Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Cao-bồi miền Tây

07/05/201616:33:00(Xem: 14567)
blank

Khi nghĩ về nước Mỹ, hầu hết mọi người đều liên tưởng đến hình ảnh chàng cao-bồi. Nhớ những bức tranh hoạt hình về chàng Lucky Luke của tuổi thơ. Lúc-Ky Lúc-Ke mặc áo vàng, đội mũ trắng rộng vành, cái môi chu ra luôn phì phèo điếu thuốc vấn, bắn súng nhanh hơn cả cái bóng của mình, luôn đơn độc lang thang trên cánh đồng hoang mạc cùng con ngựa Jolly Jumper để bảo vệ cho công lý và lẽ phải. Hình ảnh lãng tử cuối mỗi tập truyện là chàng cưỡi ngựa đi về phía cuối chân trời và hát bài "Tôi là gã cao bồi nghèo đơn độc, rong ruổi trên đường xa nhà, thật xa...” 

 

I'm a poor lonesome cow-boy

And a long far away from home…

 

Lại nhớ đến những bao thuốc lá Malboro có hình chàng cowboy điển trai, khuôn mặt góc cạnh đàn ông, cũng trong chiếc mũ rộng vành, nghiêng đầu ghé môi châm điếu thuốc đầu lọc bằng chiếc bật lửa zippo. Chàng cao-bồi và con ngựa mustang luôn mang một nét đẹp hoang dại, ngang tàng, hào hùng, đơn độc và mạnh mẽ của tuổi trẻ.

Hình ảnh cowboy đẹp là vậy, dù lan man trong các phim về miền viễn Tây là pha trộn những cái tốt, cái xấu và cái ác (The Good, the Bad and the Ugly) đặc thù. Thực chất hình ảnh chàng cao-bồi là gì? Hãy tìm về cội nguồn của chàng từ thế kỷ 16, những năm tháng thuộc địa ở Mễ tây Cơ. Ở đó người ta gọi chàng là Vaquero, nghĩa là bò từ chữ vaca theo tiếng Tây Ban Nha. Khi người Tây Ban Nha đến Mễ Tây Cơ, họ mang theo những con ngựa, những thảo nguyên mênh mông ở Nam Mỹ là miền đất lý tưởng cho những vó ngựa và đàn bò thả rong gặm cỏ. Ở đó họ mở rộng những trang trại nuôi bò, lan dần lên tới Texas, Arizona và New Mexico, cũng như xuống tận Argentina. Những đàn bò hàng ngàn con cần đến những chàng trai cưỡi ngựa chăn dắt, vây tròn gọi là round-up bằng dùng dây thừng có thắt vòng lasso để quăng lọt vào cổ hoặc trói chân những con bò. Họ dùng thanh sắt nung nóng mang dấu hiệu của trang trại để đóng lên bò con. Việc gom lại một đàn bò hoặc thú nuôi lớn hoang dã cần những tay chăn bò khỏe mạnh, nhanh nhẹn và thiện nghệ trên lưng ngựa. Họ là chủ nhân giữa đất trời bao la trên những cánh đồng không cây cỏ bạt ngàn, của những vực núi đá cheo leo, của những miền đất đầy gai xương rồng, chăn dắt hàng ngàn trâu bò qua hàng ngàn dặm đường hoang vu, những thác lũ cuộn sóng, luôn thường xuyên đối phó với hiểm nguy từ thú dữ rắn rít đến những mũi tên của người da đỏ, của những tên cướp sống ngoài vòng pháp luật. Họ phải đơn thương độc mã dưới đất trời bao la khi bão tố phủ vây, sấm sét ngang đầu, khi chung quanh không có một túp lều trú ẩn, ngủ hàng đêm trên sõi đá dưới sao trời, lầm lũi vó ngựa trong tuyết ngập đến gối, ăn uống nhọc nhằn từ những lon đậu trong hộp thiếc và miếng bánh mì khô khốc, cô liêu bầu bạn chỉ với chiếc kèn Harmonica​ lạc lõng theo gió thảo nguyên mênh mông...

Họ mang những đôi giày ủng da cao cổ có đinh thúc ngựa, mũi giày nhọn bọc sắt để lọt gọn vào bàn đạp bên hông ngựa; tay mang đôi găng da sờn mòn vì cầm cương, chiếc quần vải bố bền bỉ có phủ thêm tấm da che chân để bảo vệ những khi băng qua các bụi gai rậm, đầy xương rồng; chiếc mũ cao rộng vành để che nắng, chiếc mũ bằng da mềm có thể dùng làm gàu múc nước suối, dùng làm gối khi ngủ qua đêm trên cánh đồng hoang; chiếc khăn bandana như khăn tay bằng vải cột ngang cổ để che miệng và mũi trên cánh đồng đầy bụi bặm, cũng như làm ấm cổ trong mùa đông rét mướt. Khoát chiếc áo vest có nhiều túi để đựng gói thuốc lá nặng mùi và những tờ giấy quấn. Chiếc áo sơ mi không cổ để dễ dàng ngoái đầu trông đàn chăn và đặc trưng là chiếc áo choàng dài phủ xuống tận gót để như tấm chăn che ấm những mùa đông hay cơn mưa tầm tả. Đó là hình ảnh của một chàng cao-bồi miền Tây còn giữ đến ngày hôm nay. Họ luôn gắn bó với yên ngựa và chỉ xuống ngựa khi khiêu vũ những bước nhảy 2 steps với các cô gái xinh đẹp sau khi thắng cuộc thi rodeo, một cuộc thi thố hào hứng trổ tài cưởi ngựa quăng dây thừng, ngồi lâu trên lưng bò hoang dã hung hăng tung chân đá, lao xuống ôm sừng các con bò con...Tuổi trung bình của các chàng cao-bồi là 24. Họ gầy nhưng bền bỉ khỏe mạnh, được trả lương thấp và làm việc cực nhọc, mình luôn hôi mùi ngựa. Tài sản của họ chỉ là cái yên ngựa. Lắm khi chỉ được trả công bằng những con bò con và họ sẽ nuôi chúng lớn lên để bán kiếm lời.      

 

Khi con đường sắt xuyên về miền Tây và nhu cầu thịt bò tăng cao sau cuộc nội chiến đã thu hút hàng ngàn cuộc mua bán bò ngựa từ miền Nam lên miền Bắc và nhất là miền Đông. Những con bò giá 4 đô ở Texas được mua đến 40 đô ở Illinois. Sau chiến tranh thì con số bò thả rông và lớn nhanh do không người, ruộng vườn bõ hoang, cỏ dại ngập tràn. Những cựu chiến binh của cuộc nội chiến trở về không nghề nghiệp và tài sản, những người da đen được trả tự do lang thang không tìm được việc, những di dân mới đến từ xa xôi và cả người da đỏ. Họ đều trở thành cao-bồi chính hiệu. Lợi nhuận mua bán bò ngày càng cao theo những con đường dẫn bò lên phía bắc và về miền đông đã hình thành những con đường mòn như Chilsom Trail, Loving Trail nổi tiếng (mà ngày nay trở thành những đại lộ, địa danh lịch sử) Những con đường dẫn dắt cả ngàn con bò dài đến ngàn dặm từ Texas lên Trạm xe lửa ở Dodge City hay Abilene, Kansas. Mất hàng tháng trời để đến nơi, trung bình họ đi 15 dặm một ngày trong gió bụi…

 

Do đời sống gắn bó với thiên nhiên nên họ rất tốt bụng, dù ít học nhưng trọng nghĩa khí anh hùng, tôn trọng lẽ phải và công lý. Cái công lý đôi khi được giải quyết nhanh gọn bằng những tay súng bắn nhanh. Tuy vậy khi rời yên ngựa nghỉ chân các saloon, bar rượu thì đồng tiền họ làm được lại bị ma lực của men say và hương phấn phụ nữ dẫn dắt. Có không ít các vụ ẫu đả và đấu súng diễn ra, có không ít những lần luật pháp phải can thiệp và luôn gặp khó khăn khi chính những chàng cao-bồi để tự vệ lại luôn mang sẳn cây súng bên mình. Và những người hùng cảnh sát marshal thời ấy như Wyatt Earp và tay cướp Billy the Kid ra đời. Đáng kể nhất là Jesse James cướp nhà băng, xe chở hàng và ngay cả cướp đoàn tàu lửa khét tiếng lúc bấy giờ. 

Ngày nay hình ảnh cao-bồi bao gồm nhiều nghĩa tốt lẫn xấu. Nó mâu thuẫn như chính bản thân con người đơn độc, luôn phải đối phó với nghịch cảnh và tự lập để tồn sinh. Người ta yêu thích khoác lên mình trang phục cao-bồi với cái nịt có khóa to bảng, với đôi giàu ủng cao cổ bằng da mũi nhọn, với chiếc quần Jean sờn gối. Dù họ chưa bao giờ là cao-bồi, dù họ là dân thị thành chính hiệu. Những cô gái miệt quê cowgirl nhưng hấp dẫn quyến rũ với chiếc quần jean bó sát đùi, cái eo thon nhỏ trong chiếc áo chẻn ca-rô và chiếc mũ cao-bồi ngạo nghễ. Họ yêu đến chết bỏ cái gốc gác quê mùa của mình, dù đi tha phương nhưng không bao giờ đánh mất quê hương trong trái tim họ: “you can't take the country out of the girl!”Dòng nhạc đồng quê luôn lấn lướt các giai điệu rock trẻ trung náo nhiệt và giọng nói mang âm hưởng quê mùa miền Nam vẫn tự hào nơi phương Bắc. Tuy vậy 2 chữ cao-bồi cũng hàm ý chê bai cho những kẻ liều mạng, bạo lực, chè chén và bài bạc. Tạp chí Time đã có lần gọi chính sách của cựu tổng thống Bush là “cowboy diplomacy”. Châu Âu đã gọi Bush là “cowboy”. Miền Đông cũng gọi những tay lái xe bạt mạng là thế! Dù thích hay không thì đã có đến 4 vị tổng thống của nước Mỹ từng là cao-bồi thực thụ: Theodore Roosevelt, Calvin Coolidge, Lyndon Johnson và Ronald Reagan.

 

Riêng người viết mãi yêu thích một hình ảnh cao-bồi trầm tư, ít nói, gai góc và cáu cạnh. Dù có tí dơ bẩn bụi bặm như Clint Eastwood. Thỉnh thoảng chàng nhổ toẹt nước miếng tỉnh bơ, nhổ như bà già quê mình nhai trầu nhổ bả. Điếu thuốc lá vấn nó là vậy. Cứ cay cay trên môi. Cứ say say khi nhớ lại hình ảnh ngày xưa chơi cao-bồi bắn da đỏ “Bang Bang.” Lại nhớ chàng Lucky Luke dí dỏm, đơn độc mà tự do, hào hiệp mà trọng lẽ phải. Ngồi phì phèo điếu thuốc lá bên cạnh các tù trưởng da đỏ cũng mịt mù ​khói thuốc như ​ống vố thuốc lào. ​Hình ảnh chàng cao-bồi miền Tây như cái đẹp hoang sơ mà mãnh liệt, sẽ sống mãi theo thời gian. ​Chỉ tiếc chàng cao-bồi Malboro là chết hẳn, ​chết theo các ​trang quảng cáo và ​những bao ​thuốc lá, ​ ​một thời ngây ngất say​.       

 

Sean Bảo
  
   

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.