Cụ thể là TQ mua chuộc Thượng nghị sĩ Úc Sam Dastyari, người bị báo chí Úc khui ra chuyện ông có những hóa đơn chi trả bởi một số công ty TQ tại Úc, và rồi Dastyari tuyên bố rằng Biển Đông là chuyện của TQ, rằng nước Úc chớ bàn chuyện Biển Đông làm chi.
Các báo The Australian và nhiều thông tấn đã moi ra chuyện này.
Và may mắn, Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull một ngày trước hô nghị G-20 đã công khai chỉ trích lập trường của TNS Sam Dastyari về Biển Đông, rằng lời bình của Dastyari là "để đổi lấy tiền mặt," và tại Hàng Châu, Thủ Tướng Turnbull nói rằng:
"Tôi có mặt ở TQ hôm nay để bênh vực quyền lợi Úc Châu. Tại quê nhà Úc châu, lãnh tụ đối lập Bill Shorten đang bênh vực quyền của Sam Dastyari về chuyện cầm tiền mặt từ 1 công ty liên hệ chính phủ nước khác và rồi bày tỏ quan điểm làm suy yếu chính phủ Úc Châu."
Việt Nam và Philippines đều đang có tranh chấp với TQ về Biển Đông.
Hãy nhìn sau lưng TNS Úc Sam Dastyari xem, có thể đang lấp ló một bóng hồng Thượng Hải? Dù có hay không, hãy tin rằng không chỉ một con nhạn Sam Dastyari này, vì loài chim này thường bay theo đàn.
Trong khi đó, TT Nga Putin chính thức bênh vực Bắc Kinh.
Bản tin BBC cho biết rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague trong vụ kiện biển đảo của Philippines.
Phát biểu tại cuộc họp báo 5/9 sau khi hội nghị G20 kết thúc ở Trung Quốc, ông Putin cũng nói can thiệp của các nước ngoài khu vực Biển Đông chỉ làm hại tình hình.
"Việc này không có lợi," ông Putin tuyên bố.
Ông nói Nga ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong vụ kiện của Philippines mà Trung Quốc từ chối tham gia.
"Chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của tòa."
Thế cho nên, Obama laạ vất vả thuyết phục.
Bản tin VOA kể rằng Tổng thống Barack Obama đang cố gắng trấn an các quốc gia ở Đông Nam Á rằng Mỹ quyết tâm theo đuổi chính sách tái cân bằng của mình về khu vực này trong chuyến thăm lịch sử của ông đến thủ đô Vientiane của Lào trong tuần này.
Việc ông Obama đến Lào hôm Thứ Hai 5/9, sẽ đánh dấu lần đầu tiên một tổng thống Mỹ đương nhiệm đến thăm đất nước này.
Ông sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và hội nghị thượng đỉnh Đông Á, nơi ông sẽ tìm cách tăng cường hơn nữa các mối quan hệ và gia tăng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Giới chức Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Obama sẽ tìm cách thăng tiến mối quan hệ Hoa Kỳ - Lào trong bối cảnh có sự chú trọng nhiều hơn đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và mục tiêu của Mỹ là làm đối trọng trước vai trò và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Nhà lãnh đạo của Mỹ sẽ gặp Chủ tịch nước của Lào, Bounnhang Vorachit, tại phủ chủ tịch vào ngày thứ Ba, 6/9. Đảng Cộng sản Lào đã bầu nhà lãnh đạo mới vào đầu năm nay.
Lào, nước vẫn bị chỉ trích về thành tích nhân quyền, hiện đang giữ chức chủ tịch khối ASEAN.
Giới chức Tòa Bạch Ốc cho biết cuộc hội kiến song phương tiếp tục chính sách của chính quyền Obama là chủ động tiếp xúc với những nước mà Mỹ có quan hệ kém thuận lợi.
Sau đó, ông Obama sẽ có bài diễn văn về chính sách Châu Á của mình và tác động của nó trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận tình hình Biển Đông: Philppines "hết sức quan ngại" trước số lượng quá lớn của tàu Trung Quốc ở Biển Đông, gần bãi cạn Scarborough nơi có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Philippines yêu cầu đại sứ Trung Quốc tại Manila giải thích.
Theo hãng tin Reuters, trước mắt đại diện ngoại giao của Trung Quốc tại thủ đô Philippines chưa lên tiếng về vụ này. Ngày 04/09/2016 bộ trưởng Quốc Phòng Delfine Lorenzana cho biết trước đó một hôm, máy bay tuần tra Philippines đã bay ngang qua vùng biển có tranh chấp và phát hiện "4 tàu tuần duyên và 6 chiếc khác và cả những xà lan quanh bãi cạn Scarborough Shoal (…) sự hiện diện đó gây lo ngại sâu sắc " cho phía Manila.
Cũng trong tin nhắn gửi đến báo giới, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines lưu ý: vào đầu năm 2016, Bắc Kinh đã đưa tàu nạo vét đến khu vực bãi cạn Scarborough nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy phía Trung Quốc bắt đầu công việc bồi đắp đảo. Dù vậy, vẫn theo bộ trưởng Lorenzana, Manila chưa biết rõ những ý đồ của Bắc Kinh và trong trường hợp Trung Quốc chuẩn bị cải tạo bồi đắp đảo trong khu vực thì đây sẽ là một mối đe dọa đối với " an ninh " của Philippines.
Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham là trọng tâm tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và Philippines kể từ năm 2012 khi Bắc Kinh cấm tàu cá Philippines vào đánh bắt.
RFI ghi thêm:
"Trong phán quyết ngày 12/07/2016, Tòa Án Trọng Tài La Haye đã xác định không một quốc gia nào có quyền chủ quyền trên các hoạt động chung quanh Scarborough, địa điểm đánh bắt thủy sản truyền thống của ngư dân Philippines, Trung Quốc và cả Việt Nam. Đến nay, Bắc Kinh vẫn tuyên bố không công nhận tính chính đáng của phán quyết nói trên."
Tình hình trên xảy ra trong lúc ASEAN lạnh cẳng.
Bản tin khác của RFI nói rằng theo nguồn tin ASEAN, ngày hôm 4/09/2016, cho Kyodo biết là thông cáo của chủ tịch ASEAN sau hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong tuần này, sẽ không đề cập đến các phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, liên quan đến hồ sơ Biển Đông.
Hôm Thứ Hai, tại Vientiane, thủ đô Lào, ASEAN bắt đầu một tuần lễ hoạt động ngoại giao, với đỉnh điểm là thượng đỉnh lần thứ 28 và 29 của khối này, thượng đỉnh Đông Á và các cuộc họp ASEAN với các đối tác. Cũng nhân dịp này, ASEAN và Trung Quốc sẽ kỷ niệm 25 năm đối thoại song phương.
Theo dự thảo tuyên bố do Lào, hiện là chủ tịch luân phiên ASEAN soạn ra và Kyodo có được, thì lãnh đạo 10 ASEAN sẽ không đề cập đến các phán quyết ngày 12/07 của Tòa Trọng Tài Thường Trực, trong hồ sơ Biển Đông, bất lợi cho Trung Quốc. Cũng giống như các văn kiện trước đây, ASEAN chỉ dừng lại ở mức nhắc lại các quan ngại về những diễn tiến gần đây tại Biển Đông mà không nêu đích danh Trung Quốc.
RFI viêt:
"Cụ thể, trong dự thảo tuyên bố, ASEAN «bày tỏ hết sức quan ngại về những diễn tiến gần đây và ghi nhận những quan ngại của một số lãnh đạo các nước về các hành động cải tạo và leo thang các hoạt động tại khu vực»...."
Nghĩa là, bóng đen TQ bao phủ trên các văn bản ASEAN...
- Từ khóa :
- Biển Đông
- ,
- Bắc Kinh
- ,
- Nga
- ,
- Vladimir Putin
- ,
- Trung Quốc
- ,
- Philippines
- ,
- Hà Nội
- ,
- Barack Obama
Gửi ý kiến của bạn