Ai là người của thế kỷ" Chọn người của năm đã khó, chọn người của thế kỷ càng khó hơn vì có quá nhiều nhân vật tài danh xứng đáng để chọn. Nhưng tôi nghĩ chọn người của thế kỷ tuy khó mà dễ, bởi vì thời gian dài cho phép chúng ta ghi nhận chính xác hơn sự nghiệp một đời của họ, không giống như những bông hoa sớm nở tối tàn của danh vị ngắn ngủi “Người của năm”.
Sự lựa chọn nhân vật tiêu biểu thật ra là tùy ở khuynh hướng và sở thích riêng của mỗi người, bởi vậy nếu làm một cuộc thăm dò, bản danh sách các nhân vật được đề nghị sẽ dài vô kể, có đến hàng trăm ngàn người. Tôi muốn đưa ra một vài nguyên tắc thô thiển. Trước hết Người của Thế kỷ không nhất thiết là người nổi danh nhất, mà phải là người tạo ảnh hưởng nhiều nhất đến một số lớn các dân tộc và thời cuộc thế giới. Nhưng ảnh hưởng đó phải nặng về mặt tích cực hơn tiêu cực. Nếu không phân biệt như vậy, người gây biến cố lớn nhất trong thế kỷ có thể là Hitler, người đã châm ngòi một cuộc thế chiến khốc liệt làm hàng chục triệu người chết và những hậu quả tàn phá của nó. Tóm lại sự suy nghĩ của tôi là sự nghiệp của người đó phải nhập vào đúng hướng lịch sử nhân loại. Và hướng lịch sử đó là gì nếu không phải là hướng đi trên con đường dài bất tận tìm đến một tương lai phát triển toàn diện cho con người.
Với những suy nghĩ đó, tôi dề nghị “Người của Thế Kỷ” là Đức Giáo Hoàng John Paul II. Nhưng thế kỷ này đã có nhiều vị Giáo Hoàng ở Vatican, tại sao tôi chọn riêng John Paul II" Đúng, Vatican có nhiều vị Giáo Hoàng. Nhưng vào cuối Đệ nhị Thế chiến khi các cường quốc đồng minh chống Trục họp tại Postdam để bàn việc phân chia thế lực thời hậu chiến, Churchill nhắc đến quyền lực của Giáo Hoàng, Stalin hỏi lại một câu: “Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn"” Câu hỏi đầy vẻ thách thức võ biền đó đã gập sự nín lặng của Anh, Mỹ, Pháp và Trung Hoa, mãi cho đến 45 năm sau mới có sự trả lời đầy ý nghĩa. Năm 1989, chỉ vài tuần sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Sô Gorbachev đã vội vã bay qua yết kiến Đức Giáo Hoàng John Paul II trước khi qua Washington hội kiến với Tổng Thống Bush.
John Paul II đã góp phần như thế nào vào sự sụp đổ của khối Cộng sản Sô Viết" Chúng tôi chi xin nhắc lại sự rạn nứt đầu tiên của thành trì cộng sản diễn ra ở Ba Lan khi phong trào Đoàn Kết của Công nhân Ba Lan lớn mạnh, bất chấp sự đàn áp của chế độ Cộng sản, rút cuộc lên nắm chính quyền sau một cuộc bầu cử tự do. Đức Giáo Hoàng John Paul II là người gốc Ba Lan. Chính Ngài đã yểm trợ cho phong trào Đoàn Kết lớn mạnh, chính Ngài đã về thăm quê hương nhiều lần và mỗi lần Ngài đã tạo thêm niềm tin cho dân chúng Ba Lan. Như vậy tôi đã ủng hộ John Paul II chỉ vì Ngài là người chống Cộng chăng"
Tôi không có thành kiến cố chấp. Tôi muốn nhấn mạnh đến những khía cạnh khác vĩ đại hơn trong sự nghiệp của Ngài trong các lãnh vực tâm linh cũng như thế tục. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên không chống lại thuyết tiến hóa của Darwin và còn nói đó là một lý thuyết xứng đáng nghiên cứu cho kỹ. Ngài cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên công khai nhìn nhận những sai lầm của Giáo hội La Mã thế kỷ 16 đã đối xử tàn bạo với các nhà bác học về thiên văn như Giordano Bruno và Galilei Galileo. Về mặt truyền bá đức tin tôn giáo, John Paul II đã công du nhiều nơi, nhiều lần trên khắp thế giới hơn bất cứ một vị Giáo chủ nào khác trong suốt lịch sử Thiên Chúa giáo.
Cho đến những lúc sau cơn bịnh vừa đủ sức đứng lên chống cây gậy, Ngài vẫn ra đi vì sứ mạng thiêng liêng. Ngài đến Cuba thuyết phục lãnh tụ Fidel Castro nhìn nhận Giáng Sinh là một ngày lễ chính thức ở nước Cộng sản này. Và cuối năm 1999, có tin Trung Quốc chuẩn bị bang giao chính thức với Vatican để bỏ Công giáo quốc doanh. Cũng phải ghi thêm năm 1981 Ngài đã bị ám sát hụt trúng thương nặng. Ngài vẫn tiếp tục lên đường ngay sau khi lành bệnh, không chút mệt mỏi. Khi vẫn sống để bước qua ngưỡng cửa thế kỷ 21 mặc dù nhiều lần bệnh nặng tái phát, các bác sĩ của Ngài phải lắc đầu nói đến “một phép lạ”.
John Paul II là “Người của Thế kỷ”, nhưng cũng không nên quên Ngài còn là vị Giáo Hoàng hiếm có của 5 thế kỷ. Kể từ 450 năm qua, Ngài là người đầu tiên gốc ngoại quốc - không phải gốc Ý - đã được phong chức Giáo Chủ ở Vatican. Thế nhưng có thể vẫn còn một sự thắc mắc. Dù John Paul II xứng đáng mang danh hiệu “Người của Thế kỷ 20”, nhưng đây là một ông già 80 tuổi, lưng đã còng vị tuổi tác, chân bước đã kéo lê vì bệnh hoạn, liệu đem hình ảnh một người như vậy phóng vào thế kỷ 21 có ý nghĩa gì không"
Tôi nghĩ đây chính là một điều có ý nghĩa nhất. Hình ảnh một ông già sức đã tàn, nhưng tinh thần vẫn kiên cường, trí tuệ vẫn sáng suốt và ý chí không ai lay chuyển nổi là một sự khích lệ vô biên cho các thế hệ tương lai. Tuổi già không phải là vô dụng, tuổi già không phải là mũ ni che tai để sống vật vờ những ngày tàn của cuộc đời. Đó là lời nhắn nhủ vô cùng quý giá cho thế kỷ tới, khi người ta chờ đợi tuổi thọ trung bình con người sẽ ngoài 120. Bách niên giai lão không phải chỉ là một lời chúc tụng suông mà là một sự thật sẽ đến. Đó cũng là một sự kỳ diệu giống như một phép lạ của khoa học.
Trước những tiến bộ lạ lùng kèm theo những thử thách gay go không thể nào lường trước của thế kỷ 21, tôi nghĩ nhân loại cũng còn cần đến tất cả những sự nhiệm mầu của tâm linh, của đức tin tôn giáo.
Sự lựa chọn nhân vật tiêu biểu thật ra là tùy ở khuynh hướng và sở thích riêng của mỗi người, bởi vậy nếu làm một cuộc thăm dò, bản danh sách các nhân vật được đề nghị sẽ dài vô kể, có đến hàng trăm ngàn người. Tôi muốn đưa ra một vài nguyên tắc thô thiển. Trước hết Người của Thế kỷ không nhất thiết là người nổi danh nhất, mà phải là người tạo ảnh hưởng nhiều nhất đến một số lớn các dân tộc và thời cuộc thế giới. Nhưng ảnh hưởng đó phải nặng về mặt tích cực hơn tiêu cực. Nếu không phân biệt như vậy, người gây biến cố lớn nhất trong thế kỷ có thể là Hitler, người đã châm ngòi một cuộc thế chiến khốc liệt làm hàng chục triệu người chết và những hậu quả tàn phá của nó. Tóm lại sự suy nghĩ của tôi là sự nghiệp của người đó phải nhập vào đúng hướng lịch sử nhân loại. Và hướng lịch sử đó là gì nếu không phải là hướng đi trên con đường dài bất tận tìm đến một tương lai phát triển toàn diện cho con người.
Với những suy nghĩ đó, tôi dề nghị “Người của Thế Kỷ” là Đức Giáo Hoàng John Paul II. Nhưng thế kỷ này đã có nhiều vị Giáo Hoàng ở Vatican, tại sao tôi chọn riêng John Paul II" Đúng, Vatican có nhiều vị Giáo Hoàng. Nhưng vào cuối Đệ nhị Thế chiến khi các cường quốc đồng minh chống Trục họp tại Postdam để bàn việc phân chia thế lực thời hậu chiến, Churchill nhắc đến quyền lực của Giáo Hoàng, Stalin hỏi lại một câu: “Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn"” Câu hỏi đầy vẻ thách thức võ biền đó đã gập sự nín lặng của Anh, Mỹ, Pháp và Trung Hoa, mãi cho đến 45 năm sau mới có sự trả lời đầy ý nghĩa. Năm 1989, chỉ vài tuần sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Sô Gorbachev đã vội vã bay qua yết kiến Đức Giáo Hoàng John Paul II trước khi qua Washington hội kiến với Tổng Thống Bush.
John Paul II đã góp phần như thế nào vào sự sụp đổ của khối Cộng sản Sô Viết" Chúng tôi chi xin nhắc lại sự rạn nứt đầu tiên của thành trì cộng sản diễn ra ở Ba Lan khi phong trào Đoàn Kết của Công nhân Ba Lan lớn mạnh, bất chấp sự đàn áp của chế độ Cộng sản, rút cuộc lên nắm chính quyền sau một cuộc bầu cử tự do. Đức Giáo Hoàng John Paul II là người gốc Ba Lan. Chính Ngài đã yểm trợ cho phong trào Đoàn Kết lớn mạnh, chính Ngài đã về thăm quê hương nhiều lần và mỗi lần Ngài đã tạo thêm niềm tin cho dân chúng Ba Lan. Như vậy tôi đã ủng hộ John Paul II chỉ vì Ngài là người chống Cộng chăng"
Tôi không có thành kiến cố chấp. Tôi muốn nhấn mạnh đến những khía cạnh khác vĩ đại hơn trong sự nghiệp của Ngài trong các lãnh vực tâm linh cũng như thế tục. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên không chống lại thuyết tiến hóa của Darwin và còn nói đó là một lý thuyết xứng đáng nghiên cứu cho kỹ. Ngài cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên công khai nhìn nhận những sai lầm của Giáo hội La Mã thế kỷ 16 đã đối xử tàn bạo với các nhà bác học về thiên văn như Giordano Bruno và Galilei Galileo. Về mặt truyền bá đức tin tôn giáo, John Paul II đã công du nhiều nơi, nhiều lần trên khắp thế giới hơn bất cứ một vị Giáo chủ nào khác trong suốt lịch sử Thiên Chúa giáo.
Cho đến những lúc sau cơn bịnh vừa đủ sức đứng lên chống cây gậy, Ngài vẫn ra đi vì sứ mạng thiêng liêng. Ngài đến Cuba thuyết phục lãnh tụ Fidel Castro nhìn nhận Giáng Sinh là một ngày lễ chính thức ở nước Cộng sản này. Và cuối năm 1999, có tin Trung Quốc chuẩn bị bang giao chính thức với Vatican để bỏ Công giáo quốc doanh. Cũng phải ghi thêm năm 1981 Ngài đã bị ám sát hụt trúng thương nặng. Ngài vẫn tiếp tục lên đường ngay sau khi lành bệnh, không chút mệt mỏi. Khi vẫn sống để bước qua ngưỡng cửa thế kỷ 21 mặc dù nhiều lần bệnh nặng tái phát, các bác sĩ của Ngài phải lắc đầu nói đến “một phép lạ”.
John Paul II là “Người của Thế kỷ”, nhưng cũng không nên quên Ngài còn là vị Giáo Hoàng hiếm có của 5 thế kỷ. Kể từ 450 năm qua, Ngài là người đầu tiên gốc ngoại quốc - không phải gốc Ý - đã được phong chức Giáo Chủ ở Vatican. Thế nhưng có thể vẫn còn một sự thắc mắc. Dù John Paul II xứng đáng mang danh hiệu “Người của Thế kỷ 20”, nhưng đây là một ông già 80 tuổi, lưng đã còng vị tuổi tác, chân bước đã kéo lê vì bệnh hoạn, liệu đem hình ảnh một người như vậy phóng vào thế kỷ 21 có ý nghĩa gì không"
Tôi nghĩ đây chính là một điều có ý nghĩa nhất. Hình ảnh một ông già sức đã tàn, nhưng tinh thần vẫn kiên cường, trí tuệ vẫn sáng suốt và ý chí không ai lay chuyển nổi là một sự khích lệ vô biên cho các thế hệ tương lai. Tuổi già không phải là vô dụng, tuổi già không phải là mũ ni che tai để sống vật vờ những ngày tàn của cuộc đời. Đó là lời nhắn nhủ vô cùng quý giá cho thế kỷ tới, khi người ta chờ đợi tuổi thọ trung bình con người sẽ ngoài 120. Bách niên giai lão không phải chỉ là một lời chúc tụng suông mà là một sự thật sẽ đến. Đó cũng là một sự kỳ diệu giống như một phép lạ của khoa học.
Trước những tiến bộ lạ lùng kèm theo những thử thách gay go không thể nào lường trước của thế kỷ 21, tôi nghĩ nhân loại cũng còn cần đến tất cả những sự nhiệm mầu của tâm linh, của đức tin tôn giáo.
Gửi ý kiến của bạn