Trong khi đó từ sau Chiến tranh Thư Hai và Chiến tranh Triều Tiên, ở Đông Bắc Thái Bình Dương, Mỹ có khoản 50 ngàn quân còn trú đóng ở Nhựt và 30 ngàn ở Nam Hàn vốn là hai nước đồng minh then chốt của Mỹ ở A châu. Xích xuống một chút còn có Đài Loan không phải đồng minh nhưng là đối tác chiến lược quân sự của Mỹ và Phi luật tân đồng minh có hiệp ước an ninh hỗ tương với Mỹ. Tại vùng Đông Bắc Thái Bình Dương này, TC liên tục giành giựt biển đảo của Nhựt, Đài Loan, Phi nhưng không táo bạo như ở vùng Đông Nam Thái Bình Dương. Ở vùng chiến thuật và chiến lược Đông Nam Thái Bình Dương, Mỹ chỉ có Việt Nam Cộng sản là đối tác toàn diện, là chế độ CS; còn đồng minh của Mỹ như Singapore, Úc ở cách khá xa vùng này. Nhưng vùng chiến thuật, chiến lược này vô cùng quan trọng đối với Mỹ. Nếu TC kiểm soát được vùng này, coi như con đường hàng hải vô cùng quan trọng của thế giới, con đường hàng hải của Mỹ và đồng minh từ Nam Thái Bình Dương đi lên coi như bị bế tắc. Và tự do hàng hải mà Mỹ xem là quyền lợi cốt lõi của Mỹ bị vi phạm. Hiện tình và những diễn biến sắp tới cho thấy không còn nghi ngờ gì nữa, TC đang biến quần đảo Trường sa và Hoàng sa của VN mà TC đã chiếm được thành quân khu của TC. TC đã làm sân bay, cầu tàu, đường sá, biến thành căn cứ quân sự từ hình thức đến nội dung rồi. Nếu khu quân sự này xong, có thể TC sẽ lập vùng nhận dạng phòng không kiểm soát không phận luôn.
Mỹ đã chậm một bước, và không còn sự chọn lựa nào khác là phải tăng cường mặt trận Đông Nam Á của Thái Bình Dương. Qua nhiều vận động, Phi luật Tân cho Mỹ sử dụng lại căn cứ hải quân lớn nhứt của Mỹ trong thời Chiến Tranh Lạnh. Còn Nhựt cho Mỹ đặt dàn ra đa chiến lược quan sát tầm rất rộng và xa trên một hòn đảo của Nhưt. Mỹ cũng mặc thị đồng ý cho Nhựt sửa hiến Pháp, mở rộng vai trò lực lượng phòng vệ ra phạm vi quốc tế.
Phó Đô đốc Charles Williams, Chỉ huy trưởng Lực lượng Đặc nhiệm 73 của Đệ thất Hạm đội Mỹ, ngày 17/02/2015 công bố Mỹ sẽ bố trí 4 tàu hiến ven bờ LCS (Littoral Combat Ship) túc trực tại Singpore từ nay đến đầu năm 2018. Vùng hoạt động của loại tàu chiến tân kỳ này được thiết kế để chiến đấu tại các vùng biển nông tương tự như Biển Đông, 4 tàu này sẽ hoạt động ngoài khơi Singapore, tức là Biển Đông. Việc cử các chiếc tàu tác chiến ven bờ đến Singapore là một thành tố quan trọng trong chiến lược xoay trục qua châu Á của Hoa Kỳ, đồng thời với việc cho đồn trú hàng ngàn lính Thủy quân lục chiến tại căn cứ Darwin, miền Bắc Úc.
Song song với nỗ lực này ở Singapore, Mỹ đã thương thuyết và được Australia cho Mỹ "đặt căn cứ" hải quân thường trực và quân đội thường trú ở Autralia, đồng minh Tây Phương chủ chốt của Mỹ ở Nam Thái Bình Dương. Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc Jonathan Greenert công khai cho biết Mỹ và lực lượng quốc phòng Australia đang nghiên cứu xem những gì có thể có tính khả thi để hợp tác hải quân ở trong và xung quanh Australia. Washington đã mở đàm phán với Canberra về hợp tác Hải quân, trong đó có việc cho chiến hạm Mỹ đồn trú thường xuyên tại Úc. Chính Tư lệnh Hải quân Mỹ, đã tiết lộ tin trên vào ngày 10/02/2015 nhân chuyến ghé thăm nước Úc. Và Mỹ sẽ bỗ sung quân số tới 2.500 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trú đóng ở thành phố Cảng Darwin. Cảng Darwin nhìn ra Biển Đông, đã đóng một vai trò quan trọng. Từ năm 2012, thành phố này đã tiếp nhận hàng trăm lính Thủy Quân Lục Chiến, thay phiên nhau đến đồn trú. Từ 200 người lúc ban đầu, lực lượng Mỹ tại Darwin đã lên đến 1.100 người vào năm ngoái, và sắp tới đây sẽ lên đến 2500. Úc cũng đồng ý cho Mỹ sữ dụng quần đảo Cocos, một nhóm đảo san hô của Úc nằm trong Ấn Độ Dương và ở phía tây bắc của Australia, làm nơi xuất phát cho các máy bay dọ thám không ngươi lái của Mỹ. Theo tin của AFP, quần đảo Cocos của Úc sẽ thay thế cho căn cứ Diego Garcia của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Chính Đại sứ Mỹ tại Úc Jeffrey Bleich nhận định là từ căn cứ Darwin ở miền Bắc nước Úc, có thể đi thẳng ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đông Timor và tất cả các tuyến đường thương mại xung quanh. Điều này tạo một lợi thế mạnh và lớn cho Mỹ trên Thái bình Dương. Mỹ có thể dễ dàng tung quân ra xa một cách nhanh chóng.
Dĩ nhiên TC phản ứng mạnh, tố cáo đấy là chính sách kềm hãm, không cho quân đội Trung Quốc mở rộng hoạt động ở Biển Đông và Ấn Độ Dương. Và TC sẽ tìm kế gây áp lực, đặc biệt là trên Úc, để hạn chế quy mô.
Như đã biết ngày 12/08/2014 Mỹ và Úc chính thức ký Hiệp ước tăng cường hợp tác quân sự có hiệu lực trong vòng 25 năm. Úc và Mỹ cũng quyết định hợp tác hình thành hệ thống phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo tại khu vực Đông Bắc Á, cũng như tăng gia hợp tác và thao dượt hải quân.
Hai đồng minh thân thiết này còn đồng ý mở rộng liên minh quốc phòng với Nhật Bản ở vùng Đông Bắc Á, và Ấn Độ ở vùng Nam Á. Đây rõ ràng là hành động Mỹ gia tăng mạnh sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Đây rõ ràng là Mỹ và Úc dùng hợp tác quân sự quốc phòng của mình làm nòng cốt để mở rộng liên minh cốt lõi, dù không nói ra nhưng ai cũng biết, liên minh chống lại sách lược bành trướng của TC. Đối với Nhựt, thông cáo chung của liên minh nồng cốt Úc- Mỹ gọi là AUSMIN nói rõ: «Úc và Hoa Kỳ hoan nghênh nỗ lực của Nhật Bản nhằm đóng góp lớn hơn vào hòa bình và ổn định quốc tế, bao gồm cả quyết định của Nhật hành xử quyền tự vệ tập thể theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Hai nước [Mỹ và Úc] cam kết duy trì các quan hệ an ninh song phương mạnh mẽ với Nhật Bản, phát huy hợp tác an ninh và quốc phòng ba bên, trong đó có cơ chế Đối thoại Chiến lược Ba bên, và phát triển hơn nữa các cuộc tập trận ba bên hiện hữu».
Liên minh này còn mở rộng ra với Ấn Độ. Mỹ và Úc đều công nhận tư cách «nền dân chủ lớn nhất thế giới» và «cường quốc kinh tế và chiến lược quan trọng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương» của Tân Delhi. Mỹ và Úc xác nhận ý định mở rộng hợp tác ba bên với Ấn Độ, trong những lãnh vực như an ninh hàng hải, an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế, cũng như thông qua hợp tác với Ấn Độ trong các tổ chức khu vực./.(Vi Anh)
Gửi ý kiến của bạn