Hôm nay,  

Tình Yêu Thời Nội Chiến

06/05/201500:00:00(Xem: 3154)

Hôm nay, nhân chuyện 40 năm Bắc quân chiến thắng, nay kể lại một chuyện tình thời nội chiến hơn 2 thế kỷ trước. Trong đó, cững kèm theo một trận bút chiến văn học sau thời chinh chiến điêu linh.

Trong đó, có chuyện Chương Lĩnh hầu Nguyễn Huy Lượng viết bài Tụng Tây Hồ Phú để ca tụng nhà Tây Sơn. Lúc đó là đầu thế kỷ 19.

Chiến sĩ Phạm Thái với lập trường phù Lê, mới mắng cho, làm bái Chiến Tụng Tây Hồ Phú.

Nguyên khởi là năm 1801 vua Bảo Hưng nhà Tây Sơn ra thăm Thăng Long. Nhân tiết hạ chí, ông làm lễ tế mùa hè ở đền Phương Trạch tại Hồ Tây, sai Nguyễn Huy Lượng lúc bấy giờ đang là Chương lĩnh hầu, giữ chức quan Phụng nghị bộ Lễ, soạn một bài thơ và một bài phú, đọc trong buổi lễ tế ngày 21 tháng 6 năm Tân Dậu (1801). Bài thơ và bài phú này được nhà vua rất tâm đắc và đã ban thưởng cho Nguyễn Huy Lượng hai quan tiền đồng.

Tây Hồ phú hay còn gọi là Tụng Tây Hồ Phú hoặc Tây Hồ cảnh tụng, là một bài phú của Nguyễn Huy Lượng ca ngợi cảnh Hồ Tây, thông qua đó ca ngợi sự nghiệp, công lao của triều đại Tây Sơn.

Bấy giờ Phạm Thái đến chơi nhà bạn ở kinh đô, nghe đọc bài "Tụng Tây hồ phú", hỏi ra là do Chương Lĩnh hầu Nguyễn Huy Lượng sáng tác. Lượng vốn là tôi nhà Lê, sau làm quan với Tây Sơn, viết bài "Tụng Tây hồ phú" để ca ngợi vua Quang Trung. Phạm Thái nhân đó hoạ lại bằng bài này để bày tỏ lòng trung của mình với nhà Lê.

Ngắn gọn, Phạm Thái mắng ông quan Nguyễn Huy Lượng.

Phạm Thái sinh năm 1777 tại làng Yên Thị, xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội). Ông là con Trạch Trung hầu Phạm Đạt, một võ tướng cao cấp đời Cảnh Hưng, đã khởi chống Tây Sơn nhưng thất bại.

Nối chí cha, năm 20 tuổi, Phạm Thái đi ngao du nhiều nơi để tìm và kết giao với người cùng chí hướng. Ông gặp Phổ tỉnh thiền sư (Trương Quang Ngọc), Nguyễn Đoàn rồi cùng nhau chống Tây Sơn, nhưng không thành công.

Bị truy nã, ông cắt tóc, đội lốt nhà sư, vào tu ở chùa Tiêu Sơn (tức chùa Thiên Tâm nằm trên lưng chừng núi Tiêu, nay thuộc xã Tương Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh), đặt đạo hiệu là Phổ Chiếu Thiền sư.

Đi tu được mấy năm, thì bạn ông là Thanh Xuyên hầu Trương Đăng Thụ (người làng Thanh Nê, thuộc huyện Kiến Xương, trấn Sơn Nam, nay thuộc tỉnh Thái Bình), đang làm quan ở Lạng Sơn, cho người đón ông lên đấy, tính chuyện phù Lê.

Tự Điển Bách Khoa Mở kể rằng một năm sau, khi ông trở về Kinh Bắc thăm nhà, thì được tin Trương Đăng Thụ bị đại thần Vũ Văn Dũng đầu độc chết, và đang được đem về chôn cất ở quê nhà. Phạm Thái liền đến làng Thanh Nê điếu tang bạn. Ở đây, ông đã giúp nàng Long Cơ (vợ Thanh Xuyên hầu) soạn Văn triệu linh gọi hồn chồng, làm Văn bia mộ Thanh Xuyên hầu và viết Lời đề nhà Nghĩa lư để giãi bày nỗi niềm thương nhớ bạn sâu sắc của ông.

Vì yêu nết, trọng tài, Kiến Xương hầu Trương Đăng Quỹ (cha Thanh Xuyên hầu) đã mời Phạm Thái ở lại để làm gia sư dạy trẻ. Nhờ vậy, Phạm Thái quen được em gái bạn là Trương Quỳnh Như. Họ cùng xướng họa thơ văn, rồi thầm yêu nhau. Cảm phục tài thơ của Phạm Thái, Kiến Xương hầu định gả con cho ông, nhưng người mẹ không bằng lòng, vì muốn gả cho một người khác.

Bị ép gả, Quỳnh Như tự tử, còn Phạm Thái cũng vì quá đau xót, đã rời bỏ nơi đó đi lang bạt. Quảng đời cuối của ông là những trận rượu say li bì, là những bài thơ văn bi quan và yếm thế.

Phạm Thái mắc bệnh rồi mất ở Thanh Hóa năm Quý Dậu (1813), lúc 36 tuổi.

Trích bài Chiến Tụng Tây Hồ Phú mấy câu như sau:

“…Chính sự này đừng nói với ta chi, nỏ kim quy để nhằm con quái thỏ;
Văn chương ấy chớ khoe cùng tớ nữa, cung mộc tinh dành bắn cái yêu hồ.
Gẫm nhân sự biết rằng cơ trị loạn;
Xem hồ quang đã không dấu thanh du.
Con lộc kia nào có phép toàn đâu, ông ngồi mã thượng hãy rình theo, còn quen thói nịnh tà mà chỉ lộc;
Khóm do nọ hẳn đến ngày thì cắt, kẻ muốn tình chung mà rửa sạch, bỗng buông tuồng gian ác lại sùng do.
Đá khiết bạch khó mài mầu xiểm nịnh;
Nước thanh quang khôn lọt vết tham ô.
Quốc đã nguy mà tướng lại không tài, phép đâu biết rằng cơ trị loạn;
Quân thì ám vả thần du chỉ nịnh, lẽ nào hay đến chốn điều trù…”(hết trích)

Than ôi, hình như lịch sử đang lặp lại? Có phải thời quốc-cộng phân tranh cũng là tái diễn Trịnh-Nguyễn phân tranh? Hay cũng là hình thức của phù Lê kình với Tây Sơn?

Lịch sử có những bước đi khó hiểu vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.