Hôm nay,  

Bài Học Chưa Thấy

23/12/201416:10:00(Xem: 4213)

Vào trung tuần tháng 12, 2014 ai nấy đều nghe tin chính quyền Obama muốn thiết lập bang giao bình thường và làm thân với chính phủ Castro của Cuba.
Họ viện cớ đã hơn 50 năm rồi với bao cấm vận mà Cuba chưa có dân chủ, tự do thì nay ta nên thay đổi chính sách, may ra có gì khá hơn!
Đúng là nước Mỹ một lần nữa tỏ ra không có kiên nhẫn. Còn các nước CS thì luôn luôn chờ cho Mỹ nản lòng, nản lòng vì nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do tâm lý và quyền lợi chính trị là lớn nhất. Các lý do nầy xui khiến họ đến thay đổi lòng dạ với đồng minh. Đồng minh đây là Nhân Quyền, là Dân Chủ, là Tự Do, là Pháp Quyền cho một Cuba không CS.
Thật trạng là đúng lúc chế độ CS Cuba sắp tàn khi không còn bao lâu nữa anh em Castro sẽ về thăm ông Marx (nay ông nào cũng trên 80) thì họ bắn tiếng làm thân và xuống giọng với “đế quốc Mỹ”, một danh từ mà Fidel Castro lải nhải trên radio, TV Cuba trên 50 chục năm nay. Hình ảnh Fidel Castro vung vít tay chân thuyết giảng Mác-Lê cả mấy chục tiếng đồng hồ với bao nhiêu slogan chống đế quốc bây giờ sẽ nhường chỗ cho các cuộc họp “dơ bẩn” (vì có tay trong, tay ngoài và hối lộ) ký hợp đồng xây khách sạn cho du khách Mỹ. Lý tưởng cách mạng, giải phóng cho người dân đi đâu rồi nhỉ? Thật nhục nhã, nhưng họ chỉ còn một cách là cố bám quyền lực, như tại Trung Cộng và VN.
Một điều chắc chắn (mà có lẽ chính phủ Obama làm ngơ) là một khi điều 5 của Hiến Pháp Cuba còn đó, thì bình thường hóa bang giao chỉ đem lại lợi ích cho một số công ty của Tây Phương, và vô số lợi ích cho các cán bộ đảng viên có chức có quyền, đàn em của Castro. Dĩ nhiên là bộ mặt đường phố của Cuba sẽ “hoành tráng” lên vì các dự án làm ăn của cán bộ CS Cuba với tư bản Âu Mỹ. Cái cảnh lạc hậu gần 50 năm sau thiên hạ của thủ đô Havana bây giờ sẽ có cơ hội thay đổi một chút với xe cộ đời mới nhập cảng ồ ạt cho cán bộ CS xữ dụng.
Còn đại đa số dân chúng Cuba cũng sẽ giống như dân Việt Nam sau bao nhiêu năm “bình thường hóa” đều lầm than, thất nghiệp, hay đi làm nhân công rẻ mạt cho các công xưởng, khách sạn, resort v.v mà không có quyền tranh đấu, đình công, yêu cầu công lý. Cái hợp tác làm ăn, mở cửa với chế độ CS kiểu Âu Mỹ đã làm cho dân VN bây giờ mất cả bản chất tốt của con người VN vì họ bị cai trị bởi CS. Tương lai dân Cuba cũng vậy. Chỉ có tiền và tiền sẽ là kim chỉ nam cho cán bộ CS Cuba và giới lãnh đạo của một trong ba bốn nước còn có cái tròng Mác-Lê đeo vào cổ.
Bài học bình thường hóa với VN còn đó. Thay vì bao vây cứng rắn hơn, vững vàng hơn buộc CSVN đi đến chỗ bế tắc, suy sụp kinh tế, để dân chúng bùng lên thay đổi thể chế độc tài, thì phía tư bản lại “chờ không nỗi được nữa” ra tay cứu vớt CSVN, để bây giờ chế độ CS có đầy đủ phương tiện cai trị đất nước với độc tài vô nhân thêm nhiều, nhiều năm nữa. Còn Mỹ thì cứu được vài người bất đồng chính kiến, vài nắm xương của lính Mỹ bị CS đem ra như một món hàng trả giá, các anh cựu quân nhân Mỹ thời chiến qua VN để quên đi mặc cảm tội lỗi (tuy là vô lý). Về kinh tế thì xem ra Mỹ có thêm Hilton, McDonald tại Hà Nội, trong khi trên 90 triệu dân VN không có tương lai, mất cả tổ quốc về tay Tàu Cộng.
Năm 1995 họ viện dẫn cũng cùng một lý do như hôm nay với Cuba để bình thường hóa với VN và rồi chế độ CSVN vẫn còn đó.Hôm nay họ lại ra tay cứu vớt chế độ của anh em Castro. Để được cái gì nhỉ? Chỉ là một ảo tưởng “tìm thay đổi” cho các chính trị gia và tiền, tiền cho các công ty “multinational”.
Qua bài học VN, hãy hình dung ra những gì sẽ xảy đến cho Cuba trong các năm tới đây.
Trong khi đảng CS Cuba còn cai trị đất nước và họ giữ nguyên điều 5 hiến pháp (như điều 4 của CSVN) theo đó đảng CS Cuba độc quyền chi phối mọi sinh hoạt của quốc gia, sau khi bình thường hóa bang giao các đảng viên CS Cuba được phép và ồ ạt làm kinh tế theo kiểu tư bản. Họ cho các công ty ngoại quốc vào mở các công xưởng với mọi đặc quyền kinh tế kể cả việc chiếm đoạt và trưng dụng đất đai, nhà cửa của công chúng với danh từ mỹ miều là “quy hoạch”, nhưng trên thực tế là chiếm đoạt rẻ mạt rồi chia chát lợi nhuận, huê hồng với các anh tư bản thừa nước đục thả câu. Họ tha hồ đồng lõa với ngoại bang bóc lột nhân công, ép chẹt sức lao động của dân Cuba. Các bải biển đẹp của Cuba sẽ thành những Nha Trang, những Đà nẵng, những Phú Quốc, với các khách sạn 5 sao mọc lên như nấm, nhưng chỉ để phục vụ “Cu-Ba Kiều” và người ngoại quốc. Mọi lợi nhuận đều vào túi đám cán bộ CS Cuba, thân nhân và bạn bè của họ chứ còn đại đa số người dân Cuba bình thường thì chỉ có dịp ăn một miếng McDonald, Kentucky Fried Chicken hay chỉ được mặc một quần jean mới, song thực chất đời sống vẫn bi đát như đa số người dân VN ngày nay sau 20 năm bình thường hóa. Đó là chưa kể họ sẽ mất đi cái luân thường đạo lý, cái trong sạch, văn hóa truyền thống mà người Cuba đã có trước khi CS lên nắm quyền. Thay vào đó là một tầng lớp cai trị mới chỉ biết tiền và tiền mà thôi, y hệt như VN ngày nay. Các bia ôm, karaoke trá hình bán dâm, nhà nghỉ, tiệm đấm bóp mọc lên đầy ngõ hẻm Havana, một việc mà Fidel Csatro đã tốn biết bao nhiêu là nước miếng để đọc diễn văn hàng giờ chê trách các hủ lậu của “bọn đế quốc”. Các nông dân Cuba mất đất, mất nhà, mất học sẽ đâm đơn xin đi làm thuê làm mướn nước ngoài để đem ngoại tệ về cho.....nhà nước! Con gái Cuba sẽ đi làm ôsin, được tự do lấy người nước ngoài qua các dịch vụ do nhà nước bảo trợ và khuyến khích. Nạn đem con bỏ chợ tại các nước ngoài sẽ được xem là chuyện...bình thường, sống chết mặc bay! Thiếu đạo đức và tinh thần tự trọng, dần dần du khách mang “hộ chiếu” Cuban sẽ bị dòm ngó kỷ hơn, vì nạn ăn cắp vặt và buôn lậu, ngay cả trong giới ngoại giao đoàn!


Sau một thời gian mở cửa các cán bộ CS và các tay mánh mung, làm ăn bất chính sẽ có tiền, thật nhiều tiền, rồi họ sẽ cho con du học Mỹ và tìm cách tẩu tán tài sản ra nước ngoài, mua nhà cửa tại Florida, xin “thẻ xanh”, đi đi về về tiếp tục hợp tác với tư bản bóc lột, tận dụng tài nguyên của Cuba tối đa mà không nghĩ đến tương lai của thế hệ con cháu mai sau. Mà họ rồi có sống ở Cuba đâu mà lo!
Tệ hại hơn nữa là một bộ phận của người Cuba tị nạn CS lâu nay tại Mỹ ở Miami, Orlando, sẽ thay lòng đổi dạ, về làm ăn với CS Cuba vì ham lợi cho cá nhân và kinh tế. Một số bác sĩ hay trí thức lại về phục vụ cho chính quyền CS, giảng dạy giao lưu văn hóa, quên bẵng là mấy chục năm trước đây họ đều xuống thuyền bơi qua eo biển gần Florida với thập tử nhất sinh, chạy trối chết, và thề non hẹn biển không đội trời chung với bọn Castro. Danh từ nạn nhân CS với danh nghĩa “boat people” nghe quen quen!
Rồi mấy năm sau ngày bang giao, từ cộng đồng tị nạn ở các khu Little Havana ở Florida sẽ mọc lên không biết bao là dịch vụ làm ăn với CS Cuba. Nào điện thoại viễn liên, dịch vụ gởi tiền về nhận trong ngày, bảo lãnh, công hàm ngoại giao, hôn nhân giả có thiệt có, bảo đảm đậu du học, hay du lịch ở lại luôn! Đi xa hơn, họ kêu gọi đầu tư, về nước phục vụ hay có anh lại đem bao nhiêu của cải dành dụm bấy lâu nay về mở công ty và hợp tác với chính quyền CS, mang ý nghĩ đầu tư cho “quê hương”, để rồi cuối cùng bị các cán bộ CS Cuba lường gạt đến sạch túi. Trong tương lai dân tị nạn CS Cuba tại Miami sẽ nhìn thấy các cha cố quốc danh, hay thiên tả Cuba đến gây quỹ, kêu gọi kiều bào góp tiền về xây dựng lại nhà thờ, chủng viện, nhà dưỡng lão cho nhà dòng, cho các Sơ, đã cũ kỷ hay đổ nát mấy chục năm nay. Rồi ra dân Cuba ở Miami sẽ có người chạnh lòng rủ nhau quyên góp. Anh em của Fidel Castro nhìn thấy Việt Kiều gởi về nước mỗi năm hơn 11 tỷ đô la, đã làm cho họ mạnh dạn vụt vào thùng rác các diễn văn hùng hồn với đầy lời lẽ giảng dạy của Mác Lê mà xoay qua nói chuyện hàng giờ với “Toà Nhà Trắng”, cái nôi của “đế quốc Mỹ” trong vòng 50 năm qua!
Ngoài ra việc bình thường hóa sẽ làm chia rẽ và yếu đi sức đối kháng của các người dân Cuba “quốc gia” tị nạn CS. Họ sẽ có hai ba cộng đồng, họ sẽ không tìm ra đoàn kết thật sự. Có người lại mất cả niềm tin vì nay Mỹ đã bang giao và “phản bội” họ. Họ hoạt động rời rạc, không tìm ra một sách lược khả thi hầu mọi người có thể chung sức để giải thể chế độ CS.
Thực trạng xem ra thật là éo le. Những năm trước đây họ ra đi mong có ngày về trên một quê hương Cuba tự do, dân chủ, nhân quyền. Nay một bộ phận không nhỏ của họ lại ra sức đem dân Cuba qua Mỹ sống cho thật đông với bao nhiêu là hình thức di dân qua Mỹ, dù là dưới diện nào. Con cháu của các ông “HO Cuban” thời vịnh Con Heo vào những năm 60’s nay cũng quên mất quá khứ đau thương của cha ông về nước kết hôn với con cái cán bộ CS, hay tệ hại hơn họ trở cờ, về nước giao du với Thứ Trưởng Ngoại Giao Cuba thực hiện nghị quyết 36 “made in Havana”! Đâu đó trong đất nước quê hương của mía lau một anh y tá quèn, có trình độ học vấn thấp, tuổi ngoài 30 vào thời buổi Obama đồng ý nối lại bang giao vào Tháng 12 năm 2014, 20 năm sau bổng trở thành Thủ Tướng của một Cuba CS thân Mỹ! Chuyện có thể xảy ra!
Hai mươi năm sau, cũng giống như VN, dân Cuba rồi ra ai cũng muốn qua Mỹ, nhất là mấy anh cán bộ CS về hưu sau khi tham nhũng và gian lận làm giàu bất chính. Vậy thì đất nước Cuba ai lo đây? Ai ra sức xây dựng, đóng góp, canh tân và yêu mến đây? Hội chứng thờ ơ, vô cảm với bất công với ngang trái tràn ngập Cuba, cũng như nó đã tràn ngập VN.
Đó là tương lai của Cuba và dân Cuba tị nạn CS ít nhất là từ nay cho đến 20 năm sau.
Còn phía Mỹ thì sao?
Về thế chính trị, việc bình thường hóa sẽ có lợi cho một phe, phe của những người Hoa Kỳ gốc Nam Mỹ mà đa số tuy là vào “quốc tịch” mà lòng vẫn yêu mến anh em Latino, nhất là cái họ Castro thì không ai xa lạ gì tại châu Mỹ Latin và đôi khi được “cảm tình” từ các chính phủ thiên tả, kiểu như Venezuela, Bolivia hay ngay cả Á Căn Đình, quê hương của Đức Giáo Hoàng hiện tại. Mà chúng ta biết phe nầy đa số dồn phiếu cho ai rồi vào năm 2016. Việc của Mỹ thì họ tính theo quyền lợi, phe nhóm của họ tùy thời, tùy lúc, tùy ai ở trong Nhà Trắng. Lâu nay chúng ta nghiệm ra rằng bây giờ họ là “đồng minh” của anh đấy, nhưng đôi ba năm nữa hay về lâu thì chưa chắc!
Có lẽ điều tốt nhất và là con đường duy nhất là người “quốc gia Cuba” hãy đoàn kết lại và nhắm vào mẫu số chung là giải thể chế độ độc tài CS, còn Castro hay không có Castro. Đó mới là cái “bình thường hóa” tốt nhất và cao quý nhất cho người dân Cuba vì họ đã trông chờ hơn 50 năm nay, cũng như dân VN trông chờ gần 40 năm nay kể từ ngày 30 Tháng 4 đen.
California ngày đầu Đông 2014
Võ Phú Viên

Ý kiến bạn đọc
24/12/201417:18:59
Khách
"việt nam buồn lắm anh ơi" có thể thêm "cuba ..buồn lắm em ơi" nổi buồn nhược tiểu...không phải nước nhỏ không có người tài giỏi mà ..thiếu tiền nên .bó tay. biết mỷ không tin được nhưng nó giàu mạnh, mua đứt và ủng hộ bọn bán nước nên mình trở thành....thiểu số đối lập, bất đồng chính kiến, hòa hợp hòa giải vv you name it và được tự do ..đi tù! khi mô mỷ thấy hết "quyền lợi" thi ta đi ..lưu vong ha ha...bài học này lịch sử VN mình dạy dân ta nhiều lần nhưng người mình ..hay quên.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.