Hôm nay,  

Cậu Ấm Nguyễn Văn Thành: Yêu Nhau Và Cưới Nhau

20/10/201300:00:00(Xem: 7662)
Mỗi lần về Lattes thăm Juliette, anh em trong Toán của Thành góp tiền phụ Thành mua vé xe lửa và quà biếu.

Về thăm gia đình Juliette kỳ này, Thành xin phép mẹ của Juliette dẩn Juliette trở lại Prendeignes, nơi Thành làm việc trước đây, thăm Bà Germaine mà Thành được phép đối đải như mẹ. Thành rất cảm động nay gặp lại bà sau thời gian dài Thành bị đổi đi xa.

Thành giới thiệu Juliette và được bà nhận ngay như hôn thê của Thành.

Suốt tuần ở chơi với mẹ nuôi, Thành và Juliette làm phụ bà công việc nông trại. Sau bữa cơm tối vui vẻ, cả nhà ngồi trước lò sưởi lớn, vừa ăn hột dẻ (Chataigne) nướng trong lò sưởi, vừa nói chuyện với nhau. Nay thật sự mới là dịp để Thành nói về người pháp ở Pháp, người pháp ở Việt nam, chế độ cai trị của người pháp ở Việt nam. Thành giữ thái độ bình tỉnh nhưng không tránh những phê phán nghiêm khắc chế độ thực dân và những người pháp nặng đầu óc thực dân ảnh hưởng xấu đến đất nước Việt nam của Thành.

Hai người trở thành người lớn

Bổng Bà Germaine đứng dậy trước lò sưởi, một tay cầm tay Juliette, tay kia cầm tay Thành. Bà nhìn hai người một cách vô cùng âu yếm. Thành cảm nhận đây là cử chỉ mẹ nuôi nhìn nhận chánh thức Thành là hôn phu của Juliette. Cũng như tuần trước đây, Bà Henriette, mẹ của Juliette, đã đồng ý cho Thành dẩn Juliette đi Prendeignes thăm Bà Germaine,mẹ nuôi của Thành.

Trên xe lửa trở về Lattes, Thành mạnh dạng với tư cách chồng sắp cưới của Juliette, ôm nàng vào lòng. Thành tiếp nhận sự ấm áp của người con gái, nghe tiếng tim đập mạnh trong lồng ngực của nàng. Hai người dừng lại ở đó … Thành chỉ có một ý tưởng trong lúc này: Juliette là vợ sắp cưới, người bạn đời, mục đích của cuộc sống của Thành.

Hôm trước khi trở về Marseille, như thường lệ, mẹ của Juliette đi làm rất sớm. Ở nhà chỉ còn hai người. Lần này, họ không còn là “hai đưa trẻ ngoan ngoản” nữa. Họ muốn thử làm người lớn. Họ đã thật sự làm người lớn. Và quả nhiên, cả hai đã trở thành hai người lớn đàng hoàng.

Về tới Marseille, Thành vội báo tin cho Sanh là chàng đã cụ thể hóa tình yêu Juliette. Sanh nghiêm giọng bảo “Từ nay, mầy không còn một thân một mình nữa nghen. Đừng quên điều đó …”

Từ nay, Thành chia sẻ đời sống trọn vẹn với Juliette. Thành thề với mình là phải lo tạo hạnh phúc và sự an lành cho nàng. Thành không ngớt mơ ước một mái nhà cho hai người.

Trước mắt, Thành không thể làm gì khác hơn là dìu Juliette lao mình với Thành vào một cuộc sống đầy phiêu lưu.

Đội 15 của Đội trưởng Sellier đổi về Sorgues, gần Avignon. Đang làm việc ở đây, một hôm, Thành nhận được thư của Juliette, vắn tắc báo tin nàng có bầu. Từ hôm ở Prendeignes về, Thành luôn luôn tự cư xử như người sẽ có con và chờ ngày đó. Nay được tin mừng này, Thành vội vàng nghĩ đến phải hợp thức hóa tình trạng của Juliette. Sanh nhận lảnh trách nhiệm lo tổ chức đám cưới ở Thị xã Sorgues trong lúc đó Thành đi Lattes để thưa chuyện với mẹ của Juliette. Sau khi nghe Thành xin cưới Juliette, bà không có gì phản đối cả: “Tôi không thấy tại sao tôi lại phản đối hai người cưới nhau. Điều mà tôi mong muốn là hạnh phúc của con gái của tôi”.

Sự chấp nhận lời xin cưới Juliette của Thành vào lúc đó là cả một sự can đảm phi thường của Bà Henriette. Lattes còn là một làng có không quá 1000 cư dân. Tinh thần dân làng thiển cận, cực kỳ bảo thủ nên dễ kỳ thị cái gì mới lạ, không phải của mình, không giống mình.

Để làm hài lòng Bà Henriette, Thành xin lễ cưới ở nhà thờ. Cha sở đòi sổ rửa tội. Thành không thể cung cấp được vì mất liên lạc với gia đình do chiến tranh. Không có sổ rửa tội, Cha sở không làm lễ vì không biết Thành có phải công giáo không tuy Thành đã nghiêm chỉnh xác nhận là gia đình Thành đi đạo ngay từ thời các nhà truyền giáo mới qua tới. Như các gia đình quan lại khác. Thành bắt đầy thấy tức giận. Juliette thúc cùi chỏ nên Thành im lặng.

Cha sở bảo nộp một số tiền thì ông sẽ đặc cách cho miển giấy rửa tội. Thành không thể chịu nổi những đòi hỏi của nhà tu hành này nữa, bèn bỏ đi. Và hôn lễ ở nhà thờ bỏ qua luôn. Mãi tới năm 1951, tình cờ gặp lại Lm Fortier ở Paris, nguyên Giáo sư Trường La Providence ở Huế, Thành kể lại chuyện chưa làm đám cưới đạo được. Lm Fortier bèn thương lượng với một nhà thờ tây và làm lễ cưới cho Thành và Juliette.

Thành chọn Thị xã Sorgues tổ chức lễ cưới chánh thức để tránh những tốn kém phải có với bà con, láng giềng trong lúc hai người không có một xu dính túi. Lễ cưới ở Sorgues là một cách làm bí mật. Chỉ có Sanh là người làm chứng duy nhứt.

Tới ngày cưới trước Chánh quyền Thị xã Sorgues, Thành đeo nhẫn cho Juliette, chiếc nhẫn củ của bà ngoại của Juliette. Tới phiên Thành, Juliette trồng vào ngón tay của Thành chiếc nhẫn mà Pierre, anh của Juliette, mua lại của một tù binh Đức năm trước.

Xong lễ cưới ở Thị xã, Sanh đi về trại một mình. Lợi dụng còn ít thì giờ trưóc khi phải trả phòng khách sạn, Thành chỉ đủ tiền đi mua 1 kg táo ( pomme) để cô dâu, chú rể cùng ăn trưa thay cho bữa tiệc cưới. Thành thấy rỏ đang dấn thân, không phải một mình nữa, vào con đường trước mắt đầy khó khăn, gian khổ.

Trả phóng khách sạn, Juliette và mẹ lấy xe lửa trở về Lattes. Thành không đi theo được vì không có vé. Nhìn ba người, Juliette, mẹ và đứa con trong bụng, lên xe lửa và xe vừa chạy khuất, Thành bắt đầu đi bộ 7 km về trại để hôm sau làm việc. Trên đường đi, cứ mỗi bước chơn nhắc nhở Thành từ nay phải cố chèo chống, phải xây dựng đời sống gia đình.

Đám cưới ở Thị xã Sorgues được giử kín nhưng một tuần sau, trong Đội, nhiều người biết. Ông Đội trưởng Sellier bèn đề nghị cho Thành một tuần nghỉ phép để đi thăm vợ mới cưới. Anh em công nhơn hùn tiền mua cho Thành vé xe lửa và quà cáp để mang đi.

Pierre, anh của Juliette và vợ, cả hai người chỉ giử sự lịch sự tối thiểu đối với Thành trong thời gian Thành ở chơi trong nhà.

Một hôm, tình cờ Thành nghe được những lời không hay của láng giềng về vợ chồng Thành “Không thể được. Một sự pha trộn máu huyết như vậy chỉ có thể sanh ra những quái thai mà thôi”. Do đó, Thành hiểu Juliette và mẹ của nàng phải sống trong một hoàn cảnh vô cùng gay gắc. Juliette và bụng bầu của nàng là mục tiêu cho những lời biêu riếu của mọi người trong làng. Cả với anh chị của Juliette nữa. Thành lây làm lo ngại. Trái lại, Juliette vẫn phớt tỉnh, coi như không có chuyện gì hết.

Đang làm việc ở trại Việt nam ở Marseille, Thành được tin Juliette vừa sanh đứa con trai tại nhà thương Montpellier. Sanh vội vàng tổ chức cho Thành đi thăm vợ con còn nằm trong nhà thương. Gặp vợ con, thấy thương quá, Thành không muốn rời vợ con để trở về Marseille. Xe lửa lúc này, vì bị ảnh hưởng chiến tranh nên chưa hoạt động lại bình thường. Thành phải có mặt ở nhà Ga sớm chờ khi có xe là nhảy lên. Khoảng đường Montpellier – Marseille chỉ có 170 km, ngày nay đi xe lửa mất 1giờ 30, nhưng lúc đó, có khi Thành phải mất 12 giờ và nhiều khi còn đi bộ thêm bảy tám cây số nữa. Về tới trại, mọi người xúm lại chung quanh Thành để hỏi thăm đứa bé. Ai cũng bảo từ nay, chúng ta có một “tiểu quốc” trong trại. Thành cảm thấy vô cùng hạnh phúc được anh em dành cho những tình cảm quí báu như tình ruột thit. Sanh đề nghị một nhóm nhỏ bạn họp lại để tìm cho đứa bé một cái tên bắt đầu bằng vần ghép “TH”. Có đề nghị THÔNG MINH. Ai cũng tán thành. Riêng Thành cho rằng Thông Minh thì đẹp nhưng hàm nghĩa tự cao. Hay hãy chỉ lấy chữ THÔNG mà thôi? Thế là mọi người cùng đồng ý tên NGUYỄN VĂN THÔNG.

Bé Thông được 4 tháng, Thành đưa hai mẹ con Bé Thông tới Marseille đoàn tụ gia đình. Vài ngày sau, Đội 15 đổi qua Cuers trong Tỉnh Var, cách đó 50km. Mọi người lên chuyến xe lửa, bên hông treo tấm bảng “8 con ngựa, 40 người ta”. Trên toa xe lửa, Sanh và Cầu nắm giữ chiếc xe đẩy của Bé Thông cho đừng xê dịch vì xe đẩy của bé không có bộ phận giữ xe đứng yên được.

It lâu sau, Đội 15 trở lại Marseille. Đúng như Thành nói với Juliette khi hai người chánh thức yêu nhau là từ đây Juliette sẽ sống với Thành những ngày phiêu lưu, gian khổ.

Thành suy nghĩ thấy không thể để Juliette một mình xoay sở nuôi con được vì Thành như lính quân dịch không có lương đủ sống. Thành quyết định xin ra khỏi tổ chức công nhơn, bỏ vé tàu hồi hương, để tìm việc làm có lương nuôi vợ con. Thành viết thư thông báo Sanh quyết định của mình. Anh em trong toán gom góp giúp Thành vé xe lửa đi Paris. Thành chỉ có vỏn vẹn hơn chục quan trong túi. Đi xe đêm, sáng ra, Thành tới Gare de Lyon của Paris trong bộ y phục lính thợ: áo va-rơi, quần nỉ xanh dương, bé-ré phủ tới hai tai, đôi giày nhà binh cao cổ.

Trời lạnh, bụng đói cồn cào, nhưng không dám mua một cái săn-quít. Thành nhớ tới khu la-tinh là nơi có nhiều người Việt nam sanh sống nên tìm đường tới đó. Trên Đại lộ Saint Michel, Thành trông thấy một tiệm ăn tên Le Dragon, bèn tiến thẳng tới vì biết chắc đó là tiệm của người Việt nam. Bước đại vào, gặp ông chủ đang làm sổ sách, Thành khai thật hoàn cảnh của mình, xin làm bất cứ công việc gì trong tiệm để sống qua ngày, tìm việc làm nuôi vợ con.

Thấy Thành đang đói bụng, chủ nhà hàng dọn cho Thành ăn. Một bữa ăn ngon nhứt từ ngày xuống tàu tới nay. Thành được nhận rửa chén, chùi nồi niêu, lau nhà, …và tối ngủ ở tiệm. Trong bữa cơm với gia đình chủ nhà hàng, Thành nhận thấy những người này tôn sùng Hồ Chí Minh theo cách xưa là không muốn ai súc phạm tới người lớn. Vì vậy, Thành giử gìn ý tứ của mình. Một hôm, thấy ông thầy học củ tới ăn cơm, Thành xin phép ông chủ để nói chuyện. Sau khi nhận ra thầy trò và bìết hoàn cảnh của Thành, ông Thầy củ hứa giúp Thành ăn và chổ ngủ ba tháng để Thành có thì giờ thực hiện dự tính của Thành. Từ giả Le Dragon, Thành xách gói theo Thày. Mỗi ngày, hai thầy trò ăn ở một nhà hàng khác nhau, không bao giờ trở lại chổ đã ăn qua rồi. Ngủ cũng vậy.

Thành thi đậu vào một khóa huấn nghệ ngành thợ tiện học sáu tháng có lương. Mướn được một phòng trong khách sạn ở Quân XVIII Paris do một công nhơn củ ONS nhường lại, Thành vội rước vợ con lên. Khách sạn dành cho công nhơn lao động nên không có nước, vệ sinh trong phòng. Vợ chồng Thành vẫn thấy vui mừng vì được sống chung với nhau và Thành có lợi tức hằng tháng trang trải đời sống hằng ngày.

Cùng thực tập chung một phóng, một học viên người Alsacien bổng hỏi Thành ăn cơm vào mấy giờ vì thấy, từ mấy hôm nay, Thành không ăn cùng giờ với mọi người.Thành thầnh thật trả lời là không ăn trưa vì không đủ tiền mua ticket. Qua hôm sau, gặp lại Thành, anh bạn alsacien bắt tay Thành và nói “Kể từ hôm nay, anh ăn một bữa, tôi ăn một bữa. Ticket của tôi, ta chia nhau như vậy. Anh nhận lời cho tôi vui lòng”.

Từ hôm đó, Thành thấy dể chịu để làm việc hơn nhờ có bữa ăn trưa của bạn chia sẻ.

Mãn khóa, Thành tìm được việc làm ở xưởng Renault và một chổ ở khác, khá hơn và gần sở làm.

Juliette sanh thêm một cậu trai nữa. Hai con tới tuổi đi học, Thành xin được nhà chánh phủ đủ chổ cho gia đình. Đời sống của Thành bắt đầu đi vào nề nếp ổn định.

Sanh và bạn củ thường tới thăm gia đình Thành. Trong những người tới chơi, có hai người lớn tuổi hơn, trông có vẻ khá giả hơn. Một người tên Nguyễn Được và người kia tên Hoàng Đôn Trí. Cả hai đều là kỷ sư Trường Centrale và Trotkistes. Nhưng Thành biết vậy, chớ hai người này không hề tuyên truyền cộng sản Đệ IV với Thành.

Năm Hồ chí Minh qua Paris, trong một buổi tiếp xúc kiều bào, Ông Hoàng Đôn Trí tiến tới hỏi Hồ chí Minh “Tại sao ông giết Ông Tạ Thu Thâu của chúng tôi?

Hồ chí Minh trả lời “Em còn nhỏ, sau này, em sẽ biết”.

Hai con trai của Thành đều học giỏi. Một người làm bác sĩ và ngưởi em làm kỷ sư. Cả hai có gia đình và ngày nay có cháu nội. Đây là trường hợp khá đặc biệt vì con em công nhơn đều đổ đạt cao. Thường con em gia đình trung lưu, như bác sĩ, kỷ sư, viên chức cấp chỉ huy xí nghiệp mới đổ đạt bác sĩ, kỷ sư. Đây cũng là nế nếp tiến thân của xã hội pháp. Việt nam ở Pháp là ngoại lệ.

Về hưu, Thành chọn về sống an dưởng tuổi già ở chốn củ Lattes, đầy những kỷ niệm xưa, lúc hàn vi.

Nguyễn Thị cỏ May

Ý kiến bạn đọc
20/10/201307:00:00
Khách
Bà Cỏ May ơi
Cũ phải đánh dấu ngã mới là xưa cũ
còn dấu hỏi thì thành ra rau củ hehe
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.