Hôm nay,  

Đọc Thơ Nguyễn Phúc Sông Hương

30/04/201700:00:00(Xem: 7333)
Người của các thế hệ sau sẽ không hiểu hết những cảm xúc của các nhà thơ đã trải qua những ngày Miền Nam sụp đổ.

Tháng 4/1975 không chỉ đơn giản là thống nhất, là kết thúc một cuộc chiến phân đôi đất nước, hay hoàn tất một cuộc chiến ý thức hệ... Những chữ đó trừu tượng quá.

Tháng 4/1975 còn là kết thúc rất cụ thể của những việc hàng ngày: “Tháng Tư, Lính không cần hớt tóc / Tóc dài cứ để tóc dài thêm.”

Hay là tấm lòng chiến binh Miền Nam còn bay xa hơn lối đạn bay, với: “Đại liên khạc đạn lòng chưa thỏa / Huống gì quyết tử lính miền Nam.”

Hay là, khi nhà thơ chiến binh chuẩn bị cho trận đánh cuối trong đời, đã điểm danh lần chót: “Dạ, Tiểu Đoàn còn ba trăm bảy / Toàn những thằng em rất chịu chơi.”

Và khi đoàn quân buông súng trong ngày 30/4/1975, vẫn giữ hàng quân bước đều về hướng Sài Gòn từ ngôi làng Long Thạnh Mỹ, trong khi phía thắng trận nhìn bất động, với dòng thơ: “ Tiểu Đoàn hai hàng đều bước / Tay không súng đạn, / Vẫn ngước cao đầu, / Dân làng bên đường/ Vỗ tay chào đón,/ Người được thắng trận /Ngơ ngác nhìn nhau.”

Đó là thi tập “Tháng Tư, Lính Không Cần Hớt Tóc” của Nguyễn Phúc Sông Hương.

Đó là một trong những thi tập sẽ gắn liền với ký ức về những ngày tháng 4 của năm 1975.

Nguyễn Phúc Sông Hương sinh năm 1941. Năm 1966, với bút hiệu Thái Luân, từng xuất bản tập “Vùng Tủi Nhục”, thơ phản chiến, có bài “Bi Hài Kịch”, được Phạm Duy phổ nhạc trong “Tâm Phẫn Ca”. Sau thảm cảnh người dân Huế bị CS chôn sống trong dip Tết Mậu Thân, nhiều tỉnh thành làng xóm miền Nam bị tàn phá vì chiến tranh do CS gây ra, Bút hiệu Thái Luân đã đi vào bóng tối. Nguyễn Phúc Sông Hương thực sự ra chiến trường. Trước giờ thứ 25 của Saigon, nhà thơ là Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Sư Đoàn 18 BB, người trực tiếp cầm tiểu đoàn dự trận Xuân Lộc ngày 29 Tháng Tư. Thi tập “Tháng Tư, Lính Không Cần Hớt Tóc” là thứ thơ đích thực của người lính làm thơ. Sau 30-4-75, nhà thơ lính đi tù gần 10 năm.

Sau đây là mời độc giả đọc 3 bài thơ:

- Tháng tư, lính không cần hớt tóc;

- Mặc kệ ai bỏ nhà bỏ nước;

- Chén cơm làng Long Thạnh Mỹ ngày 30/4.

*

Tháng Tư, Lính Không Cần Hớt Tóc

Tháng Tư, Lính không cần hớt tóc,
Tóc dài cứ để tóc dài thêm,
Giáp trận, chẳng ai cần nón sắt
Đầu trần, tóc dựng, mắt trừng lên.

Tháng tư, Lính không cần hớt tóc,
Tóc dài khói súng bám càng thơm,

Nòng súng tháng tư không hạ nhiệt
Lòng lính tháng tư ngọn lữa bừng.

Tháng Tư, Lính không cần hớt tóc,
Tóc dài gió lộng thổi tung bay,
Đánh giặc, bạn ta luôn bắn đứng
Oai phong sừng sững suốt đêm ngày.

Tháng Tư, Lính không cần hớt tóc,
Tóc dài gương mặt lạnh lùng hơn.
Gương mặt bao người vừa ngã xuống
Băng giá còn nguyên nét oán hờn.

Tháng Tư, Lính không cần hớt tóc,
Tóc dài, tay kẹp súng lia ngang,
Mấy mươi tăng địch phơi ngoài bãi,
Lính bộ, rừng su lấp mấy ngàn.

Tháng Tư, Lính không cần hớt tóc,
Tóc dài theo nhiệt huyết tuông tràn,
Đại liên khạc đạn lòng chưa thỏa
Huống gì quyết tử lính miền Nam.

Tháng tư lính không cần hớt tóc,
Tóc dài bay dưới bóng cờ bay,
Dạ thưa Tư Lệnh xin đừng phạt
Có một không hai trận cuối này.

Tháng Tư, Lính không cần hớt tóc,
Tóc dài ngang dọc giữa trùng vây.
Trùng vây! Trùng vây nào khép được
Tóc xanh dài mọc chúng ta đây.

-- Nguyễn Phúc Sông Hương

*

Mặc Kệ Ai Bỏ Nhà Bỏ Nước
(Kính tặng Thiếu Tướng Lê Minh Đảo)

Chiều 29 tháng tư, Tư Lệnh hỏi:
Tiểu đoàn em còn lại bao nhiêu"
Về Long Bình có ai đào ngũ"
Đạn dược mang theo được ít nhiều"

Dạ, Tiểu đoàn còn ba trăm bảy,
Với đầy cấp số đạn trên lưng,
Không ai khai bệnh, không đào ngũ
Thừa sức chờ chơi trận cuối cùng.

Cùng Thiết Đoàn 5 trụ Tân Hiệp
Đợi chờ bắn cháy bọn xe tăng,
Mười hai giờ khuya, vang trong máy
Huấn lệnh gì đâu thật lạ lùng!*

Chiều nay đôi mắt Tư Lệnh đỏ
Mình tưởng giống mình mất ngủ thôi.
Bây giờ mới biết vì đau khổ
Thượng cấp bỏ đi, chạy hết rồi.

Dạ, Tiểu Đoàn còn ba trăm bảy
Toàn những thằng em rất chịu chơi.
Mặc kệ ai bỏ nhà, bỏ nước,
Còn lính gan lì Tư Lệnh ơi!

-- Nguyễn Phúc Sông Hương

(*) Lời giã từ của Tướng Vĩnh Lộc, Tân Tổng Tham Mưu Trưởng.

*

Chén Cơm Làng Long Thạnh Mỹ Ngày 30/4

Tiểu Đoàn hai hàng đều bước
Tay không súng đạn,
Vẫn ngước cao đầu,
Dân làng bên đường
Vỗ tay chào đón,
Người được thắng trận
Ngơ ngác nhìn nhau.

Ba trăm người sát vai ngồi xuống,
Cởi giày, vắt vớ, nói, cười.
Nghe trong đám đông
Tiếng ai sụt sịt
Các chú lính ơi!

Mẹ già đem cơm, canh, cá,
Các con ăn nhiều cho no,
Nhìn bầy con ăn ngon quá,
Mẹ vui, cảm động khóc òa.

Sư già rộng mở cửa Phật,
Đêm nay thầy không thĩnh kinh
Các con vào chùa yên ngủ*
Quên ngày gian khổ chiến chinh.

Chuyện xưa nhiều khi nhớ lại,
Tưởng chừng như mới hôm qua,
Chén cơm làng Long Thạnh Mỹ
Chan canh với hạt lệ nhòa...

-- Nguyễn Phúc Sông Hương

*Chùa xã Long Thạnh Mỹ, Thủ Đức

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.