WASHINGTON - Các nhà lập pháp của đảng DC tại Hạ Viện quyết tâm nêu cao vấn đề
luơng tối thiểu và cải tổ luật di trú trong năm bầu cử - để hoàn thành mục tiêu
này tại Viện lập pháp bị đảng CH chi phối, khối DC thiểu số định dùng chiến thuật
ít khi xử dụng cũng ít khi thành công gọi là "kiến nghị loại trừ -
discharge petition".
Cách này đòi hỏi phe thiểu số (hiện là đảng DC) thuýt phục trên 20 dân biểu CH phốt lờ nhóm lãnh đạo của họ để giúp khối DC buộc 1 cuộc biểu quyết về mức luơng tối thiểu 10.10 MK/giờ mà TT Obama đề xướng.
Thủ lãnh Nancy Pelosi xác nhận khối thiểu số DC sẽ vận động luơng tối thiểu khi Hạ Viện trở lại họp ngày 24-2. Gây áp lực để buộc biểu quyết về cải tổ di trú sẽ diễn ra sau, trong vài tháng tới. Các dân biểu DC khẳng định đa số công dân trông chờ giải pháp cho các vấn đề ấy, cũng là ưu tiên của TT Obama trong khi khôi CH là trở ngại.
Theo thủ tục gọi là "discharge petition" phe thiểu số có thể bỏ qua chủ tịch Hạ Viện để tổ chức biểu quyết - trước hết 217 dân biểu (tức là hơn túc số quá bán tại Hạ Viện 432 thành viên) phải ký kiến nghị, đưa vào lịch thảo luận, nhưng không thể hành động trong ít nhất 7 ngày.
Sau đó, bất kỳ dân biểu nào có thể yêu cầu tổ chức biểu quyết chỉ vào ngày THứ Hai thứ nhì hay thứ 4 trong tháng - kiến nghị đuợc thảo luận và nếu đuợc thông qua, sẽ đuợc cứu xét và biểu quyết. Với 200 ghế dân biểu hiện tại, phe DC phải tìm kiếm ít nhất 17 dân biểu CH hậu thuẫn. Theo nhận xét của dân biểu Steny Hoyer (DC-Maryland) nêu ra tuần qua, các dân biểu CH khó bị lay chuyển.
Cách này đòi hỏi phe thiểu số (hiện là đảng DC) thuýt phục trên 20 dân biểu CH phốt lờ nhóm lãnh đạo của họ để giúp khối DC buộc 1 cuộc biểu quyết về mức luơng tối thiểu 10.10 MK/giờ mà TT Obama đề xướng.
Thủ lãnh Nancy Pelosi xác nhận khối thiểu số DC sẽ vận động luơng tối thiểu khi Hạ Viện trở lại họp ngày 24-2. Gây áp lực để buộc biểu quyết về cải tổ di trú sẽ diễn ra sau, trong vài tháng tới. Các dân biểu DC khẳng định đa số công dân trông chờ giải pháp cho các vấn đề ấy, cũng là ưu tiên của TT Obama trong khi khôi CH là trở ngại.
Theo thủ tục gọi là "discharge petition" phe thiểu số có thể bỏ qua chủ tịch Hạ Viện để tổ chức biểu quyết - trước hết 217 dân biểu (tức là hơn túc số quá bán tại Hạ Viện 432 thành viên) phải ký kiến nghị, đưa vào lịch thảo luận, nhưng không thể hành động trong ít nhất 7 ngày.
Sau đó, bất kỳ dân biểu nào có thể yêu cầu tổ chức biểu quyết chỉ vào ngày THứ Hai thứ nhì hay thứ 4 trong tháng - kiến nghị đuợc thảo luận và nếu đuợc thông qua, sẽ đuợc cứu xét và biểu quyết. Với 200 ghế dân biểu hiện tại, phe DC phải tìm kiếm ít nhất 17 dân biểu CH hậu thuẫn. Theo nhận xét của dân biểu Steny Hoyer (DC-Maryland) nêu ra tuần qua, các dân biểu CH khó bị lay chuyển.
Ý kiến bạn đọc
18/02/201408:00:00
happy le
Khách
tăng lương thì tốt thôi, nhưng mà tiền vật chất sẽ lên và mấy công ty nhỏ thỉ bị thiệt thòi vì không có đủ tiền trả lương công nhân.Tính ra thì thiệt thòi củng là mình, more money you get pay but you have to pay more living cost it is the same.