Hôm nay,  

Ông Hồ Viết Tiếng Tây

21/05/201700:00:00(Xem: 8709)

Trong tuần lễ này, nhà nước cho cờ bay tưng bừng tại Việt Nam để đón sinh nhật ông Hồ Chí Minh... và cũng lập lại rằng ông Hồ giỏi tuyệt vời, nói lưu loát được cả chục ngôn ngữ và viết lưu loát được khoảng nửa chục ngôn ngữ. Có đúng vậy không? Bài viết này viết năm 2012, xin đăng lại nơi đây để thắc mắc về “trình độ tiếng Tây của cụ”...

Ông Hồ Viết Tiếng Tây

Một câu hỏi cần được nêu ra, rằng ông Hồ Chí Minh đã viết tiếng Tây hay cỡ nào? Viết tiếng Tây cỡ trình độ tiểu học Tây? Hay cỡ trung học Tây? Hay cỡ đại học Tây?

Nói theo truyền thống nhà nước CSVN, ông Hồ viết tiếng Tây rất xịn, vì các bài ký tên Nguyễn Ái Quốc là do ông viết. Nhưng điều này đang làm nhiều người nghi ngờ, không lẽ viết tiếng Tây xịn mà dễ thế sao, chỉ có 2 năm học trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba, một năm ở Quốc Học Huế, rồi lưu lạc giang hồ... để rồi học tiếng Tây kiểu giang hồ... vậy mà lại viết được tiếng Tây kiểu như các bản văn ký tên Nguyễn Ái Quốc sao.

Giả sử rằng ông Hồ học tiếng Tây nhiều hơn thời lượng trên, thí dụ 5 năm... Bây giờ chúng ta hãy hỏi tất cả những người đã học tiếng Tây 5 năm, hay 6 năm... xem có ai viết nổi tiếng Tây kỉểu phức tạp như Nguyễn Ái Quốc hay không?

Nói ngay như tiếng Anh, rất nhiều người Việt đã ở Mỹ 20 năm, 30 năm, đã tốt nghiệp kỹ sư toán hay kỹ sư khoa học điện toán... vẫn còn viết tiếng Anh trật vuột. Nói gì là học tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp vài năm mà viết được các bài văn luận chiến bằng tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp. Vậy mà ông Hồ học vàì năm, mà viết được thì hẳn là có ai viết giùm?

Không cần nói tới khả năng viết, chỉ nói tới khả năng đọc thôi... Dù có trình độ tốt nghiệp đại học Mỹ, khi đọc các bài viết mang tính tranh luận trên các báo như New York Times, Washington Post... nhiều người Việt cũng thấy chưa chắc đã hiểu hết.

Cũng y hệt như người Pháp, người Mỹ, người Đức... khi học tiếng Việt trong vàì năm, mà dám nói là viết nổi văn luận chiến bằng tiếng Việt thì là chuyện phong thần.

Do vậy, nhiều người không tin ông Hồ viết tiếng Tây xuất sắc như các bản văn ký tên Nguyễn Ái Quốc.

Tác giả Hàn Lệ Nhân trên blog Dân Làm Báo có bài phân tích nhn đề “Tôi đọc sách Cha và Con (Tiểu thuyết về bác Hồ và cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc)” trong này nêu lên nhiều điểm đáng chú ý.

Đặc biệt là về trình độ tiếng Tây của ông Hồ, trích:

“...Một đêm, bắt gặp trên mạng một bài giới thiệu cuốn Cha và Con của tác giả Hồ Phương, Nxb Kim Đồng – Hà Nội 08/2007, trong đó «Nhà văn [Hồ Phương] tâm sự đại ý rằng: “Tôi cố gắng viết sao cho người đọc không có cảm giác Bác Hồ như thần thánh từ lúc còn là trẻ thơ”».(1)

Lời tâm sự của nhà văn-thiếu tướng Hồ Phương đã gây sự tò mò trong tôi vì đối với tôi đó là một ý "cách mạng" mới, táo bạo ngoài luồng. Non tháng sau tôi có trong tay cuốn Cha và Con - Tiểu thuyết về Bác Hồ và cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. In 2.000 bản, giá 50.000VNĐ....

Tài liệu chính thống đều ghi rõ cậu ấm Côn [Nguyễn Tất Thành] vào trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba năm 1906, rồi vào Quốc học Huế mỗi một niên khóa 1907-1908 thì bị đuổi học ngày 15 tháng 5 năm 1908 (2). Trong sách Cha & Con lại kéo dài đến khi ấm anh Khiêm và ấm em Côn «tốt nghiệp trung học ở Huế» (trang 261) (2). Vậy mà giữa niên khoá đầu (1907-1908) cậu Côn đã đọc nổi các tiểu thuyết, như «Không gia đình / Sans Famille của Hector Malot, Những bức thư viết từ cối xay gió / Les lettres du moulin của Alphonse Daudet, Pôn và Viếc-gi-ni / Paul et Virginie của Bernadin de Saint Pierre » (trang 246). Chưa vừa lòng, cậu Côn đọc luôn «Cuốn Khế ước xã hội của Giăng-Giắc-Rút-xô / Contrat social của Jean Jacques Rousseau, nhà văn lớn, đồng thời nhà tư tưởng vĩ đại của nước Pháp, và một cuốn của Von-te (Voltaire) [cuốn nào?], nhà thơ lớn, nhà triết học vĩ đại, ngọn cờ đầu của phong trào ánh sáng Pháp thế kỷ XVII. » (trang 246-247). Tên sách và tên tác giả bằng chữ Pháp là do HLN ghi thêm.

Lời bàn: Người ta mới i tờ tiếng Pháp chưa đầy 2 năm mà đoạn lòng bắt người ta đụng tới Contrat social của Rousseau này nọ, rồi buộc người ta đem giảng lại cho học sinh lớp ba lớp nhì ở trường Dục Thanh, 09/1910-02/1911 (3) thì hoặc nhất định người ta sẵn chủng tử Gô-loa từ 10 kiếp trước; hoặc là người viết kiên định vắt nước thành sữa nên "thái quá bất cập"...”(hết trích -- người trích cần ghi thêm, chú thích số 1, 2 và 3 trong trích dẫn trên được nhà phân tích Hàn Lệ Nhân ghi là từ nguồn chính thức của Đảng CSVN).

Bây giờ, chúng ta thử đọc một bài từ báo chính thức của nhà nước CSVN, trong đó đã chê ông Hồ viết tiếng Tây lạng quạng. Tác giả bài báo là Vương Liêm, bài nhan đề là “Bác Hồ khởi sự viết báo hồi còn ở Pháp như thế nào?”, đăng trên trang web Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam TP.HCM (link: http://www.ubmttq.hochiminhcity.gov.vn/web/vi-vn/chuyenmuc-662-hoc-tap-va-lam-theo-tam-guong-dao-duc-ho-chi-minh-tintuc-5180-bac-ho-khoi-su-viet-bao-hoi-con-o-phap-nhu-the-nao-.aspx) (link này bị CSVN gỡ rô2i), kể rằng, cuối năm 1917, ông Hồ “trở lại Pháp để hoạt động chính trị và gia nhập Đảng Xã hội Pháp năm 1919... (...) Lúc đầu, Bác không đủ tiếng Pháp để viết và phải nhờ Luật sư Phan Văn Trường viết thay. (Thời gian này, năm 1919, Bác Hồ về ở chung với ông và cụ Phan Chu Trinh cùng con trai đầu của cụ ở nhà số 6 phố Villa de Gobelin quận 13, Paris).


Luật sư Trường viết giỏi nhưng không muốn ký tên mà Bác phải ký tên những bài báo này nhưng nội dung bài báo không phản ảnh đầy đủ ý kiến của Bác. Do đó, Bác phải bắt đầu vào việc học viết báo, làm báo. Bác thường xuyên đến tòa báo Dân Chúng và được làm quen với các nhà báo khác như Chủ bút tờ “Đời sống thợ thuyền” (La vie de louvrière).

Cũng như chủ báo Longuet, chủ bút này bảo Bác viết tin tức cho báo mình nhưng Bác nói thật là mình còn kém tiếng Pháp. Ông chủ bút nói: “Điều đó không ngại, cứ có thế nào anh viết thế ấy. Tôi sẽ sửa bài của anh trước khi đưa in.” Ông ta còn dặn Bác: “Anh không cần viết dài, năm sáu dòng cũng được.” Bác Hồ bắt đầu viết rất khó khăn...” (hết trích)

Đấy nhé, chính báo của nhà nước CSVN viết như thế đấy: ông Hồ, tới năm 29 tuổi, vào năm 1919, viết tiếng Tây rất khó khăn. Chú ý rằng, lúc đó ông Hồ đã 29 tuổi, và tuổi này học ngoại ngữ không dễ, sẽ mất rất nhiều thời gian. Như thế, cái gọi là trình độ tiếng Tây 2 năm trong trường Tiểu Học Pháp-Việt Đông Ba và 1 năm ở trường Quốc Học kể như không giúp gì được, đó là chưa kể thời gian học tiếng Tây bồi trên tàu biển có thể làm hỏng luôn cái đẹp văn chương cần thiết.

Nhưng tuyệt vời là nhà phê bình Thụy Khuê trong tác phẩm mới xuất bản, nhan đề “Nhân Văn Giai Phẩm Và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc” trong đó đưa ra các chứng cứ rằng khả năng Pháp ngữ, nói và viết, của ông Hồ Chí Minh dở thê thảm, và chuyện tự nhận là tác giả các bài Pháp ngữ ký tên Nguyễn Ái Quốc chỉ là mạo nhận. Nhà thơ Cung Trầm Tưởng trong bài viết nhan đề Những Dòng Cảm Nghĩ Về Cuốn Biên Khảo “Nhân Văn Giai Phẩm Và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc” Của Thụy Khuê đã nêu lên một số chi tiết về trình độ tiếng Tây quá dở của ông Hồ, trích:

“...Chúng ta hãy theo Thụy Khuê đi vào thế giới của những sự việc cụ thể.

Cuộc truy tìm và khảo sát văn bản, hồ sơ của Bộ Thuộc Địa và Sở Mật Thám Pháp, và những điều Hồ Chí Minh đích thân viết ra dưới bút hiệu Trần Dân Tiên cho thấy khả năng Pháp ngữ của Nguyễn Tất Thành như sau:

Tất Thành bắt đầu học tiếng Pháp trong thời gian làm phụ bếp trên tàu Latouche-Tréville; thầy dạy: hai người lính trẻ giải ngũ, hồi hương (trang 462 sđđ). Sau được cô sen nhà ông chủ tàu ở Sainte-Adresse dạy bổ túc (trang 463 sđđ). Phải nhờ một đồng nghiệp không có trình độ cao lắm viết giùm đơn xin học ở trường Thuộc Địa (trang 464). Đến năm 1919, vẫn chưa viết đươc tiếng Pháp nên phải nhờ Luật sư Phan Văn Trường viết hộ (trang 469). Trong hội nghị Tours của đảng Xã hội Pháp, theo lời thú nhận của Trần Dân Tiên, Tất Thành “nhức đầu vì khó hiểu” những gì mà các tham dự viên phát biểu (trang 478).

Bây giờ chúng ta hãy lật hồ sơ của Sở An Ninh Pháp để xem họ đánh giá khả năng Pháp ngữ của Tất Thành như thế nào.

Trong báo cáo ngày 20/1/1921 của điều tra viên Josselme trình thượng cấp, ông ta viết: “Những ai biết tiếng Pháp và đọc những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc đều thấy một sự thực hiển nhiên: Nguyễn Tất Thành không thể viết những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc.” (trang 498 sđđ) Tổng thanh tra Pierre Guesde cũng có một đánh giá tương tự về trình độ Pháp ngữ của Nguyễn Tất Thành: “Khả năng nói và viết tiếng Pháp của tay An Nam này không đủ viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc” (trang 497 sđđ).

Thụy Khuê còn cung cấp cho chúng ta thêm một chứng cớ hùng hồn khác nữa: một tài liệu video của Viện Quốc gia Lưu trữ Âm thanh và Hình ảnh INA-Institut National Audiovisuel- về buổi phỏng vấn Hồ Chí Minh của một nhà báo Pháp tháng 6/1964. Trong buổi phỏng vấn này, HCM đã trả lời với một tiếng Pháp thô thiển, “có nhiều lỗi sơ đẳng, có câu ông dịch nguyên văn tiếng Việt” như câu: “Le people Viet Nam cest un et le pays du Viet Nam cest un”- ông dịch từng chữ khẩu hiệu: “Nước Việt Nam là Một, dân tộc Việt Nam là Một” sang tiếng Pháp (trang 525 và 553 sđđ). Trên 70 tuổi đầu mà HCM vẫn không bỏ được cái tật nói một thứ tiếng Pháp bồi của anh Ba phụ bếp năm xưa.

Tất cả những dẫn chứng trên nhất trí với nhau ở một điểm: Với cái vốn Pháp văn nghèo nàn, khập khiễng của mình, làm sao Tất Thành có thể trước tác những bài báo, tiểu luận uyên thâm ký tên Nguyễn Ái Quốc mà HCM mạo nhận là của mình!”(hết trích)

Cũng cần nói thêm rằng, nhà phê bình Thụy Khuê sống ở Pháp từ thời niên thiếu và định cư ở Pháp đã hơn nửa thế kỷ -- tất nhiên có khả năng thẩm định trình độ tiếng Tây.

Khám phá tuyệt vời của nhà phê bình Thụy Khuê về trình độ tiếng Tây quá dở của ông Hồ là một phần trong cuốn sách nhan đề “Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc,” ấn hành bởi nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, sẽ ra mắt sách tại hội trường báo Người Việt vào 2 giờ chiều Chủ Nhật 27-5-2012 tuần này.

Đây là một tác phẩm công phu, vừa dày công nghiên cứu, vừa đòi cả một trình độ cao về Pháp văn để đọc và phân tích các văn bản cổ ở Paris. Nhà phê bình Thụy Khuê đã có đủ những đam mê và năng lực đó vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.