Mỹ lo ngại về án tù đối với các blogger, nhà hoạt động Việt Nam, theo bản tin VOA.
Trong khi đó, bản tin RFA ghi nhân về các nhà báo mạng lề trái và lề phải tại VN.
Bản tin VOA ghi rằng Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Hai bày tỏ lo ngại về hai phán quyết của tòa án Việt Nam kết án tù một nhà hoạt động tranh đấu cho quyền sử dụng đất và y án tù đối với hai blogger chính trị.
Phát biểu trong cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói:
“Việc nhà chức trách Việt Nam sử dụng những điều khoản hình sự để trừng phạt những người thực hành quyền tự do biểu đạt là điều đáng lo ngại.” Ông nói thêm: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ phóng thích ba người này cũng như những tù nhân lương tâm khác và cho phép tất cả người dân Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của mình và tụ tập một cách ôn hòa mà không sợ bị trả đũa.”
VOA nhắc rằng hôm thứ Năm tuần trước, một tòa án cấp cao hơn đã giữ nguyên bản án 5 năm tù giam đối với ông Nguyễn Hữu Vinh, 60 tuổi, tức blogger Anh Ba Sàm, và bản án 3 năm tù giam đối với cộng sự của ông, bà Nguyễn Thị Minh Thúy, 36 tuổi. Tòa án tái khẳng định họ đã lạm dụng quyền tự do của mình và gây tổn hại cho lợi ích của nhà nước.
Hai blogger này bị tuyên án vào tháng Ba và kể từ đó những tổ chức nhân quyền và tự do báo chí đã kêu gọi nhà chức trách trả tự do cho họ.
Hôm 20 tháng 9, Tòa án Nhân dân Quận Đống Đa ở Hà Nội kết án bà Cấn Thị Thêu 20 tháng tù giam về cáo buộc gây rối trật tự công cộng. Đây là lần thứ hai nhà hoạt động vì quyền sử dụng đất này bị giam giữ về tội trạng tương tự.
Bà Thêu, 54 tuổi, bị kết tội tại một phiên tòa kéo dài nửa ngày, ba tháng sau khi bà bị bắt vì biểu tình bên ngoài cơ quan công quyền phản đối điều mà bà gọi là những vụ chiếm đất phi pháp.
Trong khi đó, bản tin RFA nhận về các đề tài sôi nổi trên các mạng lề trái, và cả lề phải:
“Blogger Cánh Cò viết rằng chưa bao giờ chuyện thời sự Việt Nam lại dồn dập như lúc này, từ chuyện cung đình cho đến chợ búa, từ chuyện con cá ở Formosa đến việc ông Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa ngoại tình, và dĩ nhiên câu chuyện tham nhũng và mất tích của Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa có hồi kết.
Một câu chuyện cung đình ở mức trung bình là chuyện ông Triệu Tài Vinh, người đứng đầu đảng cộng sản tại tỉnh Hà Giang. Ông Vinh có tới gần 10 người thân được bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng trong tỉnh. Sự việc được các blogger và cư dân mạng xã hội bàn tán xôn xao trước khi báo chí chính thống của nhà nước hỏi chuyện ông Vinh. Ông tuyên bố rằng những người thân của ông đều được bổ nhiệm đúng qui trình, mà hơn nữa ông nói rằng ông không có ý muốn làm lãnh đạo...”
Một đề tài sôi nổi được RFA ghi nhận là Trịnh Xuân Thanh: Trong câu chuyện mất tích và tham nhũng của ông Trịnh Xuân Thanh, mà nhiều blogger đã tốn nhiều sức lực trong mấy tuần qua, lại có thêm một tình tiết mới là ông Thanh không phải thuộc dạng cán bộ luân chuyển, có nghĩa là ông không thể được di chuyển từ một Tổng công ty sang một đơn vị cấp tỉnh.
RFA ghi lời nhà văn Phạm Thị Hoài giải thích chữ luân chuyển này trong cơ chế cơ cấu nhân sự hiện nay của đảng cộng sản, và hệ lụy của nó:
“Chữ luân trong luân chuyển là cái bánh xe, cái vòng tròn. Chính sách vòng tròn của Đảng sau 14 năm thực hiện đã cống hiến cho tiếng Việt một từ thú vị: chạy luân chuyển (chạy là một trong những động từ đặc trưng nhất cho sự tồn tại của người Việt) và tạo ra một ma trận chằng chịt những bày binh bố trận mù mịt, những mưu toan tiến thoái, những nhập nhằng đổi chác, những bước đệm và những cam kết trước khi trời sáng và những vụ thanh trừng nửa đêm, những chiếc ghế cần sang tên, những sự nghiệp cần tráng men và trước hết: những vết nhơ cần xóa, những bê bối cần hóa giải. Trong ngân hàng nhân sự của Đảng, các đồng chí nợ xấu sau vài vòng luân chuyển lại sạch sẽ như người cộng sản vừa bước ra từ giáo trình Mác-Lê. Hệ thống tự xây cho mình cung mê, để rốt cuộc không tìm ra cửa thoát. Luân chuyển thành luân vong, lại một chữ luân định mệnh...”
Phải chăng, khắp nước đã giăng đầy những ma trận?
Trong khi đó, bản tin RFA ghi nhân về các nhà báo mạng lề trái và lề phải tại VN.
Bản tin VOA ghi rằng Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Hai bày tỏ lo ngại về hai phán quyết của tòa án Việt Nam kết án tù một nhà hoạt động tranh đấu cho quyền sử dụng đất và y án tù đối với hai blogger chính trị.
Phát biểu trong cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói:
“Việc nhà chức trách Việt Nam sử dụng những điều khoản hình sự để trừng phạt những người thực hành quyền tự do biểu đạt là điều đáng lo ngại.” Ông nói thêm: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ phóng thích ba người này cũng như những tù nhân lương tâm khác và cho phép tất cả người dân Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của mình và tụ tập một cách ôn hòa mà không sợ bị trả đũa.”
VOA nhắc rằng hôm thứ Năm tuần trước, một tòa án cấp cao hơn đã giữ nguyên bản án 5 năm tù giam đối với ông Nguyễn Hữu Vinh, 60 tuổi, tức blogger Anh Ba Sàm, và bản án 3 năm tù giam đối với cộng sự của ông, bà Nguyễn Thị Minh Thúy, 36 tuổi. Tòa án tái khẳng định họ đã lạm dụng quyền tự do của mình và gây tổn hại cho lợi ích của nhà nước.
Hai blogger này bị tuyên án vào tháng Ba và kể từ đó những tổ chức nhân quyền và tự do báo chí đã kêu gọi nhà chức trách trả tự do cho họ.
Hôm 20 tháng 9, Tòa án Nhân dân Quận Đống Đa ở Hà Nội kết án bà Cấn Thị Thêu 20 tháng tù giam về cáo buộc gây rối trật tự công cộng. Đây là lần thứ hai nhà hoạt động vì quyền sử dụng đất này bị giam giữ về tội trạng tương tự.
Bà Thêu, 54 tuổi, bị kết tội tại một phiên tòa kéo dài nửa ngày, ba tháng sau khi bà bị bắt vì biểu tình bên ngoài cơ quan công quyền phản đối điều mà bà gọi là những vụ chiếm đất phi pháp.
Trong khi đó, bản tin RFA nhận về các đề tài sôi nổi trên các mạng lề trái, và cả lề phải:
“Blogger Cánh Cò viết rằng chưa bao giờ chuyện thời sự Việt Nam lại dồn dập như lúc này, từ chuyện cung đình cho đến chợ búa, từ chuyện con cá ở Formosa đến việc ông Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa ngoại tình, và dĩ nhiên câu chuyện tham nhũng và mất tích của Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa có hồi kết.
Một câu chuyện cung đình ở mức trung bình là chuyện ông Triệu Tài Vinh, người đứng đầu đảng cộng sản tại tỉnh Hà Giang. Ông Vinh có tới gần 10 người thân được bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng trong tỉnh. Sự việc được các blogger và cư dân mạng xã hội bàn tán xôn xao trước khi báo chí chính thống của nhà nước hỏi chuyện ông Vinh. Ông tuyên bố rằng những người thân của ông đều được bổ nhiệm đúng qui trình, mà hơn nữa ông nói rằng ông không có ý muốn làm lãnh đạo...”
Một đề tài sôi nổi được RFA ghi nhận là Trịnh Xuân Thanh: Trong câu chuyện mất tích và tham nhũng của ông Trịnh Xuân Thanh, mà nhiều blogger đã tốn nhiều sức lực trong mấy tuần qua, lại có thêm một tình tiết mới là ông Thanh không phải thuộc dạng cán bộ luân chuyển, có nghĩa là ông không thể được di chuyển từ một Tổng công ty sang một đơn vị cấp tỉnh.
RFA ghi lời nhà văn Phạm Thị Hoài giải thích chữ luân chuyển này trong cơ chế cơ cấu nhân sự hiện nay của đảng cộng sản, và hệ lụy của nó:
“Chữ luân trong luân chuyển là cái bánh xe, cái vòng tròn. Chính sách vòng tròn của Đảng sau 14 năm thực hiện đã cống hiến cho tiếng Việt một từ thú vị: chạy luân chuyển (chạy là một trong những động từ đặc trưng nhất cho sự tồn tại của người Việt) và tạo ra một ma trận chằng chịt những bày binh bố trận mù mịt, những mưu toan tiến thoái, những nhập nhằng đổi chác, những bước đệm và những cam kết trước khi trời sáng và những vụ thanh trừng nửa đêm, những chiếc ghế cần sang tên, những sự nghiệp cần tráng men và trước hết: những vết nhơ cần xóa, những bê bối cần hóa giải. Trong ngân hàng nhân sự của Đảng, các đồng chí nợ xấu sau vài vòng luân chuyển lại sạch sẽ như người cộng sản vừa bước ra từ giáo trình Mác-Lê. Hệ thống tự xây cho mình cung mê, để rốt cuộc không tìm ra cửa thoát. Luân chuyển thành luân vong, lại một chữ luân định mệnh...”
Phải chăng, khắp nước đã giăng đầy những ma trận?
Gửi ý kiến của bạn