- Hữu chủ trương bảo vệ những giá trị về quyền lực, về bản sắc dân tộc, về trật tự, vế an ninh xã hội, về truyền thống và bảo thủ.
- còn Tả cổ súy những giá trị về tiến bộ, bình đẳng, đoàn kết, bất phục tùng.
Những giá trị về lao động, tự do, đời sống xứng đáng và công lý, cả hai bên đều bênh vực và giành về cho phe mình nhưng bên nào thực hiện được thì những giá trị đó mới thuộc về họ.
Vài hàng về lịch sử Tả/Hữu trong chánh trị Pháp
Tả/Hữu là đặc thù của chánh trị đảng phái Pháp có lịch sử dài từ Cách mạng 1789. Trong một buổi thảo luận ở Quốc Hội vào tháng 8-9 năm 1789 nhằm giải quyết quyền phủ quyết của nhà vua đối với quyền hạn của Quốc Hội Nhân dân về Hiến pháp tương lai, Đại biểu bênh vực quyền phủ quyết của nhà vua, gồm đa số quí tộc và tăng lữ, chọn ngồi phía tay mặt của Chủ tịch Quốc Hội Lập hiến vì đây theo thông lệ là hàng ghế danh dự. Trái lại, những người chống lại quyền phủ quyết của nhà vua tập họp lại bên trái Chủ tịch Quốc Hội dưới danh xưng "Những nhá ái quốc", đa số là Thứ dân.
Cặp đôi Tả/Hữu lần lần trở thành định chế trong văn hóa chánh trị Pháp. Nó lan rộng ra Âu châu. Đến năm 1830, nó vượt Đại tây dương qua Nam Mỹ.
Tiếp theo, chánh trị ở Anh và Huê kỳ cũng bị ảnh hưởng. Ở Anh, cánh tự do và bảo thủ chống nhau. Sự quyết liệt làm suy yếu cánh tự do, cho ra đời đảng Lao động. Ở Huê kỳ thì cặp Dân chủ/Cộng hòa chống nhau từ cuộc thảo luận thành lập chế độ liên bang. Nói Tả/Hữu ở Huê kỳ là nói theo ngôn ngữ chánh trị Pháp, chớ ở Huê kỳ là một bên chủ trương bênh vực quyền lợi công dân tự túc và cộng đồng thiểu số, bên kia thì hô hào bảo vệ những giá trị liên bang. Vả lại, chủ thuyết của Dân chủ và Cộng hòa cũng đã thay đổi nhiều. Trong gần đây, chủ trương của phe Dân chủ nhằm bênh vực thiểu số trong lúc đó, phe Cộng hòa ngã theo khuynh hướng truyền thống và nông thôn đa số theo Tin lành.
Nhưng cánh Tả của Pháp vốn là sản phẩm của mác-xít. Đảng xã hộị (chủ nghĩa) dừng lại ở Hội nghị Tours 1920 với truyền thống Đệ II Quốc tế, cánh Tả còn lại chạy theo Lê-nin và Staline, trở thành Cộng sản Đệ III và Đệ IV hoạt động trên chánh trường Pháp, nói là tranh đấu cho quyền lợi giai cấp lao động, nhưng thực tế thì phá hại nhiều hơn là dừng lại ở quyền lợi lao động.
Nay Tả hay Hữu đây?
Khi những nhà làm chánh trị nhà nghề, tức làm chánh trị đảng phái hoặc vào chánh phủ để kiếm tiền bằng nhiều cách, trong lúc tại chức và cả lúc rời chánh trường, nói không biết mình sẽ theo Tả hay Hữu nữa đây thì đúng là lúc chánh trị Pháp rơi vào cơn khủng hơảng trầm trọng.
Sau phiên họp cuối cùng của Quốc Hội, mà cũng sẽ kết thúc nhiệm kỳ 5 năm cầm quyền làm nước Pháp nát bét như cơm nếp nát của Ông Tổng thống François Hollande, đa số của 577 Dân biểu đều không biết mình sẽ ngồi lại trong Quốc Hội nữa vào tháng 6 tới hay không?
Cả hai bên Tả và Hữu, nhiều người cảm thấy như mình đang bị trận sóng thần dữ dội hút đi mất. Một thứ «tháo gở mọi chọn lựa, mọi ràng buộc» đang dâng trào trên chánh trường Pháp như để làm mới lại cử tri. Những chánh khách nhà nghề hoang mang không thể xác định nhản hiêu của mình nữa. Họ hiện không biết họ sẽ là Tả hay Hữu nữa.
Về đơn vị vận động bầu cử, họ không dám đưa ra khẩu hiệu cố hữu theo Cộng hòa hay Xã hội. Không ai dám nói tới ứng cửa viên Tổng thống của đảng của mình. Nghĩa là không ai dám nhắc tới tên Fillon hay Hamon hoặc Macron. Như cuộc vận động bầu cửa của những ứng cử viên độc lập mà thật ra họ đều có đảng phái trước đây.
Thật thảm hại!
Nhiều Dân biểu bỏ nghề
Bà vợ ông Fillon được ông chồng tuyển vào Quốc Hội làm trợ lý Dân biểu cho ông trở thành một vụ “ám sát chánh trị” được những nhà chuyên nghiệp giàn dựng theo một kế hoặch vô cùng tinh vi. Hầu hết báo chí Pháp theo cánh Tả đều hùa nhau lớn tiếng moi móc, tố cáo như nhổ lông ứng cử viên Tổng thống Fillon khi có dấu hiệu thắng thế. Nhiều luật gia lớn, cả Thẩm phán lên tiếng phê phán việc truy tố ông Fillon ra Tòa án Tài chánh, thủ tục, nội dung việc truy tố đều sai và vi hiến. Nhưng họ vẫn tiến hành ngày càng thêm ác liệt.
Làm “trợ lý kiểng” vẫn là chuyện bình thường và phổ biến từ mấy chục năm nay ở Quốc Hội. Lúc nào cũng có Dân biểu, Thượng Nghị sĩ dùng tiền phụ cấp riêng mướn trợ lý. Nếu không vợ, con thì tình nhơn. Hiện nay, Claude Bartolone, Chủ tịch Quốc Hội thuộc đảng Xã hội cầm quyền cũng tuyển vợ làm trợ lý.
Nhưng khi nói «nhơn viên kiểng» thì đừng vội quên Ông Tổng thống François Hollande tại chức. Ông vẫn giử chức vụ quan trọng (Thẩm phán) trong La Cour des Comptes (Tòa án Kiểm toán viên) để khi hết làm Ông Tổng thống, François Hollande sẽ bỏ túi 35.700€/tháng (chưa trừ đóng góp xã hội) lương hưu trí.
Ông giữ chức vụ ở Tòa án Kiểm toán cho tới nay như biệt phái, vẫn lãnh lương Tổng thống, mặc dầu năm 2014, ông ban hành “luật minh bạch”. Và luật cấm kiêm nhiệm nhiều chức vụ.
Thì đây có phải là thứ “nhơn viên kiểng” không nhưng ông Tổng thống Hollande không bị tố cáo và truy tố vì ông là một vị Tổng thống “không tì vết» (un Président irréprochable) như ông từng tuyên bố?
Trước tình trạng đạo lý chánh trị suy sụp ở cấp chánh quyền trung ương, nay nhiều vị Dân biểu đảng xã hội chưa tới 50 tuổi muốn thay đổi đời sống của mình. Họ quyết định không ra ứng cử nữa. Hiện tượng những Dân biểu đảng xã hội từ bỏ tương lai chánh trị của mình muốn nói lên không gì khác hơn là chánh trị tả phái đang khủng hoảng. Hay một cách mới nhìn chánh trị đảng phái Pháp?
Sau khi rới chiếc ghế ở Quốc Hội, cựu Dân biểu ăn lương Dân biểu nguyên vẹn 5581 €/tháng, trong 6 tháng đầu, sau đó còn 3 906 € và hạ lần xuống tới năm thứ 3, còn 1116 €/tháng suốt đời, Có người trở về đời sống bình thường, xa hẳn chánh trị, làm tham vấn, hoặc dạy học. Sự chọn lựa biểu lộ sự thoải mái, không thấy có chút nuối tiếc quá khứ. Về tương lai, họ có những chọn lựa nghề nghiệp khác nhau nhưng tất cả đều có chung ý tưởng là làm Dân biểu chỉ là một giai đoạn của đời sống chớ không phải là một cái nghề để kiếm sống.
Một Dân biểu đảng Xã hội ở Côte dor (vùng Dijon) quyết định rời chánh trường, nói rỏ “Tôi vẫn nói chánh trị đối với tôi là một kinh nghiệm, chớ không phải một cái nghề. Ông có 12 năm làm chánh trị, được bạn đồng viện, cả những Dân biểu kỳ cựu, quí mến. Tương lai của ông đầy hứa hẹn.
Ông vẫn mơ ước khác hơn quyền lực. Ở Pháp, theo ông, chánh trị trở thành một thứ nghề chuyên môn có lương và nhiều bổng lộc khác. Ông sẽ mở một cái hội hoạt động xã hội, ngành mà ông có kinh nghiệm nhờ những năm trong chánh quyền. Đồng thời ông trở lại tiếp tục học Master 2 về Management ở Sorbonne. Ông cười vừa bảo “Học không bao giờ bị hạn chế bởi tuổi tác”.
Khi nhìều ngưởi trẻ quyết định không theo đuổi chánh trị nữa, những người lãnh đạo đảng xã hội đều tỏ ra kinh ngạc. Họ không thể hiểu tại sao có hiện tượng mới mẻ và lạ lùng này. Phải chăng những người này sợ sẽ thất cử kỳ tới? Nhưng trong số này, có người đắc cử ngay vòng đầu và với số phiều hơn 60%.
Cánh Tả xơ cứng
Những người từ giả chánh trị, chọn trở về đời sống dân sự bình thường nhưng trong suy nghĩ, họ vẫn theo đuổi lý tưởng làm cho xã hội tiến bộ. Nhưng họ đều nhận thấy chánh trị Tả phái đã hỏng hoàn toàn. Chủ trương Tả lại quay lưng với giới lao động, chạy theo tiền bạn là ưu tiên. Ông Tổng thống của đảng xã hội mà đi mỉa may người nghèo là thứ “không răng” (sans dents). Cũng như vua chúa thời xưa gọi lớp thứ dân là “bọn không quần xà lỏn» (sans-culotte gồm thợ thuyền, tiểu thương,… theo cách mạng,đòi xã hội binh đẳng). Năm 2015, một Dân biểu từ giả Quốc Hội vì thấy từ năm 2012, Ông Tổng thống Hollande đả làm tan nát đảng xã hội, nhóm xã hội trong Quốc Hội lại không bao giờ biết thảo luận vì đã xơ cứng.
Những Dân biểu không tiếp tục tranh cử nữa đều nhận thấy giữa họ có môt điểm chung là khi dấn thấn làm chánh trị, ai cũng có lý tưởng tốt đẹp muốn làm cho đất nước tốt đẹp hơn nhưng về lâu, về dài thí lý tưởng buổi đầu bị bào mòn trước những mánh khỏe hẹp hòi của những người trong cái thế giới nhỏ bé kia. Muốn sống hòa hợp, ai cũng phải phát triển cái thô bỉ ở con người của mình. Ở đây, không có vấn đề phát triển hay đề cao giá trị khả năng con người. Phần đông chỉ muốn giử cái ghế của mình.
Những người dám từ giả Quốc Hội đều bảo chính cái nhóm ngồi trên đỉnh quyền lực đã tạo ra bao nhiêu tai vạ cho dân chúng như thực tế nước Pháp ngày nay.
Nhóm Dân biểu lấy quyết định rời chánh trường Pháp, không ra tranh cử thêm ở kỳ tới, phải chăng từ sâu trong tâm thức, họ biểu hiện tinh thần của phong trào chánh trị mới xuất hiện ở Âu châu: phá vở cái hệ thống, cái trật tự đang chi phối xã hội, thành hình một trật tự mới?
Nguyễn Thị Cỏ May
Gửi ý kiến của bạn