Hôm nay,  

Tổng Kết Thị Trường Cổ Phiếu

13/09/201400:00:00(Xem: 14687)
Hôm thứ Sáu, thị trường chứng khoán rớt xuống trước buổi họp Dự Trữ Liên Bang quyết định về lãi suất trong tuần tới, mặc dù có tin kinh tế khả quan.

Bộ Thương Mại nói tổng số bán lẻ tăng 0.6% trong tháng 8, nhiều nhất từ tháng 4, với mức bán xe hơi tăng 1.5%, trong khi tháng 7 được điều chỉnh tang 0.3% từ không thay đổi, và tháng 6 tăng 0.4% từ 0.2%.

Đại học Michigan / Reuters nói chỉ số tin tưởng tiêu thụ tăng lên 84.6 trong tháng 9 so với 82.5 tháng 8, cao nhất từ tháng 7 năm 2013.

Chỉ số Dow Jones đóng cửa xuống 61.49 ở mức 16987.51 trong khi Nasdaq thua 24.21 ở mức 4567.60. Lãi suất T-note 10-năm ở mức 2.614% lên 0.083. Dầu thô xuống $0.69 với giá $92.14. Vàng xuống $2.20 với giá $1240.30.


Darden Restaurants (DRI) xuống 0.71 với giá 47.58 mặc dù lợi tức và mức bán trên dự tính.

Ulta Salon Cosmetics (ULTA) lên 17.41 với giá 114.89 sau khi báo cáo lợi tức tăng và nâng dự tính nguyên năm.

Alliance Data Systems (ADS) lên 5.04 với giá 257.91 sau khi tuyên bố mua Conversant (CNVR) với giá khoảng $2.3B, cho nên CNVR lên 8.09 với giá 34.80.

Yahoo (YHOO) lên thêm 1.62 với giá 42.88 vì Alibaba sẽ ra IPO trong tuần tới.

Staples (SPLS) lên 0.43 với giá 12.94 sau khi nói sẽ chia tiền lời dividend 12 cents một cổ phần vào ngày 16 tháng 10.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo trang mạng tin tức kinh tế thương mại Business Insider, báo cáo mới đây nhất về dự báo thị trường nhà ở năm 2024 có một số tin tốt lành, nhưng vẫn có nhiều thách thức từ năm nay sẽ vẫn tồn tại. Báo cáo này là của trang mạng chuyên về địa ốc Realtor.com. Nhìn chung, Realtor đưa ra một dự báo có nhiều điểm trái chiều. Điều này sẽ làm thất vọng nhiều người Mỹ đang hy vọng sẽ có một thị trường nhà cửa dễ mua bán nhiều hơn so với năm 2023, khi mà tỷ lệ lãi suất cao đã làm đóng băng phần lớn thị trường.
Ở Mỹ, khi người ta kết hôn, tài khoản của họ cũng thường được ‘quy về một mối’: phần lớn các cặp vợ chồng đều sẽ gửi toàn bộ thu nhập của mình vào một tài khoản chung. Trong những năm 1970 và 1980, việc tách biệt tài chánh có thể bị coi là điềm xấu cho một mối quan hệ. Nhưng ngày nay điều đó không còn đúng nữa. Tỷ lệ các cặp đôi, dù đã kết hôn hay chưa, giữ ít nhất một phần tài chánh riêng biệt đã tăng lên trong những thập niên gần đây, một phần vì người dân Hoa Kỳ có khuynh hướng kết hôn trễ hơn so với ngày xưa, và khi đó thì họ đã có thói quen tiêu xài của riêng mình.
Tập Cận Bình, bằng cách thắt chặt kiểm soát từ chính sách, truyền thông, đến quân đội, đã nâng quyền lực của mình tới mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Nhưng chính nhu cầu chứng tỏ quyền lực của Tập cũng chính là chiếc ”gậy ông đập lưng ông”. Nền kinh tế Trung Quốc khó có thể phục hồi như mong đợi sau đại dịch covid, ngành bất động sản khủng hoảng, các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi nước và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp lên tới trên 20%. Các nhà phê bình năm nay đã sử dụng những thuật ngữ như đây là ”sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc”. Vấn đề nan giải của Tập Cận Bình là ông dường như chỉ có một giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề: tăng cường kiểm soát. Tập đã loại bỏ những cố vấn giỏi nhất vì tham nhũng hay có thể nói chính xác hơn là ông không tin tưởng họ.
Từ Adidas AG đến Nike Inc, các nhà sản xuất quần áo và giày dép đã chuyển chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc do căng thẳng địa chính trị và chi phí sản xuất thấp hơn. Nhưng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng bất ổn và nhu cầu tiêu dùng suy yếu, nhiều công ty đã nhận ra rằng việc tìm kiếm các trung tâm sản xuất thay thế cũng đi kèm với những thách thức riêng. Một số thậm chí còn đóng cửa cơ sở sản xuất vừa mới thành lập để quay về Trung Quốc đại lục.
Đô la điện tử (digital dollar), còn gọi là đô la kỹ thuật số, là một vấn đề tài chánh có tầm vóc thế giới, có khả năng thay đổi nền kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu. Vấn đề này được bàn thảo trong những năm qua: Liệu đã đến lúc Hoa Kỳ có thể thay đổi tiền giấy, tiền đồng bằng tiền điện tử? Nhưng những cuộc thảo luận không được nổi bật vì tình hình chính trị sôi nổi, chính quyền, báo chí vây quanh câu chuyện cựu tổng thống Trump bị truy tố khoảng trên 90 tội, trong lúc ông đang tranh cử cho chuyến trở về tòa Bạch Ốc năm 2024.Thay đổi hệ thống tiền tệ quốc gia sẽ tạo ra sự xáo trộn thói quen sử dụng và cách đánh giá mặt tiền của dân chúng. Nhiều câu hỏi sẽ phải giải quyết: Tại sao phải đổi tiền giấy thành tiền điện tử? (Có lẽ, ngày xưa, người ta cũng đặt câu hỏi tương tựa như vậy khi đổi từ tiền kim loại, tiền vàng thành tiền giấy. Dĩ nhiên, phải có lợi ích cho người tiêu dùng, có khả năng phát triển kinh tế quốc gia và đồng minh.)
Trần nợ là mức ấn định số tiền tối đa mà chính phủ có thể vay nợ. Quốc hội biểu quyết số nợ tối đa, tạo ra mức “Trần Nợ”, và chính phủ không được vay tiền nhiều hơn mức “Trần Nợ” này. Chính phủ Hoa Kỳ đã đụng đầu vào “trần nợ” từ tháng Giêng năm 2023, khi số nợ lên tới $31.4 ngàn tỷ đô la. Bộ Tài Chánh không được vay nữa, phải “du di” các món chưa dùng trong ngân sách để xài tạm vào các mục đã hết tiền. Nhưng từ đầu tháng Sáu, sẽ bắt buộc phải vay nợ thêm mới có tiền chi tiêu. Nếu không thanh toán được thì chính phủ bị “vỡ nợ”, chính phủ Mỹ sẽ không có tiền trả lãi và vốn từ các món nợ cũ, công khố phiếu Mỹ sẽ mất giá trị kéo theo những tai họa kinh tế khôn lường cho kinh tế nước Mỹ lẫn kinh tế thế giới.
Hoa Kỳ đang mắc nợ 31 ngàn tỷ MK. Hiện nay, mỗi năm Washington chi nhiều hơn thu khoảng 1 ngàn tỷ MK, buộc Bộ Tài Chánh phải đi vay để bù vào khoản chênh lệch. Điều đó có nghĩa là nợ công quốc gia vẫn đang tăng lên. Nếu không có thay đổi gì lớn, khoản nợ này rồi sẽ lớn hơn so với khi nó đạt đỉnh điểm vào cuối Thế Chiến II. Hầu hết số nợ là do tích lũy dần trong suốt 20 năm qua. Năm 2001, Hoa Kỳ thực ra có dư dả tiền mặt – Bộ Tài Chánh thu thuế được nhiều hơn khoản chi cho các dịch vụ của chính phủ.
Gia tăng giá năng lượng, chuỗi cung ứng xáo trộn, và mức cầu phục hồi sau đại dịch là những nguyên nhân gây ra lạm phát trong 2021-2022. Chính sách tiền tệ thâu hẹp chừng mực của Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã giúp lạm phát tiếp tục giảm và nguy cơ trì trệ kinh tế mờ dần. Cố gắng giảm bớt thiếu hụt ngân sách quốc gia cũng đã góp phần đáng kể vào việc kiềm chế lạm phát.
Trần Nợ là con số nợ tối đa mà quốc hội Hoa Kỳ cho phép bên Hành Pháp đi vay. Hiện nay chính phủ Mỹ đang nợ tới $31 ngàn tỷ đô la, tích lũy từ trước đến giờ; đã đụng trần rồi. Trần Nợ mới xuất hiện từ thời Thế Chiến thứ nhất. Trước đó, mỗi lần chính phủ Mỹ muốn vay nợ thì phải xin quốc hội cho phép. Khi nước Mỹ lâm chiến, cần vay nợ liên tiếp, quốc hội bèn đặt ra lệ mới, cho phép vay thả cửa nhưng dưới một giới hạn, gọi là Trần Nợ. Sáng kiến này giải quyết một vấn đề trước mắt nhưng gây rắc rối trong hai chục năm qua giữa hành pháp và lập pháp.
Trong hơn ba năm - chính xác là 1,016 ngày - Trung Quốc đã đóng cửa với cả thế giới. Hầu hết sinh viên nước ngoài rời khỏi đất nước khi bắt đầu đại dịch. Khách du lịch đã ngừng đến tham quan. Các nhà khoa học Trung Quốc đã ngừng tham dự các hội nghị nước ngoài. Các giám đốc điều hành người nước ngoài bị cấm quay trở lại công việc kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Vì vậy, khi Trung Quốc mở cửa biên giới vào ngày 8 tháng 1, từ bỏ những tàn tích cuối cùng của chính sách “không covid”, việc đổi mới tiếp xúc thương mại, trí tuệ và văn hóa sẽ có những hậu quả to lớn, mà phần nhiều là lành tính.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.