Hôm nay,  

Nhạc Lê Văn Khoa: Giao Thoa Âm Nhạc (phần 2)

6/16/201700:01:00(View: 6657)

Nhạc Sĩ Lê Văn Khoa
Phần Hai: Giao Thoa Âm Nhạc

 

 

4. Alla Kulbaba

Alla Kulbaba là Nhạc Trưởng chính của Ukranian National Opera, Nhạc Trưởng của Kyiv Symphony Orchestra, đi trình diễn khắp thế giới, đã thu thanh nhiều CD nhạc giao hưởng của Lê Văn Khoa từ năm 2005.

blank
Tôi đã thu thanh cho Lê Văn Khoa nhiều lần trong nhiều năm. Tôi đã gặp ông cách đây 11 năm khi ông đến Kyiv lần đầu tiên. Chúng tôi đã ghi âm bản nhạc giao hưởng của ông.

Với tôi, đó là một khám phá tuyệt vời, bởi vì tất cả sức mạnh và sự vĩ đại của dân tộc Việt Nam được biểu lộ trong những nét nhạc của bản giao hưởng đặc biệt này [Symphony Vietnam 1975]. Những đoạn về chiến tranh Việt Nam và cuộc đấu tranh của người Việt được diễn tả thật tuyệt diệu.

Âm nhạc của ông Khoa có thể được nhận ra dễ dàng bởi các yếu tố sau:

- Nhạc của ông tràn đầy ánh sáng, sự ấm áp và lòng nhân hậu. Những nét nhạc lạc quan khiến ta phải nghe một mạch không ngừng, và tâm hồn bỗng thấy êm ả hơn.

- Tính dân tộc luôn hiện diện trong âm nhạc của ông. Đây là điểm hết sức đặc biệt.

blank
Mỗi lần chúng tôi thu thanh nhạc của Lê Văn Khoa thì luôn nhận thấy tiết nhịp và tính chất rất riêng trong âm nhạc của ông.

Mọi chi tiết trong âm nhạc của ông thật rõ ràng nên khi làm việc với ông thì thật khoan khoái. Việc thu thanh tác phẩm của nhà soạn nhạc Việt Nam (mặc dù ông đang sống tại Mỹ) đã giúp đưa hai dân tộc Việt Nam và Ukraine gần lại với nhau.

Dường như chẳng hề có khoảng cách thời gian, năm, mười năm giữa các cuộc gặp gỡ của chúng tôi với nhà soạn nhạc, bởi vì âm nhạc của ông đã gắn kết tâm hồn chúng tôi. Tất cả các nhạc sĩ chúng tôi luôn hào hứng tham gia vào việc thu thanh nhạc của ông.
 

5. Lyudmila Chychuk

Lyudmila Chychuk là Giáo Sư Nhạc Thính Phòng của trường dành cho trẻ em có biệt tài về âm nhạc, và là Nhạc Sĩ Piano trình diễn độc tấu. Năm 17 tuổi thắng giải thưởng sáng tác nhạc Young Composers of The Republic. Đoạt giải Người Đệm Đàn Xuất Sắc trong cuộc thi quốc tế năm 2001-2002.

blank
Lúc này chúng tôi đang ở phòng làm việc của tôi tại Trường Âm Nhạc Chuyên Ngành Kyiv, nơi tôi dạy nhạc thính phòng. Trong phòng học riêng biệt này tôi làm việc với các sinh viên, và trong thời gian rảnh tôi chuẩn bị cho các buổi trình diễn độc tấu và thực hiện chương trình biểu diễn của tôi tại Ukraine và các nước khác.

Như mọi nhạc sĩ khi lựa chọn tác phẩm, tôi muốn chọn những bản nhạc mà khán giả của tôi yêu thích. Tôi cố gắng thêm vào những điều mới lạ, những điều họ chưa từng nghe trước đây. Không phải luôn luôn, nhưng chủ yếu tôi chọn nhạc cổ điển, sau đó là nhạc lãng mạn và nhạc hiện đại.

Tôi hân hạnh được gặp một nhà soạn nhạc Việt Nam, ông Lê Văn Khoa, và tôi đã cộng tác với ông trong nhiều năm. Chúng tôi đã cùng thu thanh một số CD, trong đó có một CD piano. Đây, tôi cho bạn thấy CD Lê Văn Khoa đã phát hành, trong đó có 7 bản nhạc trình diễn bằng đàn piano.

Tại sao CD này làm tôi thích thú?

Bởi vì trong đó những bản nhạc không theo âm điệu Tây Phương thông thường mà là theo Ngũ Cung. Ngũ cung là một âm điệu truyền thống của người Việt Nam. Thành thật mà nói, tôi đã từng nghe dân ca Trung Quốc và Việt Nam trên truyền hình, nhưng tôi chưa bao giờ nghe những bản nhạc như vậy viết cho piano. Thật là điều hết sức thú vị!

blank
Đây là CD mà Lê Văn Khoa và tôi đã phát hành. Theo tôi biết những CD này đã được phát hành cả ở Mỹ và ở Ukraine. Tôi đã giới thiệu những CD này cho mọi người để họ cũng khám phá âm nhạc tuyệt vời của châu Á, của phương Đông. Đó quả thực là những nhạc phẩm đặc sắc. Tôi sẽ nói sau về những điều này.

Xin trở lại chủ đề về chương trình hòa nhạc. Bạn hẳn đồng ý với tôi rằng mọi nhạc sĩ đều muốn khám phá những điều mới lạ và khác thường cho khán giả của mình tại buổi hòa nhạc. Ví dụ, nếu chúng ta lấy nhạc cổ điển là loại nhạc truyền thống, là loại nhạc mà thính giả có thể nghe mỗi ngày như các tác phẩm của Beethoven. Tôi thường đưa những nhạc như vậy vào chương trình của tôi, loại nhạc thật sâu lắng, thu hút người nghe.

Bên cạnh nhạc kinh điển, tôi còn thêm nhạc lãng mạn, ví dụ như nhạc của Schubert, hoặc những bản nhạc nổi tiếng của Chopin. Và ngay sau phần trình diễn những danh phẩm này thì những tấu khúc của Lê Văn Khoa được trổi lên.

Lần đầu tôi gặp nhạc sĩ Lê Văn Khoa khi tôi đang sắp xếp thu thanh album nhạc của ông ấy. Có thể nói tôi khá vất vả khi học loại nhạc của ông Khoa bởi vì những giai điệu được viết bằng ngũ cung và không dễ học. Hơn nữa tai tôi quen nghe âm điệu nhạc châu Âu. Nhạc Ukraine khá gần với nhạc châu Âu. Tôi thực đã gặp khó khăn với ngũ cung trước khi "hấp thụ" và "tiêu hoá" được nó, nhưng điều đã giúp tôi nhiều trong quá trình này là mối quan hệ giữa tôi với tác giả. Chính ông ấy đã giải thích cho tôi rất nhiều: điều gì được diễn tả trong khúc nhạc này hay khúc nhạc kia, loại tâm trạng nào nên được thể hiện, vân vân. Thế là công việc bắt đầu tiến triển nhanh chóng và thoải mái. Sau khi thu thanh album này, tôi cho thêm vài bài của ông Khoa vào chương trình độc tấu của tôi.
blank

Tôi đã trình diễn tác phẩm của Lê Văn Khoa tại nhiều thị trấn khác nhau của Ukraine như Kyiv, Kriviy Rih, Kherson, Alexandria…Tôi không nhớ đầy đủ các địa điểm tôi đã trình diễn.

Có nhiều người đến gặp tôi, họ nói rất thích và hỏi làm sao có được thứ nhạc ấy để giới thiệu đến những người khác, chẳng hạn cho sinh viên của họ. Những người nói chuyện với tôi là các giáo sư, các học viên hay trường âm nhạc. Và dĩ nhiên, tôi đã đưa họ coi những đĩa CD này.

Khi tôi có một buổi hòa nhạc ở Vienna, Áo, tôi cũng đã trình diễn nhạc của Lê Văn Khoa cho các khán giả của Vienna. Không ngạc nhiên khi nhiều người tìm gặp tôi sau buổi biểu diễn. Họ đã có những nhận xét khá thú vị. Họ nói: "Chưa bao giờ chúng tôi có cơ hội nghe bản nhạc piano lý thú đến như thế tại một buổi hòa nhạc cổ điển". Họ có thể đã nghe loại nhạc ấy ở rạp hát nào đó nhưng nghe như nhạc piano, đó mới thật lạ kỳ!

Và bây giờ tôi đang chuẩn bị cho các buổi hòa nhạc sắp tới tại Warsaw (Ba Lan), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), và có thể tại Paris. Tôi muốn sử dụng các tác phẩm của Lê Văn Khoa để đem đến cho khán giả một chương trình hiện đại hơn cùng các tác phẩm hiện đại của Ukraine. Bạn biết không, thật ngạc nhiên, tôi đã khám phá một số điểm tương đồng giữa hai nền văn hóa của chúng ta.

Rõ ràng, các nhạc sĩ và những người trong thế giới nghệ thuật ưa thích tìm kiếm sự đặc biệt từ các nước khác. Và tất nhiên, các nhạc sĩ của chúng tôi đã đến Việt Nam và Trung Quốc. Và các nhạc sĩ Việt Nam và Trung Quốc cũng đến nước chúng tôi để trao đổi những kinh nghiệm văn hoá. Trong số các nhà soạn nhạc Kyiv, nếu tôi không lầm thì nhạc sĩ Yuri Ischenko đã sáng tác bản "Tổ Khúc Việt Nam" cho dàn nhạc giao hưởng. Như thế, quả thật chúng tôi có quan tâm đến âm nhạc Việt Nam.

Tôi đã khám phá điều gì khi đối chiếu âm nhạc Ukraine với âm nhạc Việt Nam?

Một số nhà soạn nhạc của chúng tôi có cho những yếu tố âm nhạc Việt Nam vào trong các tác phẩm hiện đại của họ. Ví dụ, bây giờ tôi muốn có trong chương trình biểu diễn của tôi nhạc Ukraine hiện đại của nhà soạn nhạc Myroslav Skoryk. Ông đã soạn một suite rất đẹp, xin lỗi, một partita cho piano. Một chương có tên là "Waltz". So với những điệu Waltz của thế kỷ 18 và 19, âm thanh bài Waltz của Skoryk nghe khá hiện đại, vì đối với tôi, đó là loại bất đối xứng. Sự đảo phách được tác giả đưa vào tiết tấu đã làm thay đổi dòng chảy trơn tru của điệu nhạc Waltz. Bằng cách đó, ông tạo ra một hình ảnh thi vị và uyển chuyển đưa suy tưởng của thính giả trầm hẳn xuống; đồng thời hình ảnh ấy cứ mở ra, di chuyển liên tục và rồi đột nhiên dừng hẳn và chuyển sang chương kế tiếp có tên "Chorus". Đối với tôi phần mở đầu này như nhiều tiếng vang vọng từ xa, từ trên núi; văng vẳng đâu đó tiếng chuông ngân. Điều đó làm tôi nhớ đến những tiếng chuông tôi nghe trong các tác phẩm của Lê Văn Khoa. Đối với tôi đó là sự gặp gỡ giữa các thời đại và các nền văn hóa.

Tôi chỉ đưa ra một ví dụ nhỏ. Nhưng nếu bạn trình diễn toàn thể cả hai, bạn sẽ thấy hai nền văn hóa của chúng ta có sự đồng điệu một cách đáng ngạc nhiên. Tôi vừa nói đến việc lấy tác phẩm của một nhà soạn nhạc người Ukraine hiện đại. Và coi nào, nếu tôi thử lấy tác phẩm của một nhà soạn nhạc người Pháp hiện đại như Jean Françaix, trong đó có những nét tinh nghịch, rồi hãy nghe âm nhạc của Lê Văn Khoa tươi trẻ và độc đáo như thế nào, thực là một bản nhạc kỳ diệu.

Thực tế thì mỗi khi tôi đưa một trong những tác phẩm của Lê Van Khoa lên Internet, tôi thấy thính giả khác nhau đã nghe nó. Và có lần một nghệ sỹ Piano người Ý tên Andrea Bambace, nếu tôi không lầm, ông viết thư cho tôi: "Bạn tìm thấy bản nhạc tuyệt vời này ở đâu thế? Ước gì tôi cũng có được để chơi thử."
blank

Tôi trả lời tôi không có bản ký âm vào lúc đó và cách hay nhất là ông ấy nên trực tiếp hỏi thẳng Lê Văn Khoa. Như tôi biết, ông ấy đã viết thư tới ông Khoa và đã nhận được trả lời. Còn sau đó ông ấy có biểu diễn những nhạc phẩm đó ở Ý hay không thì tôi không rõ.

Nhiều người vẫn còn quan tâm tới loại nhạc này bởi vì nó mang đến một làn gió mới, hết sức thú vị, khác biệt so với văn hóa của chúng tôi, văn hóa châu Âu.

Âm nhạc có thể kết nối tâm hồn những dân tộc khác nhau, những quốc tịch khác nhau. Và hiển nhiên, mục đích của tất cả các nhạc sĩ và nhà soạn nhạc là tạo ra môi trường như thế để mọi người có thể sống trong một mối tương quan thân thiện.
 

6. Yuri Pogoretsky

Yuri Pogoretsky là người độc tấu Cello chiếm nhiều giải thưởng quốc tế và là thành viên của ban Kyiv String Quartet, Ukraine, từng trình diễn khắp Âu châu và nhiếu tiểu bang Hoa Kỳ.

Tôi là Yuri Pogoretsky. Còn đây là Irina Starodub, vợ tôi. Cô là cộng sự viên nghệ thuật của tôi. Cô là nhạc sĩ Piano và tôi là nhạc sĩ Cello. Chúng tôi đã cùng trình diễn với nhau trong nhiều năm.
blank

Tôi xin có đôi lời về một con người tuyệt vời, là nhà soạn nhạc tài danh Lê Văn Khoa. Chúng tôi đã làm việc với nhau từ năm 2005. Có một điều quan trọng trong những sáng tác của ông: Ông rất giỏi về ngôn ngữ âm nhạc. Đó là thứ ngôn ngữ không biên giới.

Ngôn ngữ âm nhạc của ông rất rõ ràng và dễ hiểu, nhờ đó hai quốc gia Ukraine và Việt Nam gặp nhau. Vì vậy, chúng tôi đã thu thanh các tác phẩm của ông. Tôi muốn nhắc tới một đoản khúc đã thu thanh có tên "Ký Ức". Là một nhà soạn nhạc, ông ấy rất nhạy cảm với các nhạc cụ - trong trường hợp này là đàn Cello. Điều này thể hiện cả trong phần nhạc độc tấu và bản tổng phổ của ông.

Tôi rất vui mừng và đầy ấn tượng về những nhạc khúc chúng tôi đã thu thanh tại phòng thu của Kyiv. Một dàn nhạc quy mô là Kyiv Symphony Orchestra được dùng để thực hiện dự án này. Cho tới tận hôm nay, tôi vẫn thấy ấm lòng mỗi khi nhớ lại thời khắc ấy, công việc ấy, tình thân ấy, và dĩ nhiên, những dòng nhạc tuyệt diệu ấy.

Tôi muốn cảm ơn ông về tác phẩm nghệ thuật này đã đến như một món quà và cầu mong Chúa ban phước lành cho ông được sống thêm nhiều năm nữa.

 

 

7. Irina Starodub

Irina Starodub là thần đồng âm nhạc Ukraine. Năm 14 tuổi đã đi trình diễn vòng quanh nước Pháp, đã từng chiếm giải thưởng trong cuộc thi tài bên Nga, hiện là giáo sư Piano cho nhạc viện National Tchaikowsky Conservatory ở thủ đô Kyiv, Ukraine.                                                                                                                                                                                   blank                                                     

Thật thích thú được là bạn của nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Tôi đã trình diễn nhiều nhạc phẩm đa dạng tuyệt vời của ông, khi đơn tấu, lúc độc tấu với dàn nhạc và song tấu với piano. Tôi có cái may hơn Yuri: Tôi đã thu thanh toàn bộ đĩa CD Piano của ông ở Mỹ. Với tôi, đó là vinh dự lớn lao bởi vì nhạc của ông thật ấm áp, nhân hậu và sâu thẳm.

Tôi đã cố gắng truyền đạt cho khán giả Ukraine và Hoa Kỳ (tôi muốn nói, những người Mỹ gốc Việt) về tấm lòng cao thượng của ông Khoa và tình yêu ông dành cho đất nước của ông. Nhạc của ông thật du dương, thật đẹp và chứa đầy nỗi u hoài thương nhớ quê hương. Đó là những gì tôi nghe và cảm nhận được trong những nhạc khúc của ông.

Ở Ukraine, chúng tôi luôn nhớ ông và bây giờ thật hạnh phúc với chuyến thăm của ông. Bao năm qua nhưng trông ông vẫn tươi tắn lắm. Tất nhiên, chúng tôi mong ông sống lâu hơn nữa. Ông tới đây để thu thanh một số nhạc mới. Năm nay chúng tôi không được làm việc với ông nhưng tôi nghe công việc của ông đã được thực hiện xuôi chảy.

Tôi xin cảm ơn đất nước Việt Nam đã "sinh ra" một nhà soạn nhạc tuyệt vời. Thông qua âm nhạc của ông, chúng tôi hiểu thêm tâm hồn của các bạn, bản chất, lòng tốt, vẻ đẹp của các bạn bằng sự rung cảm rõ ràng và sâu xa.

Tôi hy vọng sự hợp tác giữa Ukraine và Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và cải thiện theo thời gian. Nhờ các dự án âm nhạc như vậy và nhờ nghệ thuật, chúng ta sẽ đến gần nhau hơn và tìm thấy các giá trị chung. Đó là những gì tôi muốn chia sẻ và ước mong.

Các bạn Việt Nam thân mến, tôi chân thành cảm ơn vì đã vinh dự gặp tận mặt ông Lê Văn Khoa và qua các tác phẩm của ông tôi biết thêm chút ít về nền văn hoá tuyệt diệu của các bạn. Chúng tôi, đa số là người phương Tây, rất tự hào về việc dành thì giờ nghiên cứu những nét đẹp độc đáo phương Đông. Đối với cá nhân tôi, đó là một điều mới mẻ và tôi muốn nói những lời cảm ơn đến tất cả các bạn vì văn hoá của các bạn quá trong sáng, đầy màu sắc, tinh tế và là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho chúng tôi.

  

8. Svyatoslava Semchuck

Svyatoslava Semchuck là nhạc sĩ độc tấu violin. Chiếm giải Quán Quân Nhạc Sĩ Trẻ toàn Liên Bang Sô Viết năm 16 tuổi, chiếm giải cuộc thi quốc tế tại Đức năm 18 tuổi. Giáo Sư Violin các nhạc viện Ukraine, Nga, Đại Hàn và Nhật Bản. Thu thanh nhiều nhạc phẩm viết cho Violin của Lê Văn Khoa.

Tôi là Svyatoslava Semchuk, một nghệ sĩ đàn vĩ cầm (Violon) thành danh ở Ukraine. Tôi rất cảm ơn số phận đã đưa chúng tôi biết đến một nhạc sĩ và là soạn nhạc gia tuyệt vời Lê Văn Khoa.
blank

Ông là một người hết sức linh hoạt, giàu kiến thức và có đời sống tâm linh phong phú. Tôi rất may mắn có cơ hội trình diễn một số nhạc phẩm của ông, đặc biệt là các nhạc phẩm "Nocturne", "Romance", và một số tác phẩm khác của người nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng này.

Tôi muốn nói ông là một người có nhiệt tình và khả năng làm việc phi thường với một tâm hồn phong phú. Âm nhạc của ông bao quát các kiến thức và kinh nghiệm của những người làm việc chung với ông.

Trong nhạc phẩm "Nocturne", ông kết hợp chủ nghĩa siêu biểu hiện với chủ nghĩa lãng mạn, đó là sự hòa quyện Chopin và âm nhạc Âu Châu. Đó là những dòng nhạc phong phú một cách diệu kỳ, tinh tế và tươi sáng.  Cho ta thấy âm nhạc không có biên giới mà đó chính là ngôn ngữ của thế giới.

Tôi khuyến khích các bạn nên đến các buổi hòa nhạc của Lê Văn Khoa. Khi trực tiếp nghe nhạc của ông, bạn sẽ thấy một độ sâu thẳm, một nguồn cảm xúc tuyệt vời của sự hiệp nhất tinh thần. Ai cũng sẽ tìm thấy một cái gì đó mới lạ trong âm nhạc của ông.

Tôi cũng rất biết ơn được gặp gia đình của ông. Đó là một gia đình độc đáo luôn giúp đỡ và hỗ trợ nhau. Tôi nghĩ ngày nay ta hiếm khi gặp được những người tràn đầy tình yêu cuộc sống và thân thiện như thế.

Tôi xin chúc ông ấy nhiều sức khỏe, nhiều năm để sống và hạnh phúc. Mong sao mọi dự án âm nhạc của Lê Văn Khoa sẽ mang lại cho mọi người sự ấm áp, niềm tin tương lai và niềm vui cuộc sống. Tôi xin chúc ông mọi điều tốt lành.

Chuyển ngữ (theo bản dịch tiếng Anh): Trịnh Bình An

Hình ảnh: Lê Minh Khải và Chu Lynh

Xem Phần 1:  Nhạc Lê Văn Khoa – Chiếc cầu kết nối hai dân tộc 
https://vietbao.com/a268814/nhac-le-van-khoa-chiec-cau-ket-noi-hai-dan-toc



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Những người đấu tranh cho quyền hợp pháp của di dân có trong Tu chính án thứ Tư và thứ Năm của Hiến Pháp, vui mừng gọi phán quyết của chánh án liên bang hôm thứ Sáu 11/7 là “chiến thắng.” Chánh án Maame E. Frimpong ra phán quyết các cảnh sát di trú ở Nam California phải tạm dừng việc bắt giữ, tra hỏi di dân chỉ dựa vào chủng tộc hoặc ngôn ngữ Tây Ban Nha. Nhưng Jaime Alanís Garcia, 57 tuổi, người làm việc ở nông trại Glass House Farms, quận Ventura 10 năm, đã không có cơ hội vui với chiến thắng tạm thời này. Với ông, và gia đình ông, tất cả đã quá muộn. ICE đã thực hiện cuộc đột kích quy mô lớn ở nông trại Glass House Farms gần Camarillo, quận Ventura hôm thứ Năm 10/7. Đoạn video ghi lại cảnh những chiếc xe bọc thép có chữ Police rượt đuổi theo nhóm nông dân tháo chạy hoảng loạn. Càng chạy, xe càng lao tới, bất kể có người đang cố bám vào đầu xe để chặn bánh xe lăn. Súng hơi, đạn cay mù mịt trên cánh đồng từng rất yên ả với những cây cà chua, dưa leo, và cây cannabis có giấy phép.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đe dọa áp đặt mức thuế cao hơn nữa đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là dược phẩm. Thông qua các vòng đàm phán mới, EU hiện đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn nguy cơ này. Tuy nhiên, triển vọng đạt được thỏa thuận vẫn rất mong manh, trong khi mức thiệt hại kinh tế dự kiến đối với EU có thể lên đến khoảng 750 tỷ đô la, một con số khổng lồ.
Rạng sáng thứ Bảy, tại Rafah, một em bé 12 tuổi – chưa xác định tên – bị bắn chết ngay tại chỗ hôm 12 tháng 7, khi em đang cố len lỏi tiến lên rào sắt để nhận phần lương thực cho gia đình. Cùng hôm đó, hơn ba mươi người khác gục xuống giữa bụi cát và khói đạn, trong lúc chen chúc tại điểm phát thực phẩm của một tổ chức mang tên Gaza Humanitarian Foundation (GHF).Trước đó, tại trại Nuseirat, sáu trẻ em – có em chỉ độ sáu tuổi – trúng pháo kích thiệt mạng khi đang hứng nước vào ca. Trong tay các em không có đá, không có súng… chỉ có chiếc bình nhựa, vài mẩu bánh mì chưa kịp đem về nhà. Giữa cảnh Gaza bị phong toả hoàn toàn, dân chúng đói khát, bệnh tật, kiệt sức… thì chính phủ Hoa Kỳ chọn rót ba mươi triệu Mỹ kim cho GHF – một tổ chức tư nhân, lập ra vội vã, không kinh nghiệm, không kế hoạch, không kiểm toán, không ai giám sát.
Có một câu hỏi đã ám ảnh tôi suốt gần mười năm: Làm sao mà một nửa nước Mỹ nhìn Donald Trump mà không thấy ông ta đáng ghê tởm về mặt đạo đức? Một người luôn nói dối, gian lận, phản bội, tàn nhẫn và tham nhũng một cách công khai như vậy mà hơn 70 triệu người vẫn chấp nhận ông ta, thậm chí còn ngưỡng mộ. Việc gì đã khiến cả một xã hội trở nên chai lì về mặt đạo đức như vậy? Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện. Câu chuyện này, phần lớn dựa trên tư tưởng của nhà triết gia đạo đức Alasdair MacIntyre, một người mới qua đời vào tháng Năm vừa rồi, thọ 94 tuổi. Ông là một trong những nhà trí thức lớn hiếm hoi dám đào tận gốc sự suy đồi đạo lý của thế giới Tây phương, và của nước Mỹ hiện nay.
Donald Trump không giống như các vị tổng thống tiền nhiệm. Ông từng úp mở chuyện tái tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, khiến không ít đối thủ phải giật mình. Nhưng trước mắt, Trump đang phải đối mặt với một quy luật lịch sử đã từng làm khó các vị Tổng thống khác: lời nguyền nhiệm kỳ hai. Từ trước đến nay, có đến 21 Tổng thống Mỹ bước vào nhiệm kỳ hai, nhưng không một ai đạt được thành tựu tương đương như giai đoạn đầu tiên. Thành tích nhiệm kỳ hai thường tụt dốc – từ thiếu sức sống, mờ nhạt cho đến những giai đoạn đầy biến động hoặc thậm chí thảm khốc. Người dân không còn hài lòng, tổng thống bắt đầu mệt mỏi, và không còn hướng đi rõ ràng cho tương lai.
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.