Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển: Kỷ Niệm 30 Năm Hoạt Động
Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, nhận bằng tưởng lục từ Thượng Nghị Sĩ Lou Correa.
Garden Grove ( Bình Sa ) - - Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS) tổ chức kỷ niệm 30 năm hoạt động vào sáng Chủ Nhật, 10 tháng 10 năm 2010, tại nhà hàng Mon Cheri gần 400 khách, đại diện các hội đoàn, đoàn thể và đồng gương thân hữu tham dự.
Cũng nên nhắc lại tổ chức BPSOS đã hình thành và phát triển với sứ mạng cứu với đồng bào thuyền nhân, trong đó, có không ít những thuyền nhân đã được BPSOS giúp đỡ.
Về phía dân cử tham dự có sự hiện diện của TNS Lou Correa, Dân biểu Trần Thái Văn, nghị sĩ Dana Rohrarbacher, ông bà Phó Thị Trưởng thành phố Westminster Frank Fry cùng hai nghị viên thành phố Tạ Đức Trí và Tyler Diệp, đại diện Dân biểu Loretta Sanchez, đại diện nghị sĩ Ed Rouyce, LS Nguyễn Quốc Lân (Ủy viên Giáo Dục Học Khu Garden Grove).
Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm. Cô Tiffany Nguyễn, Giám Đốc BPSOS tại Quận Cam lên ngỏ lời chào mừng và cảm tạ quan khách cũng như đồng hương đã đến tham dự để chia xẻ những thành quả của BPOSOS đã hoạt động trong suốt 30 năm qua. Cô nói: "Trong 30 năm qua, BPSOS tập trung xây dựng tổ chức từ 1 nhân viên thành một tổ chức toàn quốc hiện hoạt động tại 18 địa điểm ở Hoa Kỳ và trên thế giới. Sứ mạng của BPSOS tiến triển theo nhu cầu của đồng hương nhằm giúp cộng đồng đối phó với hậu quả của cuộc cải tổ trợ cấp và di dân, qua các chương trình từ nhập tịch đến phát triển kinh tế, từ sức khỏe đến dịch vụ cho người cao niên."
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc BPSOS trong phần trình bày và chia sẻ những trọng trách mà BPSOS đã và đang thực hiện ông nói:
"Nhìn lại quá trình 30 năm hoạt động của BPSOS, đây cũng là dịp để chúng tôi bày tỏ lòng tri ân đối với biết bao ân nhân, thân hữu, bạn đồng hành trong suốt 30 năm qua thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ của đồng bào đối với đồng bào, của con người đối với con người. Nhưng quan trọng hơn, đây là ngày để chúng ta nối lại sợi dây tình thân giữa những người cộng tác, không những như là vai trò của những ân nhân mà đồng thời, chúng tôi muốn nối lại sợi dây tình cảm của biết bao nhiêu nạn nhân ngày xưa, những ngưoi tỵ nạn cùng với chúng tôi đứng lên đấu tranh cho quyền tự do nhân phẩm và công lý cho chính chúng ta.
Bước vào thập niên thứ 4 mở ra hai sứ mạng rất lớn cho chúng ta. Thứ nhất là vấn đề sinh tồn của dân tộc. Đất nước Việt nam đang đứng trước hiểm họa bị thôn tính, bị mất chủ quyền đất và biển, và người dân Việt Nam đang đứng trước nguy cơ trở thành nô lệ ngay trên đất nước mình. Thử thách thứ hai là cộng đồng của chúng ta đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt dần đi sức lực của mình khi tre chóng tàn mà măng chưa kịp mọc. Như thế cộng đồng của chúng ta không thể trường tồn, không thể đóng góp cho đất nước này, không thể đáp ứng được nhu cầu của đồng hương, và cũng không thể làm điểm tựa cho đất nước Việt Nam trong tương lai.
Trước hai thử thách của lịch sử, BPSOS đề ra hai mục đích dài hạn: Thứ nhất, xây dựng và phát triển cộng đồng của chúng ta để tạo được lực và thế bằng cách hỗ trợ và khuyến khích cho thật nhiều tổ chức phát triển và hình thành và tiến lên quy củ và quy mô hoạt động. Thứ hai là khuyến khích thêm nhiều người Việt nữa bước vào chính trường Hoa Kỳ.
Đối với Việt nam, chúng tôi cố gắng và đã bắt đầu thực hiện chương trình để giúp ngừoi dân trong nước hội nhập vào nền dân chủ ở ngoài Việt Nam, để làm sao cho người dân trong nước hiểu thế nào là hoạt động dân chủ để thay đổi Việt Nam từ bên trong. Mục đích quan trọng hơn hết là đào tạo lớp trẻ vững chãi, trưởng thành, tự tin, có tài năng, bản lãnh và đạo đức để chuẩn bị tiếp nối công việc của chúng ta ngày hôm nay.