cả vạn phụ nữ xuống đường, đội mũ “tai mèo màu hồng”, mang biểu ngữ thuộc loại “cấm trẻ em dưới 18 tuổi”, vênh váo nhục mạ tổng thống với những thậm từ thô bỉ nhất.

Ngay cả đám sinh viên trí thức cũng không khá hơn. Cứ nhìn vào cuộc biểu tình đốt phá trường của sinh viên đại học Berkeley, tự xưng là “thành đồng của tự do ngôn luận”, để ngăn cản cuộc nói chuyện của một nhà báo bảo thủ thì biết.

Biểu tình đập phá mãi cũng nhàm vì vô ích. Phong trào chống đối có vẻ xì hơi. Các vị lãnh đạo DC vội vã thổi ngọn lửa chống đối lại, với sự tiếp tay của TTDC.

TT Obama thay vì về hưu, đi Hawaii nghỉ ngơi, dẹp bỏ chính trị như tất cả các cựu tổng thống, ngồi viết hồi ký cho xứng đáng với hợp đồng 65 triệu vừa ký, đã mua dinh thự mới ở ngay thủ đô, gọi là để ở lại giúp đảng DC phát triển, nhưng thực tế là để cản TT Trump xóa gia tài của mình, như Obamacare chẳng hạn. Ở thủ đô vẫn dễ đi nói chuyện, vận động, hô hào hơn là ở tuốt Hawaii.

Rồi bà Hillary cũng không vừa. Trong lịch sử cận đại Mỹ từ sau thế chiến, đã có tới 18 lần bầu cử tổng thống. Tức là đã có 18 ứng viên thua cuộc. Không kể ông Nixon ra tranh cử và đắc cử lại, tất cả các ứng viên thất cử đều lẳng lặng rút vào bóng tối về hưu dưỡng già hay đi làm chuyện khác, quên việc thất cử. Nhìn vào các ông Gore, Kerry, McCain, Romney,... thì thấy, không ai lập tổ chức chống người đã hạ mình. Nhưng bà Hillary thì khác. Lòng vòng đi cả nước khóc lóc, than phiền, biện giải, đổ thừa, rồi thành lập một tổ chức chính trị với mục đích đánh phá tổng thống đắc cử để trả thù.

Bà Hillary lớn tiếng kêu gọi chống đối, kháng chiến –resist-. Kháng chiến chống cái gì? Chống kết quả của một cuộc bầu cử hợp pháp, hợp hiến và chính danh? Nhân danh một người thua cuộc? Cương quyết vứt bỏ lá phiếu của dân vào thùng rác, chống đối đến cùng.

TTDC thì khỏi bàn thêm. Theo một nghiên cứu của đại học Harvard, hơn 80% các bài báo và bản tin của TTDC đều có tính tiêu cực chống TT Trump, dẫn đầu bởi CNN và New York Times, với 93%.

Bị chỉ trích nặng, một bà nhà báo vội biện hộ trên báo Washington Post. Bà giải thích là đòi hỏi truyền thông phải công bằng là chuyện sai hoàn toàn vì truyền thông có trách nhiệm phải chống khi thấy có chuyện sai trái, khi tổng thống làm bậy,... Mà TT Trump này làm bậy gần 100% thì gần 100% chống là quá đúng rồi. Đó mới là chu toàn trách nhiệm nghiêm chỉnh của nhà báo, đó mới là yêu nước.


Nghe phớt qua có vẻ có lý. Xét kỹ lại thì thành ngụy biện. Thế nào là “chuyện sai trái”? Khi nào thì gọi là “tổng thống làm bậy”? Theo những tiêu chuẩn nào? Tiêu chuẩn của TTDC thiên tả đặt ra sao? TTDC bây giờ ngạo mạn, tự khoác cho mình cái áo của chính nghĩa, của chân lý tuyệt đối, của người hùng bảo vệ đất nước này? Tất cả ai làm khác ý TTDC đều là sai trái đáng bị chỉ trích hết?

Ví dụ cụ thể: TT Trump hủy bỏ Obamacare vì Obamacare đã đưa đến tình trạng chi phí bảo hiểm y tế tăng quá mạnh, trở thành một gánh nặng tài chánh quá lớn cho giới trung lưu, là giới không đủ giàu để mua bảo hiểm, mà lại không đủ nghèo để được Nhà Nước trợ cấp. TTDC tự nhận trách nhiệm chống Trump để bảo vệ Obamacare? Như vậy theo TTDC, TT Trump bảo vệ đám dân trung lưu không mua bảo hiểm nổi vì tăng giá quá cao là sai trái, cần phải đả kích?

Thế trách nhiệm bảo vệ đất nước này có bao gồm luôn cả việc tung tin phịa để đánh tổng thống không? Nhìn vào cuộc điều trần của giám đốc FBI Comey thì thấy. Chưa điều tra chi tiết gì đã thấy ngay ba tin phịa của CNN, ABC và NYT.

Ví dụ tin phịa mới nhất: TT Trump muốn chống đỡ tấn công của TTDC bằng một thái độ tích cực hơn, không chửi thẳng lại, mà trả lời gián tiếp, chỉ thị nội các nên nhấn mạnh vào các thành quả của họ cho dân biết. Ông họp nội các, tóm lược vài thành quả, rồi yêu cầu các bộ trưởng bổ túc thêm thành quả mỗi bộ đã đạt được. Nghe cũng chẳng có gì đáng nói. Cho đến khi CNN bóp méo một cách trắng trợn nhất: “TT Trump họp nội các, tự khen rồi bắt mọi người phải khen ngợi những thành tựu và viễn kiến của ông”. Không ít báo tỵ nạn và những người chống Trump mau mắn chộp cơ hội bôi bác theo mà không cần suy nghĩ nửa giây về mẫu tin quái lạ này. Ông Trump hành xử ngớ ngẩn như Khaddafi của Libya sao thành tỷ phú rồi lại đắc cử tổng thống Mỹ được? Nội các của ông toàn là đại tướng, đại doanh gia, thống đốc, thượng nghị sĩ chứ có phải tài xế, phụ bếp và vú em đâu mà có thể bắt họ phải khúm núm ca tụng tổng thống được? Ông Rex Tillerson đang làm tổng giám đốc đại công ty EXXON lãnh lương vài chục triệu, đi làm ngoại trưởng lãnh hai trăm ngàn để có dịp khúm núm tung hô Trump sao?

Khi phần lớn các tin đều là phịa hay bóp méo với mục đích bôi bác, chống đối thì không ai có thể nghiêm chỉnh nói đây là chỉ trích lành mạnh, chu toàn trách nhiệm thông tin trung thực, cần thiết để xây dựng đất nước được.

Cuộc chiến tăng cường độ. Biến thái qua thô tục.

Lãnh đạo đảng DC tại Cali trong cuộc họp mặt với đảng viên, công khai lên diễn đàn chửi TT Trump “f**k you!”. Khỏi cần dịch. Hãy thử tưởng tượng một ông CH trước đây tặng cho TT Obama hai chữ này.

Ca sĩ, tài tử thì khỏi nói. Mở miệng là f**k him, motherf**ker,…

Chiến dịch xổ nho lan qua TTDC. Các anh chị nhà báo và TV công khai dùng những thậm từ thô bỉ nhất để đánh tổng thống. Một anh nhà báo CNN –Hồi giáo, gốc Pakistan- công khai lên TV gọi TT Trump là “a piece of sh*t”. Cũng khỏi cần dịch.

Danh hài Stephen Colbert nói chuyện diễu dở trên đài CBS, công khai nói anh ta thấy cái miệng của TT Trump chỉ là cái bao đựng “của quý” của Putin. Câu chuyện thô bỉ này bị một đám cấp tiến phản đối. Đố quý độc giả biết vì sao? Phản đối vì xúc phạm tổng thống một cách thô tục quá đáng? Sai bét! Họ phản đối vì câu chuyện này xúc phạm... mấy anh đồng tính!!!

Rồi từ thô tục nhẩy qua thô bạo.

Thật ra, nói cuộc chống từ thô tục biến thái qua thô bạo không đúng về thời gian tính. Hô hào chống đối bằng bạo lực bắt đầu rất sớm, ngay hơn một tháng sau khi TT Trump tuyên thệ. Khi bà cựu bộ trưởng Tư Pháp da đen Loretta Lynch (cái bà mà giám đốc FBI Comey tố giác đã tìm cách bao che cho bà Hillary trong vụ điều tra emails), nhắc lại cuộc tranh đấu của dân da đen tại Mỹ, kể lại là họ đã phải tranh đấu đến đổ máu, đã có người chết, để rồi kết luận “Chúng ta có thể làm như vậy nữa!” (We can do it again!). Nếu đây không phải là lời hô hào đổ máu chống TT Trump thì là gì?

Bà ca sĩ Madonna công khai mơ tưởng “làm nổ tung Tòa Bạch Ốc”.

Khi hạ viện bỏ phiếu thu hồi Obamacare, TTDC hô hoán “Trumpcare sẽ giết con nít”, một cách vô tội vạ, không dẫn chứng cũng chẳng giải thích.

Bà danh hài chuyên diễu dở kiêm “nhà báo” của CNN, Kathy Griffin, chụp hình mình, tay cầm thủ cấp đỏ lòm máu mê của TT Trump, theo mô hình của khủng bố ISIS cầm đầu mấy nạn nhân vừa bị họ cắt cổ. Bỏ qua chuyện danh hài mà kiêm nhà báo là chuyện ngớ ngẩn chỉ có thể có trong cái xứ Mỹ quái chiêu này thôi, ta thấy ngay việc chống đối TT Trump trong TTDC đã đi quá xa, không còn giới hạn công tâm, đạo đức nghề nghiệp, thuần phong mỹ tục, hay văn hoá gì nữa.

Tại Nữu Ước hiện nay có trình diễn một vở kịch về câu chuyện hoàng đế La Mã Julius Caesar bị ám sát chết. Vở kịch kết thúc bằng màn Caesar bị đâm chết, ngã lăn ra sàn, máu mê đầm đìa. Khán giả vỗ tay hoan hô nhiệt liệt, tất cả đứng dậy vỗ tay tiếp tục cả chục phút.

Có gì lạ trong chuyện này? Có chứ! Thứ nhất, tất cả diễn viên đều ăn mặc theo âu phục ngày nay, áo vét, cà vạt đầy đủ, như chuyện xẩy ra ngày hôm nay tại Mỹ, chẳng liên quan gì đến La Mã cổ xưa. Thứ nhì, diễn viên Caesar được hoá trang giống y hệt... TT Trump, với mái tóc vàng chải bồng không sai một ly, áo vét xanh đậm với cà vạt đỏ quen thuộc. Thông điệp của đạo diễn không thể nào rõ ràng hơn. Thứ ba, khán giả nhất tề đứng lên hăng say vỗ tay hoan hô cảnh kết thúc khi Caesar bị đâm, ngã ra chết trong vũng máu. Có khán giả nắm tay đấm không khí, hét lớn “Yeah, kill him!”. Thông điệp của khán giả cũng rõ ràng không kém. Dân New York, 80% bỏ phiếu cho bà Hillary mà. Thứ tư, vở tuồng được bảo trợ bởi vài đại công ty trong đó có New York Times và Time Warner là công ty mẹ của CNN.

Qua những biến cố nêu trên, hiển nhiên là “phe ta” đã lái cuộc chống đối chống TT Trump vào con đường cực kỳ nguy hiểm và phiêu lưu: chống đối bằng bạo lực chết người. Công khai kêu gọi giết tổng thống?

Tất cả những chống đối này không sớm thì muộn cũng phải đưa đến kết quả ta thấy tại sân bóng chầy ở thủ đô. Vụ bắn mới nhất là hậu quả tất yếu của một chuỗi biến cố chứ không phải chỉ là một hành động lẻ loi của một cá nhân bất bình thường như TTDC bào chữa.

Sau vụ bắn mới nhất, cả TT Obama lẫn bà Hillary đều im tiếng. TT Obama chỉ gọi điện thoại cho một nghị sĩ DC tham gia cuộc dợt bóng chầy, hỏi thăm xem ông có sao không thôi.

Biến cố gây chấn động thủ đô có thể sẽ làm giảm nhiệt độ cuộc chiến, và phe cấp tiến sẽ thức tỉnh, de lui lại không? Còn khuya. Bà cựu thẩm phán Sonia Gupta trấn an không có gì phải ăn năn hối hận hết vì cái tên dân biểu bị bắn chỉ là “một cục phân kỳ thị và một tên đầu óc đầy hận thù” (…hes a racist piece of shit and hateful bigot). Một thẩm phán đấy nhé! Bà này mà xét xử vụ bắn thì sẽ tha bổng thủ phạm rồi tuyên án ông dân biểu vài chục năm tù vì tội đã kích thích cho thủ phạm nổi cơn điên bắn người.

Kẻ viết này không viết bậy đâu. Vài anh phe ta đã mau mắn đổ thừa, lỗi tại... Trump. Tay Trump này có biệt tài khơi dậy những cái xấu xa, tồi bại nhất trong con người. Một người hiền lành lương thiện gặp Trump sẽ bị tay này thôi miên mất hết lý trí, thành dã thú ngay. Trump phải chịu trách nhiệm cho tất cả các bạo động đang và sẽ xẩy ra. Một loại ngụy biện mà những đứa con nít lên ba cũng biết khi mếu máo giải thích cho bố mẹ tại sao nó đánh thằng em: “Tại nó chọc con trước mà”. Phe ta toàn là những dân hiền như bụt, nhân ái vô vàn, nhưng bị tay Trump xách động, chọc giận thôi.

Ngay sau vụ bắn, các chính khách cả hai phe lên tiếng kêu gọi hạ hỏa những chống đối, đã kích phe phái. Diễn đàn cấp tiến cực đoan Slate.com vội cảnh báo ngay “coi chừng âm mưu của CH tìm cách ngăn chặn những chống đối chống TT Trump”. Thế là có lý do tiếp tục đánh tới cho ta.

Chính trị Mỹ càng ngày càng xuống cấp. Trong đại hội đảng DC năm ngoái, bà Michelle Obama cao giọng: “Chúng xuống thấp, ta lên cao!” (They go low, we go high!). Thực tế của phe cấp tiến bây giờ: “Chúng xuống thấp, ta xuống thấp hơn!” (18-06-17)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.