Hôm nay,  

Hình Ảnh Mẹ Trong Phật Giáo

13/05/201400:00:00(Xem: 7140)

Đại Lễ Phật Đản của Người Việt vào Ngày Rằm Tháng Tư âm lịch, tức là vào Tháng Năm dương lịch, mỗi năm. Ngày Lễ Mẹ (Mother’s Day) của Người Mỹ cũng vào Tháng Năm. Để kết hợp hài hòa cho hai ngày lễ ý nghĩa nầy, tác giả mạn phép trình bầy sơ lược hình ảnh Người Mẹ theo quan điểm Phật Giáo, phát xuất từ nền văn hóa cổ xưa của Ấn Độ.

Thật vậy, trên 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca (Buddha Sakya Muni) đã nhiều lần dùng hình ảnh những người mẹ thống khổ để giảng dạy triết lý sâu xa của Phật Giáo, nhằm thức tỉnh con người ra khỏi sự vô minh và giúp họ tự đoạn diệt đau khổ, một cách khéo léo. Như chúng ta đều biết, đa số tình thương của những người mẹ đều kèm theo sự hy sinh vô tận cho con cháu, rất đáng ca ngợi. Nhưng tình thương đó cũng thường phát sinh sự ái chấp, chấp thủ, và dính mắc… tức là không thể buông bỏ, xa rời, và vì vậy tạo ra đau khổ. Bởi vì “Ái biệt ly khổ” - “Thương yêu mà phải xa cách”, là một điều khổ. Vậy phải vận dụng công sức, tự Tu Tập, để giảm bớt, rồi tiến đến tận diệt sự quyến luyến trói buộc, tứclà diệt khổ.

Như trường hợp bà Ubbiri từng là một cô gái xinh đẹp, thuộc một gia đình giàu có, ở Savathi. Sau bà được làm vợ vua Pasenadi, ở nước Kosala, và sinh được một bé gái, tên Jiva. Nhưng ít lâu sau, Jiva qua đời, bà Ubbiri đau buồn như người mất trí, cứ đi đến các nơi hỏa táng, than khóc không nguôi… Một hôm, Đức Phật đến thành phố đó để thuyết pháp, một đám đông tụ tập, nghe giảng. Bà Ubbiri cũng ngừng lại nghe một chút, rồi bỏ ra bờ sông Achiravathi mà khóc. Muốn giúp bà thoát khổ, Đức Phật đến gần và hỏi vì sao bà khóc. Bà kêu lên: “Con gái tôi đã chết rồi! Con gái tôi đã chết rồi!” Đức Phật nói: “Này! Sinh tử, tử sinh liên tục. Tám vạn bốn ngàn người con gái của bà đã chết và được chôn ở nơi nầy. Bà buồn khóc cho người con gái nào?” Những lời đầy uy lực của Đức Phật đã làm bà bừng tỉnh và giác ngộ… rồi lập tức quy y Tam Bảo (nương tựa theo Phật, Pháp, Tăng). Sau đó, bà kể lại: “Tôi bị một mũi tên đau buồn đâm thẳng vào tim, vì cái chết của con gái. Đức Phật đã rút mũi tên đó ra khỏi tim tôi. Quả tim đã được chữa lành. Không còn nữa những khát khao, ràng buộc…”

Tương tự, bà Kisagotami từ một gia đình nghèo, được gã cho một gia đình giàu, rồi sinh được một bé trai, nên bà được gia đình chồng quý trọng. Nhưng vừa biết đi thì bé trai chết. Bà quá đau khổ nên mất trí, bồng xác con đến từng nhà, xin thuốc cứu con sống lại. Có người chỉ bà tìm đến Đức Phật. Ngài bảo bà hãy đi tìm một hạt cải trắng, nhưng phải từ một nhà nào chưa từng có người chết bao giờ. Bà liền đi khắp nơi, nhưng những nhà bà đến, đều đã có người chết. Bà… tỉnh ngộ, nói với xác con trai, trên tay mình: “Con ơi! Mẹ tưởng cái chết chỉ đến với một mình con. Nhưng không phải vậy, nó đến với tất cả mọi người.” Bà mang xác con vào rừng, chôn cất. Rồi trở lại chỗ Đức Phật, xin xuất gia. Sau bà trở thành một trong những trưởng ni, dạy bảo ni chúng, và chứng quả A La Hán (một bậc giải thoát, không còn sinh tử, luân hồi).

Hãy nghe Đức Phật Thích Ca giảng Kinh Báo Ân Cha Mẹ, kể ra 10 ân, tức là 10 sự hy sinh trời biển, mà người mẹ dành cho con:

• Thứ nhất là bảo bọc và chăm sóc thai nhi.

• Thứ hai là sinh sản đau đớn, khổ sở.

• Thứ ba là quên hết mọi nỗi đau thể xác, sau khi sinh con.

• Thứ tư là ăn đắng, nuốt cay, và dành những món ngon ngọt cho con.

• Thứ năm là để dành cho con chỗ khô ráo, còn mình nằm chỗ ẩm ướt.

• Thứ sáu là cho con bú mớm khi thơ dại và nuôi nấng con lớn khôn.

• Thứ bảy là tắm rửa, giặt giũ cho con nhỏ.

• Thứ tám là luôn thương nhớ con khi con đi xa.

• Thứ chín là săn sóc và hy sinh cho con (lại vì con mà có thể phạm phải điều ác).

• Thứ mười là thương yêu con suốt đời, cho đến chết.

blank
Hình ảnh người mẹ Việt Nam.

Nhưng sai lầm thay, đa số con cháu thời nay, lại quên ơn, bạc nghĩa, và bất hiếu với mẹ. Theo sách Tâm Lý Học Hoa Kỳ, ngay trong các gia đình có người cha vũ phu, đánh mắng mẹ, nhưng làm ra tiền nhiều hơn, con cái thường theo cha mà đổ tội cho mẹ. Một số người mẹ có thể quen lệ thuộc, hoặc đã bị chồng con lợi dụng về sức khỏe lẫn tiền bạc, nên không còn vốn để xoay sở làm ăn sinh sống, khó thể thay đổi để vươn lên. Họ có thể tuyệt vọng, không biết nương tựa vào đâu, khi chính chồng con cho rằng họ là nguyên nhân gây “mất hạnh phúc gia đình”. May mắn thay, trong xã hội văn minh của Hoa Kỳ, những người mẹ nầy có thể kêu cứu với chính phủ xin giúp đỡ (về trợ giúp tài chánh để học nghề) và bạn hữu, hoặc hội đoàn, các tổ chức cộng đồng địa phương (về tình cảm, tinh thần ủng hộ), và phải có ý chí tự lập, nỗ lực làm lại cuộc đời. It’s never too late to start a new life.

Ở Việt Nam, chúng ta thường nghe các bà mẹ chồng (thiếu kiến thức và thiếu cả lòng nhân, không hiểu rằng tình yêu vợ và tình thương mẹ của con trai là hai loại tình cảm khác nhau nên không xâm lấn vào nhau) đã xúi giục con trai đánh mắng vợ, chia rẻ tình vợ chồng, gây bất an cho cả nhà. Ngày nay ở hải ngoại, chúng ta cũng nghe chuyện các con dâu (thiếu đạo đức, thủ vai chính trong việc khôn khéo rỉ tai chồng) tạo căng thẳng, xung đột, để bỏ rơi mẹ chồng, cô đơn nơi xứ người. Cũng có những con trai, con gái đối xử rất tệ bạc với cha mẹ ruột. Lại có những cha mẹ ruột quá hà khắc, dùng bạo lực côn đồ, xử trị con cháu như với kẻ thù… Có thể đây là chuỗi Nhân Quả vay trả lẫn nhau giữa những kẻ vô minh?

- Là những người tầm thường, không có trí huệ để nhìn thấu được Nghiệp Báo giữa quá khứ và hiện tại, chúng ta không rõ. Nhưng theo Phật dạy, đã được Làm Người kiếp nầy, tức là đã từng gieo được chút phước đức trong đời trước, thì chúng ta nhất định phải tiếp tục Nghĩ, Nói, Làm cho đúng với Lương Tâm của con người và của một hiếu tử, ít nhất để khỏi phụ công khó nhọc của cha mẹ đã sinh dưỡng mình tới lớn khôn. Cũng khỏi phụ công các thầy cô đã giáo dục học trò như mình, theo các giá trị nhân bản, lễ nghĩa, kiên nhẫn, trung tín với gia đình, dân tộc, và góp sức phục vụ cộng đồng, xã hội.

Làm con trai, với đảm lược của người đàn ông trưởng thành, ta nhớ bảo bọc cha mẹ và các chị em. Nhớ khuyên can mẹ (ở chỗ riêng tư) khi thấy mẹ thực sự bất công với con dâu, khen cha mẹ và vợ đúng việc (giữa các buổi họp mặt gia đình), giúp vợ con việc nhà, và bình tĩnh hòa giải sự bất ổn giữa cha mẹ và vợ, nếu có. Làm con gái, với đức hạnh và tài khéo về nội trợ lẫn ngoại giao, ta nhớ hỗ trợ cha mẹ và chồng con, xây dựng gia đình. Nhớ giữ đạo đức làm vợ, làm dâu, làm mẹ, và làm một hội viên gương mẫu cho tuổi trẻ noi theo, và cũng để cả nhà, đoàn thể, và cộng đồng được an vui. Chúng ta không thể an vui khi: để cha nằm ngoài phòng khách, mẹ bệnh ở xa không ai thăm, cha mẹ già đến thăm cháu, không được mời cơm, con trai nghe lời vợ không đóng góp chôn cất song thân, con gái sợ chồng, không dám nuôi mẹ vài ngày…

Trong Phân Biệt Kinh, Phật thuyết: “… Chỉ có đạo đức mới được tồn tại. Như ta thuở quá khứ, cũng từng phải làm cha mẹ, con cái, tôi tớ, nhiều đời không thể tính kể. Tất cả đều do nhân duyên một thời phải chịu… Và cha mẹ mà ta có được hiện thời là do nhân duyên đạo đức nhiều đời, chứ không phải do nhân duyên nghiệp báo. Nhiều đời cha mẹ ta đã để cho ta tự do học đạo. Chính nhờ công ơn đó, ta đã siêng năng tu hành trải qua nhiều kiếp, nay mới được thành Phật. Vậy nên người muốn học đạo, phải tinh tấn, lo sao cho tròn Chữ Hiếu. Chớ để một khi bị đọa mất thân người (một khi bị làm thú vật hoặc vào địa ngục), muôn kiếp khó bề trở lại! Sau nầy, gặp Thời Mạt Pháp (có quá nhiều người bạc ác), các người cần nên tu hành Hiếu Thuận…”

“Lại nữa, có ba điều người đời ngu dại ưa làm, nên phải chịu quả báo trong ba đường khổ: Một là Thân ưa sát hại, trộm cắp, và dâm dục. Hai là Miệng ưa nói lời xuyên tạc, chửi mắng độc ác, phản bội, dối trá, lừa gạt, và nói thêu dệt, không đúng sự thật. Ba là Ý ưa nghĩ chuyện tham lam, giận hờn, si mê (vị ngã, tranh giành, ganh tỵ, ghen ghét…). Vì ba điều ưa đó mà đọa vào ba đường khổ: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Chỉ Người Có Trí mới nhận thức được.”

Theo tác giả Viên Thành, cái Miệng còn tạo các điều ác khác, như: ăn uống cầu kỳ, chỉ trích, rêu rao lỗi người, thường làm mích lòng, gây thù hận. Do đó, ông nói có 4 hạng người nên tránh: 1) Hay tìm kiếm sự sơ ý của người khác để nói. 2) Hay nói chuyện mê tín, tà kiến. 3) Miệng làm bộ nói tốt, bụng xấu ác. 4) Làm ít, kể nhiều. Từ cái miệng, ta có thể biết tâm ý mà đánh giá người khác, để cư xử thích nghi.

Sau cùng, con cháu cần biết: Sự ăn ở hiếu thuận với cha mẹ là một Tiến Trình lễ nghĩa với thâm tình lâu dài. Chớ nên bỏ bê cha mẹ cả năm, đến gần Ngày Lễ Mẹ (của Mỹ) hoặc Ngày Cha Mẹ (Lễ Vu Lan của người Việt) thì mới gửi một bó hoa, quà tặng (cho có lệ), hoặc bắc điện thoại “I love you!” là xong… nợ!!! Mẹ cần tình thương và sự chăm sóc, hỏi han ân cần của con, nhiều hơn vật chất. Hãy nhớ lại lúc con vừa được sinh ra: Cuộc sống của con đã bắt đầu với sự thức giấc vào đời và lòng yêu thương khuôn mặt mẹ. (Your Life began with waking up and loving your mother’s face). Và đây nữa: Đàn ông yêu người tình nhất, yêu vợ nhiều nhất, nhưng yêu mẹ lâu dài nhất. (A man loves his sweetheart the most, his wife the best, but his mother the longest). Happy Mother’s Day!!! Chúc mọi người Nụ Cười Vui…

Ngày Lễ Mẹ của Hoa Kỳ, 11.5.2014 & Ngày Phật Đản Việt Nam (Rằm Tháng 4 âm lịch - 13.5.2014)

GS Trần Thủy Tiên, M.A. in Psychology & Sociology

……………

Nguồn Tham Khảo:

http://hoavouu.com/p24a24667/tinh-me-trong-phat-giao

http://www.phatgiaongaynay.net/PhatGiao/VuLan/NhungNguoiMe.html

Eternal Gratitude To Our Parents - English translated by Cung Hoàng Kim @2010

http://www.ngocbao.org/D_1-2_2-76_4-652_5-20_6-1_17-54_14-2/

http://www.ngocbao.org/D_1-2_2-76_4-611_5-20_6-1_17-54_14-2/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.