Hôm nay,  

Cổ Tích và Truyền Kỳ

31/01/201700:01:00(Xem: 3860)
Thưa quí Bạn đọc, trong những ngày đầu Xuân Đinh Dậu, xin được gởi đến quí Bạn đọc về chuyện “Cổ Tích và Truyền Kỳ” và đôi bài kế tiếp là “Cổ Tích và Truyền Kỳ thời Hùng Vương”  để hài hòa với không khí ngày đầu xuân. Sau đấy, sẽ đăng “Trang Sử Việt” vào thứ Ba và thứ Sáu như thường lệ. 
Trân trọng - NLY
____________
 
 CỔ TÍCH VÀ TRUYỀN KỲ
 
Những chuyện cổ tích và truyền kỳ của Việt Nam, nếu viết riêng một cuốn sách vẫn chưa đủ. Trong khuôn khổ khái quát, tôi chỉ biên soạn các sự tích thiết yếu mà thôi.
 
 I- Tam Hoàng: Tam Hoàng là 3 vị lỗi lạc thời cổ đại ở Á Đông, với sự lỗi lạc của các ngài, nên người Tàu đã nói rằng các ngài là tổ tiên của họ. Nhưng chúng ta đều biết Lạc Việt, khi xưa sống bên bờ sông Dương Tử. Sau này bị người Hán (Tàu) hung hãn lấn chiếm. Thời xa xưa ấy, Việt tộc đã biết làm nông nghiệp lúa nước. Tại tỉnh Hà Nam ngày nay, các nhà khảo cổ khai quật tìm thấy những vỏ rùa có khắc văn tự (chữ) trên đồ đá mài, như: Rìu, búa, dao, chày... và dụng cụ quay tơ bằng đá, tức là thời ấy Việt tộc đã biết dệt vải, làm ra tơ lụa. Còn tìm thấy Việt tộc vào thời xưa đã biết làm đồ gốm sứ và đồ đồng: Nồi đồng, đầu mũi tên bằng đồng... Nhà khảo cổ học Anderson đã viết: “Thời đại các di vật ấy cách đây 5.000 năm, đấy là nền văn minh Đông Á của Việt tộc”. Vùng đất nơi bờ sông Dương Tử, thuở xưa là của Việt tộc, nhìn vào mốc thời gian ấy, các vị Tam Hoàng là thủy tổ của người Việt thì đúng hơn là của người Tàu.
 
 1- Vua Phục Hy (4480-4365 TCN), tương truyền thân mẫu của ngài là bà Hoa Tư, song sinh ra ngài và Đức Nữ Oa, cả hai anh em dáng dấp rất kỳ lạ, “thân rồng đầu người”. Ngài để lại một sự nghiệp to lớn được lưu truyền như sau:
 a- Sáng tạo văn tự: Có lẽ là chữ “Khoa Đẩu” của Việt tộc (vì lúc ấy chữ Hán chưa có), trong bản dịch Kinh thư của Thẩm Quỳnh đã ghi: “Cung Vương đến nước Lỗ, dỡ nhà cũ của Khổng Tử, cất lại lớn hơn để tiện cúng tế. Thấy sách dấu trong vách, viết bằng lối chữ Khoa đẩu. Khổng An Quốc đem sách ấy dâng cho vua Hán (149-140 TCN). Vua bảo dịch ra lối chữ lệ. Gồm có 30 thiên, gọi là cổ văn Thượng thư” (tức là chữ Khoa Đẩu mà người Hán ngày nay gọi là chữ Đại triện". (Người viết sẽ trình bày về chữ Khoa Đẩu của Việt tộc khi có dịp).
 b- Sáng tạo ra lịch thời tiết: Trong cuốn “Vân Đài loại ngữ” của Lê Quí Đôn, nói về sách “Xuân Thu Nội Thị” đã viết: “Vua Phục Hy đặt ra 8 tiết, vạch ra hào ứng về thời tiết, khí hậu, ngài còn đặt ra 8 quẻ, mỗi quẻ 3 vạch tượng trưng cho 24 khí tiết". 
  c- Sáng tạo dịch học: Truyền sử kể rằng, ngài dùng 55 điểm trên mình con Long mã hiện lên ở sông Hoàng Hà tạo ra Hà Đồ. Vua Đại Vũ dùng 45 điểm trên lưng Rùa thần hiện lên ở sông Lạc tạo ra Lạc Thư. (Người viết sẽ trình bày về Tử vi, phong thuỷ  khi có dịp).
 d- Phục Hy còn chế tác một loại nhạc cụ, gọi là Cầm và sáng tác nhạc khúc, làm phong phú đời sống tinh thần cho người đời. Ngài còn dạy người ta khoan gỗ lấy lửa, đun chín thức ăn, con người bắt đầu không còn ăn uống bằng đồ sống sít nữa. Phục Hy khi xưa ở vùng Hoài Dương, Hà Nam, Tế Ninh, Khúc Phụ, Sơn Đông. Ngày nay ở Tế Ninh còn có lăng của ngài. Hằng năm vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, dân gian từ các nơi tề tựu về đây, cúng tế vị thủy tổ có công phát minh nhiều thứ hữu dụng cho đời sống con người.
 
 2- Đức Nữ Oa: Bà là em gái của Phục Hy, là “Đệ Nhị Hoàng”, là người từng luyện đá ngũ sắc để vá trời. Truyền sử ghi rằng Bà Nữ Oa dùng bùn ướt nắn thành người ta. Một ngày kia, có một trận bão lớn gây cho bầu trời bị sập một lỗ hổng lớn, nước như thác đổ, dân chúng bị trôi chết rất nhiều. Bà bưng một tảng đá to bay đến nơi lỗ hổng để trám lại nhưng nước đổ quá mạnh, Bà Nữ Oa bị dội ngược trở lại. 
Bà đi lượm rất nhiều đá ngũ sắc, chất đống bên lỗ hổng cao như núi. Rồi cắt rất nhiều cây lau đem phủ lên đá ngũ sắc, trui đốt đến 9 ngày đêm. Sau đó Bà nhanh nhẹn đem những hòn đá có sẵn bên lỗ hổng, liên tục lấp lỗ hổng trong 7 ngày đêm, cuối cùng lỗ hổng lớn cũng lấp lại được. Vị Nữ thần dũng cảm đã trừ được một tai nạn to lớn để cứu dân chúng. Từ đó dân chúng bắt đầu xây dựng cuộc sống thanh bình, đàn ông thì cày cuốc làm ruộng rẫy; đàn bà thì may vá, dệt vải, và tất cả được sống trong sự yên bình. 

 
 3- Vua Thần Nông (3220-3080 TCN): Ngài là Đệ Tam Hoàng, còn gọi là Viêm Đế (tổ tiên Việt tộc). Theo truyền thuyết, vua Thần Nông là người đã dạy dân chúng làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ Tịch điền (lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi thu hoạch mùa màng) hoặc lễ Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng), nên dân gian gọi ngài là Ngũ Cốc Tiên Đế và có câu: “Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc” nghĩa là: Thần Nông dạy dân trồng ngũ cốc. Ngài đã dạy dân cách dùng thuốc Nam để trị bệnh. 
     Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên, phần lời tựa ghi: “Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam-Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương”. Theo Đế Vương thế kỷ và Sử Ký-Bổ Tam Hoàng bản kỷ thì Thần Nông thị giữ ngôi đế gồm có 9 đời: Viêm Đế, Đế Lâm Khôi, Đế Minh, Đế  Trực, Đế Nghi, Đế Lai, Đế Khắc, Đế Du Võng.
 
 4- Hoàng Đế (2698-2599 TCN): Hoàng Đế tên thật là Công Tôn Hiên Viên là lãnh tụ Hoa tộc. Truyền thuyết thời Hoàng Đế đã phát minh: Làm nhà, đóng xe, thuyền, chế kim chỉ nam, làm lịch, y thuật... nên có người liệt Hoàng Đế vào Tam Hoàng. Tương truyền, Hoàng Đế có một sử quan tên là Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ Hán cổ. Tuy nhiên, có tài liệu đã ghi rõ ràng rằng Hoàng Đế hợp với Viêm Đế đánh bại Xuy Vưu, rồi Hoàng Đế lại tiêu diệt Viêm Đế là lãnh tụ của Viêm tộc (tức Việt tộc), độc chiếm sáu tỉnh lưu vực sông Hoàng Hà rồi lập ra nước Tàu. Hiên Viên đã phỏng theo sinh hoạt của Viêm tộc (Việt tộc) để tổ chức xã hội Hoa tộc, vì Hoa tộc lúc đấy là một bộ lạc bán khai, du mục, gốc Turk lai Mông Cổ ở phương Bắc vào xâm chiếm đất Trung Nguyên, với văn hoá truyền khẩu (chưa có chữ viết). Kẻ chiến thắng chiếm đoạt tài sản của kẻ chiến bại, như bắt dân Viêm tộc làm nô lệ, chiếm đất nước và văn hoá trong đấy có chữ “Khoa Đẩu là chữ Việt cổ” rồi biến cải chữ Khoa Đẩu ra chữ Hán?!.
 
   5- Ngũ Đế (Tiếp thời Tam Hoàng), gồm có: 
 - Đế Cốc (? - 2453). - Đế Chí (? - 2365). 
 - Đế Nghiêu (2337- 2258 TCN), tên là Phóng Huân, là anh em khác mẹ với Đế Chí, ông thuộc bộ tộc Đào Đường nên còn gọi là Đường Nghiêu. Theo truyền sử, sau khi Đế Cốc mất, Đế Chí lên ngôi, Đế Chí không có tài trị nước. Nên Phóng Huân lên thay tức Đế Nghiêu. Đế Nghiêu là một vua đạo đức, ông truyền ngôi cho Thuấn, không truyền ngôi cho con trai là Đan Chu, đời sau xem là tấm gương tốt của việc chọn người tài đức. 
 - Đế Thuấn (2258-2205TCN), tên là Diêu Trọng Hoá hay Hữu Ngu Thị. Thuấn nổi tiếng là người hiền đức. Mẹ mất sớm, cha là Cổ Tẩu lấy vợ khác và sinh ra Tượng. Ông bị cha, mẹ ghẻ và Tượng hành hạ, Thuấn vẫn giữ hiếu thuận. Tiếng tốt đồn xa, vua Nghiêu gả cho Thuấn hai người con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh. Khi vua Nghiêu già yếu, không nhường ngôi cho con trai mà nhường ngôi cho Thuấn (53 tuổi)?!.
 - Đế Vũ (2205-2198 TCN), tên là Tỉ Văn Mệnh, thường gọi là Hạ Vũ hay Đại Vũ, là vua đầu tiên của nhà Hạ. Theo truyền thuyết, vua Thuấn sai Cổn đi trị thuỷ, Cổn không làm được nên bị xử tội chết. Thuấn lại dùng con Cổn là Vũ trị thuỷ, Vũ trị thuỷ thành công. Nhờ có công, vua Thuấn không truyền ngôi cho con mình là Thương Quân mà truyền ngôi cho Vũ.
 
Sử sách đã ghi rằng: “Kinh Dương Vương kết hôn với con gái vua Thần Long, miền Động Đình Hồ, sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi lấy đế hiệu là Lạc Long Quân”. Nhìn chung, truyền thuyết đã ghi: “Việt tộc là hậu duệ của Lạc Long Quân, nên Việt tộc chính thống là dòng giống Rồng. Phục Hy là thủy tổ giống rồng và cũng là tổ tiên của Lạc Long Quân. Từ đó, thấy rõ ràng Tam Hoàng là tổ tiên của Lạc Việt vậy”.    
 
Nguyễn Lộc Yên


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.