Hôm nay,  

Kinh Tế Sử Của Trung Quốc

08/04/201600:00:00(Xem: 6887)

Lẽ cường nhược của các Đấng Con Trời

Trước hai mối nguy xuất phát từ Trung Quốc ngày nay – là nền kinh tế trôi vào chu kỳ suy trầm bên trong với hậu quả lan rộng ra ngoài, và bộ máy quân sự ngang ngược đang uy hiếp các lân bang – người khó dự đoán được chuyện cát hung của tương lai. Nhưng nếu nhìn lại lịch sử, thật xa, có lẽ ta thấy ra chuyện sau cũng là chuyện xưa. Vì vậy mới có bài khá dài sau đây, thuộc loại kinh tế sử, khi lịch sử và kinh tế nhồi làm một…

Xin bắt đầu từ Thế kỷ 16, từ đời Minh, thì mới thấy ra một chân trời mở rộng đến Thế kỷ 21 là chuyện của kỳ sau….

Thị Trường và Chính Trường đời Minh

Vì lý do kinh tế lẫn quân sự, mà hai vấn đề nhồi làm một, nhà Minh lại ra lệnh “hải cấm” và dứt thời thám hiểm sau bảy chuyến hải hành của Tam bảo Thái giám, là Đô đốc Trịnh Hòa gốc Hồi Giáo. Bảy chuyến hải hành đó (1405-1433) mở ra cơ hội cho Trung Quốc thành đại cường hải dương, trước khi các nước Âu Châu có những nhà thám hiểm giong buồm theo Cristopher Columbus chinh phục thế giới kể từ 1492 trở đi.

Lý do kinh tế là vì công khố cạn kiệt, nói theo đời nay là vì bội chi ngân sách, chi nhiều hơn thu. Lý do quân sự là vì triều Minh bị quân Mông Cổ đe dọa từ phương Bắc. Tại phương Nam, hai lý do ấy nhồi làm một là vì sự hao tốn của 10 năm xâm lăng Đại Việt lại gặp 10 năm kháng chiến của Lê Lợi. Vị chi là 20 năm xuất huyết (1407-1427). Chuyện này thì xin đọc sử Ta!

Lý do thứ ba ít ai nói ra là mỗi khi tình hình khó khăn, triều đình lại quỳ dưới chân Khổng Tử.

Nho thần đời Minh dẫn lời Thánh hiền mà xin Thiên tử ra lệnh cấm phát triển ngoại thương. “Cha mẹ còn sống mà cứ đi xa là bất hiếu!” Vả lại, “quân tử viết danh, tiểu nhân viết lợi”, buôn bán kiếm lời là trái đạo Thánh hiền. Vì vậy mới bị hải tặc gọi là “Nụy khấu”, giặc lùn, của Nhật đánh phá cướp bóc suốt vùng duyên hải Đông Nam.

Cơ hội cho Từ Hải thành danh trên vùng Việt Đông của Trung Quốc và trong văn học của Việt Nam!

Thật ra lệnh “hải cấm”, cấm giao thương và đóng tầu ba cột buồm để ra biển khơi, không được chấp hành trong thực tế, có khi bị bãi bỏ rồi tái tục, trước sau ba lần dưới các đời Minh Thanh. Và việc buôn bán với nước ngoài vẫn tiếp tục, khi nhiều khi ít và mạnh nhất là vào cuối thế kỷ 16, khi Trung Quốc bán tơ lụa và đồ sứ cho Âu Châu đem về các thỏi bạc làm giàu cho kinh tế.

Trong nguồn xuất cảng bạc ấy, Anh quốc có một thuộc địa giàu có là đất Hoa Kỳ ngày nay!

Nói gọn lại, các sử gia Trung Quốc đời nay hiểu rằng có lúc thỏi bạc đã làm nên sức mạnh cho công khố đời Minh từ năm 1581, với chế độ cải cách thuế khóa và “bạc bản vị”, dùng bạc làm nền tảng định giá đồng tiền thống nhất dưới vòm trời của Thiên tử.

Cho nên “kinh tế thị trường” như ta gọi đời nay, nhưng trên phạm vi quốc tế, đã xuất hiện khá sớm tại Trung Quốc, từ hơn 400 năm trước.

Rồi gặp trở ngại khi lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi thống nhất Nhật Bản năm 1592 (100 năm sau Columbus), tấn công Cao Ly trên bán đảo Triều Tiên khiến nhà Minh phải tham chiến. Sau đó, khi triều đại của Mạc phủ Tokugawa (1603-1867) ngả theo khuynh hướng tự cô lập nên cũng ra lệnh “hải cấm”, là cấm ngoại thương kể từ năm 1653, Trung Quốc mất nguồn nhập bạc từ Nhật thì chỉ còn nơi cung cấp là Âu Châu.

Các nước Âu Châu mở thương điếm tại Đông Nam Á (Macao, Manil, và Battavia tức là Jakarta đời nay) để bán vàng Mỹ mua hàng Tầu về nước. Hình như là các biến cố ấy có vẻ hiện đại, cũng Tầu, Nhật, Âu, Mỹ xoay vần chuyện mua bán, với thương điếm và trạm hải quân!

Nhưng nhà Minh sụp đổ vì cuộc khởi nghĩa của dân chúng và vài năm sau thì tộc Mãn Thanh đại thắng, mở ra triều Đại Thanh (1644-1911).

Chiến Tranh Tiêu Thổ Đời Thanh

Từ Mãn Châu đi xuống thì dù chiếm được Bắc Kinh vào năm 1644, nhà Thanh chưa kiểm soát được cả lãnh thổ và phải bình định miền Nam và đảo Đài Loan, nơi mà các lực lượng trung thành với nhà Minh vẫn hoạt động nhờ Trịnh Thành Công mà họ gọi là Quốc tính gia.

Nhằm tiêu diệt phong trào “phản Thanh phục Minh”, triều Thanh áp dụng chánh sách “tiêu thổ” trên toàn vùng Đông Nam, xua dân và cấm bán để tuyệt đường kinh tài của các tổ chức kháng Thanh. Chánh sách đó làm kinh tế Trung Quốc sa sút – hết bạc Mỹ - và chỉ chấm dứt năm 1683 sau khi tàn dư của nhà Minh đã tiêu vong.

Khi giải trí với truyện võ hiệp Kim Dung, ta ít chú ý đến phí tổn kinh tế cho nhà Thanh qua 40 năm “bình định”! Kinh tế thị trường bị phong tỏa và hải chiến có xảy ra trên eo biển Đài Loan, với kích thước thu hẹp và trình độ kỹ thuật còn thấp kém.

Sau đó là gần trăm năm làm ăn buôn bán, với hải cảng Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông được nhà Đại Thanh quyết định từ năm 1757 là trung tâm ngoại thương duy nhất của Trung Quốc. Cho nên nếu cần tìm hiểu kinh tế chính trị học Trung Quốc trong giai đoạn 1683-1757 thì ta phải lật ra cuốn sử.

Khốn nỗi, lịch sử Trung Quốc cũng là lịch sử nội loạn!

Từ vùng Tây Nam, phong trào Bạch Liên giáo tái sinh (vì thành hình từ thời Nguyên-Minh) và phát triển mạnh trong các năm 1796-1804 khiến Thanh triều vất vả, binh đội xớn xác và tài nguyên cạn kiệt vì nhu cầu bình định. Lại chiến tranh tiêu thổ.


Kinh tế Đại Thanh trôi vào suy thoái và… mắc nghiện.

Đại Thanh Suy Tàn - Âu Châu Xuất Hiện

Môn kinh tế sử chỉ ra một hiện tượng là trong mối giao thương Âu-Hoa, giữa các nước Âu Châu với Trung Quốc thì Thanh triều được xuất siêu là xuất nhiều hơn nhập nhờ bán trà, tơ lụa và đồ sứ cho Âu Châu mà chẳng nhập cảng gì nhiều vì kinh tế tương đối tự túc với tài nguyên nội địa. Nhờ vậy mà Trung Quốc có thêm bạc.

Đứng đầu Âu Châu, Đế quốc Anh bèn phát huy sáng kiến ngoại thương lạ là bán cho Tầu thuốc phiện trồng tại Ấn Độ và vài nước Đông Nam Á.

Nhìn trên bản kế toán quốc gia, Thanh Triều dưới thời Hoàng đế Đạo Quang thấy lỗ vì mất bạc ròng và đem về độc dược. Nhằm khỏi bị lỗ nhà Thanh ra lệnh cấm mua bán thuốc phiện và đụng vào quyền lợi của Anh. Khâm sai Đại thần Lâm Tắc Từ nổi tiếng trong việc thi hành quyết định ấy với việc đốt kho thuốc phiện của mũi nhọn ngoại thương Công ty Đông Ấn của Đế quốc Anh.

Vì chuyện kho thuốc phiện bị đốt và nhân danh quyền tự do mậu dịch – khái niệm tuyệt vời - Anh quốc mở ra cuộc Chiến tranh Nha phiến trong các năm 1839-1842. Xung đột chỉ chấm dứt với Hiệp ước Nam Kinh 1842: nhà Thanh phải mở Thượng Hải và nhiều nơi khác thành vùng tô giới và nhường cảng Hong Kong cho Đế quốc Anh thành lập một thuộc địa.

Nhưng chuyện nào có vậy! Đã bị ngoại thương – định nghĩa khác là bị thương tật bên ngoài – nhà Đại Thanh lại còn bị nội thương.

Lần này cũng như Bạch Liên giáo nửa thế kẻ trước, phong trào phản kháng lại nhuốm mùi tôn giáo. Nhưng khác xưa là theo tư tưởng Phật giáo, lần này phong trào Thái Bình Thiên Quốc lại có màu sắc Công giáo vì lãnh đạo phong trào là “Thiên vương” Hồng Tú Toàn tự xưng là tiểu đệ của Chúa Ky Tô. Thiên vương huy động bá tánh đánh Thiên tử.

Phong trào lan rộng tại các tỉnh miền Trung và miền Nam Trung Quốc, tàn phá các trung tâm thương mại trù phú như Tô Châu và Hàng Châu làm Đại Thanh lại mất sức, phải huy động ngoại viện để dẹp nội loạn suốt 15 năm, từ 1850 đến 1864. Phản ứng khi ấy là phải tìm lực tự chủ và cải cách kinh tế, chấn chỉnh tài chánh để canh tân xứ sở bằng kỹ thuật mới.

Kết quả là Trung Quốc có 35 năm chớm bước vào thời kỹ nghệ, với một số công trình quân sự phôi thai, trong các năm 1861-1895. Nhưng nội ngoại thương gì cũng đều tan tành vì Nhật Bản đã canh tân trước và mở ra cuộc chiến Hoa-Nhật (1894-1895).

Hải đội Mãn Thanh tan tành manh giáp.

Tam Phân Quốc-Cộng-Nhật

Nhưng chao ôi là hiện đại, đảo Đài Loan do Trịnh Thành Công chiếm lấy năm 1662 và thời Khang Hy mới thu hồi năm 1683 nhờ công lao của Đô đốc Thi Lang lại lọt vào tay Nhật Bản. Tức là sau khi mất Hong Kong vào tay Đế quốc Anh năm 1842, Trung Quốc mất Đài Loan vào tay Đế quốc Nhật năm 1895.

Đâm ra hai khu vực kinh tế tài chánh trù phú ấy có lịch sử liên quan đến kinh tế từ Thế kỷ 19!

Sau đấy là sự tiêu vong của nhà Đại Thanh vào năm 1911, nền cộng hòa non yếu ra rời cùng Trung Hoa Dân Quốc dưới sự lãnh đạo của Trung Hoa Quốc Dân Đảng từ năm 1912. Khốn nỗi, nội chiến và khởi nghĩa không chỉ gây tai họa kinh tế làm nước Tầu suy sụp mà còn khiến Chính quyền Dân Quốc không thể tập trung quyền lực. Trung Quốc thực tế tan rã thành nhiều mảnh thuộc về các sứ quân hay lãnh chúa.

Lãnh đạo thời nay tại Bắc Kinh không thể không nhớ đến các bài học hợp tan như vậy.

Mười năm sau thì sự bạc nhược ngoại giao của Dân Quốc khi Thế chiến I kết thúc vì chủ quyền của tỉnh Sơn Đông từ tay Nhật lại được trao cho Đức mới gây phản ứng giận dữ của trí thức qua cuộc “Vận động Ngũ Tứ” (ngày bốn Tháng Năm 1919). Hậu quả bất lường của trí thức trong hành động quần chúng là Đảng Cộng sản Trung Hoa ra đời năm 1921, do Liên bang Xô viết chỉ đạo dưới nhãn Quốc tế Cộng sản (Đệ tam Quốc tế, được Moscow thành lập vào Tháng Ba 1919).

Khi ấy, Liên Xô đã yểm trợ cả Cộng Sản Đảng lẫn Quốc Dân Đảng để tiễu trừ các lãnh chúa hầu gồm thâu thiên hạ về một mối, dưới lá.

Nhưng thế liên hiệp Quốc-Cộng ấy chỉ được có sáu năm, nội chiến Quốc-Cộng bùng nổ năm 1927, kéo dài chục năm (1927-1937) rồi chấm dứt năm 1937. Từ bán đảo Triều Tiên được chiếm đóng từ năm 1910, Nhật Bản tràn vào lãnh thổ Trung Hoa. Chiến tranh Hoa-Nhật tái phát với Quốc Dân Đảng bị tổn thất nặng vì nỗ lực chống Nhật, rồi bị Cộng Sàn Đảng tấn công sau khi Nhật đầu hàng năm 1945. Sau bốn năm kinh hoàng về kinh tế và quân sự, nội chiến Quốc-Cộng chấm dứt khi Mao Trạch Đông chiếm được Hoa lục và Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ra đời năm 1949.

Còn lãnh đạo Quốc Dân Đảng là Tưởng Giới Thạch thì dạt qua Đài Loan để giữ lại danh hiệu Trung Hoa Dân Quốc, vẫn cố phát triển kinh tế thị trường trên một địa bàn thu hẹp…. Họ tìm sức mạnh ở cái đầu, là trí tuệ, và nửa thế kỷ sau thì có thêm sức mạnh khác là thể chế dân chủ.

---

Vì số trang số chữ có hạn, kỳ sau ta tiếp tục tìm hiểu về kinh tế chính trị học Trung Quốc qua lịch sử cận đại và nói đến hiện tượng hóa dại của Mao Trạch Đông khi muốn công nghiệp hóa…

Ý kiến bạn đọc
08/04/201612:30:15
Khách
Tác giả trình bầy như vậy thì độc giả cũng chịu thôi vì không biết tài liệu ở đâu ra mà đối chiếu với những điều đề cập trong bài viết. Dù sao đi nữa cũng phải phục tác giả có một trí nhớ phi thường.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.