Hôm nay,  

Phan Nhật Nam-Người Lính Chưa Ra Khỏi Cuộc Chiến

14/11/201300:00:00(Xem: 7782)
Tổ tiên người Việt có câu: “ Miếng ngon nhớ lâu, sự đau nhớ đời”, nhưng nếu cái đau ấy là của cả dân tộc thì làm sao mà chúng ta có thể quên được.

Cũng như dân tộc Do Thái, có bao giờ họ quên được nỗi đau Holocaust với khỏang 6 triệu người bị Đức Quốc Xã giết hại trong Thế chiến II?

Nhưng có ai trong chúng ta biết đã có bao nhiêu triệu người Việt Nam bị chết oan trong 4 cuộc chiến 1945-1954, hay còn được gọi là cuộc chiến Đông Dương dưới thời Pháp đô hộ Việt Nam; Cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam từ 1960-1975, hay với thói quen Tây phương đặt tên là “cuộc chiến Việt Nam” với sự hy sinh của 58 ngàn quân nhân Mỹ và hàng ngàn quân đội đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa; và sau cùng là 2 cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979-1984 và biên giới Việt-Miên 1977-1978?

Con số thương vong phỏng chừng từ 3 đến 6 triệu người nhưng dù chỉ 1 người dân Việt Nam vô tội chết thì cuộc chiến ấy cũng đáng bị lên án tàn ác và bi thảm vì người này có làm gì nên tội mà phải chết?

Nhưng dường như cả nhân loại chỉ nhớ đến sự tàn bạo và hung tàn của Đức Quốc Xã đối với hành động vô nhân đạo giết người Do Thái, bất kể phụ nữ và trẻ em, bằng hơi ngạt.

Còn đối với người Việt Nam thì sao? Có ai trên Thế giới đã nghĩ đến vào mỗi dịp ngày đầu của Năm, những oan hồn trong cuộc chiến Mậu Thân 1968 ở thành phố Huế đã hiện về?

Có ai muốn nhắc đến những hầm xác đào lên bị mất đầu, cổ còn bị giây kẽm gai xiết chặt, hai tay quặt về sau nằm úp vỡ sọ đầu, hay những vết đâm thấu qua lưng một cụ gìa mắt vẫn mở toang?

Sự tàn bạo của chiến tranh và của những con người mang danh “giải phóng” vẫn còn in trên từng viên gạch ở Cổ thành Quảng Trị, dọc theo Đại lộ kinh hòang số 1, trên Quốc lộ 13 Bình Long và dọc đường 14 Kontum chạy về đến đồng bằng Cửu Long trên Quốc lộ 4.

Từ cầu Bến Hải xuống mũi Cà Mâu dài trên 1 ngàn cây số, có chỗ nào không dính máu người Việt? Và từ Bến Hải lên tận biên giới Việt-Tầu, cũng trên ngàn cây số, có nơi nào không có máu người Việt Nam sau 39 năm chinh chiến (1945-1984)?
phan-n-hat-nam
Phan Nhật Nam.

Tại sao? Lỗi tại ai?

Những người Cộng sản Việt Nam, vẫn tự mãn đã có công lớn trong cuộc kháng chiến giành độc lập 1945 và thống nhất đất nước năm 1975, chưa khi nào giải thích được tại sao họ phải gây ra chiến tranh để đạt được những “thắng lợi” cho đến 38 năm sau ngày chiếm được Sài Gòn, đã có rất nhiều người trong họ hối hận, ăn năn cho một thời lầm lẫn đã mù qúang nghe theo đảng, nghe theo lời đường mật của Hồ Chí Minh “không gì qúy hơn độc lập tự do”?

Và cũng chính nhiều người Cộng sản từng ở cấp lãnh đạo, chỉ huy bây giờ mới thấy những hy sinh, mất mát của chính họ, của đồng đội và của đồng bào đã bị phản bội nhưng họ đã bất lực để nhìn ra dân tộc mỗi ngày một suy tàn, đất nước mỗi ngày một tan hoang trong chia rẽ, hận thù chồng chất lên từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Hãy nghe Phan Nhật Nam tâm sự: “Huế trước mắt tôi sụp vỡ từng mảng một, nghe đau xót như chứng kiến người thân bị hành xác…Tất cả những linh hồn, không phải đất đá, cỏ cây thuần túy, chúng có kỷ niệm, trong lòng chúng là vết tích hòai hòai mà chúng ta ghi nhớ…”

“Ở đây, thôn Giáp Hậu, Mai Đẳng, Hải Lâm, quận Hải Lăng, Qủang Trị thì klhác hẳn. Khác hẳn với An Lộc. Cao hơn An Lộc một bậc. Trên hơn An Lộc một tầng. Tầng cao ngất thảm thiết. Dài hơn An Lộc một chặng. Dài hun hút thương tâm. Sự chết trên chin cây số đường này là chính cây số trời chết, đất chết. Chết trên mỗi hạt cát, chết trên đầu ngọn lá, chết vương vãi từng mảnh thịt, chết từng cụm xương sống, đốt xương sườn, chết lăn lóc đầu lâu, chết rã rời từng bàn tay cong đen đúa.

Nhiều qúa, chín cây số hay chin ngàn thườc, mỗi thước trung bình hai bộ xương tung toé. Vây tất cả là bao nhiêu? Không làm sao phân biệt được tay này, chân kia, đầu lâu người nọ…”

Ai đã gây ra những cảnh kinh hòang này? Chẳng lẽ do những người lính Việt Nam Cộng Hòa chưa hề đặt chân “xâm lăng” lên bờ bên kia Vỹ tuyến 17?

Những xác người ấy là thường dân đã chết trên đường chạy giặc.

“Chẳng lẽ thằng cha này còn sống?! Hùng và vài người lính đi đến. Hóa ra chỉ là phần thân thể còn lại của một người, lũ chuột đang cấu xé trên phần chân thối rữa…Trởi sáng hơn, nên cũng thấy rõ những chiếc sọ vữa nát nằm lềnh kênh. Không có cái nón sắt nào thì đây chắc là đầu của dân thôi, sao Việt Cộng sao nó ác vậy hở trời! Lính Tiểu đòan 9 ghìm xuống những phản ứng xa xòt, họ biến mối đau thương nên thành nguồn lực mạnh mẽ…”

“…Trong 68 ngày, bao nhiêu cân bom, trái đạn đã rơi xuống trên mỗi phân đất của thị xã chiếu dài không qúa 15 phút Honda ấy? Qủang Trị! Muốn được kêu lên một tiếng, muốn nhỏ xuống dòng nước mắt-Thành phố Quê Hương là Thánh Địa chịu nạn cho hết tai ương nhân lọai—Không một nơi chốn nào trên địa cầu này phải chịu cảnh huống điêu linh khốc liệt bằng vùng đất gội tên Qủang Trị, nơi thị xã có khối Cổ Thành Đinh Công Tráng.”

Trên đây là một vài đọan tôi trích từ Cuốn hồi lý chiến tranh “Phân Người-Vận Nước” của Nhà văn Phan Nhật Nam khi ông tròn 70 tuổi. Ông đã tiêu hao cuộc đời trong 14 năm tù Cộng sản, nhưng không trở nên khô cằn như nhiều cựu tù khác.

Ông vẫn đầy ắp tình người, tình đồng đội và tình bạn khi kể về cuộc chiến và những nơi chốn in vết chân ông trên khắp chiến trường khốc liệt nhất ở miền Nam.

Đại úy Nhẩy Dù Phan Nhật Nam đã để lại lịch sử chiến tranh với hai sự việc mâu thuẫn. Một tấm hình chụp anh đối diện với viên Sỹ quan Cộng sản trong đợt trao đổi Tù bình sau Hiệp định Paris 1973 và một ảnh Phan Nhật Nam phát thực phẩm cho một em bé trên con lộ tử thần số 7 rút quân từ Phú Bổn về Tuy Hòa mà tôi còn giữ với tờ Việt Báo do tôi và Linh mục Trần Duy Nhất chủ trương hồi năm 1977.

Nhưng tôi không đủ can đảm đọc hết bút ký vẫn như kể chuyện vừa mới xẩy ra của Phan Nhật Nam, dù cuộc chiến đã lùi vào dĩ vãng 38 năm. Bởi vì những câu chuyện trong cuộc chiến, những mẩu đời đi qua và những người lính Việt Nam Cộng hòa anh hùng qua ngòi bút hừng hực như lửa cháy của Phan Nhật Nam vẫn lừng lững trước mắt trên gần 400 trang sách.

Sự tàn ác và khốc liệt của “Phận Người-Vận Nước” không nằm trong tình cảm con người mà do chính con người, những người Cộng sản đã gây ra cuộc chiến “huynh đệ tương tàn”.

Ở tuổi 70 mà người lính Phan Nhật Nam vẫn chưa ra khỏi cuộc chiến không phải là thảm họa của một người mà là của cả dân tộc. -/-

Phạm Trần
(11/013)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thời gian còn làm Trung Sĩ Thông Dịch Viên trong Bộ Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ Long Bình, Việt Nam vào năm 1969, trước khi tôi được chuyển sang phục vụ trong ngành phi hành của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, thì tôi có dịp tháp tùng phái đoàn Dân Sự Vụ (Civic Action) Lữ Đoàn 18 Quân Cảnh Hoa Kỳ (U.S. 18th Military Police Brigade) đi công tác ở Nhật Bản. Cũng trong chuyến công du này tôi đã phát hiện ra rằng, Nhật Bản là một quốc gia thực thi được chính sách phát triển kinh tế làm thịnh vượng cho toàn thể xã hội, và xóa bỏ được nhiều điều bất công...
Trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, cần phải phân loại, xác định rõ ràng các loại “địch” để tìm cách đối phó hoặc vận động gây cảm tình làm đồng minh, tùy loại địch. Mọi người thường nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.
Chỉ trong vòng 465 ngày (26/04/2024-17/01/2023) đảng CSVN đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng lãnh đạo thượng tầng chưa từng có trong lịch sử. Người duy nhất vẫn “vững như bàn thạch” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, nhưng ai sẽ thay ông Trọng để lãnh đạo đảng, sau Đại hội toàn quốc tháng 01 năm 2026 là câu hỏi chưa có câu trả lời...
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.